Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng lactobacillus, bacillus và rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 114 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG
LACTOBACILLUS, BACILLUS VÀ RHODOSPIRILLACEAE
DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC CẢI THIỆN
MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN – 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG
LACTOBACILLUS, BACILLUS VÀ RHODOSPIRILLACEAE
DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC CẢI THIỆN


MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Mã số

: 60 42 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS LƯƠNG THỊ HỒNG VÂN TS.
TRẦN ĐỨC HẠNH

THÁI NGUYÊN - 2015


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thùy Linh


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học công nghệ sinh
học trường đại học Khoa Học, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình
của các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới tập thể các thầy giáo, cô giáo; đặc biệt là các thầy, cô trong
bộ môn Khoa học sự sống, Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn khoa
học là PGS. TS Lương Thị Hồng Vân và TS. Trần Đức Hạnh – CTHĐQT công ty cp
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã trực tếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Cù Hữu Phú và ThS. Âu Xuân Tuấn đã
cung cấp tài liệu và những ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Tôi chân thành cám ơn tới các Giáo sư, Tiến sỹ trong quá trình đọc luận
văn đã có những nhận xét tinh tế, sắc sảo, giúp tôi sửa chữa các thiếu sót của
mình.
Xin cám ơn ban Giám Đốc, các phòng ban và các đồng nghiệp trong công
ty Cp thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã tạo điều kiện về thời gian và cổ vũ,
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Linh



5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Vi khuẩn quang hợp

: VKQH

2. Bacteriochlorophyll

: B chl

3. BT

: Bào tử

4. KL

: Khuẩn lạc

5. TH

: Thu hồi


6. LM

: Lên men

7. CFU

: Đơn vị khuẩn lạc

8. CP

: Chế phẩm

9. CTV

: Cộng tác viên

10.OD

: Mật độ quang

11.DO

: Oxi hòa tan

12.COD

: Nhu cầu oxi hóa

13.BOD


: Nhu cầu oxi sinh học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề..........................................................................................................
1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................
2
3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................
2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Tình hình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam ...........................
3
1.1.1. Hiện trạng nuôi trồng và dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ..
4
1.1.2. Hiện trạng sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản .............
5

1.2. Giới thiệu chung về Probiotic ....................................................................... 6
1.2.1. Định nghĩa probiotic ................................................................................... 6
1.2.2. Vai trò của probiotic.................................................................................... 8
1.2.3. Những nhóm vi sinh vật thường được sử dụng trong sản xuất probiotic ...
9
1.2.4. Vi khuẩn Bacillus ...................................................................................... 11
1.2.5. Vi khuẩn Lactobacillus ............................................................................. 14
1.2.6. Vi khuẩn quang hợp ta .............................................................................
18


1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vi
khuẩn.

..................................................................................................................

20
1.3. Đặc điểm và những chỉ số cơ bản đánh giá nước nuôi trồng thủy sản ........
21
1.3.1. Đặc điểm nước nuôi tôm cá ...................................................................... 21
1.3.2. Những chỉ số cơ bản đánh giá nước nuôi tôm cá .....................................
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

1.3.3. Yêu cầu về nước nuôi tôm cá .................................................................... 24

1.4. Các bệnh thường xảy ra cho tôm khi ao nuôi bị nhiễm bẩn ........................ 25
1.5. Ứng dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ............................ 27
1.6. Một số sản phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi thủy sản trên thị trường
hiện nay ...............................................................................................................
29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đối tượng nghiên cứu ....................... 31
2.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng.............................................................................
32
2.2.1. Hóa chất.......................................................................................................
32
2.2.2. Thiết bị.........................................................................................................
32
2.3. Môi trường nghiên cứu................................................................................ 33
2.3.1. Môi trường MRS (g/l) ............................................................................... 33
2.3.2. Môi trường SA (g/l) .................................................................................. 33
2.3.3. Môi trường MPA (g/l) ............................................................................... 33
2.3.4. Dung dịch vi lượng (g/l)............................................................................ 34
2.3.5. Hỗn hợp vitamin (mg/ml).......................................................................... 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu và xác định các chỉ tiêu nghiên cứu .................... 34
2.4.1. Phương pháp lựa chọn chủng vi khuẩn sử dụng để sản xuất chế phẩm sinh
học ..... 34
2.4.2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống ..............
35
2.4.3.Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men ....................
36
2.4.4. Phương pháp định tính vi khuẩn nghiên cứu ............................................ 37
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 39
3.1. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống sản xuất .......................................... 39
3.1.1. Chọn chủng có hoạt tính sinh học ổn định, an toàn với vật nuôi.............. 39



9

3.1.2. Xác định điều kiện nhân giống.................................................................. 42
3.2. Kết quả nghiên cứu quy trình lên men sản xuất chế phẩm ..........................
47
3.2.1. Lên men chìm............................................................................................ 47
3.2.2. Kết quả nghiên men Bacillus, Lactobacillus trên môi trường xốp ........... 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

3.3. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thu hồi sinh khối tạo chế phẩm và bảo quản
chế phẩm
.................................................................................................................... 55
3.3.1. Tạo chế phẩm dạng dịch và dạng bột........................................................ 55
3.3.2. Thử an toàn với động vật thí nghiệm ........................................................ 57
3.3.3. Kỹ thuật bảo quản chế phẩm .....................................................................
58
3.4. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và quy trình kiểm nghiệm chế phẩm ................ 59
3.5. Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm........................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 68


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


10




11

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài vi khuẩn sử dụng để xử lý môi trường ................................. 11
Bảng 1.2: Sự sắp xếp của các chi Lactobacillus ................................................. 15
Bảng 1.3: Một số đặc điểm của vi khuẩn tía ....................................................... 19
Bảng 1.4: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm cá ....... 23
Bảng 1.5: Một số chỉ têu của nước nuôi trồng thủy sản [5]............................... 25
Bảng 1.6: Các thông số môi trường thích hợp cho tôm sú thâm canh [2] ..........
25
Bảng 3.1. Kiểm tra khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh tôm cá ............. 39
Bảng 3.2. Khả năng sinh enzym phân hủy hữu cơ của vi khuẩn ........................ 40
Bảng 3.3: Khả năng sinh trưởng (theo tích lũy sinh khối OD660) của chủng vi
khuẩn tía Rhodopseudomonas palustris trong các nguồn nước thải...................
41
Bảng 3.4: Thành phần môi trường nhân giống Bacillus thích hợp ..................... 42
Bảng 3.5: Nhiệt độ nhân giống Bacillus thích hợp ............................................. 43
Bảng 3.6: Tỷ lệ giống thích hợp.......................................................................... 43
Bảng 3.7: Thành phần môi trường nhân giống L.acidophillus TN thích hợp ..... 44
Bảng 3.8: Nhiệt độ nhân giống Lactobacillus acidophillus TN thích hợp.......... 44
Bảng 3.9: pH môi trường nhân giống L.acidophillus TN thích hợp ................... 44
Bảng 3.10: Tỷ lệ giống L.acidophillus TN thích hợp.......................................... 45
Bảng 3.11: Nhu cầu vitamin của Rhodopseudomonas palustris RD .................. 45
Bảng 3.12: Khả năng sinh trưởng của R.palustris RD trong các khoảng pH ..... 45

Bảng 3.13: Xác định độ thông khí trong bình lên men L.acidophillus TN và
R.palustris RD ..................................................................................................... 48
Bảng 3.14: Xác định độ thông khí trong bình lên men Bacillus......................... 48
Bảng 3.15: Khảo sát thời gian lên men Bacillus và L.acidophillus TN .............. 49
Bảng 3.16: Khảo sát thời gian lên men R.palustris RD ...................................... 49
Bảng 3.17: Tỷ lệ giống thích hợp........................................................................ 50
Bảng 3.18: Nguồn cacbon thích hợp đối với lên men Lactobacillus trên môi
trường xốp ........................................................................................................... 50


12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

Bảng 3.19: Thời gian lên men thích hợp............................................................. 51
Bảng 3.20: Thành phần lên men Bacillus trên môi trường xốp .......................... 52
Bảng 3.21: Ảnh hưởng nguồn cacbon đến quá trình lên men Bacillus trên môi
trường xốp ........................................................................................................... 52
Bảng 3.22: Nhiệt độ lên men Bacillus trên môi trường xốp ............................... 53
Bảng 3.23: Tỷ lệ giống lên men Bacillus trên môi trường xốp .......................... 53
Bảng 3.24: Thời gian lên men Bacillus trên môi trường xốp thích hợp ............. 53
Bảng 3.25: Nhiệt độ sấy thích hợp đối với chế phẩm lên men B.subtilis DA..... 56
Bảng 3.26: Thành phần công thức tạo chế phẩm bột ..........................................
56
Bảng 3.28: Kết quả thử độc tính cấp của chế phẩm bột...................................... 57

Bảng 3.29: Kết quả thử độc tính cấp của chế phẩm lỏng.................................... 57
Bảng 3.30: Bảo quản chế phẩm dạng dịch .......................................................... 58
Bảng 3.31: Bảo quản chế phẩm dạng bột............................................................ 59
Bảng 3.32: Tóm tắt các têu chuẩn chế phẩm ..................................................... 59
Bảng 3.33: Định tính của chế phẩm theo TCVN 2011 ....................................... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tế bào Bacillus subtlis ....................................................................... 12
Hình 1.2. Tế bào Bacillus licheniformis ............................................................. 13
Hình 1.3. Tế bào Bacillus amyloliquefaciens ..................................................... 13
Hình 3.1: Khả năng chịu mặn của các chủng vi khuẩn....................................... 40
Hình 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của R.palustris RD ............ 46
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình nhân giống ................................................................. 47
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình lên men chìm và lên men trên môi trường xốp ......... 54
Hình 3.5: Quy trình kiểm nghiệm chế phẩm....................................................... 61
Hình 3.6: Quy trình sản xuất chế phẩm .............................................................. 63
Hình 3.7: Hệ thống lên men sục khí hãng Sartorius – Đức ................................ 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản được coi là ngành sản xuất thực phẩm quan
trọng trong việc cung cấp protein động vật cho nhu cầu tiêu dùng của con
người. Trong hai mươi năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản đã tăng
trưởng nhanh chóng, được coi ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các
ngành sản xuất thực phẩm. Tại Châu Âu, sản lượng nuôi trồng thủy sản dự đoán
vượt mức 2,5 triệu tấn trong năm 2015 và đạt mức 4 triệu tấn trong năm 2030.
Các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương là các nước có sản lượng nuôi trồng
thủy sản cao nhất trên thế giới, chiếm 89% về khối lượng.
Tại Việt Nam ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang thu hút nhiều người
tham gia và cũng đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, nuôi trồng thủy sản cũng đang phải đối mặt với thực trạng hết sức khó
khăn hiện nay là sự nhiễm bẩn môi trường nuôi và dịch bệnh ở tôm, cá đã
gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.
Khi ao đầm nuôi bị nhiễm bẩn là cơ hội tốt cho nhóm vi sinh vật có hại
phát triển mạnh mẽ, không kiểm soát được và hậu quả là vật nuôi bị bệnh.
Có khi bệnh phát thành dịch do lây lan. Đặc biệt nhóm bệnh cơ hội do Vibrio
gây ra như bệnh phát sáng, bệnh đen mang, bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh mòn
đuôi, cụt râu chỉ phát sinh khi nước nuôi bị nhiễm bẩn.
Nguyên nhân gây ô nhiễm của ao đầm nuôi trồng thủy sản là do lượng
thức ăn thừa cùng với uế thải hữu cơ và phế thải do lột xác để duy trì hoạt
động sống của tôm cùng với xác của động vật thủy sinh phù du là những yếu tố
làm cho ao nuôi bị nhiễm bẩn, bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất, kháng sinh
để phòng ngừa bệnh và xử lý môi trường nuôi, ngoài những tác dụng mong

muốn đã gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến môi trường và con người, tồn dư
kháng sinh trong môi trường thủy sinh đã ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi
sinh vật trong ao, vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, gây khó khăn
trong việc xuất khẩu thủy sản trên thị trường thế giới.


Vì vậy, việc xử lý môi trường trong quá trình nuôi nhằm cải thiện môi
trường nước và phòng ngừa dịch bệnh là cấp thiết. Một trong những giải
pháp quan trọng là sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các vi sinh vật mang
những đặc tính hữu ích ( phân hủy hữu cơ, đối kháng với vi khuẩn gây bệnh…)
để xử lý môi trường, tăng khả năng phòng bệnh của vật nuôi đã được nhiều
nước trên thế giới áp dụng.
Tuy nhiên, các chế phẩm sinh học, thuốc thú y thủy sản trên thị trường
hiện nay chủ yếu là chế phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, có giá thành khá cao,
cách sử dụng phức tạp ( thường phải hoạt hóa trước khi sử dụng) nên gây tâm
lý ngại sử dụng cho người dân.
Từ những cơ sở lý luận về thực tiễn nói trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng Lactobacillus, Bacillus và
Rhodospirillaceae dùng để sản xuất chế phẩm sinh học cải thiện môi trường
nước nuôi trồng thủy sản ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tuyển chọn được các chủng vi khuẩn thuần chủng có hoạt tính sinh
enzym phân giải hữu cơ, sinh chất kháng khuẩn và khử H2S dùng để sản xuất
chế phẩm sinh học.
- Tạo ra chế phẩm sinh học có chất lượng tốt để cải thiện, xử lý môi
trường nước nuôi thủy sản.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tuyển chọn chủng vi khuẩn có đặc tnh và tính chất phù hợp để sử
dụng sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản.
- Xác định được các điều kiện tối ưu trong lên men sản xuất chế phẩm.

- Thu hồi sinh khối tạo chế phẩm probiotic và bảo quản chế phẩm
probiotic.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và quy trình kiểm nghiệm chế phẩm
probiotic.
- Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm probiotic từ các chủng vi khuẩn
nghiên cứu.


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, góp phần
tích cực vào việc phát triển nền kinh tế, xã hội. Nuôi cá nước ngọt, ba ba, ếch
cũng có tốc độ tăng nhanh, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một
bộ phận lớn người dân. Theo trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản, giám
đốc trung tâm thông tin thủy sản Dương Long Trì [30], ước tính giá trị nuôi trồng
thủy sản
6 tháng đầu năm 2013 đạt 45.185 tỷ đồng (trong tổng số 83.318 tỷ đồng giá trị
sản xuất thủy sản). Sản lượng ước đạt 1.405 nghìn tấn ( tăng 2,6% so với cùng kì
năm 2012).
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt thu hút nhiều người tham gia
là nuôi tôm. Tôm cũng là mặt hàng xuất khẩu chiếm thị phần đáng kể trong kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Hàng năm, riêng tôm đã thu được hàng
ngàn USD. Tôm sú và nghề nuôi tôm sú đã từng đem lại lợi nhuận cao, góp
phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của nhiều vùng. Công nghệ
nuôi tôm sú cũng từng bước được hoàn thiện từ nuôi quảng canh ở những vùng
có nhiều diện tích đến bán thâm canh và thâm canh với mật độ cao (40-50
2

con/m ).
Trong thời gian qua, nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh phát triển

khá
nhanh, tạo cơ hội du nhập công nghệ nuôi của các nước tên tiến trên thế
giới vào Việt Nam, nhanh chóng thay thế cho nuôi quảng canh lạc hậu, kém
hiệu quả và phá hủy môi trường tự nhiên [10].
Một số cơ sở nuôi tôm thâm canh cũng bắt đầu đánh giá được vai trò
quan trọng của việc quản lý môi trường nuôi nên đã chú ý đầu tư cơ sở hạ tầng
đúng yêu cầu kỹ thuật. Xây dựng đầm, ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước đúng
với yêu cầu. Tuy vậy, phần lớn cơ sở nuôi trồng thủy sản lại chưa nhận thức
đúng về việc bảo vệ môi trường nuôi để phát triển bền vững. Nuôi tôm thâm


canh, đặc biệt là nuôi tôm sú chịu nhiều rủi ro về khách quan như mưa, bão, lũ
lụt, hạn hán và rủi ro về chủ quan như kỹ thuật lạc hậu, con giống, thức ăn, hóa
chất, chế phẩm xử lý môi trường, thuốc trị bệnh kém chất lượng. Ngay cả khi
thu hoạch


được sản phẩm thì người nuôi tôm cũng còn gánh chịu thiệt hại nếu sản
phẩm còn dư lượng kháng sinh. Bởi vậy, rất nhiều cơ sở nuôi tôm bị thua lỗ
nặng.
1.1.1. Hiện trạng nuôi trồng và dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng thủy sản
Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi trồng thủy sản kéo theo
tình trạng ô nhiễm nặng nề, làm lây lan và bùng phát dịch bệnh. Trong điều kiện
nuôi tôm hiện nay, môi trường ao nuôi rất giàu dinh dưỡng. Nguyên nhân là do
người nuôi đã đưa vào ao nuôi một lượng thức ăn tổng hợp rất lớn mà chỉ có
một phần nhỏ (khoảng 17%) lượng thức ăn được đồng hóa thành sinh khối tôm,
còn lại bị hòa tan trong nước hoặc bài tết ra ngoài môi trường. Lượng thức ăn
thừa, uế thải hữu cơ và phế thải do lột xác để duy trì hoạt động sống của
tôm cùng với xác động vật thủy sinh phù du là những yếu tố làm cho ao nuôi
nhiễm bẩn.

Có thể nói đa số những đầm tôm hiện tại bị thất bại là do môi trường bị
nhiễm bẩn [1]. Sự nhiễm bẩn của ao đầm ngoài ô nhiễm hữu cơ còn nhiễm bẩn
do việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi. Khi tôm có hiện
tượng kém ăn vì thay đổi thời tết hay lột xác thì người nuôi thường cho hóa
chất, kháng sinh vào ao nuôi. Việc sử dụng hóa chất khử trùng ao bên cạnh tác
dụng mong muốn còn gây ra những tác hại đối với môi trường như việc tồn lưu
hóa chất trong môi trường thủy sinh, làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi
trong ao nuôi (vi khuẩn phân hủy hữu cơ, vi khuẩn đối kháng với vi sinh vật
gây bệnh), làm cho quá trình phân hủy hữu cơ bị đình trệ và hậu quả là môi
trường bị quá giàu dinh dưỡng, kích thích sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh,
tăng cơ hội bệnh.
Bên cạnh đó việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
cũng gây hiện tượng kháng thuốc, dư lượng kháng sinh trong thực phẩm hải sản
gây ra cho người tiêu dùng những rủi ro tiềm ẩn như tăng mẫn cảm với dư lượng
thuốc hoặc xuất hiện hệ vi khuẩn đường ruột kháng lại các chất kháng khuẩn.


Vấn đề duy trì môi trường nuôi trong sạch là yếu tố cơ bản quyết định sự
thành bại của nghề nuôi tôm [1]. Tuy nhiên không phải người nuôi trồng thủy
sản nào cũng nhận thức được vấn đề đó. Nhiều cơ sở chưa có hệ thống cấp
thoát nước đúng kỹ thuật. Nước trước khi cấp vào đầm, ao và sau khi nuôi,
xả ra


5

ngoài môi trường chưa có biện pháp xử lý. Các ao hồ được bố trí dày đặc thiếu
quy hoạch nên đôi khi nước xả của đầm này là nguồn cấp của đầm khác đó là cơ
hội để các mầm bệnh lây lan, phát triển thành dịch bệnh. Những thiệt hại do
dịch bệnh gây ra dẫn đến thua lỗ trong nuôi tôm xảy ra hàng năm và khắp nơi

trong cả nước.
Theo thống kê, ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 2004 có 50% tổng số
hộ nuôi bị thua lỗ. Ở khu vực miền Trung, tôm bị bệnh còn nhiều hơn, đến 65%
số cơ sở nuôi bị bệnh. Có nhiều năm, nhiều cơ sở nuôi bị thiệt hại toàn bộ sản
lượng. Ở miền Bắc, hơn 50% số cơ sở nuôi tôm bị bệnh và gây thiệt hại không
nhỏ [10]. Nhóm bệnh đốm trắng, đỏ thân, đen mang thường xuất hiện hơn cả.
Tiếp đó là bệnh nấm, ký sinh trùng, bệnh do vi khuẩn như phát sáng, bệnh mòn
đuôi, cụt đuôi chỉ mang tính chất cơ hội khi nước bị ô nhiễm, đặc biệt ô nhiễm
hữu cơ hoặc khi tôm cá bị stress do thay đổi nhiệt độ, pH, mật độ thả quá dày,
sự thay đổi độ mặn của nước thì nguy cơ bị bệnh là không tránh khỏi [4,5,9].
1.1.2. Hiện trạng sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy
sản
Để giảm thiểu những bất lợi của hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, cần
phải hạn chế việc sử dụng. Điều đó có nghĩa là phải thường xuyên đối mặt với
hàng loạt vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Vì vậy trong những năm gần
đây, nghiên cứu để tm ra các yếu tố sinh học như probiotcs, enzymes góp
phần cải tạo môi trường, tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi trồng
được tiến hành mạnh mẽ. Tuy vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi
trồng thủy sản hiện nay cũng là vấn đề cần bàn. Phần lớn các sản phẩm hiện
nay lưu hành trên thị trường là sản phẩm nhập ngoại bao gồm chế phẩm trộn
vào thức ăn và chế phẩm xử lý nước. Nhiều công ty cung cấp, phân phối và
nhận chuyển giao kĩ thuật để sản xuất nhưng vì mục đích thương mại chưa vì
quyền lợi của người sử dụng. Chưa kể đến việc đưa một lượng đáng kể các
chủng vi sinh vật vào Việt Nam cũng tềm tàng nhiều nguy cơ an toàn sinh học.


6

Việc gia tăng mức độ thâm canh và diện tích nuôi trồng dẫn đến môi
trường càng có chiều hướng xấu đi và nhu cầu chế phẩm sinh học càng cao.



×