Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và biện pháp kỹ thuật nuôi trồng nấm Hồng chi trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai trong điều kiện của tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.93 KB, 54 trang )

Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả được nghiên cứu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kì một
công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này đã
được cảm ơn và các trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày …tháng …năm 2018

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ngọc Anh

Khóa luận tốt nghiệp

i

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu tại Trại thực nghiệm
Quảng Thắng – Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển Công nghệ
Sinh học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên của thầy cô, gia đình, bạn
bè và người thân.


Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Lê Thị Dung
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển Công nghệ Sinh học Thanh
Hóa, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt và hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài để tôi hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi nhận được sự chỉ bảo
nhiệt tình đầy trách nhiệm của tập thể cán bộ nghiên cứu trong khoa Công nghệ
Sinh học. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS. Trần Thị Hiền – giảng viên
khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang đã động viên chỉ dẫn,
đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này
Bằng tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn
bè đã luôn ở bên, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận này.
Bắc Giang, ngày ...tháng ..năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ngọc Anh

Khóa luận tốt nghiệp

ii

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii

MỤC LỤC...................................................................................................iii
CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG..................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................viii
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài..................................................................3
1.2.1. Mục đích..............................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài...............................................................................3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU........................4
1.1. Khái quát về nấm Hồng chi....................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc nấm Hồng chi....................................................................4
1.2. Đặc điểm sinh vật học của nấm Hồng chi..............................................4
1.3. Nhu cầu sinh thái của nấm Hồng chi......................................................6
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ.............................................................................6
1.3.2. Yêu cầu về độ ẩm không khí...............................................................6
1.3.3. Yêu cầu về độ ẩm cơ chất....................................................................6
1.3.4. Yêu cầu về ánh sáng...........................................................................7
1.3.5. Yêu cầu về độ thoáng khí....................................................................7
1.3.6. Yêu cầu về độ pH cơ chất...................................................................8
1.3.7. Yêu cầu về dinh dưỡng........................................................................8
1.4. Đặc điểm biến dưỡng của nấm Hồng chi...............................................8
Khóa luận tốt nghiệp

iii Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A



Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

1.5. Đặc tính biệt dược của nấm Hồng chi....................................................9
1.6. Tình hình sản xuất, tiêu thụ nấm Hồng chi trên thế giới và Việt Nam..........10
1.6.1. Trên thế giới......................................................................................10
1.6.2. Ở Việt Nam........................................................................................11
1.7. Tình hình sản xuất và khai thác keo lai ở tỉnh Thanh Hóa...................14
1.7.1 Tình hình sản xuất keo lai tại tỉnh Thanh Hóa...................................14
1.7.2. Tình hình khai thác keo lai ở tỉnh Thanh Hóa...................................15
1.8. Một số kết quả nghiên cứu về nuôi trồng nấm Hồng chi trên khúc gỗ
tự nhiên.............................................................................................16
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................19
2.1. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................19
2.1.1. Giống nấm.........................................................................................19
2.1.2. Nguyên liệu.......................................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................19
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..........................................................19
2.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.......................20
2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ sợi nấm............................20
2.4.2. Quá trình hình thành và phát triển của quả thể nấm..........................21
2.4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nấm............................21
2.5. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................22
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất nấm
Hồng chi nuôi trồng trên phụ phẩm gỗ keo lai.................................22
3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Hồng chi nuôi
trồng trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai............................................22

3.1.2. Động thái hình thành và phát triển của quả thể nấm Hồng chi nuôi
trồng trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai............................................23
Khóa luận tốt nghiệp

iv Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nấm Hồng chi nuôi
trồng trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai............................................24
3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nuôi trồng đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất của nấm Hồng chi trên sản phẩm phụ
của gỗ keo lai....................................................................................26
3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nguyên liệu đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất của nấm Hồng chi nuôi trồng trên sản phẩm phụ
của gỗ keo lai....................................................................................26
3.2.2. Ảnh hưởng của nguồn cung cấp dinh dưỡng C đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất nấm Hồng chi nuôi trồng trên sản phẩm phụ
của gỗ keo lai...................................................................................31
KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ............................................................................38
1. Kết luận...................................................................................................38
2. Đề nghị....................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................39

Khóa luận tốt nghiệp

v


Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
TT
1
2
3
4
5

Kí hiệu
CT
CV%
ĐC
KK
LSD

Khóa luận tốt nghiệp

Diễn giải
Công thức
Hệ số biến động
Đối chứng
Không khí
Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức α = 0,05


vi Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hệ sợi nấm Hồng chi.......22
Bảng 3.2: Động thái hình thành và phát triển của quả thể nấm Hồng chi.......23
Bảng 3.3: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nấm Hồng chi......25
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nguyên liệu đến sinh trưởng,
phát triển của hệ sợi nấm Hồng chi nuôi trồng trên sản phẩm phụ
của gỗ keo lai....................................................................................27
Bảng 3.5: Ảnh hưởng biện pháp xử lý nguyên liệu đến động thái hình
thành và phát triển của quả thể nấm Hồng chi..................................28
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý nguyên liệu đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất nấm Hồng Chi.............................30
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của khả năng sử dụng mật rỉ làm nguồn cung cấp
dinh dưỡng C đến hệ sợi nấm Hồng chi nuôi trồng trên sản phẩm
phụ của gỗ keo lai.............................................................................32
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của nguồn cung cấp dinh dưỡng C đến động thái
hình thành và phát triển quả thể nấm Hồng chi nuôi trồng trên phụ
phẩm gỗ keo lai.................................................................................33
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của nguồn cung cấp dinh dưỡng C đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất nấm Hồng chi nuôi trồng trên
sản phẩm phụ của gỗ keo lai.............................................................35

Khóa luận tốt nghiệp

vii Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A



Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ năng suất nấm trên nguyên liệu.....................................25
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất nấm ở các công thức xử lý nguyên liệu.........30
Hình 3.3: Biểu đồ năng suất bổ sung mật rỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng C
cho nấm.............................................................................................36

Khóa luận tốt nghiệp

viii Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ cách đây hàng nghìn năm, Linh chi đã được coi là một loại nấm
dược liệu được dùng để làm thuốc, người Trung Quốc đã coi Linh chi là
loại thuốc “Thần dược”, là “thứ dược liệu kết tinh được cái quý của mây
mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc
nên có thể giữ sức khỏe cho các bậc đế vương”. Theo cách diễn đạt của
người phương Đông, Linh chi có tác dụng kiện não (làm sáng suốt, minh
mẫn); bảo can (bảo vệ gan); cường tâm (thêm sức cho tim); kiện vị (cũng
cố dạ dày và hệ tiêu hóa); cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp); giải

độc (giải tỏa trạng thái dị cảm) và trường sinh (sống lâu, tăng tuổi thọ).
Linh chi có nhiều hình dáng khác biệt. Có những cái hình nấm
nhưng mũ nấm không được tròn mà lại rất nhăn nheo, có những cây giống
như trái thận, có cây lại hình giống như sừng hươu.
Theo các danh y cổ thì dựa theo màu sắc mà phân biệt nấm Linh chi
thành 6 loại cơ bản đó là: nấm Linh chi đỏ (Hồng chi), Linh chi đen, Linh chi
xanh, Linh chi trắng, Linh chi vàng và Linh chi tím.
Trong 6 loại kể trên thì nấm Hồng chi được coi là có tác dụng trị liệu
tốt nhất, Hồng chi được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả vì nó thúc
đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể
và chống lão hóa và Hồng chi được gọi là Linh chi chuẩn để phân biệt nấm
Linh chi với những loài khác theo.
Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh, Hồng chi có tác dụng điều
hòa và ổn định huyết áp đối với người huyết áp cao. Đối với những người
suy nhược cơ thể, huyết áp thấp Hồng chi có tác dụng nâng huyết áp lên
gần mức dễ chịu nhờ cải thiện và chuyển hóa dinh dưỡng. Đối với bệnh
nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Hồng chi có tác dụng giảm cholesterol toàn
phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số

Khóa luận tốt nghiệp

1

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

sinh bệnh. Hồng chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ

trong máu, giảm co tắc mạch, giải tỏa cơn đau thắt tim,...
Hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4.300 tấn nấm Hồng chi, tập
trung ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Thái
Lan, Srilanca, Mỹ, Malaysia… Riêng Trung Quốc, mỗi năm sản xuất
khoảng 3.000 tấn (chiếm 70% tổng sản lượng toàn thế giới) và là Trung
tâm lớn nhất thế giới về nuôi trồng nấm Hồng chi
Ở Việt Nam, việc nuôi trồng nấm Hồng chi cũng đã và đang được
hình thành. Từ thực tế sản xuất cho thấy, mặc dù nghề trồng nấm Hồng chi
không yêu cầu vốn đầu tư cao, kỹ thuật nuôi trồng không quá phức tạp, thị
trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng, rất phù hợp với điều kiện của các hộ gia
đình nông dân, tạo thêm được việc làm, tăng thu nhập và tận dụng các
nguồn lao động, song tốc độ và quy mô phát triển nuôi trồng nấm Hồng chi
ở nước ta vẫn còn ở mức rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu được xác định
là do vấn đề cung cấp giống và nguyên liệu cho nuôi trồng nấm.
Nhiều năm nay, cây keo được xem là cây trồng chủ lực trong phát
triển kinh tế đồi rừng ở tỉnh Thanh Hóa. Diện tích trồng keo toàn tỉnh ở
mức 92.714,6 ha, trữ lượng gỗ trung bình hàng năm 600-700 m 3/ha/năm,
thời gian từ trồng đến khai thác trung bình 6 năm. Sản phẩm gỗ keo được
sử dụng vào sản xuất các sản phẩm gia dụng công nghiệp và dân dụng. Các
sản phẩm phụ trong quá trình khai thác (ngọn cây, cành cây) chủ yếu được
đốt hoặc bỏ cho mục nát. Vì vậy nghiên cứu sử dụng các phụ phẩm này để
nuôi trồng nấm Hồng chi là vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa
thực tiễn, góp phần tạo thêm công việc làm tăng thu nhập, hạn chế phát thải
khí nhà kính từ việc đốt các sản phẩm phụ sau khi thác rừng keo trồng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và biện pháp
kỹ thuật nuôi trồng nấm Hồng chi trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai
trong điều kiện của tỉnh Thanh Hóa”.
Khóa luận tốt nghiệp


2

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và biện pháp
kỹ thuật phù hợp cho nuôi trồng nấm Hồng chi trên sản phẩm phụ của gỗ
keo lai trong điều kiện của Thanh Hóa, tạo cơ sở để hoàn thiện qui trình
công nghệ và phổ biến nhân rộng trong sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
1) Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của nấm
Hồng chi nuôi trồng trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai trong điều kiện của
Thanh Hóa.
2) Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp cho nuôi trồng nấm Hồng
chi trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai trong điều kiện của Thanh Hóa.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp dữ liệu khoa học
về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả nuôi trồng nấm
Hồng chi trên sản phẩm phụ của gỗ cây keo lai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để phổ biến, nhân rộng mô
hình nuôi trồng nấm Hồng chi trên sản phẩm phụ của gỗ keo lai, qua đó tận
dụng phế phụ phẩm, tạo thêm công việc làm, tăng thu nhập cho người dân
có diện tích trồng keo lai ở các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa.


Khóa luận tốt nghiệp

3

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về nấm Hồng chi
1.1.1. Nguồn gốc nấm Hồng chi
Nấm Hồng chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, nấm Hồng
chi có rất nhiều tên gọi: nấm vạn năng, nấm thần tiên, Cỏ trường sinh,
Hạnh nhĩ... Nấm Hồng chi là dược thảo đứng đầu trong Thần Nông Bản
Thảo Kinh-Tác phẩm chuyên tập hợp những kinh nghiệm về dược vật từ
đời Hán trở về trước. Cuốn kinh này chia các vị thuốc ra làm ba loại,
thượng, trung và hạ phẩm.
Nấm Hồng chi mọc trên thân gỗ (thuộc bộ đậu fabales) sống hay đã
chết. Nấm mọc tốt dưới bóng rợp, ánh sáng khuếch tán nhẹ.
Năm 1621 nấm Hồng chi được trồng ở Trung Quốc, nhưng mãi đến
năm 1971, sau khi nhà khoa học Nhật Bản Yukio Naoi trồng thành công
trong phòng thí nghiệm thì kỹ thuật trồng mới bắt đầu được phổ biến, lan
sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.
Nấm Hồng chi Việt Nam được trồng bằng mạt cưa của các loài cây
như cao su, cọ dầu, liễu, được phối trộn, bổ sung các chất dinh dưỡng như
cám gạo, cám ngô, vôi, thạch cao, tùy từng công thức và được làm ẩm từ

65-70%, sau đó được cho vào bịch PP hoặc PE hoặc lọ chịu nhiệt, nén chặt,
và được cho vào nồi hấp thanh trùng bởi hơi nước có áp suất hoặc không áp
suất để giết các vi sinh vật, các bào tử nấm mốc trong cơ chất. Sau đó để
nguội và được cấy giống đã thuần khiết.
Thời gian ủ sợi kéo dài từ 35-40 ngày tùy theo thể tích bịch, khi bịch
nấm ra quả thể thời gian kéo dài từ 120-150 ngày. Chu kỳ sản xuất nấm
Hồng chi Việt Nam theo công nghệ này kéo dài trong khoảng từ 4-5 tháng.
1.2. Đặc điểm sinh vật học của nấm Hồng chi
Nấm Hồng chi thuộc: Họ Ganodermataceae, Bộ Ganodermatales, Lớp
phụ hymenomycetidae, lớp Hymenomycete, Ngành phụ

Basidiomycotina,

ngành nấm thật – Eumycota, Giới nấm – Mycota hay Fungi, Chi Ganoderma.
Khóa luận tốt nghiệp

4

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

Nấm Hồng chi là một trong những loại nấm phá gỗ, đặc biệt trên các
cây thuộc bộ đậu (Fabales). Hồng chi phân bố ở khắp nơi trên thế giới, ký
sinh rộng khắp ở các loài cây lá rộng đến lá kim, thậm chí ở cả tre trúc,
dừa, cau, cọ dừa và nho. Có thể mọc trên cây sống lẫn cây đã chết. Có
những loại đa niên, tai nấm phát triển qua nhiều năm và những loại hằng
niên, tai nấm chỉ phát triển qua một mùa (Nguyễn Hữu Đống, 2003).

Nấm Hồng chi thuộc loại thực vật hạ đẳng, thực tế chúng không có
thân, rễ, lá như các cây thượng đẳng khác. Cơ thể của nấm là những sợi
nhỏ màu trắng len lõi trong rơm, rạ, trong thân gỗ hoặc các cơ chất nuôi
trồng khác. Phần chúng ta thường nhìn thấy được gọi là cây nấm nhưng
thực chất là quả thể nấm. Quả thể nấm tương đương với bông hoa ở cây
thượng đẳng. Trong quả thể có các bào tử, tương đương với các hạt ở cây
thượng đẳng (Nguyễn Lân Dũng, 2007).
Về hình thái bên ngoài, quả thể nấm có cuống dài hoặc ngắn, thường
đính bên, đôi khi đính tâm do quá trình liền tán mà thành. Cuống nấm hình
trụ hoặc thanh mảnh (đường kính 0,3 – 0,8cm), hoặc mập khỏe (đường
kính 0,2 – 3,5cm). Quả thể ít phân nhánh, đôi khi uốn khúc cong do biến
dạng trong quá trình nuôi trồng. Lớp vỏ cuống có màu láng đỏ, nâu đỏ, nâu
đen, bóng, không có lông. Mũ nấm dạng thận, gần tròn, đôi khi xòe hình
quạt và có tia rãnh phóng xạ. Màu sắc từ vàng chanh, vàng nghệ, vàng nâu,
đỏ nâu, nâu tím, nhẵn bóng và láng như verni. Khi nấm già quả thể sẫm
màu, trên bề mặt láng một lớp phấn màu đỏ nâu. Kích thước tai nấm biến
động lớn, từ 5 – 12cm, dày 0,8 – 3,3cm. Phần đính cuống thường gồ lên
hoặc lõm. Phần thịt nấm dày từ 0,4 – 2,2cm, có màu vàng kem nâu nhợt
hoặc trắng kem, phân chia lớp trên hoặc lớp dưới, lớp trên có thể thấy rõ
các tia sợi hướng lên, lớp dưới hệ sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp tầng sinh
bào tử.
Tầng sinh sản (bào tầng, phụ tầng - hymennium) là một lớp ống dày
từ 0,2 – 1,8cm, màu kem, nâu nhạt, gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn
Khóa luận tốt nghiệp

5

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A



Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

có màu trắng nhạt hoặc chanh nhạt, có khoảng 3 – 35 ống trên 1mm. Đảm
đơn bào (Holobasidie) hình trứng không màu, dài 16 - 22 m , mang 4 bào
tử đảm (Basidiospoes). Bào tử đảm thường được mô tả dưới dạng trứng
cụt, đôi khi là dạng hình trứng có đầu chóp tròn, nhọn. Kích thước bào tử
rất nhỏ dao động từ 8,0 – 11,5 m hoặc 6 – 7,7 m . Bào tử Hồng chi có hai
lớp vỏ rất cứng, dày 0,7 – 1,2 m . Bào tử có cấu trúc tinh vi và tương đối ổn
định về kích thước ở các điều kiện sinh sống khác nhau. Bào tử có chứa các
thành phần giống như Hồng chi như: polisaccharit, triterpen, acid béo, acid
amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, nhưng hàm lượng cao hơn Linh
chi từ 7 – 20 lần. Số lượng bào tử Hồng chi là rất ít, trung bình thu hoạch
1tấn nấm chỉ thu được 1kg bào tử.
1.3. Nhu cầu sinh thái của nấm Hồng chi
1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nấm Hồng chi thay đổi qua
các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của
hệ sợi nấm là 20 – 300C (tối thích là 23 – 270C). Đối với quá trình hình thành
và phát triển quả thể, nhiệt độ thích hợp là 22 – 28 0C (tối thích là 24 – 260C).
Việc tạo ra sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ “sốc nhiệt” giữa giai đoạn nuôi sợi
và giai đoạn hình thành quả thể là một trong những biện pháp nhằm tạo quả
thể to, đồng đều, năng suất cao.
1.3.2. Yêu cầu về độ ẩm không khí
Hồng chi yêu cầu độ ẩm không khí tương đối cao. Giai đoạn ươm
sợi, yêu cầu độ ẩm không khí từ 65 – 70%, giai đoạn phát triển của quả thể
yêu cầu độ ẩm không khí cao hơn từ 80 – 95%. Như vậy để nuôi trồng nấm
Hồng chi yêu cầu độ ẩm không khí tương đối cao.
1.3.3. Yêu cầu về độ ẩm cơ chất
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, Hồng chi yêu cầu một lượng

nước nhất định, lượng nước cần phần lớn được hấp thụ từ trong cơ chất và
một phần nhỏ được hấp thụ từ bên ngoài trong quá trình hình thành quả thể
(tưới bổ sung). Các thí nghiệm của Van Griensven cho thấy, để được 1kg nấm,
Khóa luận tốt nghiệp

6

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

trong cơ chất sẽ mất đi 220g chất khô và 900ml nước, trong đó chỉ có khoảng
35 – 40% chất khô tham gia vào việc tạo thành quả thể nấm, phần còn lại sẽ bị
chuyển hóa để tạo năng lượng cho các hoạt động sống khác, từ đó cho thấy
nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hòa tan các chất dinh
dưỡng, tạo cơ sở cho hệ sợi nấm hấp thu dinh dưỡng từ cơ chất một cách dễ
dàng. Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sự phát triển của sợi nấm là 60 – 70%.
1.3.4. Yêu cầu về ánh sáng
Nấm Hồng chi không có khả năng quang hợp như cây xanh và chúng
sống được là nhờ năng lượng phân hủy từ cellulose của cơ chất. Do đó, về
cơ bản chúng không cần ánh sáng. Nhưng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển, nấm Hồng chi vẫn yêu cầu một lượng ánh sáng nhất định. Giai
đoạn nuôi sợi dù ở điều kiện tối hay sáng, hay chỉ có ánh sáng tán xạ, sợi
nấm Hồng chi vẫn phát triển bình thường. Đến giai đoạn phát triển của quả
thể thì cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đủ đọc được sách trong nhà nuôi),
cường độ ánh sáng khoảng 250 – 1000lux để kích thích sự phát triển của
quả thể, cường độ ánh sáng phải cân đối từ mọi phía để đảm bảo cho quả
thể phát triển cân đối. Nếu thiếu ánh sáng trong giai đoạn phát triển của quả

thể sẽ ảnh hưởng đến mức độ xòe tán, cuống nấm sẽ kéo dài, làm tăng thời
gian nuôi trồng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Do vậy khi nuôi trồng
nấm Hồng chi cần có chế độ chiếu sáng phù hợp.
1.3.5. Yêu cầu về độ thoáng khí
Do nấm là cơ thể sống nên trong hoạt động sống của chúng, quá trình
hô hấp vẫn diễn ra và đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của nấm độ thoáng khí có ảnh hưởng rất lớn.
Trong giai đoạn nuôi sợi yêu cầu không khí của nấm Hồng chi là
lượng lớn CO2 nhưng khi hình thành quả thể thì nồng độ CO2 lại phải giảm.
Nồng độ CO2 trong không khí không được vượt quá 0,1%, sự thông thoáng
còn có ý nghĩa lớn đối với việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ của nhà
nuôi trồng.
Khóa luận tốt nghiệp

7

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

1.3.6. Yêu cầu về độ pH cơ chất
Hồng chi có thể sinh trưởng và phát triển được trong môi trường cơ
chất nuôi trồng từ axit yếu đến hơi kiềm. Độ pH thích hợp nhất cho nấm
sinh trưởng, phát triển là từ 5,5 – 7,0.
1.3.7. Yêu cầu về dinh dưỡng
Hồng chi có khả năng phát triển tốt trên rất nhiều các loại nguyên
liệu khác nhau như: Mùn cưa, bã mía, cây gỗ… Chính nhờ hệ men
celluloza rất mạnh có trong sợi nấm Hồng chi mà chúng có thể sử dụng

nguồn hydratcacbon có trong các loại nguyên liệu trên. Nó sẽ chuyển
chúng từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu để sợi nấm hấp thụ được.
Vào thời kỳ ươm sợi, nếu cung cấp thêm 1 lượng đạm vừa phải
(0,1% canxi nitrat) thì sẽ giúp nấm phát triển mạnh hơn. Hồng chi cũng cần
một số vitamin nhóm B để sợi nấm phát triển mạnh hơn. Ngoài các nguồn
dinh dưỡng nói trên, để hệ sợi nấm phát triển tốt có thể cung cấp thêm Ca,
Mg, P2O5, K2O và cả nguyên tố vi lượng Fe, mặc dù chỉ với lượng rất nhỏ.
Do đó khi trồng Hồng chi người ta có thể thêm bột nhẹ (CaCO3) hoặc thạch
cao ((CaSO4).2H2O) hoặc thêm 1 lượng nhỏ KH2PO4 để bổ sung lân và kali
(Đinh Xuân Linh, 2008).
1.4. Đặc điểm biến dưỡng của nấm Hồng chi
Nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ (động
vật hoặc thực vật). Nấm có hệ men (enzyme) phân giải tương đối mạnh,
giúp chúng ta có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp. Dựa theo các dinh
dưỡng của nấm, có thể chia thành 3 nhóm:
- Hoạt sinh: Thức ăn là xác bã thực vật hay động vật. Ở nhóm nấm
này, chúng có khả năng biến đổi những chất khó phân hủy thành những
chất đơn giản, dễ hấp thu, nhờ hệ men ngoại bào.
- Ký sinh: Chủ yếu các loài nấm gây bệnh, chúng sống bám vào
thành cơ thể sinh vật khác để hút thức ăn của sinh vật chủ.

Khóa luận tốt nghiệp

8

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học


- Cộng sinh: Lấy thức ăn từ cơ thể sinh vật chủ nhưng không làm tổn
hại sinh vật chủ, ngược lại còn giúp cho chúng phát triển tốt hơn (như nấm
Tuber hay Bolesus cộng sinh với cây thông sồi…).
1.5. Đặc tính biệt dược của nấm Hồng chi
Theo Hiroshi Hikino (Nhật Bản), Hồng chi là một trong những vị
thuốc bổ quan trọng nhất trong Đông y. Các thầy thuốc đã dùng Hồng chi
trong việc chữa trị các chứng mệt mỏi, suy nhược, tiểu đường, các chứng
bệnh về gan và nhiều chứng bệnh thuộc sức đề kháng của cơ thể con người.
Kết quả phân tích về thành phần các chất kết hợp với nghiên cứu lâm
sàng đã ghi nhận tác dụng biệt dược của các thành phần có trong Hồng chi:
Alcaloide có tác dụng trợ tim; polysaccharid b-D-glucan, ganoderan A, B,
C, D - 6 có tác dụng chống ung thư, tăng tính miễn dịch; hạ đường huyết;
tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hoá acid nucleic; chống rối loạn miễn
dịch và chống cao huyết áp, làm mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung
thư; Steroid (Ganodosteron; Lanosporeic acid A; Lonosterol) có tác dụng
giải độc gan; ức chế sinh tổng hợp cholesterol; triterpenoid: Ganodermic
acid Mf, T - O; ganodermic acid R; ganodermic acid B,D,F,H,K,S,Y...;
ganodermadiol; ganosporelacton A, B; lucidon có tác dụng ức chế sinh tổng
hợp cholesterol; ức chế giải phóng histamin của cơ thể, giúp giảm nhẹ các
dị ứng, đẩy mạnh sự hấp thụ ôxy; hạ huyết áp, ức chế ACE, chống khối u;
tăng sự hoạt động của gan; nucleosid: Adenosin dẫn suất có tác dụng ức
chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm đau; protein: Lingzhi – 8 có tác dụng
chống dị ứng phổ rộng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch; acid béo (Oleic acid) có
tác dụng ức chế giải phóng histamin; acid ganoderic có tác dụng chống dị
ứng và chống viêm.
Ngoài ra trong thành phần của nấm Hồng chi có khoảng 40 nguyên
tố khoáng, trong đó phải kể đến germanium. Germanium có liên quan chặt
chẽ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển vận oxy vào mô


Khóa luận tốt nghiệp

9

Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

giúp các tế bào hấp thu oxy tốt hơn, đặc biệt là giảm bớt đau đớn cho người
bệnh bị ung thư ở giai đoạn cuối (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Hiện nay, Hồng chi được dùng làm giảm huyết áp, kích thích sự làm
việc của gan, tẩy máu giúp cơ thể chống lại các chứng lao lực quá độ và
giải độc, khắc phục được tác hại của hóa trị liệu và xạ trị trong điều trị ung
thư. Gần đây người ta còn tìm thấy tác dụng với ung thư tử cung, khoang
miệng, ung thư đại tràng, ung thư gan, đặc biệt khi kết hợp với hóa trị liệu.
Vì vậy Hồng chi đã và đang được khai thác, nuôi trồng, chế biến thành các
sản phẩm công nghệ cao với quy mô công nghiệp và sản lượng lớn. Mỗi
năm trên thế giới tiêu thụ hàng trăm tấn Hồng chi dưới dạng thực phẩm
hoặc dược phẩm nhờ khả năng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.
1.6. Tình hình sản xuất, tiêu thụ nấm Hồng chi trên thê
giới và Việt Nam
1.6.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc nuôi trồng nấm Hồng chi đã được ghi nhận đầu tiên
vào năm 1621, nhưng mãi đến 300 năm sau (1936), trường Đại học Nông
nghiệp Tokyo - Nhật Bản mới nuôi trồng đại trà thành công nấm Hồng chi.
Năm 1971, hai nhà bác học người Nhật là Yukio Naoi và Zenzaburo Kasai,
giáo sư của khoa Nông nghiệp, trường Đại học Tokyo đã thành công trong
việc nhân giống nấm Hồng chi. Năm 1986, Nhật Bản đã nuôi trồng thành

công nấm Hồng chi trên môi trường nhân tạo.
Hiện nay, các nước trên thế giới tập trung nghiên cứu và sản xuất các
loại nấm ăn nói chung, nấm Hồng chi nói riêng ở quy mô công nghiệp. Khu
vực châu Âu và Bắc Mỹ áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong nuôi trồng
nấm, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu thu hái, bảo quản, đóng gói (sử
dụng robot trong các khâu nuôi trồng, chăm sóc và thu hái nấm). Khu vực
Châu Á, việc nuôi trồng nấm còn mang tính chất thủ công, qui mô nhỏ (hộ
gia đình, trang trại nuôi trồng nấm), song chiếm tới 70% tổng sản lượng nấm

Khóa luận tốt nghiệp

10 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

ăn trên toàn thế giới hàng năm. Các nước có sản lượng nấm lớn trên thế giới
là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.
Nhật Bản tuy là nước đưa ra kỹ thuật nuôi trồng nấm đầu tiên và có
tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm (trong thời gian 16 năm, sản lượng
nấm tăng 40 lần, từ 5 tấn năm 1979 tăng lên 200 tấn năm 1995), song vẫn
đứng sau Trung Quốc về sản lượng.
Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nấm Hồng chi (Ganoderma
lucidum) mỗi năm xuất khẩu thu về hàng triệu USD. Ở Đài Loan, theo báo
cáo của Peng (1990) và Hseu (1992), Đài Loan đã nuôi trồng tới hơn 10
loài Ganoderma khác nhau. Doanh thu hàng năm từ các chế phẩm chống
ung thư điều chế từ Hồng chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD.
Ở Đông Nam Á, nuôi trồng nấm Hồng chi mới được chú trọng trong
vài thập kỷ gần đây, đặc biệt nuôi trồng nấm Hồng chi ngắn ngày trên các

phế thải giàu chất xơ, thậm chí cho thu hoạch quả thể chỉ sau 40 ngày.
Hiện nay, việc nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nuôi trồng nấm Hồng chi,
nghiên cứu đặc tính biệt dược của Hồng chi không còn giới hạn trong phạm vi
một số nước mà đã mang tính chất toàn cầu. Đến nay đã có khoảng 250 bài
báo cáo của các nhà khoa học trên toàn thế giới được công bố liên quan đến
dược tính và lâm sàng của Hồng chi. Tháng 7 năm 1994 hội nghị “Nấm học”
tại Vancouver - Canada đã nhất trí thành lập viện nghiên cứu quốc tế về Linh
chi đặt trụ sở tại New York, Hoa Kỳ (Deepalakshmi cs, 2011).
1.6.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, nấm dược liệu cũng đã được biết đến từ lâu. Từ xa xưa, Hải
Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác đã đề cập đến việc sử dụng Linh chi làm
thuốc. Theo Lê Quý Đôn, “nấm Linh chi là nguồn sản vật quý hiếm của núi
rừng Đại Nam”. Song trong thực tế, việc nghiên cứu và phát triển các loại
nấm ăn, nấm dược liệu ở nước ta mới được bắt đầu từ những năm 1970.
Năm 1978, viện Dược liệu – Hà Nội đã tiến hành nuôi trồng thành
công nấm Hồng chi (giống của Trung Quốc). Năm 1997, các nhà khoa học
Khóa luận tốt nghiệp

11 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên đã chọn được giống nấm Hồng chi mọc hoang
ở rừng núi Lâm Đồng để nhân giống và đưa vào sản xuất, đạt kết quả khả quan
tại trại trồng nấm Hồng chi của xí nghiệp Dược phẩm Trung ương.
Năm 1986, Thành phố Hồ Chí Minh thành lập xí nghiệp nấm Thành
phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một số đơn vị như: Công ty nấm Thanh
Bình (Thái Bình), xí nghiệp nấm (thuộc Tổng công ty rau quả Vegetexco)...

Một số đơn vị có nhập khẩu nấm: Unimex Hà Nội, Liên hiệp các Xí nghiệp
thực phẩm vi sinh Hà Nội (Công ty nấm Hà Nội), xí nghiệp nấm thành phố
Hồ Chí Minh, xí nghiệp đặc sản rừng số 1 nay là Công ty mây tre đan Hà
Nội... Năm 1991 – 1993 Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường triển khai
dự án sản xuất nấm theo công nghệ Đài Loan (Nguyễn Hữu Đống, 2000).
Đến thập niên 90, nuôi trồng Hồng chi mới thực sự bùng nổ tại thành
phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên sản lượng hàng năm mới đạt khoảng 10 - 15
tấn/năm (Cổ Đức Trọng, 2008).
* Về nuôi trồng
Người nuôi trồng nấm Hồng chi đầu tiên ở Việt Nam là kỹ sư
Nguyễn Thanh, ông đã đưa được nấm Hồng chi chuẩn từ Trung Quốc về
Việt Nam. Nhờ đó vào cuối năm 1978 dưới sự hướng dẫn của giáo sư Trịnh
Tam Kiệt lần đầu tiên nấm Hồng chi Trung Quốc đã ra quả thể trong phòng
thí nghiệm, nhưng mãi đến năm 1987 sau khi kỹ sư Nguyễn Thanh, TS.
Nguyễn Thiện Tịch cùng với thạc sĩ Cổ Đức Trọng đi tìm Hồng chi mọc
hoang ở vùng rừng núi tỉnh Lâm Đồng để tìm nguồn giống ban đầu thì
Hồng chi mới thực sự được đưa vào nghiên cứu trồng trọt và sản xuất.
Đến năm 1988, xí nghiệp dược phẩm Trung ương 24 đã nghiên cứu
các dạng thành phẩm, cùng sự khảo sát về dược lý của giáo sư Bùi Chí
Hiếu tại viện y học thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát về lão khoa lâm
sàng của giáo sư Nguyễn Thiện Thành tại bệnh viện Thống Nhất, đã đưa ra
những kết luận bước đầu rất quan trọng về giá trị của Hồng chi Việt Nam từ
năm 1996 (Đàm Nhuận, 1996).
Khóa luận tốt nghiệp

12 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học


* Ở Thanh Hóa
Trong những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa xuất hiện một số trang
trại và nhiều hộ gia đình nuôi trồng nấm Hồng chi đạt hiệu quả kinh tế cao,
Song thực tế cho thấy các trang trại và nhiều hộ nông dân cũng mới sản
suất trên nguyên liệu mùn cưa chưa thử nghiệm sản suất trên gỗ keo lai.
Hàng năm Thanh Hóa đã tổ chức dạy nghề cho hàng chục ngàn lao
động theo 3 cấp trình độ: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Đặc biệt đã
tập trung dạy nghề cho lao động chính sách, dân tộc thiểu số, lao động
nông thôn, lao động bị thu hồi đất để xây dựng các khu kinh tế, công trình
công cộng, khu đô thị, khu công nghiệp…
Kết quả dậy nghề đã góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của
tỉnh đến hết năm 2016 đạt 58%, lao động qua đào tạo nghề đạt 42,9 %.
Hàng năm đã giải quyết việc làm cho gần 50.000 lao động, góp phần hạ tỷ
lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Do được đào tạo miễn phí,
lại có chương trình tuyên truyền rộng khắp của trung tâm dạy nghề tỉnh nên
nhiều hộ dân đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia các lớp dạy nghề.
Sau thành công của các đợt tập huấn trồng nấm từ năm 2007 đến nay trung
tâm dạy nghề, hội phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Trung tâm
nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa tiếp tục
mở thêm 50 lớp dạy nghề cho trên 1.500 người, giúp nông dân tiếp cận với
mô hình sản xuất mới. Đến nay, mô hình sản xuất nấm đã phát triển ở hầu
khắp các huyện trong tỉnh. Ở một số huyện như Nga sơn, Đông Sơn, Thọ
Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Thành phố Thanh Hóa...
Về thị trường tiêu thụ của sản phẩm nấm Hồng chi hiện nay trên địa
bàn tỉnh mới có một số ít trang trại, hộ nông dân sản suất được nấm Hồng
chi nên nguồn cung không đủ nhiều người phải mua ở các tỉnh khác như ở
Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nội... Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các gia
đình đầu tư trồng nấm đều đã và đang thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
“Làm nấm phải có quyết tâm cao và sự kiên nhẫn” - đó là câu nói của

Khóa luận tốt nghiệp

13 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

những người dân rút ra sau gần 10 năm bám trụ với nghề, vì nếu không có
2 yếu tố đó thì mô hình trồng nấm này đã không tồn tại cho đến ngày nay.
1.7. Tình hình sản xuất và khai thác keo lai ở tỉnh Thanh Hóa
1.7.1 Tình hình sản xuất keo lai tại tỉnh Thanh Hóa
Thời gian gần đây, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nhanh chóng cả về
số lượng và chất lượng. Trước tình hình đó, nhiều cơ quan lâm nghiệp, tổ
chức cá nhân và người dân nhiều địa phương đã đẩy mạnh kinh doanh rừng
trồng. Việc trồng rừng đã góp phần đáng kể nâng cao tỷ lệ che phủ đất
trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồng thời tạo thêm nhiều việc
làm cho người dân sống gần rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở
vùng sâu vùng xa.
Hiện tại việc trồng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao đang
là nhu cầu thực tiễn cấp thiết, với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Theo
số liệu thống kê năm 2014 toàn tỉnh Thanh Hóa có diện tích đất lâm
nghiệp 626.576,1 ha. Với các dòng keo lai BV 16, BV 32 năng suất trung
bình đạt 20-25m3/ha/năm, Các dòng TB03, TB05, TB 06, TB12, AH1, AH7
năng suất có thể đạt từ 30-35 m3/ha/năm.
Cây keo lai là loại cây lâm nghiệp có giá trị cao, được nhiều người
dân tin tưởng, lựa chọn là giống cây phát triển kinh tế. Keo lai là tên gọi
của giống lai tự nhiên giữa keo lá tràm và keo tai tượng. Các đặc tính
của keo lai đều thể hiện tính trung gian giữa 2 loài keo bố mẹ. Cây keo
lai hơn keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn

và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn, độ thẳng thân và chiều cao dưới
cành đều tốt hơn keo bố mẹ. Cây keo lai rất dễ sống, đặc biệt là sống ở
khu vực đồi núi, vùng sườn dốc hay có gió mà cây lâm nghiệp khác không
trồng được. Cây có thể cao đến 25-30 mét, đường kính lên đến 60-80cm.
Cây keo luôn là nguồn thu nhập chính những năm trước, gần như tất
cả diện tích rừng của tỉnh đều được trồng bằng giống cây bản địa. Nhưng
từ năm 2012, qua học tập, tiếp thu kiến thức khoa học-kỹ thuật các hộ
Khóa luận tốt nghiệp

14 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn mua giống keo lai về trồng. Kết quả bước
đầu cho thấy cây keo lai lớn nhanh, cùng một thời gian nhưng kích thước
của giống keo lai lớn hơn gấp 2 lần so với giống cây bản địa, do đó thời
gian qua thu hoạch dự kiến được rút ngắn, sinh khối tăng.
Từ hiệu quả mà cây keo đã và đang đem lại, tỉnh Thanh Hóa xem đây
là cây trồng chủ đạo để phát triển kinh tế đồi rừng nhằm xóa đói, giảm nghèo
cho bà con nhân dân. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các huyện Như
Thanh, Tỉnh Gia, Ngọc Lặc, Hà Trung… thực hiện nhiều giải pháp để mở
rộng diện tích và nâng cao năng suất, hiệu quả của cây keo trên địa bàn như:
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế đồi,
rừng, trong đó tập trung trồng cây keo thông qua hoạt động của các ban,
ngành, đoàn thể; thành lập các ban phát triển rừng cấp xã, cấp thôn và triển
khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển rừng giúp người dân yên tâm sản xuất;
hỗ trợ các hộ dân vay vốn với lãi suất thấp để mở rộng sản xuất. Cùng với
đó, huyện chú trọng lồng ghép nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nhân dân

trồng và đầu tư chăm sóc rừng theo hướng thâm canh, chuyển giao khoa học,
kỹ thuật cho nhân dân... Nhờ thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp,
nên số hộ tham gia phát triển kinh tế đồi rừng, đặc biệt là trồng keo lai ngày
một tăng lên.
1.7.2. Tình hình khai thác keo lai ở tỉnh Thanh Hóa
Theo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tính đến nay trên địa
bàn tỉnh có trên 90 ngàn héc ta rừng nguyên liệu giấy ở nhiều độ tuổi từ các
chương trình trồng rừng. Keo lai là một trong các loài cây chủ lực cung cấp
gỗ nguyên liệu giấy. Tỷ trọng gỗ 0,542, hàm lượng xenlulô 45,36%, tổng
các chất sản xuất bột giấy 95,2%, hiệu suất bột giấy 52,8%, độ nhớt của bột
36,6, độ chịu gấp, chịu đập cao hơn hoặc trung gian của 2 loài keo bố mẹ.
Tất nhiên, những cây keo nhỏ mới được bán dùng làm nguyên liệu gỗ. Gỗ
keo lai to, tròn là nguyên liệu sử dụng để sản xuất đồ nội thất xuất khẩu.
Với đường kính từ 17-18cm trở lên có giá cao hơn hẳn so với giá nguyên
Khóa luận tốt nghiệp

15 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

liệu dùng để sản xuất giấy. Ngoài ra keo lai còn dùng làm gỗ dán, ván dán
cao cấp, gỗ xẻ dùng trong xây dựng, làm đồ gia dụng, dùng sản xuất các
chủng nấm ăn, nấm dược liệu, cây keo được trồng và sản xuất một cách đại
trà nên khi nhắm tới một sản phẩm nào đó sử dụng gỗ keo sẽ được các sản
phẩm đồng bộ nhất… Chỉ cần trồng keo lai 5 năm là đã có thể thu hoạch.
Tuy nhiên, nếu muốn lợi nhuận cao hơn từ cây này, người trồng có thể để
lâu hơn, giá trị cây keo lai sẽ tăng lên.
Tác dụng lớn nhất của phát triển rừng là chủ động tạo nguồn

nguyên liệu trong nước cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản.Thực tế,
do diện tích rừng trồng ở nước ta hiện chủ yếu là rừng ngắn ngày, chất
lượng gỗ không cao, 80% được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp
giấy. Chỉ một lượng gỗ nhỏ khai thác trong nước được sử dụng trong chế
biến đồ gỗ nội thất và mỹ nghệ, cho thu nhập cao. Do vậy hàng năm có
đến 60% lượng gỗ keo là nhập sỉ cho các nhà máy chế biến gỗ dăm trên
địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa về
tình hình hoạt động sản xuất của các cơ sở băm dăm gỗ trên địa bàn, tính
đến tháng 4/2016, toàn tỉnh có 39 cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất
khẩu tại 10 huyện. Riêng trong khu kinh tế Nghi Sơn đã có 6 nhà máy chế
biến gỗ. Để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ, hàng năm các doanh nghiệp
phải nhập khẩu từ 70-80% gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.
Từ năm 2013 đến nay, giá gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn nước ta
liên tục tăng, hiện đang ở mức 1,2 – 1,3 triệu đồng/tấn (tăng 200-300 ngàn
đồng/tấn so với năm trước), nên người trồng rừng rất phấn khởi. Với mức
giá như hiện nay, mỗi hec ta rừng trồng cho lãi 40-60 triệu đồng.
1.8. Một số kết quả nghiên cứu về nuôi trồng nấm Hồng chi trên khúc
gỗ tự nhiên
Trong những năm qua việc nuôi trồng nấm Hồng chi thường theo ba
phương pháp chính: cấy trên các khúc gỗ, cấy trong chai lọ hay túi nilon,
và cấy trong bồn lớn. Trong ba mươi năm qua, nhiều thí nghiệm đã được
Khóa luận tốt nghiệp

16 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang
Khoa Nông học

tiến hành để tìm xem phương pháp nào hiệu quả nhất và gặt hái được loại

phẩm chất tốt hơn cả. Theo những kết quả thu lượm được, việc trồng Hồng
chi trên thân cây có kết quả nhất. Tuy nhiên, ngoài việc chọn gỗ, nhiều yếu
tố khác cũng ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất của cây nấm, đó là: giống đã
chọn (strain), phương pháp cấy (method of cultivation), mùa thu hoạch
(harvest time) và cách bào chế (treatment).
Ở Ấn Độ lợi thế hiện nay phương pháp trồng trọt là việc sử dụng các
cành nhánh bên sau khi cắt tỉ và chặt bỏ của cây bạch dương được sử dụng
một cách dễ dàng tại các vùng trồng cây bạch dương của phía Bắc Ấn Độ.
Việc trồng nấm Hồng chi theo phương pháp mới này đã mang lại hiệu quả
kinh tế và lợi nhuận cao (Singh S, 2013).
Trước nhu cầu rộng lớn của thị trường, từ năm 2012, Trung tâm Ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đã tiến hành nghiên cứu,
trồng thử nghiệm nấm Hồng chi với những kỹ thuật tiên tiến và công nghệ
hiện đại. Để xây dựng thành công quy trình sản xuất nấm trên thân cây gỗ,
Trung tâm đã cử cán bộ đi tham quan, học tập và tiếp nhận quy trình sản
xuất nấm từ Trung tâm nghiên cứu phát triển nấm và sản phẩm sinh học,
thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn nấm Linh chi.
Khi đưa vào nuôi trồng, Trung tâm đã áp dụng nghiêm ngặt các quy
trình, phương pháp kỹ thuật. Trong quá trình ươm sợi và nuôi trồng, nhiệt
độ mỗi giai đoạn luôn được kiểm tra, đảm bảo độ ẩm không khí đạt từ 80%
- 90%, ánh sáng khuếch tán và kín gió. Đặc biệt, trong thời gian từ khi nấm
bắt đầu lên đến lúc thu hoạch, ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì phải
tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt túi giúp luôn duy trì độ ẩm.
Nấm Hồng chi có thể trồng trên tất cả các loại cây thân gỗ như trám,
keo và mùn cưa… Do vậy, việc sản xuất nấm Hồng chi ở Lạng Sơn hiện
nay còn tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, từ đó khai thác hiệu quả
tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Khóa luận tốt nghiệp


17 Phạm Thị Ngọc Anh - D - CNSH 4A


×