Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập về phong cách lãnh đạo – thế nào là một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.59 KB, 12 trang )

BÀI TẬP VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO – THẾ NÀO LÀ MỘT NHÀ
LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
Sau khi học môn Phát triển khả năng lãnh đạo về phương diện lý thuyết chúng
ta đã được nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo. Các yếu tố này ảnh hưởng
tới thành công của các nhà lãnh đạo. Sự đóng góp của một nhà lãnh đạo thành
công ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chung của một tập thể.
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nam là nơi hiện nay tôi đang công tác, là
cơ quan quản lý Nhà nước về Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ngoài ra còn có các
trung tâm và các đơn vị sự nghiệp. Được thành lập từ năm 1997, sau khi tỉnh Hà
Nam được tách ra từ tỉnh Nam Hà. Sau 15 năm phát triển hiện nay phong trào văn
hoá, thể thao phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu, nhiều tua, tuyến du lịch
đã được hình thành , hệ thống nhà hàng, khách sạn được xây dựng đồng bộ. Cơ sở
vật chất của ngành không ngừng lớn mạnh với các nhà thi đấu đa năng, sân vận
động, nhà văn hoá, Bảo tàng, thư viện, trung tâm chiếu phim, khu du lịch tam chúc
với mức đầu tư 10.000 tỷ đồng.... Năm 2011 Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà
Nam được Nhà nước tặng thưởng huy chương lao động hạng nhất.
Có được thành quả trung của sự nghiệp văn hoá thể thao và du lịch Hà Nam phải
nói đến công lao đóng góp của ông Trần Quốc Hùng - Giám đốc Sở. Ông Trần
Quốc Hùng được bổ nhiệm phó giám đốc Sở năm 2000, sau 02 năm với nhiều


đóng góp, với uy tín được cán bộ trong ngành tín nhiệm, cộng với sự tin tưởng của
cấp trên, ông Trần Quốc Hùng đã được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc Sở năm
2002. Hiện nay, với uy tín, trình độ, mức độ ảnh hưởng cao, ông Trần Quốc Hùng
đang đựoc quy hoạch để bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh.
Là cán bộ dưới quyền tôi học tập đươc ở ông Trần Quốc Hùng tố chất và kỹ năng
của một nhà lãnh đạo.
Khi nói đến tố chất là nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các
đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc điểm về
tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ sự tin tưởng, sự hướng ngoại, sự chín chắn,
mức độ nhiệt tình. Kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có


hiệu quả. Giống như tố chất, kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền.
Kỹ năng có thể định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau, từ rất tổng quát
(ví dụ: sự thông minh, kỹ năng giao tiếp) cho đến thuật ngữ thu hẹp hơn về ý nghĩa
(ví dụ: tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục).
Kết quả tổng kết một số nghiên cứu cho thấy nhiều tố chất cá nhân khác nhau
liên quan đến hiệu quả và sự thăng tiến của người quản lý, các tố chất liên quan
đến hiệu quả, thành công của nhà lãnh đạo như:
Mức độ sinh lực và sức chịu đựng căng thẳng cao: Mức độ sinh lực và chịu
đựng áp lực giúp nhà quản lý bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương và kéo dài


trong nhiều giờ, những yêu cầu liên tục ở cương vị của người quản lý. Sự dẻo dai
về thể chất và sự ổn định về mặt tâm lý giúp cho nhà quản lý có thể đối mặt với
những căng thẳng trong các mối quan hệ, ví dụ cách giải quyết với một cấp trên
hay sử dụng biện pháp trừng phạt những nhân viên cấp dưới luôn gây phiền hà,
một người đồng sự luôn bất hợp tác hoặc một khách hàng luôn gây khó chịu.
Sự tự tin: bao gồm một số khái miệm liên quan ví dụ như lòng tự trọng và sự tự
khẳng định năng lực bản thân. Hầud hết các nghiên cứu về tố chất lãnh đạo đều chỉ
ra rằng sự tự tin có mối liên hệ tích cực với hiệu quả và sự thăng tiến của người
lãnh đạo. Sự tự tin phân biệt giữa người quản lý hiệu quả và không hiệu quả .Một
số hành vi liên quan đến sự tự tin có thể giúp giải thích tại sao nó tác động tích cực
đến hiệu quả của ngưòi quản lý. Nếu không có sự tự tin, người lãnh đạo thường ít
thực hiện hành vi gây ảnh hưởng và những hành vi gây ảnh thực hiện thường ít có
khả năng thành công. Những người lãnh đạo có sự tự tin cao thường cố gắng gánh
vác những công việc khó khăn và đề ra những mục tiêu mang tính thách thức cho
mình. Những người lãnh đạo có kỳ vọng cao đối với chính mình thường có kỳ
vọng cao đối với nhân viên cấp dưới. Những người lãnh đạo này thường kiên trì
hơn trong việc thực hiện mục tiêu khó khăn, mặc dù gặp phải những vấn đề và cản
trở ngay từ ban đầu. Sự lạc quan và tính kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu hoặc
nhiệm vụ thường làm tăng sự quyết tâm và cam kết của cấp dưới, đồng sự và cấp

trên để hỗ trợ cho nỗ lực đó. Hành động tự tin và quyết đoán trong hoàn cảnh


khủng hoảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong đó sự thành công phụ thuộc vào
cách nhìn nhận của cấp dưới đối với lãnh đạo cho rằng người lãnh đạo có kiến thức
và sự dũng cảm cần thiết để đối mặt với khủng hoảng một cách thắng lợi.
Nội lực: Một tố chất nữa có mối liên hệ với hiệu quả quản lý được gọi là “ động
lực nội tâm’’ . Người có động lực nội tâm cao gọi là “nội lực” , người có động lực
nội tâm tin rằng họ có thể quyết định được chính vận mệnh của chính mình nên họ
có trách nhiệm hơn với hành động của mình và đối với hiệu quả hoạt động chung
của tổ chức.
Tính ổn định và trưởng thành về tâm lý: Một người trưởng thành về mặt tình cảm
thường cân bằng và không bị rối loạn tâm lý nghiêm trọng. Họ thường nhận thức
đúng đắn về sở trường và sở đoản của bản thân, họ thường định hướng cải thiện
bản thân thay vì phủ nhận điểm yếu và tưởng tượng ra sự thành công.
Tính liêm trực: Tính liêm trực có nghĩa là hành vi của một cá nhân phù hợp với
các giá trị chung mà mọi người nhất trí, và ngưòi đó trung thực, có đạo đức và
đáng tin. Tính liêm trực là yếu tố quyết định sự tin tưởng giữa các cá nhân.
Có động cơ quyền lực: Một số có nhu cầu quyền lực cao thường muốn gây ảnh
hưởng đối với người khác và những sự kiện, họ thường tìm kiếm những vị trí có
quyền lực cao.


Định hướng thành tích: Bao gồm tập hợp các thái độ, giá trị và nhu cầu liên quan:
nhu cầu thành tích, mong muốn nổi bật, động cơ thành công, sẵn sàng nhận trách
nhiệm, quan tâm đến mục tiêu công việc.
Nhu cầu về sự phụ thuộc: Người có nhu cầu về sự phụ thuộc cao thường nhận
được sự hài lòng vì họ đựoc người khác yêu quý và chấp nhận. Họ thích làm việc
cùng những người thân thiện và hợp tác. Người lãnh đạo thường không mong
muốn mình có nhu cầu phụ thuộc cao nhưng người lãnh đạo có nhu cầu phụ thuộc

cấp dưới cũng không hẳn đã tốt. Một người có nhu cầu phụ thuộc thấp thường là
một người đơn độc. Họ là người không muốn hoà nhập với người khác trừ khi
những người đó là thành viên trong gia đình hoặc những ngưòi bạn thân cận.
* Để trở thành nhà lãnh đạo thì cần phải có những kỹ năng cần thiết. Theo tôi
một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo cần phải có:
Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý.
Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và
con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi
nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi.
Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người
một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết
định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là
một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai


thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và
làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ
máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà
quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm
rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất
quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và
hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế
hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp
trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch,
người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra
và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: Bao gồm kiến thức về phương pháp, các
quá trình và thiết bị để thực hiện các hoạt động chuyên môn của đơn vị tổ chức. Kỹ
năng chuyên môn cũng bao gồm sự hiểu biết thực tế về tổ chức, hiểu biết về các

sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Kiến thức này có thể thu được thông qua sự kết
hợp giữa đào tạo chính quy và từ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.
Các kỹ năng nhận thức: bao gồm khả năng phân tích , tư duy lôghic, xây
khái niệm, tư duy quy nạp, tư duy suy diễn. Nhìn chung, kỹ năng nhận thức bao
gồm khả năng đánh giá sáng suốt, có tầm nhìn xa, có khả năng trực giác, có tính


sáng tạo và có khả năng hiểu đựoc ý nghĩa và trật tự trong các dữ liệu mập mờ,
không chắc chắn. Kỹ năng nhận thức được dánh giá bằng nhiều phương pháp khác
nhau. Kỹ năng nhận thức là cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ chức và giải quyết
vấn đề.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các
mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo
giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng
nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp
đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng
giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về
nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được
sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công
việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng
trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả
lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là
điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân
viên tốt.
Phân tích từ phương diện lý thuyết vào một nhà lãnh đạo cụ thể mà theo tôi
thấy là thành công thì quả thật vấn đề tố chất đối với một nhà lãnh đạo là hết sức
quan trọng. Họ phải có tầm nhìn xa và có khả năng kết nối tầm nhìn với ý tưởng.


Họ phải là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi. Họ là những người dám

mơ ước và dám trở nên khác biệt. Họ sẵn sàng chấp nhận thất bại. Nhà quản lý
phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh,
kiến thức về Marketting, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công
nghệ...Nếu một nhà quản lý nhận ra mình không đủ các kỹ năng cần thiết thì họ
vẫn có thể hoàn thiện mình. Tóm lại, để trở thành người lãnh đạo hiệu quả, thì
người đó cần xác định được công việc mà họ làm để đạt được các mục tiêu của tổ
chức, cùng với và thông qua các cá nhân.
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn
luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước.
Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi
quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Một người
lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người
khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào có thể hội tụ đủ những phẩm chất
đó?
Tầm nhìn xa
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường
như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời
khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.


Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của
mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó.
Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết
phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm
chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ
thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh
nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và
thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải
quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ

bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.
Sự tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường,
sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng
trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến
thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không
có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học
hỏi điều đó từ những người khác.
Tính kiên định


Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết
định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ,
ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về
lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
Biết chấp nhận mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên,
nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng
liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản
tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá
khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn
bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó.
Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng
đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì
thôi.
Sự quả quyết



Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan
trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những
quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.
Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai
lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh
đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân
viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không?
Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức
để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận
rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia
đình bạn.
Khả năng thích nghi
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại
khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức
thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những


kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc
của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi
hỏi chúng ta phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức
và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của
người lãnh đạo. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn
trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, chúng ta sẽ
tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo. Hy vọng rằng
các học viên lớp M0310 sẽ thành công!

Tài liệu tham khảo
1. GRIGGS - MBA Program, Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo của Trường

Đại học GRIGGS, 2010.
2. Các bài giảng môn học Phát triển khả năng lãnh đạo của TS. Anthony Robert

Sanichara, Trường Đại học GRIGGS, Hoa Kỳ.



×