Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản của vịt bầu cánh trắng nuôi tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 43 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

"ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA VỊT BẦU
CÁNH TRẮNG NUÔI TẠI THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK"

Người thực hiện

: LÊ PHƯƠNG HỒNG THỦY

Lớp

: CNTYD

Khoá

: 58

Ngành

: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Người hướng dẫn

: PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn

Bộ môn



: CHĂN NUÔI CHUYÊN KHOA

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong báo cáo của tôi được thực hiện
trên thực tế làm thí nghiệm tại trại của ông Lê Châu Tuấn, TP. Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đăk Lăk.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa được sử dụng hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trong khóa luận đã được trích dẫn và nêu rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2017
Sinh viên

Lê Phương Hồng Thủy


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi đã giúp đỡ tôi
nhiệt tình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Chăn nuôi chuyên
khoa.
Đặc biệt tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn,
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn, hơn nữa, thầy còn động viên tôi những lúc nản chí.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Đặc biệt là bố mẹ tôi đã luôn ở bên
khi tôi làm đề tài này và hỗ trợ rất nhiều.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động
viên, khích lệ tinh thần và giúp tôi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2017
Sinh viên

Lê Phương Hồng Thủy


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC ĐỒ THỊ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TTTĂ
Kg
G
TT
ĐVT
Mm
CSHD
D

d

Thức ăn
Tiêu tốn thức ăn
Kilogam
Gam
Tăng trọng
Đơn vị tính
Milimet
Chỉ số hình dạng
Đường kính lớn của trứng
Đường kính nhỏ của trứng


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển. Với khí hậu nhiệt đới, gió mùa, tài
nguyên thiên nhiên phong phú, giàu tiềm năng cho sự phát triển kinh tế trong đó
có ngành nông nghiệp.
Với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, tiêu biểu là sự kiện Việt Nam tham gia
đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) mục tiêu đưa
mức thuế xuất nhập khẩu cho ngành chăn nuôi về 0%. Ngành chăn nuôi gia cầm
cần tạo ra nhiều loại mặt hàng và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm gia cầm
Việt Nam.
Thuộc top 10 quốc gia có sản lượng thịt và trứng thủy cầm lớn nhất thế
giới. Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị thủy cầm thế giới lần thứ 5 (diễn ra tại
Hà Nội – 2013), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh, do chăn

nuôi thủy cầm ở Việt Nam gắn bó với nền sản xuất lúa nước nên số lượng thủy
cầm Việt Nam đứng thứ hai thế giới. Năm 2014, tổng đàn gia cầm cả nước đạt
328,1 triệu con, trong đó, tổng đàn thủy cầm 86,2 triệu con, riêng đàn vịt đạt
trên 69 triệu con, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc; tính đến tháng 06/2015,
đàn gia cầm cả nước ước đạt 331,1 triệu con (theo Ban Kinh tế Trung ương).
Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở trung tâm cao
nguyên Trung bộ với diện tích tự nhiên là: 13.125,37 km2, dân số hơn 1,83 triệu
người gồm 47 dân tộc. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Thành phố được chia thành 21
xã, phường, với tổng diện tích đất tự nhiên là 37.156 ha (chiếm 1,86% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn tỉnh). Với khí hậu thời tiết hai mùa mưa, nắng rõ rệt, đất
đỏ bazan màu mỡ, phù hợp cho các loại cây trồng phát triển, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng.
Những năm gần đây, với việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ
trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND của UBND
tỉnh Đăk Lăk), tổng đàn gia cầm đã tăng lên đáng kể. Tính đến tháng 12/2016,
trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, gia cầm có khoảng 9,8 triệu con, trong đó thủy cầm
chiểm 35% (theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk).
Đăk Lăk nói chung, TP. Buôn Ma Thuột nói riêng, có nhiều hộ kinh tế đi
lên từ chăn nuôi vịt, trong đó phải kể đến vịt bầu cánh trắng. Tuy nhiên, số
lượng vịt bầu cánh trắng nuôi chạy đồng vẫn chiếm đa số, toàn thành phố chỉ có


khoảng 5 trang trại, nuôi vườn cho năng suất trứng cao hơn vịt chạy đồng từ 5 10% và đều đặn với tỷ lệ đẻ đạt trên 80%, trứng to hơn giống vịt cỏ.
Vịt bầu cánh trắng hay còn gọi với tên khác là vịt khoang, vịt lang (do
nông dân Việt Nam gọi tên) là giống vịt nhà có xuất xứ Trung Quốc, được nhập
vào Việt Nam theo con đường tiểu ngạch. Chúng là giống vịt được nuôi rộng rãi
tại nhiều địa phương khác nhau ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng miền núi và từ
Thanh Hóa trở ra Bắc. Vịt bầu cánh trắng với các ưu điểm như kháng bệnh cao,
phát triển nhanh, sức đẻ tốt, tỷ lệ thịt đùi, ức cao và được thị trường nước ta ưa

chuộng.
Tuy đàn vịt bầu cánh trắng ở Đăk Lăk có tăng, song với tiềm năng phong
phú, đa dạng, diện tích mặt nước ao hồ đừng thứ 2 cả nước, rất phù hợp cho
chăn nuôi thủy cầm phát triển mà hiệu quả chưa cao. Bởi ở đây có 47 dân tộc
sinh sống, với phong tục tập quán, phương thức chăn nuôi khác nhau, diễn biến
bệnh phức tạp trong giai đoạn chuyển mùa, nguồn lực kinh tế còn chưa đủ để
mở trang trại quy mô lớn.... Đặc biệt, hiểu biết của người dân về giống vịt bầu
cánh trắng và kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế.
Để góp phần bảo vệ và phát triển đàn vịt Bầu cánh trắng ở Tây Nguyên,
đồng thời bổ sung thêm tư liệu cho kho tàng dữ liệu nghiên cứu về vịt Bầu cánh
trắng Quốc gia. Được sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản của vịt bầu cánh trắng nuôi
tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Cung cấp các thông tin cơ bản về giống vịt bầu cánh trắng cho các nhà
khoa học và người chăn nuôi để giúp họ định hướng sử dụng trong nghiên cứu
và sản xuất.
Đánh giá được khả năng sinh sản của vịt bầu cánh trắng nói chung và vịt
bầu cánh trắng nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk nói riêng.
Tìm ra phương pháp nuôi vịt bầu cánh trắng mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài về khả năng sinh sản của đàn vịt bầu cánh
trắng là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về sau.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Giới thiệu về giống Vịt Bầu cánh trắng

Họ vịt (danh pháp khoa học: Anatidae) là tên gọi phổ thông cho một số
loài chim thuộc họ Vịt (Anatidae) trong bộ Ngỗng (Anseriformes). Các loài này
được chia thành một số phân họ trong toàn bộ các phân họ thuộc họ Anatidae.
Vịt là một loài chim nước, sống được ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn, có
kích thước nhỏ hơn so với những người bà con của chúng là ngan, ngỗng
và thiên nga. Chúng là các loài chim đã tiến hóa để thích nghi với việc bơi lội,
trôi nổi trên mặt nước và đôi khi lặn xuống ít nhất là trong các vùng nước nông.
Vịt Bầu cánh trắng có xuất xứ từ Trung Quốc và được nhập vào nước ta
theo con đường tiểu ngạch.
Vịt có bộ lông màu trắng là chính, trên thân có một số đốm nhỏ màu nâu
nhạt hoặc cánh sẻ nhạt (nông dân còn gọi giống vịt này với cái tên khác là “vịt
khoang”, “vịt lang”), mỏ và chân có màu vàng nâu.
Vịt Bầu cánh trắng có thân hình nở nang, đầu to, cổ ngắn. Vịt có ngoại
hình đặc trưng của một giống vịt siêu thịt, tương tự như vịt Bắc Kinh. Khối
lượng cơ thể trưởng thành của con trống là 3,6 – 4,2 kg; con mái là 3,5 – 3,8 kg.
Năng suất trứng trung bình của đàn bố mẹ là 150 – 170 trứng/mái/năm, khối
lượng trứng 80 – 90 g/quả.
Đặc biệt, vịt có tỷ lệ thịt đùi và lườn cao, chất lượng thơm ngon nên rất
được thịt trường ưa chuộng, cộng với khả năng tự kiếm mồi của vịt tương đối tốt
nên có thể nuôi vịt chạy đồng. Do đó chỉ sau một thời gian có mặt trên thị
trường, vịt Bầu cánh trắng đã phát triển rất nhanh. Đến nay, giống vịt này đã
chiếm một tỷ lệ rất đáng kể trong tổng đàn vịt của cả nước.
2.1.2. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của thủy cầm
Màu sắc lông: Màu sắc lông thủy cầm gắn chặt với sự có mặt của những
sắc tố melanin và lipocrom. Ở trong lông, sắc tố có dạng hình hạt hay hình gậy.
Melanin được tạo nên trong ty lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô
melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự oxi hóa melanogen ở các mức
độ khác nhau sẽ cho ra các màu lông khác nhau như vàng đất, vàng rỉ sắt, hung,
nâu hung, nâu, đen. Màu lông rực rỡ của một số giống gia cầm được tạo nên bởi
sắc tố lipocrom, thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hòa tan trong mỡ và có

nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu vàng, đỏ, xanh da trời. Mỗi
cá thể có thể có một hoặc nhiều màu. Màu lông của thủy cầm là một đặc điểm
quan trọng để phân biệt giống, dòng, thể hiện tình trạng sức khỏe và khả năng


sản xuất của chúng. Gia cầm khỏe mạnh có lông bóng mượt, sạch sẽ và đồng
đều; ngược lại, gia cầm ốm có lông xỉn màu, xơ xác, bẩn. Đối với các giống vịt
khi thay lông chúng sẽ ngừng đẻ, vì vậy chỉ cần quan sát lông cánh để phân biệt
khả năng sản xuất trứng của từng các thể và loại thải ngay tránh những lãng phí
trong chăn nuôi.
Mỏ và chân: là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng có màng dày
bao bọc. Ở vịt, mỏ có nhiều nhánh thần kinh và các hàng răng cưa, chứa nhiều
thể xúc giác nên chúng có thể mò được thức ăn trong nước. Trái lại mỏ gà có
cấu trúc thích hợp cho việc moi và mổ thức ăn ở trên cạn. Khác với gà, mỏ vịt
có cấu tạo phẳng, dẹt, đầu mỏ có mấu lồi cứng, rìa mỏ có khía cho nước thoát ra
khi mò thức ăn trong nước. Với cấu trúc như vậy, trong điều kiện chăn nuôi
thâm canh khi ăn thức ăn dạng bột, sẽ gây hiện tượng bết dính quanh mép làm
vịt khó chịu, hay vảy mỏ gây lãng phí thức ăn nên hiệu quả sử dụng thức ăn
thấp. Mỏ có nhiều màu khác nhau: vàng, đen, xám, xanh lục và là đặc trưng cho
giống. Chân vịt có màu phù hợp với màu của mỏ, có màng bơi là phần cấu tạo
không có lông của da giữa các ngón chân giống mái chèo giúp vịt bơi lội linh
hoạt trong nước.
2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm
Sinh sản là một quá trình sinh học hết sức phức tạp của cơ thể động vật,
đồng thời nó là chứ năng tái sản xúa của gia súc, gia cầm. Sinh sản là phương
thức để duy trì nòi giống của mọi sinh vật trên trái đất. Trong quá trình tiến hóa,
các cơ thể đã được hình thành nhiều phương thức sinh sản khác nhau: sinh sản
hữu tính, sinh sản vô tính, sinh sản đơn tính… Trong đó, khả năng sinh sản của
gia cầm được đặc trưng bởi sức sản xuất của con mái (sinh sản hữu tính), nó
được phản ảnh rõ nét qua các tính trạng: tuổi đẻ, năng suất trứng, chất lượng

trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ ấp nở…
2.1.3.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái
Gia cầm mái thoái hóa buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng và
ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm hộ gắn liền với tử cung và cũng
nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: chứa phân, chứa
nước tiểu và cơ quan sinh dục. Khi giao phối, gai giao cấu của con trống áp sát
vào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh vào âm hộ.
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của
tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: Tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Sự rụng trứng ở gà, vịt xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút sau
khi đẻ trứng. Trường hợp nếu trứng đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển
đến đầu hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng


tiếp theo. Tế bào trứng rơi vào phễu và được đẩy xuống ống dẫn trứng, đây là
một ống dài, có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp
màng nhầy lót bên trong, trên bền mặt lớp màng nhầy có tiêm mao rung động.
Ống dẫn trứng có nhiều phần khác nhau: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử
cung và âm đạo. Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng đặc, loãng, màng vỏ, vỏ,
và lớp keo mỡ bao bọc bên ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống dẫn
trứng từ 20- 24 giờ. Khi trứng rụng và qua các phần ống dẫn trứng với tử cung,
đầu nhọn của trứng bao giờ cũng đi trước, nhưng nằm trong tử cung quả trứng
được xoay một góc 1800, nên trong điều kiện bình thường gia cầm đẻ đầu tù quả
trứng ra trước.
Tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng thì vỏ chiếm 12,3% , lòng trắng
52,1%, lòng đỏ 35,6%.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng, chăm
sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng,
nhiệt đô không khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng.
2.1.3.2. Cơ chế điều hòa quá trình phát triển và rụng trứng

Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên – FSH (fuliculo – stimulin
hormone) và LH (luteino – stimulin hormone) kích thích sự sinh trưởng và chín
của trứng.
Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng rụng và có tác dụng kích
thích hoạt động của ống dẫn trứng vừa ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH
và LH. Như vậy, tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngừng rụng trứng
khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (chưa đẻ). Khi gia cầm bắt đầu
vào đẻ, hoạt động của hormone FSH và LH mạnh, kích thích một số tế bào trứng
phát triển, chín và rụng.
Như vậy, điều hòa sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh – thể dịch ở tuyến
yên và buồng trứng phụ trách. Ngoài ra còn có cả thần kinh cấp cao và vỏ bán
cầu đại não tham gia quá trình này.
2.1.3.3. Cơ chế điều hòa quá trình tạo trứng
Sự phát triển và chức năng cơ quan sinh sản của vịt mái được kiểm soát
bằng cơ chế thần kinh hormone phức tạp.
Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển hệ thống sinh dục ở vịt là
các hormone hướng sinh dục từ tuyến yên: hormone FSH kích thích nang trứng
sinh trưởng, tiếp đó hormone LH kích thích phát triển nhanh đến chín và rụng.
Đồng thời nang trứng tiết oestrogen kích thích sự tăng trưởng và hoạt
động của ống dẫn trứng tăng nhu động, chuyển trứng dọc ống dẫn trứng, tuyến


yên tiết oxytoxin thúc đẻ và prolactin ức chế hormone FSH và LH kích thích
phát triển nang trứng.
Sau khi rụng trứng, bao noãn còn lại tiết progesterone duy trì hình thành
trứng ở ống dẫn trứng và trạng thái hoạt động của nó.
Vào thời kỳ đẻ trứng, tuyến yên tăng tiết oxytoxin, hormone này kích
thích vào cơ trơn của thành ống dẫn trứng và tử cung.
2.1.3.4. Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của vịt thường dao động khoảng 20 – 26 tuần

tuổi. Tuổi thành thục sinh dục càng sớm thì thời gian đẻ trứng càng dài, năng
suất trứng càng cao. Tuy nhiên, nếu tuổi thành thục sinh dục sớm hơn tuổi thành
thục về thể vóc thì sức bền đẻ trứng không cao. Do lúc này cơ thể vịt mái chưa
thành thục về thể vóc và vẫn đang sinh trưởng phát dục để hoàn thiện cấu tạo
chức năng cơ thể, chất dinh dưỡng không thể tập trung cho hoàn thiện cấu trúc
cơ thể mà phải cung cấp cho quá trình tạo trứng nên ảnh hưởng đến sức sản xuất
trứng về sau.
Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới
tính, thời gian nở trong năm… Giống vịt hướng trứng có tuổi thành thục sinh
dục sớm hơn giống vịt hướng thịt, vịt thành thục sinh dục sớm hơn ngan và
ngỗng. Vịt con nở vào mùa thu thường có tuổi thành thục sớm hơn các mùa khác
trong năm.
2.1.3.5. Khả năng sinh sản của gia cầm
Xác định khả năng sinh sản của gia cầm bao gồm việc đánh giá chất
lượng trứng, khả năng đẻ trứng và các chỉ tiêu về ấp nở.
a) Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng
• Màu sắc vỏ trứng
Màu sắc vỏ trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao (0,55 –
0,75),đặc trưng cho mỗi giống). Màu vỏ trứng do sắc tố được tiết ra ở phần tử
cung của ống dẫn trứng quyết định. Vỏ trứng gia cầm có rất nhiều màu: nâu,
xanh, trắng, đốm... Thường những quả trứng đẻ đầu chu kỳ có màu đậm hơn.
Màu sắc vỏ trứng khác nhau tùy theo giống, dòng gia cầm. Thực tế màu sắc vỏ
trứng không ảnh hưởng đến chất lượng trứng song nó có ảnh hưởng đến kỹ thuật
soi trứng khi ấp và thị hiếu của người tiêu dùng.
• Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lượng trứng và cả sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Hai giống vịt có sản
lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng
trứng rất khác nhau, do đó ảnh hưởng đến thu nhập, sản lượng và giá cả.



Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài giống, hướng sản
xuất, cá thể, chế dộ dinh dưỡng, tuổi vịt mái, khối lượng vịt mái… Sản lượng
trứng có hệ số di truyền tương đối cao (h2 > 0,6).
Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp,những quả trứng có khối lượng xung
quanh khối lượng trung bình của giống luôn có kết quả ấp nở tốt nhất. Khối
lượng trứng càng xa trị số trung bình thì tỷ lệ ấp nở càng thấp.
Trong một đời vịt đẻ, khối lượng trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến khi
đẻ đỉnh cao thì ổn định, vì vậy để xác định khối lượng trứng của một dòng hay
giống, tốt nhất là xác định ở thời điểm 27 – 29 tuần tuổi đối với vịt hướng trứng,
30 – 33 tuần tuổi đối với vịt hướng thịt, tức là khi vịt đã đẻ đỉnh cao. Mỗi lần
cân ít nhất 30 quả/lô bằng cân có độ sai số 0,01 g.
• Chỉ số hình dạng của trứng (CSHD)
Hình dạng trứng của các loài, giống gia cầm khác nhau thì khác nhau và
phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, phụ thuộc vào cấu tạo, đặc điểm co bóp của
ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng. Chỉ số hình dạng được tính bằng công
thức:
Trong đó: D là đường kính lớn của trứng (mm);
d là đường kính nhỏ của trứng (mm).
Chỉ số này trung bình ở trứng vịt là 1,30 (dao động từ 1,20 – 1,58). Khi
chọn trứng ấp, những trứng có chỉ số hình dạng xung quanh trị số trung bình là
tốt nhất. Trứng có chỉ số hình dạng càng xa giá trị trung bình thì tỷ lệ nở càng
kém.
Để xác định chính xác CSHD, cần phải dùng thiết bị chuyên dụng. Nếu
không có thiết bị chuyên dụng, phải đo D và d bằng thước kỹ thuật có độ sai số
đến 1% mm. Khi đó chắc chắn sẽ có những sai sót, nhất là khi đo d (vì trên một
quả trứng có rất nhiều d, người ta cần đo d có giá trị lớn nhất trên quả trứng).
Cẩn thận nhất, phải đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình để đưa vào tính toán.
Bên cạnh đó, cần loại bỏ những trứng có hình thái không bình thường
(còn gọi là trứng dị hình) như: trứng vỏ mềm, trứng giả, trứng hai lòng đỏ (quá

to), trứng ở trong trứng, trứng biến dạng (quá dài, quá tròn, thắt eo…), vỏ bẩn…
• Chất lượng vỏ trứng
Chất lượng vỏ trứng hay được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như độ chịu
lực, độ dày vỏ và mật độ lỗ khí.
Độ dày vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng cả về kỹ thuật và kinh tế, nó có
quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ dập vỡ trong quá trình đóng gói, ấp trứng, vận chuyển
và còn ảnh hưởng đến tỷ lệ nở, chất lượng con giống.


Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là
hàm lượng canxi, phospho và vitamin D trong khẩu phần cũng như mùa vụ nuôi
vịt trong năm.
Người ta có thể đo độ chịu lực, độ dày vỏ của trứng trên máy chuyên
dụng của Nhật Bản, hiện được trang bị tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn
Phúc, Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi quốc gia và Khoa Chăn nuôi – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam.
• Tỷ lệ giữa lòng trắng và lòng đỏ
Người ta xác định khối lượng lòng trắng và lòng đỏ để thiết lập tỷ lệ lòng
trắng/lòng đỏ, tỷ lệ này có liên quan đến kết quả ấp nở. Thông thường tỷ lệ này
tốt nhất là 2/1, càng xa tỷ lệ này khả năng ấp nở càng thấp. Tỷ lệ này liên quan
cặt chẽ với khối lượng của trứng. Trong cùng một giống, thường những quả
trứng có khối lượng lớn thì tỷ lệ này cũng lớn hơn và ngược lại những quả trứng
có khối lượng nhỏ thì tỷ lệ này cũng nhỏ hơn.
Với trứng thương phẩm, người tiêu dùng thích trứng có tỷ lệ lòng đỏ cao.
• Chỉ số lòng đỏ
Bằng các dụng cụ chuyên dùng, người ta đo được chiều cao của lòng đỏ
(H) cà đường kính của nó (D), từ đó xác định được chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) tính
theo công thức:
Chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng của lòng đỏ, chỉ số này
càng cao càng tốt, trứng gia cầm tươi chỉ số này là 0,4 – 0,5. Chỉ số này thay đổi

phụ thuộc vào đặc điểm loài, giống, cá thể, nó giảm dần theo thời gian bảo quản
trứng.
• Chỉ số lòng trắng đặc
Chỉ số lòng trắng đặc là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung bình của
lòng trắng đặc, có thể tính bằng công thức:
Trong đó: H là chiều cao của lòng trắng đặc
D là đường kính lớn của lòng trắng đặc
d là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc
Chỉ số này ở trứng tươi bằng 0,08 – 0,09. Chỉ số này càng thấp thì chất
lượng trứng càng kém. Chỉ số này khác nhau tùy theo loài, giống và cá thể.
Cần lưu ý, các chiều đo của lòng đỏ, lòng trắng (đường kính, chiều cao)
và vỏ trứng…nếu đo bằng thước kẹp thì có độ chính xác rất thấp nên thông
thường để có độ chính xác cao phải xác định trên thiết bị chuyên dùng.
Chỉ số lòng trắng, lòng đỏthường được đo trên thiết bị chuyên dùng của
Nhật Bản đã nhắc đến ở trên.


• Đơn vị Haugh (Hu)
Ngoài chỉ số lòng trắng, chất lượng của lòng trắng còn được xác định
bằng đơn vị Haugh, đây là một đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng
trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng
càng tốt. Thực nghiệm cho biết, những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị
Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau. Công thức tính đơn vị Haugh
như sau:
Trong đó: HU là đơn vị Haugh
H là chiều cao lòng trắng đặc (mm)
W là khối lượng trứng (g)
Trong thực tế sản xuất, người ta thường sử dụng bảng tính sẵn đơn vị
Haugh khi biết chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng. Trên thiết bị của
Nhật Bản, đơn vị Haugh được xác định một cách tự động.

Ngoài các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng đã nêu ở trên người ta còn
xác định một số chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng trứng như mật độ lỗ khí
của vỏ, độ lớn buồng khí…
b) Các chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ trứng
• Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của một cá thể gia cầm là thời gian từ khi gia
cầm mới nở đến khi đẻ quả trứng đầu tiên.
Đối với một đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là tuổi cả đàn gia cầm
khi có tỷ lệ đẻ 5%. Ngoài ra, người ta còn tín tuổi đàn gia cầm và các thời điểm
có tỷ lệ đẻ 30%, 50%, đẻ đỉnh cao nhất (với đơn vị tính là tuần hay ngày) để xác
định “đồ thị đẻ trứng” của đàn. Trong thực thế, sau khi xác định diễn biến tỷ lệ
đẻ trứng qua từng tuần, người ta vẽ đồ thị đẻ trứng của đàn, từ đó xác định
lượng thức ăn cung cấp cho phù hợp và có hiệu quả cao.
Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% và đỉnh cao của mỗi loài gia cầm là khác nhau. Ở vịt
hướng trứng, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% là 20 – 22 tuần tuổi, tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao
là 27 – 29 tuần tuổi; ở vịt hướng thịt, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% là 22 – 25 tuần tuổi,
tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao là 30 – 33 tuần tuổi.
• Tỷ lệ đẻ
Hằng ngày, đếm chính xác số lượng trứng đẻ ra, số trứng được chọn ấp và
số gia cầm mái có mặt. Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giống được xác định theo công
thức:
• Năng suất trứng – NST (quả/mái)


Năng suất trứng là số trứng đẻ ra của một vịt mái trong một thời gian nhất
định, thường tính trong 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm.
• Tỷ lệ trứng giống
• Tỷ lệ trứng có phôi (tỷ lệ thụ tinh)
Tỷ lệ thụ tinh là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng có phôi và số trứng đẻ ra
hay số trứng đem ấp. Sử dụng cách tính nào là tùy thuộc vào mục đích của mỗi

cơ sở chăn nuôi. Có thể sử dụng công thức:
Công thức này được dùng đẻ đánh giá chất lượng đàn giống.
Hoặc:
Công thức này được dùng trong thực tế sản xuất.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi (tỷ lệ thụ tinh):
• Yếu tố di truyền
Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau. Kỹ
thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thu tinh. Nếu cho giao phối đồng
huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
• Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu
trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ
tinh. Nếu khẩu phần ăn thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là
nguyên liệu cơ bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu vitamin, đặc biệt là
vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó
ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ
tinh. Khẩu phần không những phải đầy đủ, mà còn phải cân bằng các chất dinh
dưỡng, nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit
amin, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
• Điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ
ẩm, độ thông thoáng và chế độ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với quy định
đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh ở các mức độ khác nhau thông qua quá trình
trao đổi chất của cơ thể gia cầm. Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa
xuân và mùa thu, giảm vào mùa hè và nhất là những ngày nắng nóng. Khi độ ẩm
chuồng nuôi quá cao, thường làm lớp độn chuồng ẩm ướt, gia cầm trống rất dễ
mắc bệnh ở chân, làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp. Mặt khác độ ẩm cao sẽ làm gia



cầm dễ mắc các bệnh đường ruột, chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khí độc
trong chuồng nuôi tăng lên từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm tỷ lệ thụ
tinh.
• Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thụ tinh.
• Tỷ lệ trống mái
Để có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ trống mái thích hợp. Tỷ lệ này cao
hay thấp quá đều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Các loài, giống gia cầm khác nhau thì
tỷ lệ trống mái cũng khác nhau. Đối với vịt hướng trứng, tỷ lệ thích hợp là một
con trống phụ trách 10 vịt mái (1/10), vịt hướng thịt 1/3 – 4. Khi đàn gia cầm đã
già thì giảm số vịt mái/trống đi.
• Tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở thường được tính bằng một trong các công thức sau:

• Tỷ lệ nuôi sống
• Tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm
Như đã nói ở trên, sản lượng trứng tuyệt đối của các cá thể gia cầm khác
nhau, do đó chi phí thức ăn cho sản xuất trứng được tính chính xác nhất là số
gam thức ăn để sản xuất 1 gam trứng:
Cách xác định lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn được tiến hành như đối với
gia cầm thịt.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những năm 1970, châu Âu đứng trước nguy cơ một số giống vật nuôi
truyền thống như bò, ngựa, cừu, lợn bị biến mất. Một số nhóm người ở Anh
thành lập tổ chức các giống vật nuôi hiếm (Rare Breeders Survival Trust), sau đó
là Hiệp Hội chăn nuôi châu Âu (EAAP). Kết quả điều tra thống kê cho thấy 240
giống vật nuôi có nguy cơ bị biến mất. Từ đó hầu hết các nước châu Âu đều có
chương trình bảo tồn vật nuôi. Khái niệm “Label Rouge” xuất xứ từ Pháp những
năm đầu thập kỷ 60 và ngày nay phổ biến khắp thế giới dùng để chỉ gà thả vườn



chất lượng cao và các loài gia cầm chăn thả khác.
Hiện nay chăn nuôi gia cầm đang phát triển rất nhanh cả về số lượng và
chất lượng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức... Theo
tài liệu của FAO công bố năm 1997 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới đạt trên
59 triệu tấn so với năm 1996. Đến năm 2010, sản lượng thịt: Mỹ đứng đầu thế
giới 16.300 tấn ( tăng 2,3% so với năm 2009), tiếp theo là Trung Quốc 12.550
tấn (tăng 3.7%), Brazil 11.420 tấn (tăng 3,6%)... tổng trên thế giới là 73.923 tấn
tăng 3%.
Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền - giống, ngành chăn
nuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu lớn
trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới. Các nhà nghiên cứu về
di truyền - giống đã tập trung vào chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ di truyền
qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được các ưu thế lai ở tính trạng số lượng. Sản phẩm
từ chăn nuôi vịt đã phục vụ rất nhiều cho các nước đặc biệt là các nước đang
phát triển, kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh cho thấy tỉ lệ phôi đạt 90%, tỉ lệ
nở/trứng có phôi là 59,26% và tỉ lệ nở/tổng trứng vào ấp là 53,3%.
Các tác giả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống tiêu biểu là Powell.J.C (1986)
và Dunnington.E.A (1985). Khối lượng cơ thể: đại diện nghiên cứu về tính trạng
này Rouse.W (1982) và Driesch.H (1990); Lê.F.S (1898), Iochius.G.P (1979) đã
nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối. Hetzel.D.J (1985) đã
nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của vịt Alabio là 3,68 kg cho 1 kg tăng trọng, vịt
Tegel là 3,76 kg.
Cùng với công tác chọn lọc, nhân thuần các giống thủy cầm thì công tác
lai tạo cũng là phương pháp để có được hiệu quả cao và nhanh, lai tạo nhằm
mục đích lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống,
phát huy những bản chất di truyền tốt của chúng. Ngoài ra, lai tạo còn làm biến
đổi sự tồn tại của những cái khác nhau nằm trong cấu trúc tế bào gọi là biến đổi
nội tại, trong một các thể gọi là biến đổi cá thể, trong một quần thể gọi là biến

đổi nhóm. Đồng thời biến đổi lại chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, từ đó lai tạo sẽ
tạo nên những tổ hợp lai có năng suất cao, có chất lượng tốt và nâng cao hiệu
quả chăn nuôi.


Nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn cho vịt không ngừng hoàn thiện và cải
tiến, sản xuất thức ăn cân bằng, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết đáp ứng
nhu cầu sinh lý của từng độ tuổi. Thú y phòng bệnh đạt được nhiều tiến bộ từ
khử trùng tieu độc, đến các loại dược phẩm và vaccine phòng được các bênh
chính cho vịt. Công nghệ chế biến, bảo quản cũng ngày càng phát triển, hình
thành một hệ thống khép kín từ chuồng nuôi đến bàn ăn, cung cấp sản phẩm an
toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Phương thức chăn nuôi cũng có nhiều thay đổi, kết hợp phương thức chăn
nuôi công nghiệp có các trang thiết bị hiện đại với chăn nuôi truyền thống được
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật giúp chăn nuôi vịt phát triển mạnh mẽ.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt
Nam và ngày càng phát triển. Để có được những kết quả này phải kể đến những
tiến bộ về thức ăn, quản lý, thú y…và đặc biệt là công tác giống, trong đó có
công tác nuôi thích nghi các giống nhập từ nước ngoài về, công tác chọn lọc và
công tác lai tạo giữa các giống với nhau. Theo cục chăn nuôi, năm 2012 thủy
cầm cả nước đạt 84,71 triệu con. Ngành thủy cầm đặt mục tiêu tăng trưởng về số
lượng đàn 1 - 1,5%/năm và sản lượng trứng tăng 10 - 12%/năm.
Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Quốc Tế, số lượng vịt ngan trên
thế giới khoảng 1,1 tỷ con, trên 90% trong số đó phân bố ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam là nước có số lượng thủy cầm lớn nhất khu vực
Đông Nam Á, ngoài các giống ngan vịt bản địa như ngan ta, ngan dé, vịt cỏ, vịt
bầu quì .v.v... từ nửa cuối thế kỷ trước một số giống ngan, vịt năng suất cao đã
được nhập và nuôi rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước: vịt Khaki Campbell
được nhập vào năm 1990, vịt Anh Đào năm 1975, vịt CV Super M năm 1989,
ngan Pháp năm 1995.

Từ những năm 1990 của thế kỷ XX, ở nước ta bắt đầu có những công
trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về thủy cầm. Tuy nhiên theo Nguyễn
Thiện và cs (1993), Lương Tất Nhợ (1993) các công trình nghiên cứu về thủy
cầm ở nước ta trong thời gian này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá khả năng
sản xuất, nhân thuần, chọn lọc giống. Lê Văn Liễn và cs (1993) đã nghiên cứu
sản xuất chế phẩm thức ăn giầu protein từ phụ phẩm giết mổ (máu, chất chứa dạ
cỏ...) có thể dùng để thay thế 50% bột cá trong khẩu phần ăn cho vịt Anh Đào và


vịt Bắc Kinh. Dương Xuân Tuyển và cs (1993) sử dụng thóc đầu tôm hấp chín,
còng tươi bổ sung vào thức ăn nuôi vịt CV Super M. Nguyễn Thị Kim Đông và
cs (2005) đã nghiên cứu đánh giá và sử dụng một số phụ phẩm (bã bia, bã đậu
phụ, bột đầu tôm) làm nguồn thức ăn cho ngan vịt nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi nông hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long. Nhìn chung so với gà,
những công trình nghiên cứu cho đối tượng thủy cầm ở nước ta còn rất ít và tản
mạn.


CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vịt Bầu cánh trắng đẻ trứng giống từ 24 tuần tuổi đến 46 tuần tuổi.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: trang trại Châu Tuấn – TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Thời gian thực tập: từ ngày 18/01/2017 đến ngày 15/6/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng qua các tuần tuổi.
Các chỉ tiêu ấp nở.
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng.

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Theo dõi đàn vịt Bầu cánh trắng của trang trại với số lượng 4500 con từ
28 tuần tuổi đến 50 tuần tuổi, trong đó gồm 4000 vịt mái và 500 vịt trống.
Ghi chép số lượng trứng vịt hàng ngày thu được và lượng thức ăn sử
dụng.
Vịt được nuôi nhốt trong hệ thống chuồng hở, có sân chơi, có ao. Nền
chuồng bằng đất và được lót bằng trấu trộn men vi sinh Balasa – N01 dày 10 –
15cm. Các chuồng có máng ăn bằng lốp ôtô cũ được cải tiến. Nước được cung
cấp đầy đủ và thường xuyên từ hệ thống thủy lợi.
Hệ thống ánh sáng: sử dụng bóng đèn huỳnh quang thắp sáng từ 5g30
chiều đến 8g30 tối.
Chuồng trại được dọn vệ sinh 3 tháng/lần.
Thức ăn sử dụng cho vịt là lúa và Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 7066 của
Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Bình Định Việt Nam sản xuất.
Thức ăn hỗn hợp (complete feeds, formulated feeds) theo nghĩa đầy đủ là
một hỗn hợp đồng nhất của nhiều loại thực liệu khác nhau, được phối hợp theo
các công thức lập được từ các kết quả nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo dinh
dưỡng hoàn chỉnh cho vật nuôi.
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (complete feeds) là loại thức ăn hỗn hợp cấu
tạo gồm đủ các nguyên liệu cung cấp năng lượng, bổ sung protein, khoáng,
vitamin, acid amin giới hạn, các chất kích thích sinh trưởng, phòng bệnh và
thường người ta còn thêm vào các chất chống oxi hóa, chất tạo màu, chất tạo
mùi, nhằm thỏa mãn khẩu vị của vật nuôi, thị hiếu của người chăn nuôi và để
bảo quản thức ăn hỗn hợp được lâu mà vẫn giữ được đầy đủ các chất dinh
dưỡng.


Hai tuần đầu tiên bắt đầu đẻ bói, cho ăn vịt Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

7066 của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Bình Định Việt Nam sản
xuất, kết hợp ăn lúa. Từ tuần đẻ thứ 3 cho ăn hoàn toàn thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh 7066.
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi
• Khối lượng vịt vào đẻ
Vịt được cân vào thời điểm đàn vịt có tỷ lệ đẻ 5%, tức cân vào tuần thứ
nhất bắt đầu đẻ (169 ngày tuổi) (n=100).
• Tỷ lệ đẻ
Hằng ngày, thu trứng vào lúc 5g30 sáng, đếm chính xác số lượng trứng đẻ
ra và số vịt có mặt trong chuồng. Tỷ lệ đẻ được tính theo công thức:
• Năng suất trứng (quả/mái/tuần)
Năng suất trứng là số trứng đẻ ra của một vịt mái trong 1 tuần.
• Các chỉ tiêu ấp nở
• Tỷ lệ trứng giống:
• Tỷ lệ trứng có phôi (tỷ lệ thụ tinh):
Công thức này được dùng để đánh giá chất lượng đàn giống.
• Tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở thường được tính bằng một trong các công thức sau:
Vịt con loại I là tất cả những con vịt thỏa mãn tiêu chuẩn ngoại hình, khối
lượng theo quy định.
• Tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm
• Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng
Khối lượng trứng: trứng được cân tại thời điểm vịt đẻ ở 31 tuần tuổi (30
quả/ngày) sử dụng cân điện tử có độ sai số
Chỉ số hình dạng trứng, được tính bằng công thức:

3.5.

Trong đó: D là đường kính lớn của trứng (mm);
d là đường kính nhỏ của trứng (mm).

Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, xử

lý bằng phần mềm Excel 2010 và Minitab 16.



CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tuổi đẻ và khối lượng vịt vào đẻ
Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của vịt là chỉ tiêu quan trọng, có ảnh hưởng
đến năng suất, chất lượng trứng vịt.
Tuổi thành thục sinh dục của một cá thể gia cầm là thời gian từ khi gia
cầm mới nở đến khi đẻ quả trứng đầu tiền. Đối với một đàn gia cầm, tuổi thành
thục sinh dục là tuổi của đàn vịt khi có tỷ lệ đẻ 5% so với số mái trong đàn.
Tuổi đẻ của vịt chịu tác động của nhiều yếu tố như: giống, kỹ thuật nuôi
dưỡng, điều kiện ngoại cảnh… Vịt đẻ quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt và
ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của vịt. Khi đàn vịt đẻ quá sớm thì trứng đẻ ra
thường nhỏ, không đồng đều về khối lượng và kích thước. Khi vịt đẻ quá muộn
thì có nghĩa là thời gian nuôi hậu bị kéo dài, tiêu tốn thức ăn cho giai đoạn này
tăng.
Kết quả theo dõi tuổi đẻ và khối lượng vịt vào đẻ của đàn vịt được thể
hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của đàn vịt Bầu cánh trắng
(n = 100)
Chỉ tiêu

ĐVT
Trung bình
Tuổi

tuần
24
2,3809 ± 0,0109
Khối lượng vào đẻ của vịt mái
kg/con
2,7134 ± 0,00873
Khối lượng vào đẻ của vịt trống
kg/con
Vịt Bầu cánh trắng có tuổi đẻ trung bình của đàn là 24 tuần tuổi. Tuổi đẻ
của vịt Triết Giang (16 tuần tuổi) và vịt Khaki Campbell (140 ngày) (Nguyễn
Hồng Vĩ và cộng sự, 2001), tuổi đẻ của vịt chuyên thịt SM là 25 tuần tuổi
(Hoàng Thị Lan và cộng sự, 2005). Như vậy, so với vịt bầu cánh trắng thì vịt
chuyên trứng có tuổi đẻ muộn hơn, nhưng lại sớm hơn so với vịt chuyên thịt.
Khối lượng vào đẻ của đàn vịt Bầu cánh trắng trung bình là 2,3809kg đối
với vịt mái, 2,7134kg đối với vịt trống. Khối lượng vào đẻ của vịt Đốm và vịt
SM lần lượt là 1,7892kg và 3,0123kg (theo Nguyễn Đức Trọng và cộng sự,


×