Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng và giải pháp phòng chống bạo lực gia đình ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.31 KB, 24 trang )

Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

A - MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sống trong đất nước nào và xã hội nào cũng vậy, ln có sự bất bình
đẳng giới. Khơng nói đâu xa, mà ở Việt Nam chúng ta hiện nay dù đã sống
trong xã hội phát triển nhưng bất bình đẳng giới vẫn chưa có hồi kết: Sự
phân biệt đối xử tồn tại trong mọi tầng lớp dân cư, cơ hội học tập, vay vốn
làm ăn, thăng tiến kể cả mức lương của chị em phụ nữ vẫn thua xa so với
nam giới.
Vấn đề về bạo lực gia đình khơng phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởng
“trọng Nam khinh Nữ” đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa Nam giới đối với
phụ Nữ. Trước đây những người phụ nữ bị bạo hành chủ yếu là sống phụ
thuộc vào chồng, Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của người phụ
nữ cũng thay đổi, song thực tế có rất nhiều người phụ nữ có cơng việc ổn
định, kiếm được nhiều tiền để lo cho cuộc sống gia đình thì thường lại bị
chồng đánh nhiều hơn.
Và thực tế cũng cho thấy, bạo lực gia đình đang xẩy ra ở mọi nơi, từ
khu vực nơng thơn đến thành thị, trong các gia đình có thu nhập cao lẫn thu
nhập thấp và bạo lực gia đình đối với phụ nữ là chủ yếu. Làm cho nhiều
người phụ nữ bị hành hạ khơng chỉ là tinh thần mà cả về thể xác, nó diễn ra
một cách cơng khai ở xã hội Việt Nam, nhất là ở nơng thơn hiện nay, các
vấn đề bạo lực nói chung và bạo lực đối với phụ nữ được mọi cấp lãnh đạo
quan tâm. Sở dĩ như vậy là vì bạo lực gia đình làm tổn thương đến sức
khỏe, thể xác và tinh thần, khơng chỉ cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến
những người xung quanh, gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Chính vì vậy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

1



Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang là vấn đề quan tâm của cộng đồng
quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Thế nhưng, trên thực tế chưa có một biện pháp thiết thực nào để giúp
những người phụ nữ bị bạo hành lấy lại vị trí và sự bình đẳng của mình
trong gia đình. Bên cạnh đó sự hiểu biết về giới và quyền bình đẳng giới
đối với người phụ nữ còn hạn chế. Các cuộc tun truyền trong cộng đồng
về “Bạo lực gia đình” chưa được tổ chức một cách rộng rãi. Việc đưa vấn
đề “Bạo lực gia đình” vào các chương trình chưa thực sự chun sâu và
cơng tác điều tra, nghiên cứu vể “Bạo lực gia đình” vẫn chưa được tiến
hành rộng rãi ở khắp mọi nơi và sát thực.
Trước những tác động trên, với những kiến thức tiếp thu được ở trên
ghế nhà trường, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Thạc sỹ Nguyễn
Thanh Huyền tơi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Vì thế, việc nghiên cứu
đề tài này tơi hy vọng sẽ góp phần nào đó nhằm đưa ra những giải pháp tối
ưu, với mục đích là làm giảm tỷ lệ “Bạo lực gia đình” của Nam giới đối với
phụ nữ, tạo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng trong gia đình và ngồi
xã hội. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho những ai đang quan tâm
tới vấn đề “Bạo lực gia đình”.
Đó là lý do tơi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phòng chống
bạo lực gia đình ở Việt Nam”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ
1. Mục đích
Là nhằm nắm được tình hình bạo lực của Nam giới đối với phụ nữ
trong thời gian qua. Từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực, kiến nghị đến
các cơ quan chức năng có thẩm quyền để nhằm khắc phục và hạn chế tình
trạng này trong tương lai, làm cho cuộc sống của người phụ nữ ngày càng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình


2


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

hạnh phúc hơn, giúp cho mọi người đặc biệt là Nam giới có những cách
nghĩ và quan niệm thống hơn, giải thích cho Nam giới biết rằng “Sống
trong một gia đình” thì ai cũng bình đẳng giống nhau khơng có sự phân biệt
đối xử, cơng việc, trách nhiệm trong gia đình của Nam giới cũng giống như
Phụ nữ.
2. Nhiệm vụ
- Đưa ra những ngun nhân dẫn đến bạo lực gia đình.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về Bạo lực gia đình và những vấn đề liên
quan để thực hiện đề tài.
- Tìm hiểu các tổ chức, cơ quan đồn thể đã có những tác động đến
Nam giới như thế nào nhằm hạn chế bạo lực gia đình của Nam giới đối với
phụ nữ.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp luận
+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Là phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái biến
đổi, do sự tác động của các yếu tố khách quan qua từng thời kỳ phát triển
của kinh tế xã hội.
Sự tác động của cơ chế thị trường đến lối sống con người làm biến đổi
phẩm chất, sự tha hóa về đạo đức, tư tưởng “trọng Nam khinh Nữ” trong
q trình phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Do sự tác động của
các yếu tố khách quan mà làm nhân phẩm của con người thay đổi. Từ
những con người hiền lành, chân q, ai cũng tơn trọng vậy mà khi bị tác
động của các yếu tố khách quan như: Rượu, cờ bạc, đề … thành con người

xấu của xã hội, hủy hoại nhân cách, tương lai, cuộc sống hạnh phúc của gia
đình và người thân.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

3


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Là phương pháp đặt ra sự vật hiện tượng, có sự tác động qua lại nhau
và có mối quan hệ với sự vật, hiện tượng khác.
Ở đề tài này, nghiên cứu về Nam giới trong sự tác động qua lại với các
vấn đề xã hội. Đó là những tệ nạn xã hội và những yếu tố tác động trong
mối quan hệ vợ - chồng, gia đình, anh chị em, các đồn thể xã hội, nhà
trường.
2. Phương pháp thực tiễn
+ Phương pháp quan sát
Để những thơng tin chính xác và sát thực hơn thì trong cuộc sống hằng
ngày bằng chính mắt thường của mình chứng kiến những trường hợp bị bạo
hành rất dã man, bằng các khả năng quan sát: quan sát gần, quan sát xa đối
với một số đối tượng bạo hành để thấy được những hành vi thiếu tình người
của họ.
+ Phương pháp phỏng vấn
Thơng qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt phòng trọ thì tơi đã phỏng
vấn một số sinh viên để thu thập thêm thơng tin và một điều thuận lợi ở
đây, trong số những người tơi phỏng vấn thì có một vài sinh viên có mẹ của
mình thường là nạn nhân của bạo hành gia đình. Qua các buổi phỏng vấn
thì tơi đã thu thập được nhiều thơng tin sát thực và từ đó cũng có thể đưa ra
một số ngun nhân gây ra bạo lực gia đình.

+ Phương pháp thu thập thơng tin
Ngồi những thơng tin thu thập được từ các phương pháp trên thì tơi
còn dùng mạng Internet tìm những trang Website có liên quan đến bạo lực
gia đình.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

4


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

Tham khảo các tài liệu liên quan đến bạo lực gia của các tác giả viết về
các trường hợp bị bạo hành nhằm thu thập được nhiều thơng tin phong phú
từ những ý kiến và nhiều người khác nhau để có thể thuận lợi hơn trong bài
viết của mình.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các gia đình bị bạo hành, chủ yếu là Nữ giới.
V. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Với những thơng tin thu thập được rất nhiều đã phân tích và đưa ra
những thơng tin chung, phù hợp thì đề tài đã làm rỏ hệ thống, các cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn của bạo lực gia đình. Đặc biệt đề tài đã phân tích được
thực trạng cũng như ngun nhân dẫn đến bạo lực gia đình của Nam giới
đối với phụ nữ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để ngăn chặn tình trạng
bạo lực gia đình xẩy ra ở các đơn vị, xã phường… Với ý nghĩa đó đề tài là
tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương, chị em phụ nữ, những
người gây ra bạo hành và những ai đang quan tâm đến vấn đề bạo lực gia
đình. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho những sinh viên chun
nghành cơng tác xã hội.
VI. PHẠM VI

Đề tài tập trung phân tích tình hình bạo lực gia đình Việt Nam.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

5


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1. Gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hơn nhân và
quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng
buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được
Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
2. Bạo lực
Bạo lực là những hành vi thơ bạo, ngang ngược, bất chấp cơng lý, đạo
lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và
thể xác.
3. Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi cố ý của thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần và kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
4. Giới
Là phạm trù chỉ quan hệ, vai trò và mối quan hệ giữa Nam giới và Nữ
giới. Xã hội tạo ra và gắn cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho Nam giới và
Phụ nữ các đặc điểm khác nhau.

5. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm
giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ cùng có
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

6


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn
của mình, có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp và thụ hưởng từ các
nguồn lực của xã hội và q trình phát triển, được hưởng tự do và chất
lượng cuộc sống bình đẳng.
6. Bạo lực trên cơ sở giới
Bất kỳ một hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có
khả năng dẩn đến những tổn thất về thân thể, tình dục, tâm lý hoặc những
đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe dọa, sự cưởng bức hoặc tước đoạt
một cách tùy tiện sự tự do dù nó xẩy ra ở nơi cơng cộng hoặc trong cuộc
sống riêng tư đều gọi là bạo lực trên cơ sở giới.
II. PHÂN LOẠI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Bạo lực thể chất
Gồm những hành vi bạo lực như: Đá, đấm, tát… tác động trực tiếp đến
nạn nhân, gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân.
2. Bạo lực về tinh thần
Gồm những hành vi nhằm hành hạ tâm lý và những lời chửi bới, mắng
nhiếc, im lặng khơng nói chuyện trong thời gian dài, đe dọa bỏ rơi người
thân khơng quan tâm, sự lảng qn.
3. Bạo lực về tình dục
Là những hành vi như: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời khơng muốn,

ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc bắt ép mang, phá thai theo
ý muốn của chồng.
Hành vi loạn ln giữa cha và con cái, giữa anh chị em ruột cũng được
xếp vào loại bạo lực này.
4. Bạo lực về kinh tế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

7


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

Quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ thuộc về tài chính, gồm
những hành vi sau: ngừng hổ trợ về tài chính và ngăn cản nạn nhân có một
nghề nghiệp, cơng việc hợp pháp, tước đoạt hay đe dọa, tước đoạt các
nguồn tài chính về quyền sử dụng và thừa hưởng của vợ, chồng, cộng đồng
và quyền sở hữu tài sản nói chung, phá hủy tài sản trong gia đình.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. THỰC TRẠNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Thực trạng chung về bạo lực gia đình Việt Nam
- Cứ 03 phụ nữ trong xã hội có ít nhất một lần bị đánh đập trong cuộc
đời họ điều này cho thấy, có 32% phụ nữ từng kết hơn cho biết phải chịu
bạo lực thể xác, có 54% đã chịu bạo lực tinh thần trong đời. Khảo sát về gia
đình Việt Nam đã chỉ ra rằng khoảng 31,2% các cặp vợ chồng đã từng trải
qua một trong các hình thức bạo lực gia đình.
- Theo hệ thống của nước ta trong năm năm từ 2000 - 2005 cả nước có
352.000 vụ ly hơn thì có 186.912 vụ có ngun nhân do bạo lực gia đình,
hành vi đánh đập ngược đãi chiếm 53,1%, 66% các vụ ly hơn liên quan đến

bạo lực gia đình.
Riêng năm 2005 có tới 39.700 vụ ly hơn có ngun nhân từ bạo hành
trong tổng số gần 65.000 vụ án về hơn nhân và gia đình chiếm 61,7% cũng
theo nghiên cứu này thì:
+ 5% phụ nữ thường xun bị chồng đánh đập trong dó 10% là các gia
đình có kinh tế khá dả và 25% gia đình kinh tế túng thiếu.
+ 82% hộ dân nơng thơn và 80% hộ ở thành phố có xẩy ra bạo lực.
+ 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

8


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

+ 30% các cặp vợ chồng xẩy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục
xẩy ra ở 18% các gia đình khá giả về kinh tế và 25% gia đình túng thiếu về
kinh tế.
+ 9 - 10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là người vợ và thủ
phạm chính là nam giới.
+ 70% các vụ bạo lực xẩy ra đối với phụ nữ ở nơng thơn.
+ Ở Đồng bằng Sơng Cửu Long có 1.319 ca nhập viện là do bạo lực
gia đình. Trong đó có 1000 ca tự tử và 30 trường hợp tử vong.
+ 5% phụ nữ thường xun bị chồng đánh đập.
Bạo lực gia đình xuất hiện ở các cặp vợ chồng từ 31 - 41 tuổi phổ biến
hơn các nhóm tuổi khác và thường xẩy ra ở các vùng nơng thơn nghèo.
2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Nghiên cứu của tổng cục thống kê của bạo lực gia đình ở Việt Nam
tháng 11/2008.
+ Xét đến cả 3 hình thức bạo hành trong đời sống vợ chồng là thể xác,

tình dục, tinh thần thì có trên ½ , khoảng 58% phụ nữ Việt Nam cho biết họ
đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình này.
+ Ngồi ra cứ 4 phụ nữ từng bị chồng bạo hành thể xác và tình dục thì
có một người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và
hơn ½ trong số này cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần.
+ Ở một số vùng thì cứ 10 phụ nữ trong đó có 4 người nhận thấy gia
đình khơng phải là nơi an tồn đối với họ.
- Nghiên cứu mới nhất vào ngày 26/11/2010 thì:
+ Cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc từng có gia đình thì có 1 người (gần ¾
%) đã từng bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ đang phải
chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

9


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

+ Khả năng phụ nữ bị lạm dụng bởi chồng họ gấp 3 lần khả năng
người khác lạm dụng.
+ Trong số phụ nữ kết hơn từ 1 - 10 năm có 21,1% phụ nữ cho biết đã
trải qua sự mắng nhiếc, nhục mạ…
+ Thực tế cho thấy những phụ nữ bị bạo hành được điều tra ở trên
phần nhiều đều có kinh tế khó khăn, một số phụ nữ còn gặp hạn chế về
trình độ học vấn.
Các phụ nữ đều e ngại khi tham gia phỏng vấn, việc chia sẻ còn rất hạn
chế và vòng vo, nhiều phụ nữ từ chối khơng chia sẻ hoặc khơng nói ra sự
thật.
Phụ nữ có thai cũng là đối tượng bị bạo hành, 5% phụ nữ có thai cho
biết họ đã từng bị đánh đập trong thời gian mang thai bởi chính chồng

mình.
Số phụ nữ bị bạo lực đi tìm sự hổ trợ bên ngồi rất ít, chỉ khoảng 10%
còn lại là 80% - 90% phụ nữ khơng đi tìm sự hổ trợ nào cả mà chỉ âm thầm
chịu đựng vậy thơi.
Đó cũng chính là ngun nhân làm cho nạn bạo hành ngày càng gia
tăng.
* Biểu đồ để thể hiện rỏ thực trạng trên.
- Biểu đồ tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo lực thể xác chia theo độ tuổi ở
Việt Nam năm 2010.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

10


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền
Tỷ lệ

Độ tuổi

Nhận xét:
Qua biểu đồ trên thì cho ta thấy rằng
Trong cuộc đời của người phụ nữ có ít nhất là một lần bị bạo hành về
thể xác, và tỷ lệ bạo hành ngày càng tăng theo độ tuổi, ở biểu đồ ta thấy:
Tuổi càng cao thì tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành ngày càng tăng như: ở độ tuổi 18
- 24 tỷ lệ bạo hành là 22 mà ở độ tuổi từ 45 - 49 tỷ lệ bạo hành lại tăng lên
40.
Đáng lẽ ra tuổi càng lớn thì nhận thức con người được phát triển và có
sự tơn trọng người khác, xem thân thể người khác cũng như thân thể mình,
con người sống có trách nhiệm và u thương lẫn nhau hơn. Nhưng đằng

này, do sự tác động của cơ chế thị trường và nhận thức của một số người
q kém, với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Cho nên càng về già nhưng
người phụnữ lại càng bị người khác bạo hành về thể xác nhiều hơn.
Và trong thời gian qua được sự quan tâm của mọi cơ quan và sự lên án
những hành vi bạo hành đối với thể xác người phụnữ thì 12 tháng qua tỷ lệ
phụ nữ bị bạo hành có xu hướng giảm dần thể hiện: Ở độ tuổi 14 - 24 tỷ lệ
phụ nữ bị bạo hành là 12 còn ở độ tuổi 55 - 60 thì giảm xuống chỉ còn 3.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

11


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

Mong rằng trong tương lai nhận thức của mọi người về bình đẳng giới
được phổ biến rộng rải hơn để người phụ nữ có được vị trí và quyền của
mình.
Tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo lực tình dục theo nhóm tuổi ở Việt Nam năm
2010.
Tỷ lệ
20
15

Trong cu?c đ?i

10

12 tháng qua


5
0
18-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-60

Tuổi

Nhận xét:
Biểu đồ trên cho ta thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực về tình dục trong cuộc
đời họ có xu hướng gia tăng theo độ tuổi: Tuổi càng lớn thì tỷ lệ phụ nữ bị
bạo lực tình dục lại càng nhiều hơn thể hiện vào ở độ tuổi từ 18 - 24 tỷ lệ
phụ nữ bị bạo lực là 7 nhưng ở độ tuổi từ 45 - 49 tỷ lệ bạo lực tăng lên đến
15.
Xu hướng này ngày càng tăng làm người phụ nữ mất đi sự bình đẳng
của mình trong quan hệ vợ chồng, cũng như làm hạnh phúc gia đình ngày
càng bị rạn nứt, tan vỡ…
12 tháng qua đã có nhiều cuộc tun truyền về bình đẳng giới, đặc biệt
là cho nam giới tham gia vào các buổi tọa đàm, cuộc thi nói về bạo lực
trong gia đình. Nên thời gian qua tỷ lệ bạo lực về tình dục đã có xu hướng
giảm, từ tỷ lệ 4 ở độ tuổi 18 - 24 giảm xuống tỷ lệ 2 ở độ tuổi 55 - 60.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

12


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

Cần phải có nhiều cuộc tun truyền hơn nữa về bạo lực gia đình đặc
biệt là đối với Nam giới, để nâng cao nhận thức nam giới, thấy được sự
bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, khơng nên có sự ép buộc lẫn nhau. Để
xây dựng cuộc sống gia đình ngày càng có ý nghĩa và hạnh phúc hơn, góp

phần vào sự phát triển của đất nước.
3. Liên hệ thực tiễn
+ Bạo lực về kinh tế
Theo lời kể của chị “Hoa” cho biết:
Lấy chồng, chị về làm tại cơng ty gạch của chồng, lúc này chị mới biết
chồng mình hết sức hà tiện và nắm giữ “tay hòm chìa khóa” trong nhà. Chị
đi làm nhưng khơng có lương vì anh bảo là vợ chồng để anh giữ ln. Mỗi
sáng anh đưa cho chị khơng q 50.000đồng để chi tiêu ba bữa ăn và sinh
hoạt cho cả gia đình gồm 3 người. Con nhỏ đòi uống sữa chị xin anh thêm
tiền liền bị anh mắng “chúng nó ăn thế đủ rồi, khơng cần uống thêm sữa”.
Những sáng chồng qn đưa tiền, chị tự mở tủ lấy thì kiểu gì cũng bị
chồng kiếm cớ: Nếu lấy tiền lẻ “Sao mày ngu thế! Tiền lẻ để tao gửi xe
chứ?”, còn nếu lấy tiền chẵn thì “Tiền to thế để làm việc khác…” Từ ngày
lấy chồng, tất cả mọi việc chi tiêu trong nhà cho đến việc thăm hỏi, ốm đau
hay cưới xin, chị đều trong chờ vào anh em ruột và bố mẹ đẻ. Thời gian của
chị bị chồng quản lý rất chặt nên khơng thể làm thêm, mỗi lần chị nói ý
định làm thêm với chồng được anh trả lời bằng những trận đòn.
+ Bạo lực tinh thần
Chị (Hạnh) xã Hiền Ninh
Trong gần một tháng, chị liên tục bị chồng rải các loại tờ “thư mời
gọi” với nội dung giới thiệu chị là “gái gọi” rẻ tiền, lăng mạ bố mẹ chị, xúi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

13


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

dục con cái bỏ chồng. Các “thư mời gọi” này được dán ở cửa nhà bố mẹ

chị, rải khắp nơi chị sinh sống, bạn bè, người thân của chị.
Trong các “thư mời” ơng chồng đều ghi địa chỉ, số điện thoại của chị
để các khách hàng chơi dể liên lạc và được dán thêm tờ 2000đ và 5000đ
nhằm để gây sự chú ý cho mọi người. Hậu quả, chị nhận được hàng ngàn
cuộc điện thoại và nhiều tin nhắn với nội dung ởm ờ…
Khơng chỉ rải thư mời một thời gian sau chồng chị lại bày thêm trò
mới, một buổi sáng thức dậy, mọi người thân của chị tá hỏa phát hiện các tờ
cáo phó dán tại các cột điện, qn nước thơng báo chị đã chết cùng thời
gian cúng viếng và tiễn đưa.
+ Bạo lực về thể xác
Lạm dụng men say của rượu bia để đánh vợ.
Chị Dung lấy chồng q ở Thanh Hóa.
Anh (Hưng) chồng chị, mỗi lần nhậu say với bạn bè anh lại đánh vợ,
nhẹ nhàng nhất là mỗi tháng chị cũng được chồng “tặng” hàng chục trận
đòn, Mà cách hành hạ vợ của anh (Hưng) thì bất kỳ ai cũng phải rùng mình.
Hạ cẳng chân, thượng cẳng tay là chuyện nhỏ. Anh (Hưng) có cách hành hạ
vợ khốn nạn là mỗi lần khi con ốm đau bị nơn ọe, chậm chí cả đồ nhậu anh
ọe ra, anh đều bắt vợ ăn chỉ vì tội “Khơng biết chăm con để con bị ốm”.
Nếu khơng nghe theo, chị lại được ăn những trận đòn khơng chịu nỗi chị
chạy trốn thì bị an bắt lại được, anh lột trần vợ rồi giữa mùa đơng giá rét
căm căm, anh đánh đuổi khiến chị phải nhảy xuống ao trốn nhưng anh vẫn
khơng tha, chỉ đến khi hàng xóm phát hiện anh mới dừng tay.
II. NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Ngun nhân gây ra bạo lực gia đình
1.1 Ngun nhân khách quan
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

14



Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

- Thái độ dững dưng của nhiều người khi xem chuyện bạo lực gia đình
là chuyện riêng của người khác, nên khi thấy bạo lực xẩy ra khơng ai can
thiệp hoặc khơng thơng báo cho chính quyền địa phương biết để giải quyết.
- Do kinh tế gia đình khó khăn.
- Do tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, rượu chè…
- Sự quản lý và biện pháp quản lý của nhà nước chưa thực sự hiệu quả.
- Nhận thức của mộ số bộ phận cán bộ chính quyền, đồn thể cơ sở và
trách nhiệm phòng, chống và ngăn chặn bạo lực còn hạn chế.
1.2 Ngun nhân chủ quan
- Tư tưởng trọng nan khinh nữ.
- Nhiều người phụ nữ bị chồng đánh đến tím mặt và vẫn che dấu cho
chồng vơ tình góp phần duy trì và tạo điều kiện cho bạo lực gia đình ngày
càng gia tăng.
- Vợ chồng ngoại tình khơng chung thủy với nhau.
- Mâu thuẩn vợ chồng trong đời sống tinh thần, quan hệ tình dục.
- Yếu tố nhận thức: Bản thân người chồng và người phụ nữ bị bạo
hành.
- Sự bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng trong phân cơng cơng việc
gia đình.
2. Hậu quả của bạo lực gia đình
2.1 Hậu quả đối với gia đình
- Hạnh phúc gia đình tan vỡ, cuộc sống gia đình có xu hướng khơng
bền vững.
- Mọi của cải làm ra đều bị tiêu biến.
- Con cái khơng được học hành đến nơi đến chốn như bạn bè cùng
trang lứa, thiếu niềm tin và chổ dựa từ chính bố mẹ mình.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình


15


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

- Con cái đến trường bị bạn bè xa lánh và đối xử phân biệt.
- Những người thân trong gia đình bị người ngồi và xã hội chỉ trích,
tỏ thái độ khinh thường.
- Làm mất danh dự bản thân, gia đình và văn hóa.
2.2 Hậu quả đối với bản thân người phụ nữ
- Danh dự, nhân phẩm, vị trí của họ bị đánh mất.
- Khơng có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức và kỷ năng sống cho
bản thân.
- Bị bệnh tật và sức khỏe bị suy giảm và yếu hơn so với các phụ nữ
khác.
- Gặp các vấn đề về sinh sản như: Rối loạn phụ khoa, vơ sinh, có thai
ngồi ý muốn…
- Khơng có quyền bảo vệ bản thân khi bị có thai, hay các bệnh lây lan
qua đường tình dục.
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến hạnh phúc của người phụ nữ như:
+ Việc tiếp cận với các dịch vụ giải trí và dịch vụ xã hội bị hạn chế.
+ Hạnh phúc gai đình tan nát.
+ Bổn phận làm vợ, làm mẹ khơng còn đối với họ.
+ Ảnh hưởng đến con cái và tinh thần nhưng họ vẫn âm thầm chịu
đựng, vẫn làm việc để mưu sinh.
- Thường phải sống trong nỗi ám ảnh của những trận đòn, bị tổn
thương về tinh thần như trầm cảm, điên loạn…
- Vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội bị hạn chế.
2.3 Hậu quả đối với xã hội
- Làm gia tăng các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, rượu chè…


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

16


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

- Làm mất danh hiệu làng văn hóa và nét văn minh của cộng đồng dân
cư.
- Bạo lực gia đình khơng ngăn chặn kịp thời sẽ gây rối trật tự an ninh
xã hội, nguy cơ làm gia tăng tội phạm trong xã hội.
- Bạo lực gia đình gây cản trở sự phát triển kinh tế chung của xã hội,
suy giảm năng suất lao động và khả năng tạo thu nhập cá nhân.
- Bạo lực gia đình làm hủy hoại đạo đức con người phá vỡ những
chuẩn mực giá trị truyền thống gia đình của dân tộc.
- Gây tổn thất kinh phí lớn về chi phí chăm sóc y tế và điều trị các
thương tích và rối loạn tâm sinh lý.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CƠNG TÁC
PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Đối với cơ quan nhà nước
- Tăng cường quản lý của nhà nước trong việc thực hiện phòng và
chống bạo lực.
- Xóa bỏ sự bất bình đẳng về giới.
- Hồn thành hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình.
+ Xây dựng và hồn thiện thống văn bản pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình.
+ Phổ biến sâu rộng luật phòng, chống bạolực gia đình.

- Có các chính sách về kế hoạch tạo cơng ăn việc làm, nghề nghiệp cho
người phụ nữ, đảm bảo cho người phụ nữ có việc làm và thu nhập ổn định,
có sự độc lập kinh tế với chồng và có thể đảm bảo cuộc sống cá nhân trong
những trường hợp khó khăn nhất.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

17


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

- Phải xử lý nghiêm những người có hành vi bạo lực gia đình theo
đúng nghị định, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng
chống bạo lực gia đình.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp với các
cơ quan, ban nghành, đồn thể trong thực hiện phòng, chống bạo lực gia
đình và bình đẳng giới.
- Phải đưa nội dung phòng chống bạo lực gia đình và các chương trình,
kế hoạch cơng tác hàng năm của các cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện
tốt việc nắm bắt tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời,
khơng để xẩy ra các vụ án nghiêm trọng.
2. Đối với cộng đồng
- Đẩy mạnh tun truyền phòng chống bạo lực gia đình trên các
phương tiện thơng tin đại chúng.
- Nâng cao nhận thức cho người dân nhất là phụ nữ trong xã hội
phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội.
- Tránh việc tun truyền chung khơng gắn với chỉ đạo cụ thể trách
nhiệm quản lý của cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời

sống văn hóa ở khu dân cư” trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Huy động nội lực bản thân người bị bạo hành.
+ Tìm cho các nạn nhân một nơi nương tựa vững chắc.
+ Giúp nạn nhân biết cách hạn chế đến mức thấp nhất những tổn
thương cho họ khi bị bạo hành.
+ Giúp cho nạn nhân nhận ra những ngun nhân dẫn đến bạo lực gia
đình và tìm cách điều chỉnh.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

18


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

- Thường xun tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt
cộng đồng và các loại hình văn hóa quần chúng khác
- Hòa gải mâu thuẩn cho các gia đình.
- Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng chống bạo
lực gia đình.
3. Đối với gia đình
- Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình
để định hình nhận thức. Nâng cao nhận thức của cả hai người về quyền và
nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, vai trò của họ hàng, dòng
họ, duy trì sự ổn định, đồn kết êm ấm trong đời sống gia đình, làm tốt
cơng tác hòa giải mâu thuẩn.
- Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống
văn minh.
- Quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, trong đó đưa ra tiêu chí khơng
có bạo lực gia đình.

4. Đối với người có hành vi bị bạo hành
- Xóa bỏ sự bất bình đẳng về giới.
- Phải nhận thức được trách nhiệm cũng như những hành vi gây tổn
thương tới người khác.
- Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, gia đình, khơng có sự ép buộc
người khác làm theo những ý muốn của mình.
- Khơng có sự phân biệt đối xử, xóa bỏ tư tưởng phong kiến “trọng
nam khinh nữ”.
- Khơng nên cậy vào sức mạnh để có hành vi và tỏ thái độ khinh biệt
đối với vợ và con cái trong gia đình.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

19


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

5. Vai trò của nhân viên cơng tác xã hội
- Là người đi đầu trong việc tố giác những hành vi bạo lực gia đình
trong cộng đồng dân cư.
- Cần chia sẽ những kiến thức của mình về bình đẳng giới cho mọi
người đặc biệt là đối với nạn nhân bị bạo hành và đối tượng bạo hành.
- Là cầu nối giữa các cơ quan, tổ chức trong việc tun truyền về bạo
lực gia đình để khơng ngừng nâng cao nhận thức cho mọi người đặc biệt là
nam giới.
- Tham vấn và cung cấp thơng tin, kiến thức pháp luật về hơn nhân gia
đình và phòng chống bạo lực gia đình.
- Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình, kỷ năng ứng xử khi có
mâu thuẩn.
- Khai thác các nguồn lực tại địa phương, giúp các cơ quan, đồn thể

tìm kiếm sự hổ trợ và nguồn kinh phí cho hoạt động về phòng chống bạo
lực gia đình.
- Thường xun vãng gia những nạn nhân bị bạo hành để động viên,
giúp đỡ họ vượt qua sự bế tắc của mình, đồng thời tìm kiếm những dịch vụ,
trung tâm tư vấn để hổ trợ kiến thức, kỷ năng sống và cách tự bảo vệ bản
thân đối với những trường hợp xấu xẩy ra.
- Là người phối hợp với chính quyền địa phương nơi mình sinh sống
và làm việc để tổ chức các buổi tập huấn cho người dân về bình đẳng giới,
bạo lực gia đình.
- Là người hòa giải các mâu thuẩn trong quan hệ vợ chồng, anh chị em
trong gia đình.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

20


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Hành vi bạo lực là bản chất của nhận thức về tư tưởng phong kiến, gia
trưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào con người Việt Nam. Vấn đề
đặt ra là làm cho cộng đồng phải ý thức được rằng bạo lực gia đình khơng
phải là chuyện nội bộ trong gia đình và tạo ra nhận thức rằng vấn đề này
đang tồn tại ngày càng có xu hướng gia tăng và là một trở ngại lớn trong
tiến trình hướng tới mục tiêu vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ.
Nếu trong tương lai gần khơng có các biện pháp cụ thể, sát thực, hình
thức xử phạt nghiêm minh hơn đối với các trường hợp vi phạm thì vấn đề
bạo lực gia đình ngày có xu hướng gia tăng với hình thức bạo lực rất đa

dạng. Thơng qua bài tiểu luận này tối đã đưa ra một số giải pháp góp phần
cùng nạn nhân bị bạo hành, gia đình, cộng đồng, các tổ chức đồn thể ngăn
chặn đẩy lùi bạo lực gia đình. Đồng thời qua bài tiểu luận này, tơi đã có
thêm những kinh nghiệm để phục vụ cho việc học tập và cơng tác chun
mơn sau này, cũng như có được những thơng tin liên quan đến bạo lực gia
đình để bản thân cũng có thể hiểu hơn về bạo lực gia đình mà từ trước tới
giờ thường được nghe mọi người kể lại, bản thân cũng đã từng chứng kiến
hai trường hợp bị bạo hành, đặc biệt hơn là bây giờ tơi lại nghiên cứu và
viết về đề tài này, lại càng giúp tơi có nhiều hiểu biết hơn về bạo lực gia
đình để có thể giúp một số nạn nhân đang gặp phải và biết cách bảo vệ
mình trong cuộc sống hơn nhân - gia đình sau này, cũng như xóa bỏ tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” giữa các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, với việc nghiên cứu này bài tiểu luận của tơi chỉ phản ánh
một phần nhỏ thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam trong thời gian vừa qua
do sự hiểu biết còn hạn chế, sự đánh giá của bản thân tơi chưa thể làm nổi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

21


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

bật hết được những trường hợp bạo hành ở Việt Nam nói chung và đơn vị
xã phường của tơi nói riêng. Trong q trình viết bài còn có nhiều thiếu sót,
rất mong nhận được sự góp ý từ phía cơ giáo, bạn bè để bài tiểu luận của tơi
được hồn thiện hơn. Và hy vọng rằng đề tài tơi nghiên cứu sẽ được mọi
người quan tâm nhiều hơn.
II. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt luật phòng chống bạo lực gia đình cần phải tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức

chính trị xã hội nâng cao việc tun truyền, tư vấn chuyển đổi nhận thức,
thái độ và hành vi của cộng đồng và gia đình, trong tương lai cần thành lập
Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình cấp tỉnh để trực tiếp điều hành,
chỉ đạo kịp thời tình hình xẩy ra ở cơ sở. Xây dựng thiết chế gia đình phát
triển bền vững để có hướng hoạt động của ban chỉ đạo đi vào trọng tâm,
cần phải xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2009 2015 của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ VHTT&DV.
Đối với Chính phủ cần ban hành nghị định, quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật phòng chống bạo lực gia đình, nghị định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng như thơng tư hướng
dẫn thực hiện cụ thể để cho cơng tác phòng chống bạo lực gia đình triển
khai có hiệu quả, góp phần xây dựng mỗi gia đình ấm no hạnh phúc, bình
đẳng và phát triển bền vững.
Các địa phương cần duy trì mơ hình điểm về phòng chống bạo lực gia
đình, vừa qua huyện Bến Lúc xây dựng mơ hình điểm tại xã Mỹ n bảo
vệ phụ nữ và trẻ em trước những hành vi bạo lực gia đình. Hoạt động có
nhiều hiệu quả cần nhân rộng thêm ở các địa phương còn lại, mỗi huyện thị

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

22


Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

nên có hai đơn vị xã phường thực hiện điểm, từ đó tổng kết rút kinh nghiệm
phổ biến ở các đơn vị còn lại.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

23



Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Thanh Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Báo cáo của Hội LHPN về tình hình bạo lực gia đình và các hành
động phòng chống bạo lực gai đình.
2- Tác giả Lê Ngọc Văn: Những cơ sở lý luận nghiên cứu bạo lực gia
đình.
3- Tác giả Vu Gia: Thực trạng phòng chống bạo lực gia đình hiện
nay.
4- Website:
5- Website:
6- Website:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình

24



×