Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TẦM QUAN TRỌNG của HÀNH VI tổ CHỨC đối với các NHÀ QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.98 KB, 11 trang )

TRÌNH BÀY TẦM QUAN TRỌNG CỦA OB ĐỐI VỚI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO,
QUẢN LÝ CỦA CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA ANH/CHỊ
Chúng ta đang sống trong môi trường có tính cạnh tranh cao về mọi mặt, nhưng ở
đây ta chỉ nói đến một vấn đề cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực có trình độ tay nghề
cao, người lãnh đạo cần làm gì để những người như vậy không rời bỏ doanh nghiệp, có
chính sách gì giữ họ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài và thể hiện được hết khả năng
trong công việc, và còn nhiều vấn đề liên quan khác nữa… Như vậy câu hỏi lại được
đưa ra cho các nhà làm quản lý phải biết vận dụng các lý thuyết của OB vào từng
trường hợp của doanh nghiệp, xem trong doanh nghiệp mình có điểm mạnh, điểm yếu
gì cần giải quyết, khắc phục, ví dụ thái độ, hành vi ứng xử của mọi người với nhau có
hòa thuận hay luôn xảy ra xung đột; thái độ cấp trên đối cấp dưới như thế nào? Các chế
độ lương, thưởng, nghỉ mát đã làm người lao động hài lòng chưa…
Tóm lại tầm quan trọng của OB đối với các nhà làm lãnh đạo, quản lý là biết vận
dụng những yếu tố, tính chất của OB mà đã được xây dựng qua nhiều thời gian để áp
dụng vào chính doanh nghiệp mình để cải thiện, nâng cao năng suất cũng như vị thế của
doanh nghiệp.
Câu 2: Trình bày bản chất của Mô hình Hành vi
Bản chất mô hình hành vi là áp dụng, sáng tạo trong việc tạo ra nhiều mô hình
hành vi khác nhau hoạt động độc lập hoặc gắn kết với tổ chức trong cơ quan hay doanh
nghiệp của mình. Để rồi từ những việc quản lý tốt các mô hình hành vi đó sẽ đem lại sự
thành công cho công ty và sự hài lòng trong công việc đối với công nhân viên, các chế
độ được đáp ứng theo nhu cầu của từng công việc, giữ chân được người lao động trong
công ty.
Câu 3. Giả sử rằng Anh/Chị hiện đang nắm giữ cương vị lãnh đạo hay quản lý tại
một công ty nhất định nào đó, hãy trình bày kế hoạch áp dụng các nội dung của môn
học OB vào chính tình huống của công ty đó.
Vào những năm của thập kỷ 90(1990 - 2000) tình hình giao thông đô thị của
thành phố Hà Nội và các thành phố lớn trên cả nước rất phức tạp.
Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước đã tạo nên
một môi trường tích cực, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh phát triển và kéo
theo đó là sự bùng nổ ồ ạt các phương tiện giao thông thô sơ như xe bò, xe kéo, xe công


nông, xe lam, xe ba gác, xe xích lô… đã gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động giao
thông trên đường phố…


Trước tình hình đó, Công ty Thành Hưng đề xuất dự án Taxi Tải và đưa đội xeTaxi Tải
vào kinh doanh vận tải hàng hóa. Ngày 16/06/1996 đội xe TaxiTải với 40 chiếc xe mang
mầu da cam của Thành Hưng khai trương hoạt động. Ngay lập tức, Dự án Taxi Tải đã
được Thành Ủy, UBND, Sở GTCC Thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng ủng
hộ.
Hiện Công ty đang dần từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương thức làm việc và
hướng tới xây dựng công ty ngày càng phát triển. Nhân cơ hội được tiếp cận, trao đổi
rất nhiều kiến thức bổ ích từ TS. Đặng Ngọc Sự thông qua môn học Quản trị Hành vi tổ
chức, tôi đã vận dụng những kiến thức đã học vào Công ty mình để đánh giá về quá
trình quản trị hành vi tổ chức trong Công ty, qua đó đề xuất những thay đổi mới để
Công ty ngày một phát triển hơn. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được góp ý từ phía thầy giáo để tôi hoàn thiện kiến thức bản thân và
vận dụng tiếp vào hoạt động của Công ty.
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY

1. Sơ lược Công ty
-

Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Hưng

-

Tên tiếng Anh: Thanh Hung Group Joint Stock Company

-


Địa chỉ: Toà nhà Thành Hưng 104 - 106 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

-

Tel: (84-4) 3873.1414 – 3873.2246

-

E-mail:

Fax: (84-4)3827.4038


2. Các mảng họat động kinh doanh chính:
-

Công nghiệp chuyển dọn, chuyển nhà, chuyển văn phòng trọn gói
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ Taxi tải
Vận chuyển hành khách bằng Taxi
Cho thuê ôtô tự lái hoặc có lái phương thức mới
Đầu tư kinh doanh, phân phối hàng hóa

-

Tổ chức sự kiện


-

Đào tạo dạy nghề


-

Bất động sản, kinh doanh văn phòng và căn hộ cho thuê

3. Các dự án tham gia:
Thành Hưng chủ động đầu tư
dự án Hệ Thống Dịch Vụ Vận Tải
Tiện Ích trên toàn quốc. Đây là dự án
cung cấp đa dạng các dịch vụ vận tải cho
người tiêu dùng theo mô hình hiện đại
của các tập đoàn cho thuê xe lớn trên thế
giới như AVIS, nhưng mang hồn Việt,
giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, mục đích nhằm đề cao Thương Hiệu Việt. Là
doanh nghiệp đi đầu với các dịch vụ mới lạ, độc đáo, nay Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thành Hưng tiếp tục cho ra đời một dự án lớn nhằm đưa hàng loạt dịch vụ vận tải thiết
yếu: Cho thuê xe ôtô ngắn hạn, dài hạn, thuê xe khô, xe có lái, thuê xe ôtô có lái phương
thức mới (thuê xe tại Hà Nội có thể trả tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc nhiều thành
phố khác và ngược lại)...đến gần hơn, đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất nhu cầu thuê xe ôtô
của các tổ chức, các cơ quan, khách du lịch và người dân địa phương thông qua chuỗi
Kiosque chất lượng cao mang sắc màu, biểu tượng, độc đáo và đặc trưng có tên gọi: Hệ
Thống Dịch Vụ Vận Tải Tiện Ích sẽ có mặt tại khắp các quận, các nhà ga xe lửa, ga
hàng không...của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác trên toàn
quốc, Thành Hưng có đầy đủ hệ thống văn phòng cho thuê xe ôtô vận hành trên toàn
quốc. Đó là kết quả của sự đầu tư liên tục với hệ thống quản lý thông tin và phương
thức cho thuê xe hiện đại nhất trong ngành dịch vụ cho thuê xe ôtô hiện nay tại Việt
Nam
Đến với Hệ Thống Dịch Vụ Vận Tải Tiện Ích, Quý khách sẽ được đáp ứng các yêu
cầu về thuê xe ôtô, với đa dạng, phong phú các loại xe từ 5 - 7 đến 16 chỗ với chất
lượng phục vụ tốt nhất. Trong Hệ Thống Dịch Vụ Vận Tải Tiện Ích, Quý khách sẽ được

sử dụng các dịch vụ tiện ích kèm theo như: Café vận tải miễn phí, Internet miễn
phí, dịch vụ đánh giày tự động miễn phí... chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những
khách hàng khó tính nhất.
4. Sứ mệnh, Tầm nhìn:
4.1. Sứ mệnh:


Trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ Taxi chở người, taxi chở hàng và cho thuê
xe lớn nhất trong khu vực thông qua việc cung cấp các xe có chất lượng, dịch vụ vận
chuyển chất lượng cao, chuyên nghiệp hoá nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của cổ
đông, lợi ích của nhà đầu tư và đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực vận tải trong
nước cũng như sự phát triển chung của đất nước.
4.2. Tầm nhìn:
Trở thành nhà đầu tư và cung cấp các dịch vụ vận tải chuyên nghiệp trong các lĩnh
vực: vận tải đa phương thức, dịch vụ chuyển hàng hóa nhanh chất lượng có uy tín cao
tại Việt Nam và khu vực.
5. Cơ cấu tổ chức

II. ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY VÀ
NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG TƯƠNG LAI
1. Động lực làm việc
* Đánh giá


Ngoài chế độ lương, thưởng, phụ cấp
nằm trong hệ thống thang bảng lương theo
Quy chế lương Công ty, Ban lãnh đạo Công
ty đã thực thi một số việc để tạo động lực
cho nhân viên:
- Định kỳ 3 tháng Công ty có cuộc

họp tổng kết Quý. Trong cuộc họp này, Ban
Tổng Giám đốc sẽ lựa chọn để vinh danh từ 1-2 Cán bộ Quản lý (cấp Ban) và 1-2 nhân
viên. Những cán bộ, nhân viên được vinh danh ngoài việc được thưởng 2 tháng lương
(khích lệ về mặt vật chất), đặc biệt hơn sẽ được vinh danh trên Bảng khen thưởng của
công ty (khích lệ về mặt tinh thần). Đây là một khung bảng lớn được treo trang trọng tại
khu vực lễ tân, là nơi đi vào và thấy hàng ngày của mọi cán bộ nhân viên cũng như
khách hàng đến làm việc. Trên khung bảng có ghi nhận tên, vị trí công tác và ảnh của
cán bộ, nhân viên được khen thưởng. Khi được hỏi, những cán bộ nhân viên được vinh
danh đều cảm thấy rất tự hào. Họ cho rằng việc khích lệ tinh thần đó khiến họ cảm thấy
tự hào và càng có thêm động lực để cống hiến cho công ty. Còn những cán bộ nhân viên
chưa được vinh danh, họ lấy đó làm mục tiêu phấn đấu cho mình.
- Định kỳ 6 tháng, Trưởng Ban Hành chính quản trị sẽ gửi thông báo của Tổng
Giám đốc tới các nhân viên. Theo đó mỗi nhân viên sẽ đề đạt nguyện vọng được đào tạo
của mình trong thời gian tới. Những ai còn thiếu, còn yếu ở kỹ năng, chuyên môn nào
có thể đề xuất. Công ty sau đó sẽ mở những lớp tập huấn nội bộ, thuê chuyên gia bên
ngoài, hoặc tài trợ một phần cho đến toàn bộ học phí cho nhân viên theo học các khóa
đào tạo. Các nhân viên công ty trả lời rằng cảm thấy thỏa mãn về nhu cầu được đào tạo,
trao đổi kiến thức, học hỏi thêm những kinh nghiệm mới giúp họ rất nhiều trong công
việc.
* Đề xuất
Thiết nghĩ, đào tạo không bao giờ là đủ, nhu cầu được đào tạo, phát triển của con
người là không ngừng. Theo tôi, trong tương lai, ngoài việc duy trì tốt những động lực
đã tạo lập được, công ty nên tăng cường đào tạo thêm cho cán bộ nhân viên để phù hợp
với sự thay đổi của công việc cũng như hỗ trợ tốt cho các Ban khác.
2. Xây dựng và quản lý nhóm làm việc
*Đánh giá


Tạm thời bỏ đi sự tồn tại của các nhóm theo quan hệ cuộc sống, hiện tại ở Thành
Hưng tồn tại các đội, nhóm làm việc ví dụ: nhóm thực hiện việc quản lý các đội xe tải,

nhóm quản lý xe taxi, nhóm triển khai ứng dụng ISO 9001:2008, đội quản lý theo dõi
bốc xếp các dịch vụ dọn nhà, văn phòng, đội chuyên tổ chức sự kiện ... Các đội, nhóm
này được hình thành trên cơ sở nhân lực trong mỗi phòng ban, hoặc tùy theo tính chất
công việc, có những đội hình thành bao gồm mỗi phòng ban có liên quan từ 1-2 nhân
viên. Việc kết hợp những con người khác nhau về kỹ năng, sở trường và kiến thức
chuyên môn thành một đội, nhóm làm việc là không đơn giản. Thành Hưng cũng nhận
thấy xây dựng một tinh thần tập thể đoàn kết vững chắc, phối hợp ăn ý trong hoạt động
nhóm là một việc hết sức quan trọng.
* Đề xuất
Nhìn chung tinh thần đoàn kết của Công ty khá tốt. Tuy nhiên vẫn một thực tế tồn
tại là các đội trong công ty hiện nay do phải giải quyết các công việc phức tạp, và nhân
lực từ các phòng ban khác nhau nên các đội này có tính chất không đồng nhất. Nhược
điểm có thể thấy rõ nhất đó là dễ nảy sinh mâu thuẫn, do mỗi thành viên có một chuyên
môn khác nhau, ý kiến khác nhau. Khi có bất đồng, các thành viên có xu hướng tách ra
làm việc độc lập chứ không làm việc theo nhóm. Để tránh tình trạng này, theo tôi cần
phải có khóa đào tạo kỹ năng làm việc nhóm cho các cán bộ nhân viên công ty, cũng
như với những thành viên có “cái tôi cá nhân” quá cao, Ban lãnh đạo nên gặp gỡ, phân
tích, trao đổi thẳng thắn để thành viên đó nhận thức được vai trò của những thành viên
khác trong nhóm.
3. Giao tiếp và Truyền thông
*Đánh giá
Hiện tại ở Thành Hưng đang áp dụng hệ thống thông tin truyền thông rất phong
phú. Có rất nhiều phương thức để lựa chọn khi một cá nhân muốn giao tiếp với một cá
nhân khác trong công ty hoặc với đối tác, khách hàng như:
- Gặp gỡ trực tiếp
- Giao tiếp qua fax, email, điện thoại cố định/cầm tay: trong công ty trang bị hệ
thống điện thoại liên kết qua máy chủ, mỗi CBNV có một máy lẻ riêng, thuận lợi trong
giao tiếp nội bộ lẫn bên ngoài.
- Sử dụng Yahoo, Skype: mỗi CBNV đều có tài khoản Skype. Trong giờ làm việc,
khi cần có thông tin trao đổi, truyền dữ liệu có thể trực tiếp thông qua Skype. Tuy nhiên

có một nhược điểm là một số nhân viên ngồi “chat” chuyện cá nhân, ảnh hưởng đến


công việc chung. Bên cạnh đó, một số nhân viên cũng sử dụng mạng xã hội như
Facebook, Twitter...trong giờ làm việc gây mất tập trung.
Ngoài ra website cũng được update thường xuyên, là
nơi trình bày sơ lược về công ty và các tin tức, sự kiện có liên quan đến công ty - tạo ấn
tượng ban đầu với đối tác, khách hàng về một Thành Hưng năng động, chuyên nghiệp.
*Đề xuất:
Trước mắt tôi chỉ có đề xuất về việc chặn truy cập vào các trang mạng xã hội từ
máy tính công ty. Vấn đề này hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua hệ thống máy
chủ của công ty và nhân viên phụ trách kỹ thuật có thể quản lý được. Còn về việc nhân
viên “chat” trong giờ, cá nhân tôi cho rằng vấn đề này tự các Ban có thể giải quyết được
chứ không nên cấm sử dụng Skype (vì quá trình làm việc qua Skype cho thấy tiết kiệm
được thời gian và nhanh chóng trong việc truyền dữ liệu). Thay vì bố trí chỗ ngồi theo
góc vuông như hiện nay, có thể bố trí lại các dãy bàn làm việc dọc hai bên lối đi, như
vậy các nhân viên có thể tự theo dõi lẫn nhau, phát hiện những ai “chat” việc riêng
trong giờ.
4. Lãnh đạo, quyền lực và ảnh hưởng
*Đánh giá
“Hãy hỏi những người đi trước về con đường mà họ đã đi qua và hãy chỉ cho
người đi sau về vũng lầy mình đã gặp phải.”
Đó chính là “tôn chỉ” của lãnh đạo Thành Hưng, được lãnh đạo công ty đề ra và
phấn đấu thực hiện theo. Tôi đánh giá cao lãnh đạo công ty ở điểm này - những người
lãnh đạo trẻ đầy nhiệt huyết, có tinh thần cầu thị và sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo nhân viên
cấp dưới. Trong các tiêu chí về“7 loại năng lực lãnh đạo”, ban lãnh đạo Thành Hưng
đặc biệt đề cao Tính chính trực - Nói là làm, biến lời nói thành hành động.
Tiếp theo nữa, tại Thành Hưng có cơ chế ủy quyền tạo điều kiện tốt cho nhân viên.
Lãnh đạo công ty có xu hướng tăng cường ủy quyền cho nhân viên thực hiện công việc,
dễ dàng làm việc với đối tác và qua đó học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

*Đề xuất
Hiện tại ở công ty, cơ chế phản hồi chỉ ở cấp độ từ nhân viên đến lãnh đạo Ban, từ
lãnh đạo Ban đến Ban Tổng giám đốc, chưa hình thành cơ chế phản hồi thông tin từ
nhân viên trực tiếp đến Ban Tổng giám đốc. Tôi nghĩ trong tương lai gần, Ban Tổng
giám đốc Thành Hưng nên thiết lập cơ chế phản hồi trực tiếp để nhân viên có thể trình
bày những nguyện vọng, ý tưởng của mình trực tiếp tới Ban Tổng giám đốc, có thể


thông qua Hòm thư ý kiến, hoặc là trao đổi trực tiếp. Điều này sẽ làm tăng tính hiệu quả
của công việc.
5. Cấu trúc và thiết kế tổ chức
* Đánh giá
Sơ đồ cơ cấu tổ chức đã được tôi nêu ra ở trên. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Thành
Hưng theo chức năng, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu làm việc hiện tại. Tuy nhiên
hiện nay bắt đầu phát sinh những khó khăn trong việc quản lý các chi nhánh đại diện.
Bình thường các giấy tờ, chứng từ của các chi nhánh đại diện do Ban Hành chính Quản
trị tập hợp, lưu trữ, sau đó những phòng ban nào có nhu cầu về chứng từ liên hệ Ban
Hành chính Quản trị để nhận. Thực tế là khi kế toán kiểm soát chứng từ của các văn
phòng đại diện thì số liệu không khớp, rất khó thanh quyết toán.
6. Văn hóa doanh nghiệp
* Đánh giá
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của một
doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu mở rộng và phát
triển kinh doanh thì mục tiêu xây dựng “Văn hóa Thành Hưng” là điều mà Công ty đang
hướng đến. Những giá trị cốt lõi sau đây được Công ty xác lập:
<1> Tri thức, trách nhiệm và ý chí quyết tâm sẽ là nền tảng cho mọi thành công;
<2> Sức mạnh Thành Hưng chính là một tập thể đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng tương
trợ và giúp đỡ nhau để cùng hướng về phía trước;
<3> Lắng nghe - thấu hiểu và cùng chia sẽ chính là nền tảng cho mọi thành công;
<4> Luôn luôn hướng đến những thay đổi tích cực để hoàn thiện hơn, qua đó sẽ

duy trì sự phát triển và gia tăng các giá trị hoạt động;
<5> Phát huy tinh thần làm chủ kỹ thuật, khoa học và công nghệ với niềm đam mê
chinh phục những đỉnh cao chính là nền tảng của sự phát triển.
Sau khi xác định những giá trị cốt lõi của mình, Ban lãnh đạo và tòan thể cán bộ
nhân viên Công ty đã đi đến xây dựng “chuẩn mực văn hóa Thành Hưng” như sau:


* Đề xuất
Để xây dựng văn hóa công ty đòi hỏi một thời gian dài, và gồm rất nhiều hạng
mục. Một mình tôi chưa thể và cũng không thể lên được hết các định hướng xây dựng
Văn hóa doanh nghiệp cho Công ty. Tất cả mọi thành viên trong công ty đều mong
muốn công ty sẽ thành công và để đi đến thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, không phải cứ
nói thành công là thành công sẽ đến. Muốn có được sự thành công thì điều đầu tiên mọi
người cần phải có đó chính là sự tự tin và “Tự tin” cũng chính là khẩu hiệu đầu tiên.
Nếu chúng ta có được sự tự tin mà thiếu đi sự quyết tâm thì thành công cũng không thể
nào đến được. Và “Quyết tâm” là khẩu hiệu tiếp theo. Nếu chúng ta có được sự tự tin
và tinh thần quyết tâm mà thiếu đi sự đoàn kết thì chiến thắng sẽ không bao giờ tới. Và
khẩu hiệu tiếp theo sẽ là “Đoàn kết”.
Lãnh đạo Quản lý sẽ hô vang “Tất cả chúng ta hãy tự tin - quyết tâm - đoàn kết”.
Toàn thể nhân viên đồng thanh hô theo “Tự tin - quyết tâm - đoàn kết”.
Tôi nghĩ rằng khi thực hiện được điều này, nó sẽ là một nét văn hóa khá hay và
đặc trưng của Thành Hưng.
7. Quản trị sự thay đổi
*Đánh giá
Như bất cứ một doanh nghiệp nào tồn tại trên thị trường, Thành Hưng phải đối
mặt với nhiều áp lực, từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cổ đông, nhân viên, lãnh đạo ...
đòi hỏi phải có định hướng về việc thay đổi thích hợp để có thể tiếp tục tồn tại và phát
triển. Tôi xin đưa ra 2 vấn đề bức thiết hiện nay tại Thành Hưng:
<1> Thị trường xăng dầu liên tục tăng giá dẫn đến sức ép cần tăng giá, phía khách
hàng thì không muốn tăng giá, trong khi đó một số đối thủ cạnh tranh sẵn sàng hạ giá,

thậm chí chấp nhận lỗ để lôi kéo được đối tác của công ty. Hiện công ty vẫn đang giữ
nguyên mức giá như cũ.


<2> Năm 2013, công ty trả cổ tức cho cổ đông là 45%, một mức tương đối cao so
với mặt bằng chung cùng thị trường. Tuy nhiên trước một loạt những khó khăn kinh tế
của 2014, dự kiến tỷ lệ cổ tức trả được khoảng 35%-> 40% do một loạt chi phí tăng
cao. Các cổ đông tỏ ra không hài lòng do mức cổ tức sụt giảm nhiều so với các năm
trước.
* Đề xuất
Với 2 vấn đề trên phải cần thiết có sự thay đổi
<1> Với vấn đề này, có thể nhận thấy không thể thay đổi khách hàng, yếu tố cần
thay đổi xuất phát từ khâu quản lý, điều phối thị trường, và biến động của giá xăng dầu.
Khi tăng số lượng các xe vận tải, bộ phận kỹ thuật sẽ phải thích ứng với việc số đầu xe
quản lý tăng thêm, chứng từ nhiều hơn, phải giữ thông tin liên lạc với nhiều bên
hơn...Còn với khách hàng đầu ra, trước mắt công ty có thể duy trì mức giá cũ, nhưng
trong tương lai gần sẽ tính toán lại, tính toán một mức tăng phù hợp để khách hàng
thông cảm và chấp nhận. Hoạt động vận tải đem lại lợi nhuận lớn và là hoạt động tiền
đề cho các dịch vụ khác, vì vậy bằng mọi giá công ty phải giữ được các mối làm ăn.
<2> Về phía cổ đông, Ban Tổng giám đốc trong cuộc họp Hội đồng quản trị sẽ
phải nêu được những khó khăn thách thức, đồng thời trích dẫn các số liệu từ các doanh
nghiệp khác về mức trả cổ tức, cũng như các khoản mục đầu tư của công ty để bảo vệ
mức chia cổ tức đã đề ra. Trong nghiên cứu của mình, John Paul Kotter - cha đẻ của
cuốn “Leading Change” đã cho thấy không phải bao giờ thay đổi cũng thành công, và
nếu cứ cố gắng để làm theo đòi hỏi của cổ đông thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
những người có liên quan khác.
KẾT LUẬN
Thành Hưng nói riêng và tại các hãng vận tải khác nói chung đang ở trong giai
đoạn phát triển, tập trung vào việc vận tải và cho thuê các loại xe tự lái và có lái chất
lượng cao. Bước sang năm 2014 đầy những khó khăn thách thức từ cả bên ngoài lẫn từ

bên trong, Ban Tổng giám đốc cũng như mỗi cán bộ nhân viên phải phát huy nét văn
hóa Thành Hưng và cùng “tự tin - quyết tâm - đoàn kết” để vượt qua khó khăn. Trong
bài làm không tránh khỏi những thiếu sót về lí thuyết và thực tiễn, cũng như khuôn khổ
bài viết có hạn không thể trình bày nhiều, rất mong thầy giáo thông cảm. Đồng thời
cũng rất mong sẽ nhận được sự góp ý, chỉ dẫn thêm từ thầy giáo để tôi hoàn thiện bài
viết theo hướng tạo lập những giá trị mới cho Công ty. Một lần nữa em xin gửi lời trân
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Khoa học
quản lý I – PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa
học và kỹ thuật – Hà Nội 2004.
3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Khoa học
quản lý II – PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa
học và kỹ thuật – Hà Nội 2002.
4. HAROLD KOONTZ, CYRIL ODONNELL, HEINZ WEIHRIC- Những vấn đề cốt
yếu của quản lý- Người dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu- NXB
Khoa học và Kỹ thuật- Hà Nội, 1998



×