Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỊA lí bài 14 mai (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.41 KB, 7 trang )

Ngày soạn: /12/2018
Ngày dạy: /12/2018
ĐỊA LÍ
BÀI 14: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu nghề thủ công và chợ phiên của
người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu được các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm.
2. Kĩ năng:
- Đọc thông tin trong SGK, xem tranh ảnh để tìm kiến thức.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh, ảnh về nghề thủ công, bình gốm, video chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ, thẻ
ý kiến học sinh.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa + Vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức : (2 phút). Hát
2.Kiểm tra đồ dùng, bài cũ : (3phút)
Câu 1: Kể tên cây trồng, vật nuôi chính ở ĐĐBB? (Cây lúa, ngô, khoai, sắn, rau ,
lợn, vịt, gà....)
Câu 2: Em hãy nêu những điều kiện thuân lợi để ĐBBB trở thành vựa lúa lớn thứ
hai của cả nước? (Điều kiện: Nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh
nghiệm, đất phù sa màu mỡ.
- HS + GV nhận xét, đánh giá: Các em nắm được kiến thức, trả lời đúng được câu
hỏi cô yêu cầu. GV tuyên dương học sinh (nếu có)
3.Bài mới :


NỘI DUNG

*Giới thiệu
bài ( 1 phút)

HĐ1: Nơi
có hàng
trăm nghề

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Ngoài 2 hoạt động sản xuất là vựa lúa
lớn thứ hai của cả nước và vùng trồng
nhiều rau xứ lạnh, ĐBBB còn có
những hoạt động sản xuất và hoạt
động nào nữa cô trò chúng ta cùng tìm
hiểu qua bài học hôm nay.
Bài 14: Hoạt động sản xuất của người -HS lắng nghe – Ghi đầu bài vào vở
dân ở ĐBBB(tiếp theo)
-GV ghi đầu bài lên bảng:
3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công
truyền thống.
- Các em ạ! ĐBBB là một trong


thủ công
(15 phút)


những vùng có nghề thủ công rất phát
triển.
? Bằng vốn hiểu biết của mình, em
hiểu thế nào là nghề thủ công?
GV KL:
+ Nghề thủ công là nghề người ta làm
ra sản phẩm bằng chính đôi tay kéo
léo của mình với dụng cụ làm đơn
giản, sản phẩm tinh xảo.
+ Nghề thủ công ở ĐBBB đã có từ rất
lâu, truyền từ đời này sang đời khác
tạo nên những nghề thủ công truyền
thống.
- GV yêu cầu HS đọc thầm thông tin
trong sách giáo khoa trang 106 , TL
nhóm 4 (làm vào phiếu TL), trả lời
các câu hỏi:
Câu 1: Em biết những nghề thủ công
truyền thống nào?
Câu 2: thế nào là một làng nghề?

Câu 3: Kể tên những làng nghề và
sản phẩm thủ công nổi tiếng ở đồng
bằng Bắc Bộ mà em biết.

- Người ta làm ra sản phẩm bằng
tay với các vật liệu tự nhiên, dụng
cụ thô sơ.
-HS lắng nghe.


-1 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận, đại diện một số
nhóm trả lời:
- Làm chiếu, dệt lụa, làm gốm, đan
lát, thêu, vẽ tranh, chạm khắc gỗ,
chạm bạc,....
-Những nơi có nghề thủ công phát
triển mạnh tạo nên các làng nghề,
mỗi làng nghề thường chuyên làm
1 loại hàng thủ công.
- HS kể: Các làng nghề thủ công
nổi tiếng ở ĐBBBlà: Làng Bát
Tràng (Hà Nội) chuyên làm gốm;
làng Vạn Phúc (Hà Nội )chuyên
dệt lụa; làng Kim Sơn (Ninh Bình)
chuyên làm chiếu cói; làng Đồng
Sâm (Thái Bình) chuyên chạm bạc;
làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) chuyên
làm đồ gỗ…
-HS nhận xét, bổ sung.

-Gọi đại diện một số nhóm TL.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
-GV nhận xét, kết luận:
+ Nghề thủ công ở ĐBBB xuất hiện
từ rất sớm, nhiều nghề đạt trình độ
tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi
tiếng trong và ngoài nước.
- HS quan sát, chỉ và nêu tên các
- GV chiếu hình ảnh một số nghề thủ sản phẩm của các nghề thủ công đó

công.
+ Những nơi có nghề thủ công phát
triển mạnh tạo nên các làng nghề, mỗi
làng nghề thường chuyên làm 1 loại


hàng thủ công. (Chiếu hình ảnh một
số làng nghề và sản phẩm thủ công
nổi tiếng ở ĐBBB ).
- Kể tên các đồ dùng trong gia đình
em là sản phẩm thủ công.
-GV: Trong mỗi gia đình chúng ta đều
có rất nhiều đồ dùng là sản phẩm của
nghề thủ công. Theo em, các nghề thủ
công mang lại ích lợi gì?
?Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì về
số lượng các nghề thủ công truyền
thống ở ĐBBB
- GV nhận xét, gọi HS nhắc lại.
Đó chính là nội dung phần 3. (Ghi
bảng: 3. Nơi có hàng trăm nghề thủ
công truyền thống)
*Liên hệ ở Thái Nguyên
? Kể tên những làng nghề thủ công
truyền thống ở Thái Nguyên mà em
biết?

- HS quan sát.
- Bát, đũa, lọ hoa, giỏ hoa, chiếu,
rổ, rá, quạt tay, bàn, ghế,...

- Làm ra các sản phẩm dùng trong
sinh hoạt, các sản phẩm phục vụ
cho hoạt động mua bán trao đổi
hàng hóa, góp phần phát triển kinh
tế hộ gia đình, kinh tế địa phương.
- ĐBBB có hàng trăm nghề thủ
công truyền thống khác nhau.
(2 HS nhắc lại)

-HS kể: Làng nghề bánh chưng ở
Bờ Đậu (Phú Lương), mây tre đan
Phấn Mễ (Phú Lương), làng chè ở
Tân Cương (Thái Nguyên), chè
Trại Cài, Minh Lập (Đồng Hỷ),
làng nghề mộc mĩ nghệ ở Phú Bình,
làng nghề thêu ren ở xã Vạn Thọ,
huyện Đại Từ.....
- HS quan sát.

- GV nhận xét, giới thiệu hình ảnh
một số làng nghề thủ công ở TN (TN
cũng có rất nhiều sản phẩm thủ công
nổi tiếng, trong đó phải kể đến sản
phẩm chè, đặc biệt là chè Tân Cương,
nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
- Được gọi là nghệ nhân.
? Đố các em biết người làm nghề thủ
công giỏi được gọi là gì?
* Chuyển ý: Để tạo nên một sản
phẩm thủ công có giá trị, những người

thợ thủ công phải lao động rất chuyên
cần và vất vả, trải qua nhiều công
đoạn sản xuất khác nhau theo một
trình tự nhất định. Chúng ta cùng tìm
hiểu về quy trình sản xuất tạo ra sản
phẩm của một trong những nghề thủ
công rất phát triển ở ĐBBB đó là:
nghề làm gốm.
*Các công đoạn tạo ra sản phẩm


gốm
? ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để
phát triển nghề gốm?
-GV đưa hình ảnh đất sét cao lanh và
giải thích: ĐBBB là nơi có nhiều lớp
đất sét cao lanh , đây là một loại đất
sét đặc biệt, ko phải ở đâu cũng có.
Đất sét cao lanh có độ dẻo dai khá
cao, khó bị tan trong nước, hạt đất
mịn, có màu trắng xám, chịu được
nhiệt cao. Loại đất này dùng để làm
gốm rất tốt. Đó chính là đk thuận lợi
để ĐBBB là nơi có nghề làm gốm
phát triển.
- Cta cùng tìm hiểu quy trình sx ra đồ
gốm nói chung qua các hình trong
SGK/106-107. (GV chiếu tranh)
-Chiếu câu hỏi:
+ Em hãy nêu thứ tự các công đoạn

tạo ra sản phẩm gốm?

- Gọi HS nhận xét, nhắc lại quy trình
tạo ra sản phẩm gốm.
+ Nhận xét gì về nghề gốm?

+ Theo em, làm nghề gốm đòi hỏi ở
người nghệ nhân những gì?

- ĐBBB có nhiều lớp đất sét cao
lanh là nguyên liệu phù hợp để làm
đồ gốm.

-HS quan sát.

-1HS đọc câu hỏi
- HS trình bày: Thứ tự các công
đoạn tạo ra SP gốm là:
+ Nhào đất và tạo dáng cho gốm
+ Phơi gốm
+ Vẽ hoa văn cho gốm
+ Tráng men
+ Nung gốm
+ Các sản phẩm gốm
- HS nhận xét, nhắc lại. (2-3 HS).
- Làm nghề gốm rất vất vả vì tạo ra
một sản phẩm gốm phải tiến hành
nhiều công đoạn theo một trình tự
nhất định.
- Nghề gốm đòi hỏi người nghệ

nhân phải khéo léo, cẩn thận khi
nặn, khi vẽ , khi nung. Kĩ thuật
tráng men cao để sản phẩm bóng
đẹp.
-HS kể: Bình, lọ hoa, bát, cốc,
chén, chum, vại, ấm pha trà,...
-HS quan sát, nhận xét mẫu: Hình
dáng, hoa văn, độ bóng mịn....

- Kể tên một số sản phẩm gốm trong
gia đình em.
+ GV giới thiệu vật mẫu(bình gốm):
Đây là một trong số các sản phẩm của
nghề làm gốm.
- Cần khéo léo khi sử dụng bảo
? Khi sử dụng các đồ dùng là sản
quản tốt, để nơi khô ráo...
gốm và sản phẩm thủ công nói chung,


HĐ 2 : Chợ
phiên
(12 phút)

chúng ta chúng ta cần lưu ý điều gì?
-GV: Ngoài việc khéo léo, thận trọng
khi sử dụng, chúng ta cũng cần giữ
gìn và trân trọng các sản phẩm thủ
công, đó cũng chính là tôn trọng
thành quả của người lao động.

Chuyển ý: Ngoài hoạt động sản xuất
ra đồ thủ công mĩ nghệ, người dân ở
ĐBBB còn sản xuất ra những sản
phẩm của địa phương trao đổi ở
những phiên chợ vùng quê. Cô trò
chúng ta cùng tìm hiểu phần 4.
4. Chợ phiên
? Liên hệ kiến thức đã học ở bài 2
(Hoàng Liên Sơn). Em hãy cho biết
thế nào là chợ phiên?

-HS nghe

- Chợ phiên là chợ họp vào những
ngày nhất định,do người dân ở từng
địa phương quy định, hàng hóa chủ
yếu là những sản phẩm ng dân địa
phương tự làm ra và đem bán.

+GV nhận xét, KL: Chợ phiên là chợ
được họp vào những ngày nhất định
tùy từng vùng miền quy định . VD:
chợ Bưởi ở HN: ngày 6/9/11/13/21/23
âm lịch hàng tháng. Ta gọi đó là
những ngày chợ phiên.
- Mời các bạn cùng theo dõi đoạn
video về cảnh một chợ phiên .
- GV cho HS quan sát video chợ
phiên
-HS trả lời theo ý hiểu của mình:

?Em quan sát được những gì?
Đây là cảnh chợ phiên. Người ta đi
chợ rất đông. Chợ không có nhà
hàng to để bán hàng. Chỉ gồm
nhiều hàng hóa là sản phẩm do
người dân sản xuất được. Người
dân bán hàng ngay trên mặt đất ai
đi chợ rất vui vẻ.
GV giải thích: Chợ Nủa (Thạch Thất Hà Nội) họp đều đặn vào ngày
2,7,12,17,22,27 (âm lịch).Chợ chỉ họp
các buổi sáng. Đây là cảnh chợ họp
vào tháng 12 cuối năm, mọi người đi
chợ để sắm tết, những hàng hóa như
lá rong, chuối, thực phẩm phục vụ
ngày tết rất đa dạng.


- Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về
đặc điểm của chợ phiên ở ĐBBB qua
hình 15/SGK.
- Yêu cầu HS quan sát hình 15 trong
SGK/108, dựa vào hiểu biết và kết
hợp đọc thông tin trong SGK/107,
thảo luận nhóm 2:
- Quan sát hình, mô tả về cảnh chợ
phiên?( Người đi chợ, hoạt động
mua bán, hàng hóa ở chợ, cách bày
bán hàng,...)

- HS QS hình 15: Cảnh chợ phiên ở

làng quê đồng bằng Bắc Bộ và đọc
thông tin trong SGK/107
- HS thảo luận, báo cáo:
+ Người đi chợ phiên là người dân
địa phương hoặc các vùng gần đó;
hoạt động mua bán hàng hóa diễn
ra tấp nập; hàng hóa ở chợ phiên
phần lớn là những sp ở địa phương
do chính ng dân làm( rau, khoai,
trứng, cá...) và một số mặt hàng đưa
từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và
đời sống người dân.
ra và một số sp đưa từ nơi khác
đến. Ngta bày bán hàng ngay dưới
đất.

GV KL: Chợ phiên là dịp để người
dân ĐBBB mua sắm, mang các sản
phẩm do mình làm được ra bán. Nhìn
các hàng hóa ở chợ, ta có thể biết
được người dân ở địa phương sống
chủ yếu bằng nghề gì.
+ Để thu hút dc nhiều ng dân đến
- Thường ở những địa phương gần
chợ.
nhau lịch họp chợ không trùng nhau,
em nào biết vì sao lại như vậy?
*Liên hệ bản thân :
- HS trả lời.
- Em nào đã được đi chợ phiên rồi ?

Cảm nhận của em về chợ phiên đó
ntn?
- Chợ Thái của chúng ta bây giờ trước
đây cũng là chợ phiên các em ạ. Hiện
nay một số làng xã ở TN vẫn duy trì
hoạt động chợ phiên như ở các huyện
Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Phú
Lương,...
- GV đưa hình minh họa: Đây là cảnh
chợ phiên ở xã Nam Hòa, Đồng Hỷ,
- HS trả lời
TN- nơi mà cô sinh ra và lớn lên. Hồi
nhỏ như các em, cô cũng rất thích dc
đi chợ phiên đấy!
- Ngày nay, với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, ngoài chợ phiên ra,
cta còn có thể thực hiện các hoạt động


mua bán, giao dịch hàng hóa trong
các siêu thị và trung tâm thương mại.
- Em hãy so sánh, tìm ra sự khác nhau
giữa các trung tâm thương mại, các
siêu thị ở thành phố với các chợ phiên
ở làng quê.

- Qua tìm hiểu, cho cô biết:
? Nghề thủ công ở ĐBBB phát triển
như thế nào?
- Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc

điểm gì ?

- Các TTTM, Siêu thị: Hoạt động
hằng ngày, hàng hóa bày trong các
cửa hàng, gian hàng, có nhân viên,
trang trí đẹp. Sản phẩm nhập từ nơi
khác về bán.
- Chợ phiên: Họp vào các ngày nhất
định, , dựng lều bạt để bày bán
hàng hoặc bày bán hàng ngay dưới
đất. Sản phẩm chủ yếu là hàng hóa
người dân vùng đó làm ra cũng có
một số sản phẩm vùng khác mang
đến.
- Nghề thủ công ở ĐBBB phát triển
mạnh, có hàng trăm nghề vơi nhiều
SP nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Chợ phiên ở DBBB là nơi
diễn ra các HĐ mua bán tấp nập.
Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các
sản phẩm sx tại địa phương.
- 2HS đọc.

-GV chiếu nội dung bài học.
4.Củng cố : (4 phút):
- Để củng cố nội dung bài học, cô có một số câu hỏi trắc nghiệm, các em sẽ chọn
câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (hình thức giơ thẻ), sau 5 giây suy nghĩ, các
em sẽ chọn và giơ thẻ ghi chữ cái trước đáp án đúng.
5.Dặn dò: (1 phút)
- Sử dụng phải giữ gìn các sản phẩm thủ công.

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thủ đô Hà Nội để chuẩn bị cho bài 15 giờ sau.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
*Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×