Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Hình tượng chim phượng trong trang trí kiến trúc triều nguyễn và vận dụng vào dạy môn sáng tác thiết kế trường đại học mỹ thuật công nghiệp á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.4 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
MỤC CỮ VIẾT TẮT

LÊ VĂN THƯỚC

HÌNH TƯỢNG CHIM PHƯỢNG TRONG TRANG TRÍ
KIẾN TRÚC TRIỀU NGUYỄN VÀ VẬN DỤNG VÀO
DẠY MÔN SÁNG TÁC THIẾT KẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT
Khóa 2 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

LÊ VĂN THƯỚC

HÌNH TƯỢNG CHIM PHƯỢNG TRONG TRANG TRÍ
KIẾN TRÚC TRIỀU NGUYỄN VÀ VẬN DỤNG VÀO DẠY
MÔN SÁNG TÁC THIẾT KẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật
Mã số: 8140111



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1. Những nội dung viết trong luạn văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS Trần Đình Tuấn
2. Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ
ràng. Tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, gian trá, vi phạm quy chế đào tạo tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Văn Thước


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CQ

: Chính quy


ĐHMTCNAC

: Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu

GV

: Giảng viên

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

SV

: Sinh viên

ThS.

: Thạc sĩ

TKĐH

: Thiết kế đồ họa

tr.


: trang

TS

: Tiến sĩ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH TƯỢNG CHIM PHƯỢNG
TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC TRIỀU NGUYỄN VÀ KHÁI QUÁT
VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Á CHÂU .............. 10
1.1. Cơ sở lý luận về hình tượng chim phượng trong trang trí kiến trúc
triều Nguyễn ..................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 10
1.1.2. Vài nét về lịch sử, văn hóa, xã hội của mỹ thuật thời Nguyễn .............. 17
1.1.3. Khái lược nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế ........................ 20
1.1.4. Ý nghĩa về hình tượng chim phượng trong trang trí mỹ thuật triều Nguyễn.. 24
1.1.5. Khảo sát những di tích kiến trúc cung đình Huế tiêu biểu có hình
tượng chim Phượng .......................................................................................... 26
1.1.6. Một số vị trí xuất hiện hình tượng chim phượng tại lăng các bà Hoàng
triều Nguyễn ..................................................................................................... 31
1.1.7. Đặc điểm chung của hình tượng chim phượng trong trang trí kiến trúc
triều Nguyễn ..................................................................................................... 34
1.2. Khái quát về Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Á Châu .................. 38
1.2.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 39
1.2.2. Mục tiêu và khái quát về chương trình đào tạo ngành thiết kế đồ họa .. 39
1.2.3. Chương trình đào tạo môn Thiết kế đồ họa ........................................... 41
1.2.4. Đội ngũ giảng viên ................................................................................. 42

1.2.5. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 42
Tiểu kết chương 1............................................................................................. 42
Chương 2: NGÔN NGỮ TẠO HÌNH, ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH
HÌNH TƯỢNG CHIM PHƯỢNG TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
TRIỀU NGUYỄN VÀ THỰC TRẠNG DẠY MÔN THIẾT KẾ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Á CHÂU ..................... 44
2.1. Vị trí và chức năng của hình tượng chim Phượng .................................... 44
2.1.1. Phượng trang trí trên đỉnh nóc, góc mái các cung điện kiến trúc .............. 44
2.1.2. Phượng trang trí trên cửa, tam quan các cung điện................................ 46
2.1.3. Phượng trang trí trên bình phong ........................................................... 49
2.2. Chất liệu thể hiện hình tượng chim phượng ............................................. 54
2.2.1. Chất liệu khảm sành sứ .......................................................................... 54
2.2.2. Chất liệu đá............................................................................................. 58


2.3. Hình thức thể hiện ..................................................................................... 61
2.3.1. Phượng thể hiện qua nghệ thuật đắp khối .............................................. 61
2.3.2. Phượng thể hiện qua trang trí, phù điêu, chạm khắc.............................. 64
2.4. Một số đánh giá về gía trị tạo hình của hình tượng chim phượng trong
trang trí kiến trúc triều Nguyễn ........................................................................ 68
2.4.1. Tạo hình mang tính hiện thực ................................................................ 68
2.4.2. Tạo hình mang tính cách điệu (biến thể) ............................................... 70
2.5. Thực trạng dạy môn thiết kế tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Á Châu.............................................................................................................. 72
Tiểu kết chương 2............................................................................................. 74
Chương 3: HIỆU QUẢ VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG
CHIM PHƯỢNG TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÚC TRIỀU NGUYỄN,
ỨNG DỤNG VÀO DẠY MÔN SÁNG TÁC THIẾT KẾ............................... 76
HỆ THỐNG BAO BÌ SẢN PHẨM VÀ TEM ................................................. 76
3.1. Hiệu quả về sự đăng đối hài hòa và biểu hiện không gian ....................... 76

3.2. Hiệu quả về sự biểu cảm của màu sắc ...................................................... 78
3.3. Hiệu quả về thẩm mỹ cho không gian kiến trúc ....................................... 83
3.4. Ứng dụng hình tượng Chim Phượng trong trang trí kiến trúc triều Nguyễn
vào dạy môn hệ thống bao bì sản phẩm và tem ............................................... 88
3.4.1. Họa tiết Chim Phượng thể hiện trên hệ thống bao bì sản phẩm ............ 88
3.4.2. Các bước tiến hành thiết kế bao bì sản phẩm ........................................ 88
3.4.3. Họa tiết chim phượng trên tem .............................................................. 90
3.4.4. Các bước tiến hành thiết kế tem ............................................................. 91
3.5. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 93
3.5.1. Mục tiêu thực nghiệm ............................................................................ 93
3.5.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................................... 94
3.5.3. Phương pháp thực nghiệm ..................................................................... 94
3.5.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 94
3.5.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 94
3.5.6. Hiệu quả, chất lượng học tập ................................................................. 95
Tiểu kết chương 3............................................................................................. 95
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 100
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 105


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phượng là con vật không có thật được con người tư duy liên tưởng bằng
nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đối với quan niệm của người phương Đông, phượng là
tổ hợp các loài linh điểu tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, đức hạnh và dịu
dàng của người phụ nữ. Do vậy, phượng được xếp vào bộ tứ linh và trang trí
trong hệ thống sắp đặt không gian tín ngưỡng của người Việt nói chung và
mỹ thuật triều Nguyễn nói riêng với những cung điện, lăng tẩm dành cho các

bà hoàng như: cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, cung An Định, lăng Bà Lệ
Thiên Anh, điện Hòn Chén, Thái Bình Lâu.....Vì mang vẽ đẹp tao nhã, nhẹ
nhàng lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng của điềm lành, cho triều đại thái bình
và khát vọng về một cuộc sống yên lành mà con người mong muốn vươn tới.
Do vậy, hình tượng con Phượng luôn chiếm giữ một vị trí trung tâm trong
trang trí kiến trúc dành cho các bà hoàng triều Nguyễn. Nó luôn được đi thành
từng cặp trong nhiều vị trí, chức năng của các công trình kiến trúc quan trọng
của triều Nguyễn với mật độ dày đặc trong nhiều bộ phận khác nhau. Tiêu
biểu như hình đôi Phượng đang chầu vào mặt trăng cổ trên đỉnh nóc mái kiến
trúc hoặc hình tượng con phượng đứng độc lập, dang đôi cánh dài ở đầu hồi
cung Diên Thọ hoặc hình đôi phượng đang chầu vào bầu Thái cực trên nóc
bình phong cung Trường Sanh, phượng uốn lượn trên thân cột giả tam quan
các cổng vô cùng tao nhã nhằm biểu hiện lòng trung thành, quyền uy của chủ
nhân. Có khi phượng hướng ra bên ngoài của phần mộ các bà Hoàng, biểu
tượng cho sự tôn nghiêm, kính cẩn và uy quyền của bà Hoàng. Phượng là linh
vật biểu trưng cho Hoàng hậu trong mối quan hệ: rồng (nhà vua), phượng
hoàng (hoàng hậu) - lân (thái tử).
Là linh vật gắn với huyền thoại, truyền thuyết nên hình tượng chim
Phượng gắn liền với nhiều lớp ý nghĩa phong phú, việc tìm hiểu và giải mã


2
chúng cho phép chúng ta tìm hiểu về tư duy, quan niệm và thẩm mỹ của
người xưa. Trong quá trình phát triển của lịch sử, các lớp văn hóa chồng xếp
lên nhau đã tạo nên một bức màn kỳ bí và huyền ảo. Do vậy, việc giải mã
hình tượng nghệ thuật chim Phượng rất thú vị nhưng cũng không kém phần
khó khăn và đòi hỏi phải tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu hình tượng phượng chưa được quan tâm, khai thác đúng mực.
Một lượng lớn thông tin đề cập đến linh vật này tuy nhiều nhưng chỉ khái
quát, sơ lược, ít đi vào phân tích sâu, diễn giải cụ thể. Chủ yếu là những bài

viết ngắn gọn, riêng lẻ với nội dung dừng lại ở việc giới thiệu ý nghĩa văn
hóa, xuất xứ chứ chưa phân tích sâu vào tạo hình. Mặt khác, Huế là trung tâm
kinh tế, chính trị của cả nước trong suốt thế kỷ XIX và đến nay là vùng đất
còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn thành tựu di sản đồ sộ của triều Nguyễn để
lại, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình với hình tượng chim phượng đã góp phần
mang phong cách đặc trưng riêng cho mỹ thuật triều Nguyễn.
Do vậy, tôi thấy hình tượng chim phượng trong trang trí kiến trúc Triều
Nguyễn luôn có sức hấp dẫn độc đáo riêng. Bởi vì hình tượng chim Phượng là
nghệ thuật tổng hòa, vừa là thể loại nghệ thuật đắp khối, vừa là trang trí, vừa
là phù điêu, vừa là chạm khắc. Trước yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc nói chung và mỹ thuật nói riêng trong lòng Di sản Văn hóa
Huế đã hướng tôi quan tâm và hình thành nên đề tài: Hình tượng chim
phượng trong trang trí kiến trúc triều Nguyễn và vận dụng vào dạy môn
sáng tác thiết kế Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu. Việc
nghiên cứu chuyên sâu về hình tượng chim phượng này sẽ góp thêm tư liệu và
làm giàu cho kho tàng văn hóa truyền thống của nước ta. Đồng thời góp phần
thống kê, phân loại những kiểu thức trang trí của hình tượng chim phượng
trong các vị trí kiến trúc, không gian khác nhau. Tìm ra những ý nghĩa văn
hóa và đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật tạo hình của hình tượng chim


3
Phượng triều Nguyễn. Từ đó vận dụng vào trong sáng tạo, giảng dạy và học
tập mỹ thuật.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, hình tượng chim phượng đã được chú ý trong nhiều
góc độ khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật. Đã có một số cuốn
sách, bài viết đăng trên các tạp chí mỹ thuật, thông tin khoa học của các
trường chuyên nghiệp hoặc chuyên ngành văn hóa nghệ thuật nghiên cứu về
hình tượng này như sau:

Cadiere vị linh mục người Pháp có tinh thần khách quan trong công
trình nghiên cứu về Văn hóa Huế. Trong cuốn Mỹ thuật Huế, Tập san Những
người bạn Cố đô Huế, tập 6 đã từng viết: “Trong nghệ thuật trang trí kiến trúc
hình ảnh con chim phượng được dùng như một mô típ trang trí ở góc để trang
trí ở hai đầu lườn nóc của các điện đài dành để thờ nữ thần, có thể hình chim
phượng cũng được dùng trong việc trang trí những đền chùa và cung điện
khác….”[22, tr.271].
Nhà nghiên cứu Phan Thanh Bình với Luận án TS Nghiên cứu Nghệ
thuật khảm sành sứ trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn (2010) đã đưa ra
khái niệm về chim phượng: “Theo điển tích phương Đông, chim phượng là sứ
giả mang tin may mắn , là hình ảnh tượng trưng cho sắc đẹp và đức hạnh của
người phụ nữ. Chim phượng được tôn làm “bách điểu chi vương” (vua của
các loài chim). Thật ra chim phượng không phải là con vật có thật, mà nó
hình thành từ tư duy liên tưởng và tập hợp những đặc tính tốt của một số loài
chim ở cư dân phương Đông…”[6, tr.103].
Đối với nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông trong Mỹ thuật Huế nhìn
từ góc độ ỹ nghĩa và biểu tượng trang trí đã từng viết về phượng hoàng như
sau: “….giống linh điểu này, con trống gọi là phượng, con mái gọi là hoàng.
Chim Phượng là biểu tượng của phúc lộc, chim hoàng là biểu tượng của


4
hoàng hậu, xuất hiện bên cạnh cong rồng của hoàng đế...”.[31, tr.99]. Đây là
cuốn sách viết khá kỹ về ý nghĩa cũng như quy cách tạo hình của hình tượng
chim phượng trong nghệ thuật tạo hình cổ Việt Nam.
Nguyễn Du Chi trong Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu
thời kỳ phong kiến cũng từng đưa ra ý nghĩa của chim Phượng như sau:
“Phượng xuất hiện là báo hiệu điềm tốt lành, đó là lúc xã hội thái bình có
thánh nhân hoặc hiền triết xuất hiện, hoặc có vua hiền sáng suốt, chế độ công
bằng, lấy đức mà trị dân và dan chúng thuần phục thì chim phượng sẽ từ trên

trời bay xuống chúc mừng và điều khiển nhân loại”. [17, tr.133]. Đây là cuốn
sách hệ thống các hoa văn trong tạo hình Việt Nam, trong đó có khái lược về
hoa văn chim phượng. Tuy nhiên chưa đề cập đến hoa văn chim phượng ở
thời Nguyễn.
Đối với nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông trong Mỹ thuật thời Chúa
Nguyễn dẫn liệu từ di sản lăng mộ đã có phần viết ngắn gọn về Phượng
hoàng: “hình tượng phượng hoàng biểu thị cho nét đẹp đài các của các phu
nhân thuộc hàng quý tộc đã được thể hiện lộng lẫy, trang trọng trong lối vừa
tả chân vừa cách điệu hoa mỹ. Các chi tiết của đầu, cánh chân, móng…nét
sinh động trong tư thế cũng như sự phối hợp “song phụng” mang tính đăng
đối nhưng không đơn điệu, là một trong những thủ pháp tạo hình tai hoa của
người thợ đương thời. Mọi thứ đều được gia công nhằm tôn vinh không chỉ
hình tượng, như một điểm nhấn trong tổng thể bố cục….” [34, tr.114].
Phan Thanh Bình trong bài viết Các linh thú Việt Nam trong nghệ thuật
khảm sành sứ ở Huế, bài trên tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật của Trường Đại
học mỹ thuật Việt Nam cũng từng viết về chim phượng triều Nguyễn như sau:
“Hình tượng chim phượng là hình ảnh quan trọng trong trang trí các cung
điện, lăng tẩm dành cho các bà hoàng và các công trình khác….Hình tượng
chim phượng ở các công trình dành cho các bà hoàng luôn đặt ở vị trí trung


5
tâm và trang trí trên các đỉnh mái với những mảng sành sứ hay bích họa trang
trí các cổng được chọn lọc kỹ càng về tiết điệu, màu sắc và cường độ phản
chiếu ánh sáng. Kiểu thức đề tài chim phụng phong không kém kiểu thức rồng
với những biến thể độc đáo như đôi phụng bố cục hình tròn chuyển động xoay
vòng (lưỡng phụng)….[7, tr.20]. Đây là bài viết sâu về phân tích tạo hình
cũng như ý nghĩa của chim phượng trong mỹ thuật triều Nguyễn.
Tác giả Đinh Hồng Hải trong cuốn Những biểu tượng đặc trưng trong
văn hóa truyền thống Việt Nam đã cho rằng: “Trong khi rùa chỉ khiêm tốn

làm một con vật “tầng dưới” thì phượng lại là một linh vật “tầng trên” thậm
chí phượng còn được sánh ngang với rồng trong các tác phẩm trang trí rồng phượng”[30, tr. 60].
Đối với nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông trong Mỹ thuật Huế nhìn
từ góc độ ỹ nghĩa và biểu tượng trang trí đã từng viết về phượng hoàng như
sau: “Phượng hoàng là vua của tất cả các loài chim. Nó được mô tả có cổ
họng của con chim nhạn, mỏ gà, cổ rắn, đuôi chẻ như đuôi cá với 12 chiếc
lông dài rực rỡ, trán của con hạc, mào của con vịt xiêm, có những dấu vằn của
con rồng và phần đằng sau cuốn vòm như con rùa. Lông phượng hoàng 5
màu, tiếng hót như nhạc và có 5 biến điệu diệu kỳ. Nó thường ẩn mình và
hiếm khi xuất hiện cả căp. Khi cất cánh nó được cả đàn chim nhỏ bay theo
phục vụ. Giống như lân, phượng hoàng là con vật hiền đức, không giết hại
côn trùng, làm hư hao cây cối và suốt đời cư ngụ trên cây ngô đồng, ăn hạt
hoa trúc và chỉ uống nước ở các thác phun….” [31, tr.99].
Trong Luận văn Nghệ thuật trang trí gốm sứ trong nội thất lăng Khải
Định Thạc sỹ Lê Thị Tiềm viết: “Phượng vốn đã có hình dáng đẹp như đuôi
dài chân cao, cánh rộng thể hiện sự nhẹ nhàng, tao nhã, mắt giọt lệ… Do vậy,
người nghệ sỹ cũng rất dễ thể hiện nét đẹp trong tạo hình. Tuy nhiên khi
người nghệ sỹ thường thể hiện tính oai vệ, linh thiêng của nó…” [42, tr.45].


6
Trong cuốn Mỹ thuật Huế do Viện nghiên cứu mỹ thuật Hà Nội xuất
bản năm 1992 có đoạn viết: “Nếu như con Phượng Huế dưới dạng chim thực,
có nhiều con vượt ra ngoài tâm thức dân dã với nét xa cách, thì những hóa
thân của phụng dưới dạng cây cỏ phần nhiều lại đầm ấm, đơn giản, vui nhẹ,
đẹp và cân đối mang tính khái quát cao. Chúng ta thường gặp: đào, lan, mẫu,
cúc….hóa phượng. Tất cả các cây cỏ này đều lấy gốc làm đầu phượng. Trong
đó mắt, mỏ, mang, đao được thể hiện khá rõ, các bộ phận khác đều là cành lá,
đôi khi cả hoa và quả nữa. Con phượng cũng ngậm nhành lá khác được cách
điệu, chân cũng là nhành lá với đầu lá tạo móng, đuôi nhiều khi là hoa quả

như trong trường hợp lựu, đào…” [55, tr.64].
Đối với Luận văn tốt nghiệp Th.S của tác giả Trần Thị Tuyết Nhung
năm (2012) với đề tài: Hình tượng Chim phượng trong nghệ thuật tạo hình
thế kỷ XVII - XVIII. Tác giả nghiên cứu kỹ về mặt ý nghĩa, văn hóa học và
tạo hình của Hình tượng chim Phượng thế kỷ XVII- XVIII nhưng chưa nói
đến tạo hình của chim Phượng triều Nguyễn.
Trong công trình nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở của tác giả Trần Thị
Hoài Diễm - Trường Đại học Nghệ thuật Huế viết về đề tài: Nghệ thuật chạm
khắc trang trí hoa văn trên đá tại lăng Thánh Cung - Huế có đoạn viết như
sau: “Hình tượng chim Phụng luôn đặt ở vị trí trung tâm và trang trí trên các
đỉnh mái đá của huyền cung, với những cụm trang trí các cổng được chọn lọc
kỹ càng về tiết điệu và cường độ phản chiếu ánh sáng. Kiểu thức đề tài chim
Phụng phong phú không kém kiểu thức rồng với những biến thể độc đáo như
đôi phụng bố cục trong hình tròn chuyển động xoay vòng (lưỡng phụng), phù
điêu phụng trên mái…..” [27, tr.32]. Với đề tài này, tác giả đã miêu tả về ý
nghĩa tạo hình của chim Phượng tại lăng Thánh Cung (vợ vua Đồng Khánh).
Tuy nhiên, chưa đi sâu vào phần kỹ thuật chạm khắc trên đá.


7
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Để thực hiện đề tài này, tôi nhằm hệ thống, phân loại và tìm hiểu
đặc điểm và ý nghĩa tạo hình của hình tượng chim Phượng trong trang trí kiến
trúc Triều Nguyễn. Để làm rõ sự độc đáo, đặc trưng phong cách khác biệt
trong tạo hình của hình tượng chim Phượng theo hướng tiếp cận văn hóa học,
mỹ thuật học.
3.2. Từ hình tượng chim Phượng trong trang trí kiến trúc Triều
Nguyễn, xác định thuộc tính cung đình, chức năng và vai trò của nó trong tín
ngưỡng, nhu cầu văn hóa, sáng tạo nghệ thuật.
3.3. Từ đó vận dụng gía trị nghệ thuật tạo hình của hình tượng chim

Phượng vào trong giảng dạy nghệ thuật tạo hình hiện đại nói chung và vận
dụng vào sáng tác thiết kế Trường Đại học mỹ thuật Công nghiệp Á Châu nói
riêng. Đồng thời góp thêm những luận điểm khoa học trong sự nghiên cứu
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật Di sản văn hóa Huế cũng
như mỹ thuật dân tộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng chim Phượng trong trang trí
kiến trúc Triều Nguyễn.
4.2 . Phạm vi nghiên cứu: Cung Trường Sanh, cung Diên Thọ, cung An
Định, Lăng Bà lệ Thiên Anh, lăng Thánh Cung, lăng Tiên Cung. Thái Bình
Lâu, điện Hoà Chén (có liên hệ với các Di tích khác của triều Nguyễn).
4.3. Thực nghiệm với sinh viên khóa 3, năm thứ nhất trường đại học Á
Châu Hà Nội, thời gian từ 2015 - 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực địa: Sử dụng phương pháp tiến hành khảo sát, điền
dã tại Cung Trường Sanh, cung Diên Thọ, cung An Định, Lăng Bà lệ Thiên
Anh cùng với một số lăng các bà hoàng thời Nguyễn. Như trực tiếp quan sát,


8
chụp hình, đo đạc thu thập tài liệu tại các cung điện, lăng dành cho các bà
Hoàng triều Nguyễn. Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng đối với quá
trình thực hiện đề tài, bởi vì có thông qua các tư liệu thực tế và cụ thể mới
giải quyết tốt nội dung mà đề tài đề ra.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh: Đây là phương
pháp nghiên cứu chủ đạo. Phân tích về mặt lịch sử, thời đại, phong cách, đặc
thù chất liệu, ngôn ngữ tạo hình, cách xử lý khối. Qua đó phân tích tổng hợp
nguồn tư liệu thành văn đã và chưa công bố, sau đó so sánh đối chiếu với
những thông tin thu nhận từ điều tra… Việc xử lý thông tin tốt sẽ đảm bảo
khách quan, chính xác cho luận điểm khoa học của đề tài.

6. Những đóng góp của luận văn
- Đề tài là cơ sở cho sinh viên ngành Mỹ thuật tham khảo, nghiên cứu
lâu dài phục vụ trong học tập và sáng tác. Nâng cao chất lượng văn hóa giáo
dục và đào tạo trong ngành Mỹ thuật nói chung.
- Trang bị tốt cho sinh viên ngành Mỹ thuật kiến thức chuyên sâu về
tạo hình của hình tượng chim Phượng. Từ đó vận dụng vào những bài trang
trí hoặc sáng tác sau này cũng như hiểu sâu hơn về văn hóa Huế.
- Đáp ứng hiệu quả vào công tác giảng dạy của giáo viên và nhu cầu
học tập, nghiên cứu, sáng tác của sinh viên.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn có
cấu trúc 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về hình tượng chim phượng trong trang trí kiến trúc
triều Nguyễn và khái quát về Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu.
Chương 2: Ngôn ngữ tạo hình, đặc trưng phong cách hình tượng chim
phượng trong trang trí kiến trúc triều Nguyễn và thực trạng dạy môn Thiết kế
tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghệp Á Châu.


9
Chương 3: Hiệu quả và giá trị nghệ thuật của hình tượng chim phượng
trong trang trí kiến trúc triều Nguyễn, ứng dụng vào dạy môn Sáng tác thiết
kế hệ thống bao bì sản phẩm và tem.


10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH TƯỢNG CHIM PHƯỢNG TRONG
TRANG TRÍ KIẾN TRÚC TRIỀU NGUYỄN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Á CHÂU

1.1. Cơ sở lý luận về hình tượng chim phượng trong trang trí kiến trúc
triều Nguyễn
1.1.1. Khái niệm
+ Hình tượng chim phượng
Phượng nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu
vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả
các loài chim khác. Về tên gọi của Phượng cũng có nhiều cách gọi khác nhau.
Phượng có hai tên tùy theo trống, mái. Chim trống theo danh từ Hán
Việt là Phượng, theo tiếng việt là con phượng, con mái gọi là hoàng, và sự kết
hợp tên phượng hoàng nói lên một cách tổng quát chim phượng. Trước đây,
con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày
nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã
được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, để
cho nó có thể ghép cặp với rồng, là con vật mang ý nghĩa của giống đực.
Phượng hoàng còn được gọi là "con kê" .
Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ
vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý
nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là
cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho
cả vũ trụ.
+ Quan niệm về chim phượng trên thế giới
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier và Alain
Gheerbrant) có viết đại ý:


11
Phượng hoàng là một loài chim huyền thoại, có nguồn gốc từ xứ
Etiopie, vẻ đẹp rực rỡ vô song, sống lâu khác thường, và có phép
màu là sau khi đã tự thiêu trên giàn lửa, lại tái sinh ra từ đám tro tàn.
Khi chim phượng hoàng biết mình sắp chết, nó tự làm cho mình một

cái tổ bằng những nhánh cây có hương thơm và tự thiêu trong đó
bằng nguồn nhiệt của bản thân [65, tr.105].
Như vậy, ta thấy Phượng thể hiện rõ những khía cạnh quan trọng nhất
trong biểu tượng: phục sinh và bất tử, tái hiện theo chu kì. Vì vậy, trong suốt
thời kỳ trung cổ, chim phượng hoàng được lấy làm biểu trưng cho việc chúa
Jesu phục sinh và đôi khi cho sự phục sinh của bản chất thánh thần của ngài.
Ở Ai Cập thời xưa, chim phượng hoàng là một biểu tượng của những
chu kì quay vòng của mặt trời.
Bóng dáng loài chim tuyệt mỹ và huyền thoại này xuất hiện cùng ánh
bình minh trên dòng sông Nill như một vầng mặt trời. Theo như huyền thoại
kể rằng nó cũng tự thiêu và tự tắt đi như mặt trời, đi vào bóng đêm rồi lại sinh
ra từ đám tro tàn.
Chim phượng hoàng gợi nhớ ý nghĩa của ngọn lửa sáng tạo và hủy
diệt, khởi nguyên và diệt vong của thế giới cũng từ ngọn lửa đó. Nó là biểu
tượng của sự phục sinh có thể đến với người chết sau khi đã “cân linh hồn”,
nếu như khi sống người đó đã hiến dâng đúng mức cho các nghi lễ và nếu như
lời sám hối thú tội, đã được xét thành khẩn. Bản thân người chết sẽ hóa thành
chim phượng. Chim phượng thường mang một ngôi sao để chỉ rõ bản chất
huyền diệu và cảnh sống trong thế giới bên kia.
Tư tưởng Latinh của phương Tây kế thừa biểu tượng về chim phượng,
loài chim huyền thoại, có một uy thế thần kì do những đặc điểm riêng. Đối
với các tín đồ đạo Kito, kể từ Orngene, chim phượng được coi là giống chim
thiêng và là biểu tượng của một ý chí sống còn không thể hồ nghi, và cũng


12
của sự phục sinh, của sự sống chiến thắng cái chết.
Theo một số nhà nghiên cứu thì phượng (phoenix) là loài chim không
có thật. Người đời đã tự tạo cho mình một thế giới cầm thú huyền thoại, trong
đó đại diện cho thú là con rồng và đại diện cho cầm là chim phượng hoàng.

Rồng là một con thú huyền thoại được tổng hợp từ nhiều đặc thù tinh hoa của
các loài thú, chim, cá, thằn lằn bò sát… Phượng cũng như vậy, đó là loài chim
đại bàng (mỏ, móng vuốt) nhưng lại mượn dáng uyển chuyển và vương miện,
áo khoác đẹp của công, trĩ. Cũng có thể phượng xuất thân đầu tiên từ loại
chim ăn thịt khổng lồ ở vùng núi Hymalaya và cao nguyên Tây Tạng, được
tôn thờ nhờ sự tinh nhanh và lối sống độc lập ngang tàng. Những biểu tượng
này được giữ lại khi truyền vào thế giới phương tây (Ai Cập, Hy Lạp, La
Mã…). Nhưng khi du nhập vào văn hóa phương Đông, loài chim ăn thịt này
đã bị cạnh tranh bởi nhiều loài thú thần thoại (hổ, rồng) nên đã phối hợp với
loài chim đẹp có lông đuôi dài, mỏ nhỏ ăn thực vật như công, trĩ để trở thành
loài Phượng Đông Á biểu trưng cho sự cao sang, quý phái, quyền thế và
trường tồn mang tính nữ.
+ Quan niệm của người phương Đông về chim phượng
Quan niệm của người Phương Đông nói chung, phượng được coi là
chúa tể của các loài chim. Nó kết tinh được vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch,
duyên dáng của các loài chim và đặc biệt là sự kết hợp của chim cẩm, chim
kê, và chim công. Các đạo sĩ Trung Hoa gọi chim phượng hoàng là chim thần
sa (tanniao), thần sa là chất đá kết tinh sulfua thủy ngân, màu đỏ. Ngoài ra
chim phượng hoàng còn là biểu tượng tương ứng với phương Nam, mùa hạ,
lửa, màu đỏ.
Ý nghĩa tượng trưng của loài chim này liên quan mật thiết với mặt trời,
sự sống và sự bất tử. Chim phượng hoàng là vật cưỡi của các vị tiên, là biểu
hiện của NiuKoua, người sáng tạo ra cái cheng, thứ nhạc khí hình chim


13
phượng, bắt chiếc tiếng hót kỳ diệu của loài chim này. Đầu giống vòm trời,
mắt giống mặt trời, lưng giống trăng lưỡi liềm, cánh giống gió, đuôi giống
chim công và chân giống mặt đất.
Vì thế cũng không lấy làm lạ, nghệ thuật chim công có ở nghệ thuật cổ đại

Trung Hoa trên lưu vực các con sông Hoàng, Hà và sông Dương tử từ rất sớm.
Truyền thuyết còn kể nhiều chuyện chim phượng thường bay chở các bậc thánh
nhân, hiền triết, những người tu hành, những ẩn sĩ của Đạo giáo lên chỗ thiên
đình xa xôi, nơi ở của những người bất tử. Đồng thời chim phượng là sứ giả của
các tiên nữ trên trời, các tiên nữ cưỡi phượng bay xuống hạ giới tìm gặp những
người hiền tài.
Đối với người Nhật Bản coi chim phượng là biểu trưng của trí tuệ và
nghị lực. Họ còn có truyền thuyết khi đức Phật tập trung tư tưởng để niệm,
chim phượng đã giúp ngài khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ bằng đôi cánh
mạnh mẽ của mình. Cũng như người Trung Hoa, người Nhật còn coi chim
phượng là biểu trưng cho nữ giới và đặc biệt gắn nó với hình ảnh người mẹ
cao quý.
+ Quan niệm về chim phượng của người Việt Nam
Trong dân gian Việt Nam thì Phượng, phượng hoàng hay phụng là chỉ
một loài vật được kết hợp từ nhiều con vật khác, nó được xếp thứ tư trong bộ
tứ linh Long, ly, quy, phụng. Theo theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho
rằng: Phượng được mô tả có bộ lông rực rỡ, đầu mang dáng dấp của con
chim trĩ, mỏ diều hâu, mào là mào gà trống khuôn theo hình mây, vẩy cá
chép, móng chim ưng, đuôi công có chùm lông xoắn dài hình trôn ốc. Mỏ của
con chim nhạn, ở dưới có chùm lông giống râu, cổ là cổ rùa. Lông của nó
mượt như lụa, óng ánh rực lửa. Phượng có 5 màu sắc tượng trưng cho năm
đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và lòng khoan đại.
Phượng xuất hiện là báo hiệu điềm tốt lành, đó là lúc xã hội thái bình có thánh


14
nhân hoặc hiền triết xuất hiện, hoặc có vua hiền sáng suốt, chế độ công bằng,
lấy đức mà trị dân và dân chúng thuần phục thì chim phượng sẽ từ trên trời
bay xuống chúc mừng và điều khiển nhân loại.
Các bộ phận của phượng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức

hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió,
đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy, nó tượng trưng cho bầu
trời, khi nó bay hoặc múa (phượng vũ) đều tượng trưng cho sự hoạt động
của vũ trụ. Vì thế phượng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc.
Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua, chúa thì phượng lại có yếu
tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người phụ nữ đẹp.
Với quan niệm con trống được gọi là phượng, con mái gọi là hoàng.
Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ
duyên dáng, thanh nhã, vừa linh thiêng vừa cao quý. Phượng hoàng cũng biểu
thị cho sự hòa hợp âm dương.
Trong văn hóa Việt, hình tượng phượng hoàng xuất hiện từ rất sớm. Được
con người tiền sử chọn làm totemgiao - tức là (thờ vật tổ). Mofip này xuất
hiện con chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn cách đây 2500 năm. Với biểu
tượng cô đọng là chim mỏ dài, chân duỗi, cánh dang rộng. Đó là những con
chim chân dài và mỏ bắt cá, gắn liền với đồng ruộng sông nước, đầm lầy, bãi
sông. Ngoài ra còn xuất hiện chim rừng núi với đặc trưng màu sắc rực rỡ
được phô diễn chủ yếu bởi bộ đuôi tán rộng và có hoa. Đa phần là loại đầu
nhỏ, mỏ ngắn những có mào, có thể nhận rõ đó là con công. Qua đó cũng
khắc họa được tính cách của chim phượng. Đó là loài chim thần đang bay
lượn trong điệu múa của vũ trụ để vạn vật sinh sôi, hòa hợp.
+ Xác định khái niệm “hình tượng phượng”
Như vậy, hình tượng phượng là con vật được xây dựng trên cơ sở kết
hợp những đặc tính tốt đẹp, được hình thành bởi tư duy liên tưởng từ các


15
truyền thuyết, điển tích về một linh thú được kết hợp từ nhiều con vật khác và
hàm chứa nhiều biểu tượng may mắn, linh thiêng và cao quý. Linh vật này
được tạo hình bằng các ngôn ngữ đặc trưng của hội họa, điêu khắc hay đồ họa
và được nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Ngoài ra, ở Việt Nam linh vật này

còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như phượng hay phụng. Chính
điều này làm cho hình tượng phượng trở nên hết sức đa dạng ở cách biểu
hiện, phong phú về các lớp ý nghĩa cũng như vai trò của nó tại mỗi vị trí cụ
thể trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
+ Khái niệm về trang trí
Theo Từ điển mỹ thuật phổ thông của NXb Mỹ Thuật đã định nghĩa thuật
ngữ “Trang trí” như sau: “Trang trí là nghệ thuật làm đẹp, phục vụ cho đời
sống vật chất và tinh thần của con người. Nhờ những yếu tố trang trí các vật
dụng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa nâng cao được giá trị sử dụng, vì vậy trang trí
nằm trong nghệ thuật ứng dụng” [28, tr.132].
Trong cuốn Trang trí của Nxb Giáo Dục cũng có giải thích ý nghĩa của
cụm từ này với hàm ý tương tự: “Trang trí hay nghệ thuật làm đẹp là một nhu
cầu thiết yếu của con người, là mong muốn thuộc về tình cảm, ý thức, tâm lý
của con người” [36; tr.7].
Trang trí nói chung bao gồm những yếu tố cơ bản như Motif trang trí,
bố cục, màu sắc, đường nét và nhịp điệu. Trong đó “Motif trang trí” là một
thành phần quan trọng của trang trí, và đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu
Thông giải thích như sau : “Motif là một thuật ngữ khá thông dụng ở phương Tây,
nhất là trong ngành nghệ thuật. Người ta có thể hiểu từ này với ý nghĩa là họa tiết,
mẫu thức, hoặc thậm chí là hoa văn trang trí. Hoặc nó còn có nghĩa là chủ đề, một
dạng đề tài hay tư tưởng chính được nhắc đi nhắc lại…” [37; tr.46].
Màu sắc cũng là một yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật hội họa
cũng như trong nghệ thuật trang trí. Người ta dùng màu sắc để biểu lộ tình


16
cảm, tả chất, tả không gian, thời gian, và cảm xúc của người vẽ trước thực tế.
Trong mỹ thuật Huế, màu sắc không chỉ dùng để diễn tả bên ngoài của tự
nhiên, sự vật mà còn mang tính biểu tượng cao. Ví như màu vàng thường là biểu
hiện cho hoàng gia, vua chúa. Màu đỏ thường dùng cho sức nóng, chỉ tính

dương, thường dùng cho mặt trời, các màu lạnh thường dùng cho nữ giới...
Yếu tố thứ ba cũng quan trọng không kém chính là bố cục. Bố cục
được hiểu là sự sắp xếp kích thước và tương quan của những đường nét, hình
dáng và màu sắc các vật thể trong một tác phẩm. Trong một công trình, tương
ứng với một diện tích, hình dạng của một bộ phận kiến trúc, người nghệ nhân
sẽ khéo léo đưa các hoa văn họa tiết vào một bố cục thích hợp.
Nhịp điệu: Bao gồm các yếu tố xây dựng nên nhịp điệu là đường chéo,
đường nằm ngang, đường cong và khối nổi, tối sáng. Một tác phẩm có nhịp
điệu là tác phẩm có sự vận động của các yếu tố và sự quyện vào nhau một
cách hợp lý của đường nét, màu sắc, độ sáng tối, vị trí nhân vật…
Chất cảm: Là phương tiện tạo hình tác động trực tiếp trên mắt. Người
ta nhận biết một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn ở cảm
nhận cấu tạo vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà người xem cảm
xúc về chất hay còn gọi là chất cảm.
+ Khái niệm trang trí kiến trúc
Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc là nghệ thuật làm đẹp cho công trình
kiến trúc với mục đích làm cho công trình đó trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Giảm được sức nặng của vật liệu xây dựng và che đi những chỗ thô trong
công trình. Nó bao gồm các yếu tố như: motif, bố cục, màu sắc, nhịp điệu,
chất cảm. Đồng thời, nghệ thuật trang trí trên kiến trúc gắn bó với đời sống
nhân dân từng vùng nên nó cũng mang đầy đủ những đặc trưng của vùng
đất sản sinh ra nó. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc do vậy, mang tính dân
tộc và thời đại. Nhờ vào đó, người ta có thể phân biệt được kiến trúc này


17
thuộc về giai đoạn lịch sử nào hoặc giúp phân biệt giữa quốc gia này với
quốc gia khác. Thông qua những hình tượng được trang trí, mà người
thưởng thức cũng hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, và những ước vọng của
lớp người đi trước.

1.1.2. Vài nét về lịch sử, văn hóa, xã hội của mỹ thuật thời Nguyễn
Huế trước đây, từng là vùng đất thuộc Châu Ô, Châu Rý của vương
quốc Chămpa sinh sống. Sau khi diễn ra cuộc hôn nhân giữa hai nước Chiêm
và nước Việt của vua Chế Mân (Simhavarman III) cưới Huyền Trân công
chúa nhà Trần về làm vợ vào năm 1306. Nhà vua Chiêm dâng hai châu Ô và
châu Rý làm sính lễ cho nước Đại Việt. Từ đó, nước Đại Việt được mở mang
thêm bờ cõi. Dưới triều vua Trần Anh Tông vào năm (1307) đã đổi tên hai
châu này thành châu Thuận và châu Hóa, sau gộp lại thành châu Thuận Hóa.
Bắt đầu từ đây cư dân từ Bắc đã di chuyển dần dần về phía Nam định cư ngày
một nhiều hơn.
Năm 1558 Nguyễn Hoàng vâng lệnh vua Lê chúa Trịnh vào trấn thủ xứ
Thuận Hóa và điểm dừng chân đầu tiên của ông là ở Ái Tử thuộc Quảng Trị
ngày nay. Điều này đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử, văn hóa đất nước.
Khi cai quản vùng đất phía Nam, ông là người nhân hậu luôn quan tâm đến
đời sống của dân tình, giảm sưu thuế cũng như biết trọng dụng nhân tài, với
chính sánh an dân đó nên đã thu hút được lòng người. Đồng thời Nguyễn
Hoàng rất được tín nhiệm trong việc cai quản xứ Đàng Trong, rồi ông được
giao trông coi thêm vùng Quảng Nam vào năm 1570 và từ đây bắt đầu tạo
dựng vùng đất mới, cũng như tạo lập một bờ cõi riêng cho mình để tách bạch
với xứ Đàng Ngoài. Nguyễn Hoàng còn được gọi là chúa Tiên.
Từ Ái Tử cho đến Phú Xuân trải qua nhiều sự di chuyển của các chúa
Nguyễn và mặc dù còn là vùng đất nhiều hoang sơ, nhưng các thế hệ chúa
Nguyễn tiếp nối nhau khai khẩn, di dân, lập làng. Tạo ra những sinh hoạt tập


18
quán để vùng đất Thuận Hóa dần được hình thành ngày một rõ nét. Các chúa
Nguyễn vẫn tiếp tục xây dựng phát triển những công trình nhà cửa, cung điện
nguy nga để Thuận Hóa - Phú Xuân trở thành thủ phủ của xứ Đàng Trong.
Đến thế kỷ XVIII Phú Xuân trở nên nguy nga, bề thế và sầm uất hơn.

Đến năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra đánh Phú Xuân rồi tiếp tục ra
Bắc đánh Thăng Long với lý do phò Lê diệt Trịnh. Nhưng sau khi Lê Chiêu
Thống đưa quân Thanh về dày xéo trên đất Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lên
ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân rồi đưa quân ra Bắc lần nữa đập tan 20 vạn quân
Thanh xâm lược vào đầu năm 1789. Với chiến thắng lẫy lừng của nhà Tây
Sơn ở mùa xuân năm Kỷ Dậu đã tạo bước ngoặt lớn trong lịch sử cũng như
hội tụ cơ sở ban đầu trên con đường đi lên thống nhất đất nước mà Hoàng đế
Quang Trung đã làm được. Tuy nhiên, nhà Tây Sơn tồn tại lại quá ngắn ngủi
(1788 – 1792), sự ra đi đột ngột của vua Quang Trung không chỉ là tổn thất
lớn của nhà Tây Sơn mà còn là của cả đất nước.
Năm 1802 sau khi chiến thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã lên ngôi
vua lấy niên hiệu Gia Long lập ra vương triều Nguyễn, đóng đô tại Phú Xuân
và đất nước từ đây được xác lập từ Bắc tới Nam. Quốc hiệu Việt Nam được
đặt vào năm (1804), tuy nhiên đến thời Minh Mạng được đổi lại là Đại Nam.
Nhà Tây Sơn đã đặt nền móng cho sự thống nhất thì Gia Long là người có
công trong việc thống nhất toàn vẹn lãnh thổ từ Đồng Văn đến Cà Mau. Với
đất đai vật lực, tiềm năng lớn và phong phú hơn rất nhiều so với các triều đại
trước đó, với vị trí kinh đô của nước Đại Nam, Huế trở thành trung tâm, chính
trị, của quốc gia ở thế kỷ XIX.
Huế nằm ở giữa mà phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp đèo Hải
Vân, phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Đông là biển cả mênh mông
với nhiều dãy đảo xa. Đồng thời có nhiều mạch núi ăn thông ra biển và biển
cũng tạo ra những đầm phá lớn, nhỏ vào trong đất liền mà ta không thể không


19
nhắc tới đầm Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai được coi là nơi biển hòa vào với
đất. Huế còn có nhiều dòng sông lớn nhỏ xen kẽ chảy vào lòng thành phố góp
phần cùng với thiên nhiên làm cho Huế mềm mại và trữ tình hơn. Trong đó
sông Hương là điển hình, được ví như nàng thiếu nữ kiều diễm uốn mình

chảy qua thành phố Huế hiền hòa. Nó trở thành nguồn cảm xúc cho nhiều nhà
nghiên cứu, nghệ sỹ và dòng sông Hương có thể coi là một trong những phần
linh hồn của văn hóa Huế.
Trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của nhiều dòng
văn hóa khác nhau, chứng tỏ cư dân đã định cư lâu dài từ rất sớm ở Huế. Điển
hình là dấu ấn nền văn hóa Sa Huỳnh vẫn còn đọng lại những lớp trầm tích
không chỉ có trong lòng đất mà những dấu tích này còn có ở đáy các dòng
sông. Cùng với văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ được phát
hiện năm 1994 ở Phong Mỹ - Phong Điền là chiếc trống Đồng loại 1. Với
những dấu ấn trên đã minh chứng cho những nền văn hóa từ xa xưa trên đất
Huế. Để xứ Huế hôm nay được xem là mảnh đất có sự đan xen, ảnh hưởng
của nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra còn có văn hóa Trung Quốc được
truyền bá vào Việt Nam và được tiếp nhận ở Đàng Trong, bằng những bài học
hay tư tưởng triết học qua nhiều hình thức sách vỡ, hoặc các du tăng truyền
vào. Không những các tầng lớp vua, chúa, quan lại cho đến dân thường đều
thừa nhận cũng như vận dụng trong cuộc sống tuy nhiên vẫn lấy văn hóa Việt
làm gốc.
Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của nền văn hóa Chàm được thể hiện khá
rõ trong lối sống hằng ngày của Huế từ món ăn, khẩu vị, thẩm mỹ cho đến
nghệ thuật…. Từ đó, Huế còn là vùng điển hình của sự hỗn dung, đan xen,
tiếp biến và giao thoa ngôn ngữ Chàm - Việt - Hoa… Sau khi người Việt dành
chủ quyền trên đất Huế thì người Chămpa phần lớn bỏ đi sâu vào phía Nam,
một phần ở lại và người Việt vẫn thừa nhận họ là tiền chủ đồng thời họ sống


×