Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ảnh hưởng phát triển tài chính đến giảm nghèo ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
--------o0o---------

VÕ VĂN THÀNH SANG

ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN
GIẢM NGHÈO Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
--------o0o---------

VÕ VĂN THÀNH SANG

ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN
GIẢM NGHÈO Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số :

8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG


TP. HỒ CHÍ MINH, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng. Các số
liệu khảo sát và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Võ Văn Thành Sang

Dương Văn Thơm


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

FEM

Fixed Effects Model (Mô hình tác động cố định)

FD

Phát triển tài chính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


INF

Lạm phát

Pooled OLS

Pooled least Square Model (Mô hình hồi qui gộp)

POV

Mức độ nghèo

REM

Random Effects Model (mô hình tác động ngẫu nhiên)

TRADE

Mức độ mở rộng thương mại

WB

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả biến chỉ số nghèo đói theo năm ...........................
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả biến chỉ số phát triển tài chính theo năm .............
Bảng 4.3. Hệ số tương quan ...................................................................................

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy ......................................................................................
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định vi phạm giả thiết OLS của mô hình FEM ...............
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương tổng quát ..................


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 : Phát triển tài chính giảm nghèo thông qua tăng trưởng và giảm bất
bình đẳng ...............................................................................................
Hình 4.1 : Đồ thị histogram và bảng thống kê mô tả biến POV ............................
Hình 4.2 : Xu hướng của biến POV từ năm 2004 đến năm 2015 ..........................
Hình 4.3: Đồ thị histogram và bảng thống kê mô tả biến FD ................................
Hình 4.4 : Xu hướng của biến FD từ năm 2004 đến năm
2015
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Hình 4.5: Đồ thị histogram và bảng thống kê mô tả biến GDP .............................
Hình 4.6 : Xu hướng của biến GDP từ năm 2004 đến năm 2015 ..........................
Hình 4.7 : Đồ thị histogram và bảng thống kê mô tả biến INF ..............................
Hình 4.8 : Xu hướng của biến INF từ năm 2004 đến năm 2015 ............................
Hình 4.9 : Thống kê mô tả biến TRADE từ năm 2004 đến năm 2015 ...................
Hình 4.10 : Xu hướng của biến TRADE từ năm 2004 đến năm 2015 ...................


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT

1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU

2

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

Đặt vấn đề .......................................................................................................2
Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................4
Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
Bố cục luận văn ..............................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

Khái niệm .......................................................................................................6

2.2

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và giảm nghèo ....................................7


2.3

Các nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo thông qua phát triển tài chính ở các
nước đang phát triển trên thế giới ................................................................10

2.4

Các nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo thông qua phát triển tài chính tại Việt
Nam ..............................................................................................................19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
3.1

Mô hình lý thuyết nghiên cứu .....................................................................23

3.1.1 Mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. .......................23
3.1.2 Các kiểm định lựa chọn mô hình ................................................................24
3.2

Mô hình nghiên cứu và định nghĩa biến ......................................................25

3.2.1 Mức độ nghèo (POV) ..................................................................................26
3.2.2 Phát triển tài chính (FD) ...........................................................................28
3.2.3 Các biến kiểm soát .....................................................................................29


3.3

Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 30


CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ MỨC
NGHÈO
4.1

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................. 32

4.1.1 Biến chỉ số nghèo đói POV ......................................................................... 32
4.1.2 Biến chỉ số phát triển tài chính ................................................................... 34
4.1.3 Biến GDP..................................................................................................... 36
4.1.4 Biến INF ..................................................................................................... 38
4.1.5 Biến TRADE ............................................................................................... 39
4.2

Sự tương quan giữa các biến độc lập ......................................................... 41

4.3

Kết quả mối quan hệ giữa phát triển tài chí và mức nghèo ......................... 42

4.4

Kiểm định vi phạm giả thiết OLS của mô hình FEM ................................ 44

4.5

Kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát ................... 45

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1


Kết luận về kết quả nghiên cứu ................................................................... 47

5.2

Những hàm ý rút ra từ bài nghiên cứu ........................................................ 48

5.3

Hạn chế của luận văn................................................................................... 49

5.4

Những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển tài chính đối với giảm
nghèo ở các nước đang phát triển bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy khác
nhau là ước lượng OLS, mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu
nhiên. Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá tầm quan trọng của phát trến tài chính
đối với mức độ nghèo đói tại các quốc gia sử dụng dữ liệu của 36 nước từ năm
2004 đến năm 2015, bằng chứng thực nghiệm cho thấy:
a)

Hệ số của biến phát triển tài chính trong cả ba mô hình đều âm, chứng tỏ


rằng quốc gia có tài chính càng phát triển thì tỷ lệ nghèo đói càng giảm.
b)

Lạm phát và phát triển thương mại đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ nghèo đói

ở các quốc gia nghiên cứu. Hệ số hồi quy của các biến này dương, thể hiện rằng
lạm phát và mức độ mở rộng thương mại càng cao thì tỷ lệ nghèo đói của quốc
gia càng tăng.


2

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề
Giảm nghèo là một thử thách lớn tại các quốc gia và đặc biệt là các nước

đang phát triển. Những tổ chức thế giới như WB (Ngân hàng thế giới), IMF (Tổ
chức tài chính thế giới) đã lồng ghép mục tiêu giảm nghèo trong hầu hết các
chương trình phát triển của mình. Do vậy, để đấu tranh vượt qua hiểm họa này,
các quốc gia đã đưa các chính sách phát triển lên hàng đầu, bởi vì các bằng
chứng thực nghiệm đã cho thấy các quốc gia có mức tăng trưởng cao là các nước
đã và đang nỗ lực để giảm mức tỷ lệ nghèo. Hơn nữa, trong các mục tiêu của
thiên niên kỷ (Millennium Development Goals, MDGs) thì một trong những mục
tiêu chính là giảm tỷ lệ nghèo tính theo đầu người trên toàn thế giới. Cùng vói
các chính sách khác, thúc đẩy phát triển tài chính là một trong những chiến lược
chủ yếu để đạt được kết quả này. Do vậy trong thời gian gần đây, nhiều mối
quan tâm và nghiên cứu đã hướng về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và

mức độ giảm nghèo cả lý thuyết và thực tiễn.
Về mặt lý thuyết thì phát triển tài chính có thể ảnh hưởng đến nghèo đói
thông qua hai kênh. Kênh thứ nhất cho rẳng phát triển tài chính ảnh hưởng trực
tiếp đến nghèo thông qua cải thiện tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người
nghèo. Kênh thứ 2 chỉ ra rằng phát triển tài chính ảnh hưởng gián tiếp đến nghèo
bằng cách kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng tỷ lệ đầu tư. Như
vậy, trong các nghiên cứu chứa đựng một hàm ý rằng nếu phát triển tài chính cải
thiện được tăng trưởng, thì nó sẽ tự động chuyển đến hiện thực giảm nghèo. Tuy
nhiên, Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đưa ra nhiều kết luận hổn hợp trái
ngược nhau. Một số cho rằng, bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận
và được cấp vốn thì phát triển tài chính sẽ cải thiện được sự phân bổ nguồn vốn,
mà điều này đặc biệt có tác động lớn đến người nghèo. Những người khác cũng
có ý kiến tranh luận rằng điều đó chỉ có người giàu và liên quan đến chính trị thì


3

mới là người hưởng lợi từ việc cải thiện hệ thống tài chính (Singh và Huang,
2015).
Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới, nghèo đói thể hiện ở tình trạng
kiệt quệ của một bộ phận dân cư bao gồm nhiều khía cạnh: thu nhập thấp đến
mức không có khả năng mua được hàng hóa cơ bản và dịch vụ cần thiết để tồn
tại; tình trạng dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với những tai ương bất ngờ; mức
độ y tế và giáo dục thấp, không có khả năng tiếp cận với nước sạch và an toàn vệ
sinh, không đủ năng lực trong đóng góp tiếng nói và ý kiến vào cộng đồng . Hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng nghèo đói và việc
giảm thiểu tình trạng nghèo đói trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, nguyên nhân chủ yếu và cơ bản
nhất là do người dân thiếu vốn, thiếu kiến thức (Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn
Ngọc Dung, 2016).

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, có rất nhiều các
nghiên cứu tập trung vào vai trò của các tổ chức tài chính đối với cuộc khủng
hoảng tài chính ở các nền kinh tế khác nhau. Các nghiên cứu về tác động của
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế khá đa dạng; tuy nhiên các nghiên cứu
về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phân phối thu nhập trong xã hội còn
khá hạn chế (Naceur và Zhang, 2016). Dựa vào kết quả nghiên cứu của
“Financial development and poverty reduction in developing countries: New
evidence from banks and microfinance institutions” (Ficawoyi Donou-Adonso
và Kevin Sylwester, 2016), một câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là “Phát triển tài
chính có ảnh hưởng đến sự giảm nghèo ở các nước đang phát triển hay không?”.
Bài nghiên cứu được tiến hành lấy dữ liệu cho 36 quốc gia trong giai đoạn từ
tháng 01 năm 2004 đến tháng 12 năm 2016 và sử dụng dữ liệu là vay tín dụng
của các tổ chức tài chính, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tốc độ tăng trưởng của
GDP bình quân đầu người, lạm phát, tổng giá trị xuất nhập khẩu.


4

Để nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển tài chính đến sự giảm nghèo,
luận văn sử dụng mô hình được phát triển bởi Ravallion (1997). Mô hình được
xây dựng để kiểm soát biến phân phối thu nhập, tốc độ tăng trưởng kinh tế và đo
lường tác động của phát triển tài chính đến mức độ nghèo đói của các quốc gia
đang phát triển.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu chính sau :

(1) Đánh giá tác động của việc phát triển tài chính đến việc giảm thiểu tình
trạng nghèo đói ở các quốc gia đang phát triển. Trong bài nghiên cứu, luận văn

sẽ thực hiện so sánh giữa mô hình ước lượng OLS, mô hình tác động cố định và
mô hình tác động ngẫu nhiên để chọn ra một mô hình tốt nhất để thực hiện kiểm
định tác động của phát triển tài chính và sự giảm nghèo.
(2) Vận dụng kết quả nghiên cứu để đề ra một số kiến nghị đối với tình hình
phát triển tài chính và giảm thiểu nghèo đói ở Việt Nam. Thông qua kết quả
nghiên cứu, tác giả tìm thấy mối liên hệ giữa phát triển tài chính, tăng trưởng
kinh tế, lạm phát, phát triển thương mại đối với tình trạng giảm nghèo ở các
nước đang phát triển. Vì vậy, bài nghiên cứu dựa trên tình hình phát triển của hệ
thống tài chính tại Việt Nam để đưa ra các chính sách phù hợp góp phần giảm
nghèo.
1.3

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn dựa trên số liệu vay tín dụng của các tổ

chức tài chính, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tốc độ tăng trưởng của GDP bình
quân đầu người, lạm phát, tổng giá trị xuất nhập khẩu của 36 quốc gia từ năm
2004 đến 2015.
1.4

Phương pháp nghiên cứu


5

Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra, Luận văn sử dụng cả phương
pháp định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng
trong tổng quan các tài liệu học thuật, các nghiên cứu liên quan và các số liệu
thứ cấp hiện có. Để xem xét ảnh hưởng của phát triển tài chính đến mức độ giảm
nghèo, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng, số liệu panel (bảng) và

hồi quy bằng phần mềm STATA.
1.5

Bố cục luận văn
Ngoài phần chương mở đầu giới thiệu tóm tắt nội dung, luận văn bao gồm

5 chương chính với cấu trúc như sau:
- Chương 1 : Phần mở đầu. Giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp thực hiện tổng quát và bố cục của luận
văn.
- Chương 2 : Cơ sở lý thuyết. Nội dung chương trình bày các khái niệm, lý
thuyết liên quan đến phát triển tài chính và giảm nghèo; tổng quan các
nghiên cứu thực nghiệm; và đề xuất mô hình nghiên cứu.
- Chương 3 : Phương pháp thực hiện nghiên cứu. Phần này mô tả chi tiết
trình tự, cách thức thực hiện nghiên cứu chi tiết về dữ liệu, định nghĩa các
biến trong mô hình, phương pháp ước lượng
- Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Với số liệu thu thập được và
theo phương pháp nghiên cứu đã nêu trong chương 2, nội dung chương
mô tả thực trạng phát triển tài chính tại các quốc gia đang phát triển, kết
quả thực nghiệm, kiểm định kết quả và thảo luận.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Dựa vào kết quả thu được trình bày
trong chương 4, chương này đúc kết các kết quả nghiên cứu chính, trình
bày các hàm ý chính sách phát triển nhằm thúc đẩy phát triển tài chính và
ảnh hưởng đến mức độ giảm nghèo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1


Khái niệm
Để đánh giá tiến trình phát triển của hệ thống tài chính và hiểu được tác

động của nó đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo cần phải đo lường đúng về
phát triển tài chính. Như thế nào là hệ thống tài chính và phát triển tài chính?
Hệ thống tài chính bao gồm tất cả các định chế tài chính bán sỉ, bán lẽ,
chính thức và phi chính thức trong một nền kinh tế cung cấp các dịch vụ tài
chính cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác. Theo
định nghĩa rộng hơn, hệ thống bao gồm tất cả các dịch vụ từ ngân hàng thương
mại, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, tín dụng vi mô và
những người cho vay. Một hệ thống tài chính hiệu quả và mạnh thúc đẩy tăng
trưởng bằng cách phân bổ các tài nguyên theo hướng sử dụng năng suất nhất và
hiệu quả nhất. Đồng thời hệ thống đó có thể nâng cao mức tăng trưởng thông
qua đẩy mạnh mức tiết kiệm và đầu tư, tăng tích lũy vốn. Hệ thống tài chính tốt
giúp cho các giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn vì giúp tránh được sử
dụng tiền mặt hoặc trao đổi hàng hóa trực tiếp. Hơn nữa, việc tiếp cận nhiều hơn
với các dịch vụ tài chính giúp cho người nghèo có thể lập được kế hoạch cho
tương lai và đầu tư và đất đai và nơi ở, sử sụng các tài nguyên sản xuất hiệu quả
hơn.
Phát triển tài chính có thể được định nghĩa lả sự phát triển về qui mô, hiệu
quả, sự ổn định và tiếp cận với hệ thống tài chính. Do vậy, phát triển tài chính
liên quan đến việc thành lập, mở rộng các định chế, công cụ, thị trường nhằm trợ
giúp tiến trình đầu tư và tăng trưởng. Là một phần của chiến lược phát triển khu
vực tư nhân nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo. Phát triển tài chính
còn có nghĩa là những cải thiện trong việc cung cấp các thông tin về những khả
năng đầu tư và phân bổ ngồn vốn, kiểm soát các doanh nghiệp, thương mại, đa


7


dạng hóa sản phẩm, quản trị rủi ro, vận động và tích lũy nguồn tiết kiệm, dễ
dàng trong việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, phát triển tài chính
nói đến sự hoàn thành các chức năng của hệ thống tài chính trong cách tốt nhất
bằng cách loại bỏ các bất ổn của thị trường. Những chức năng tài chính này ảnh
hưởng đến các quyết định tiết kiệm và đầu tư, đổi mới công nghệ và đưa đến
tăng trưởng kinh tế.
Phát triển tài chính cũng kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua đẩy
mạnh sự cạnh tranh và kích thích đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả. Theo
Demirgüç-Kunt và Levine (2008), chức năng tổng quát của một hệ thống tài
chính là nhằm giảm thiểu những chi phí giao dịch và thông tin kìm hãm hoạt
động kinh tế: a) cung cấp thông tin ban đầu về những đầu tư và phân bổ nguồn
vốn có thể được; b) kiểm soát đầu tư và quản lý sau khhi đã cấp vốn; c) tạo điều
kiện thương mại, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; d) kích thích vận động tiết kiệm;
và e) tạo điều kiện dễ dàng cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Hiệu quả của một hệ thống tài chính muốn nói đến mức độ thực hiện 5
chức năng cơ bản của hệ thống tốt đến mức độ nào; và phát triển tài chính muốn
nói đến sự cải thiện về hiệu quả của hệ thống tài chính.
2.2

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và giảm nghèo
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng thiếu tiếp cận với dịch vụ tài chính là

một trong những nguyên nhân chính giải thích cho sự tồn tại của vần đề nghèo
(Levine, 2008). Lý thuyết chỉ ra rằng phát triển tài chính là cách thức có thể đưa
đến giảm nghèo thông qua tiếp cận với tài chính cho phép người nghèo có được
giáo dục và đầu tư tốt hơn, đa dạng nguồn thu nhập. Câu hỏi liệu có hay không
sự quan hệ giữa phát triển tài chính và nghèo là chủ để được quan tâm và tranh
luận.
Về lý thuyết, phát triển tài chính có thể đóng góp trực tiếp đến giảm nghèo

thông qua việc cải thiện những cơ hội cho người nghèo tiếp cận với nguồn tài


8

chính chính thức và giúp họ có thể đạt được sinh kế bền vững (Stiglitz, 1998).
Phát triển tài chính cũng có thể giúp gián tiếp giảm nghèo và bất bình đẳng về
thu nhập thông qua đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và những thành tựu trong tăng
trưởng sẽ chuyển tải đến người nghèo.
Một trong những cách thức mà phát triển tài chính thuc đẩy tăng trưởng
kinh tế là thông qua việc luân chuyển các nguồn vốn không hiệu quả đến những
việc sử dụng hiệu quả. Singh và Huang (2015) tranh luận rằng nếu các thị trường
tài chính là hoàn hảo thì sự sẳn có về tài chính sẽ cho phép các cá nhân đầu tư
cho giáo dục, đào tạo hoặc cơ hội kinh doanh. Theo lý lẽ này thì phát triển tài
chính sẽ đóng góp trong việc cân bằng các cơ hội bằng cách giảm bớt tầm quan
trọng của tài sản ban đầu và như thế sẽ có lợi hơn cho người nghèo. Tuy nhiên,
một số tác giả khác cho rằng phát triển tài chính theo chiều sâu sẽ có lợi hơn cho
người giàu vì các tổ chức tài chính hoạt động trong bối cảnh thông tin hoàn hảo
thường không có sẳn. Trong hoàn cảnh này thì các dự án của doanh nghiệp với
các khả năng thành công khác nhau thì không thể phân biệt được và thông tin bất
cân xứng đòi hỏi các ngân hàng phải xem xét các đơn vay và chỉ cung cấp vốn
cho các dự án khả thi nhất. Sau cùng thì mối quan hệ giữa phát triển tài chính và
mức nghèo có thể là phi tuyến. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thực chất
tăng trưởng và bất bình đẳng được giảm thiểu cả hai có ảnh hưởng đến giảm
nghèo. Qua trọng hơn là các nghiên cứu cũng cho thấy phát triển tài chính giúp
giảm nghèo thông qua cả hai kênh (Hình 2.1).

Hoạt động
tài chính
thực hiện

tốt

GDP trên đầu người cao
hơn (tăng trưởng kinh tế)
Nghèo về thu nhập thấp
Giảm bất bình đẳng
(phân bổ thu nhập)


9

(Nguồn: Stijn Claessens and Erik Feijen (2006))
Hình 2.1 : Phát triển tài chính giảm nghèo thông qua tăng trưởng và giảm bất
bình đẳng
Kênh gián tiếp thông qua tăng trưởng kinh tế: Một trong những kênh
chính mà sự phát triển tài chính có thể trợ giúp cho việc giảm mức nghèo là
thông qua tang trưởng kinh tế. Tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo có thể
thông qua nhiều cách như sau: a) tăng trưởng kinh tế có thể tạo ra nhiều việc làm
hơn cho người nghèo; b) với mức tăng trưởng cao có thể làm giãm bớt sự cách
biệt về tiền công giữa các nhóm công nhân lành nghề và chưa lành nghề, mà
điều này sẽ có lợi cho người nghèo; c) tăng trưởng cao có thể dẫn đến nguồn thu
từ thuế cao, điều này làm cho chính phủ có thể phân bổ ngân sách nhiều hơn
trong các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục và các phúc lợi xã hội khác do vậy có
lợi hơn cho người nghèo, người nghèo có nhiều cơ hội hơn để đầu tư vào nguồn
lực bản thân; d) khi nguồn vốn tích lũy gia tăng do tăng trưởng kinh tế cao,
nhiều nguồn quỹ có thể được thành lập, tạo điều kiện cho người nghèo vay để
đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, mức độ tác động của tang trưởng đến giảm nghèo tùy thuộc vào
bản thân của mức độ tăng trưởng cao hay thấp và mức độ bất bình đẳng trong thu
nhập (Fields, 2001). Tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ, cần phải có thêm

các yếu tố bổ trợ khác như: người nghèo cần phải tích lũy nguồn vốn tài sản để
tham gia vào tiến trình tăng trưởng; tăng trưởng cần phải trên diện rộng vào bao
gồm các lãnh vực trong xã hội và bao gồm người nghèo; cần có những trợ giúp của
chính phủ trong ngắn hạn cho các nhóm người dễ bị tổn thương.
Kênh trực tiếp thông qua tiếp cận với các dịch vụ tài chính: nhiều tài liệu và
tác giả kinh tế học tin rằng phát triển tài chính có thể trực tiếp đóng góp vào sự
giảm nghèo bằng cách cung cấp cho người nghèo những cơ hội tiếp cận với dịch vụ


10

tài chính sâu và rộng hơn. Những bất cân xứng thông tin về tài chính tạo ra những
trở ngại về tín dụng, trói buộc người nghèo, không có nguồn lực tài chính để thực
hiện các dự án của họ, cũng như không có tài sản thế chấp để tiệp cận tín dụng. Một
hệ thống tài chính thực hiện chức năng của nó kém sẽ tạo ra bất bình đẳng thu nhập
cao hơn từ chổ chuyển dòng tài chính không cân bằng cho các doanh nghiệp thiếu
vốn. Phát triển tài chính giúp giảm chi phí thông tin và chi phí giao dịch, vì thế cho
phép các doanh nghiệp ít vốn có thể tiếp cận được nguồn bổ sung từ bên ngoài, cải
thiện sự phân bổ vốn, và tạo ra một tác động lớn đến người nghèo.
Fields (2001) tranh luận rằng sẽ đạt được nhiều hơn khi phát triển thị trường
tài chính và thị trường tín dụng bởi vì thị trường tín dụng kém phát triển sẽ làm cho
nghèo vẫn tiếp diễn, bất bình đẳng thu nhập cao hơn, và tang trưởng kinh tế thấp.
Thông qua tiếp cận tốt hơn với tín dụng, người nghèo được tạo cơ hội để tham gia
vào các hoạt động hiệu năng hơn, và nhờ đó tang được thu nhập của mình. Nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng tại các nước đang phát triển đối tượng tìm kiếm các để
giảm nghèo là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, các hộ kinh doanh nhỏ tại
vùng nông thông và thành thị. Hình thành nhiềuc doanh nghiệp vừa và nhỏ cần
nhiều lao động, cung cấp nhiều công việc khác nhau là cách thức quan trọng nhất để
giảm nghèo. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận lớn hơn với tín dụng cũng có
tác động quan trọng đặc biệt đến giảm nghèo. Tiếp cận với các dịch vụ tài chính

cũng giúp người nghèo có thể phản ứng tốt hơn đối với các cú sốc về kinh tế hoặc
sức khỏe, làm giảm khả năng rơi vào tình trạng nghèo đói khi những cú sốc đó diễn
ra.

2.3

Các nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo thông qua phát triển tài chính

ở các nước đang phát triển trên thế giới
Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng sự phát triển tài chính có thể ảnh
hưởng đến sự nghèo đói thông qua hai kênh: tác động trực tiếp thông qua việc
mở rộng khả năng tiếp cận tài chính và dịch vụ tài chính cho những người kém


11

may mắn và tác động gián tiếp chủ yếu thông qua tăng trưởng kinh tế. Điển hình
là một số nghiên cứu sau
Jalilian và Kirkpatrick (2002) và World (2001) xem xét mối liên hệ giữa
phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Đầu tiên tác giả xem xét
phát triển tài chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và sau đó kiểm tra những
gì tăng trưởng kinh tế tác động đến mức độ giảm nghèo trên cơ sở mở rộng ý
nghĩa kinh tế của khái niệm phát triển tài chính, bao gồm cả tiền và tài sản gần
như tiền, vốn hóa thị trường, hoặc tín dụng tư nhân trong nghiên cứu thực
nghiệm của họ. Mục tiêu bài nghiên cứu của các tác giả này là xem xét liệu sự
phát triển của khu vực tài chính có thể góp phần vào mục tiêu giảm nghèo ở các
nước đang phát triển hay không. Các kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu cho
thấy hệ thống tài chính hoạt động tốt có thể tăng cường năng suất của người
nghèo bằng cách cung cấp cho họ quyền tiếp cận tới dịch vụ tài chính, đặc biệt là
đối với tín dụng chính thức, qua đó, tăng cường tài sản sản xuất của người nghèo

và tăng tiềm năng để kiếm được sinh kế bền vững. Sự khác nhau của các định
chế trong phạm vi tài chính hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói
của xã hội. Bài nghiên cứu cung cấp cơ sở vững chắc để tiến hành nghiên cứu
sâu về các chính sách và chương trình tài chính cụ thể để đạt mục tiêu giảm
nghèo ở các nước có thu nhập thấp.
Beck và cộng sự (2007) cho rằng sự phát triển trong lĩnh vực tài chính mở
ra cánh cửa thị trường tài chính cho một phần lớn dân số của đất nước và lợi
nhuận của ngành này cũng được hưởng bởi phần lớn người dân, và do vậy,
người nghèo cũng được hưởng một phần tương ứng. Honohan (2004) cho thấy
rằng việc mở rộng kênh tín dụng tư nhân có thể gia tăng thu nhập cho các nhóm
nghèo nhất và giảm bất bình đẳng thu nhập. Tác giả cũng nghiên cứu sự liên
quan giữa độ sâu tài chính, được đo lường bằng tín dụng tư nhân và tỉ lệ đói
nghèo bằng cách sử dụng dữ liệu của 70 nước đang phát triển. Ông nhận thấy
rằng chiều sâu tài chính có ảnh hưởng tiêu cực với tỷ lệ nghèo, thậm chí sau khi


12

kiểm soát đối với thu nhập trung bình bằng cách loại trừ nhóm 10% thu nhập cao
nhất và khử lạm phát. Bên cạnh tác động trực tiếp, phát triển tài chính cũng đóng
góp gián tiếp đến việc giảm thiểu nghèo thông qua tác động của nó lên tăng
trưởng kinh tế. Phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kéo theo đó là
giảm nghèo (Beck và cộng sự, 2008; Jeanneney và Kpodar, 2011).
McKinnon (1973) giả định rằng các trung gian tài chính khá hữu ích cho
người nghèo, ngay cả khi họ không cung cấp tín dụng, bởi vì họ cung cấp cơ hội
tiết kiệm sinh lợi. Phát triển lĩnh vực tài chính không chỉ cung cấp tín dụng cho
người nghèo mà còn tạo ra cơ hội tiết kiệm cho họ. Các trung gian tài chính giúp
xây dựng vốn bằng cách tích lũy rải rác tiết kiệm và cho phép người nghèo vay
tiền từ khoản tiết kiệm tích lũy này để bắt đầu doanh nghiệp nhỏ, cuối cùng giảm
nghèo bằng việc tạo nhiều việc làm hơn và thu nhập cao hơn (DFID, 2004).

Greenwood và Jovanovich (1989) lập luận rằng tồn tại mối quan hệ phi
tuyến hình chữ U đảo ngược trong mối quan hệ giữa bất bình đẳng về thu nhập
và phát triển khu vực tài chính - khi hệ thống tài chính bắt đầu phát triển chỉ là
một rất ít cá nhân và doanh nghiệp, những người giàu có, có khả năng tiếp cận
tài chính cho các dự án có doanh thu cao. Greenwood và Jovanovic (1990) xây
dựng mô hình phi tuyến mô tả mối quan hệ giữa tài chính và sự không công bằng
trong xã hội, kết quả chỉ ra rằng, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, người
nghèo không thể tiếp cận được các tổ chức trung gian tài chính, vì trước hết họ
bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ và họ không thể mạo hiểm sử dụng tiết kiệm
cho khoản kinh phí này. Chỉ những người giàu có mới có thể gia nhập các dịch
vụ tài chính dẫn đến người giàu càng giàu, người nghèo vẫn nghèo và bất bình
đẳng xã hội càng gia tăng. Tuy nhiên, theo thời gian, Greenwood và Jovanovic
cũng chỉ ra rằng, phân khúc nghèo tiếp cận tín dụng dễ hơn nhiều, điều này dẫn
đến một mối quan hệ theo đường cong hình chữ U ngược giữa bất bình đẳng thu
nhập và phát triển tài chính. Năm 1970, Ngân hàng Grameen ở Bangladesh là tổ
chức tài chính vi mô đầu tiên xuất hiện được thành lập bởi Mohammad Yunus,


13

với mục tiêu đặc biệt là cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, đặc biệt là
tín dụng, để giảm nghèo. Từ năm 2002 đến năm 2011, danh mục cho vay của các
tổ chức tài chính vi mô ở các nước đang phát triển đã tăng hơn 1,7% và số lượng
khách vay chủ động tăng 4 lần (Donou-Adonsou và Sylwester, 2016). Việc tiếp
cận tín dụng dễ dàng thông qua các tổ chức tài chính vi mô có vẻ sẽ giúp hộ gia
đình thu nhập thấp tăng cơ hội đầu tư vào giáo dục, sức khỏe và cả kỹ thuật mới,
từ đó giảm tình trạng nghèo của họ và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã
hội.
Galor và Moav (2004) cho thấy việc phát triển tài chính sẽ làm giảm bớt
những rào cản tín dụng, tạo cơ hội mang lại lợi nhuận cho những người có thu

nhập thấp. Bài báo trình bày cách tiếp cận cho rằng tồn tại một bất bình đẳng về
thu nhập trong quá trình phát triển công nghiệp hóa. Trong giai đoạn đầu của quá
trình công nghiệp hóa, nguồn vốn vật chất là nguồn lực giúp tăng trưởng kinh tế
chính, tuy nhiên những nguồn lực này lại rơi vào những cá nhân có nhiều vốn và
sử dụng để tiết kiệm nhiều hơn. Ở những giai đoạn phát triển sau này, khi nguồn
vốn con người được nâng cao, nhân lực được bổ sung nhiều kỹ năng tốt, nguồn
vốn con người lại trở thanh động lực cho sự phát triển kinh tế. Khi thu nhập tăng
lên, hạn chế tín dụng giảm dần, sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm giảm, và ảnh
hưởng của sự bất bình đẳng lên tăng trưởng kinh tế trở nên không đáng kể.
Một số nghiên cứu (Banerjee và Newman, 1993, Aghion và Bolton, 1997)
đã khẳng định rằng sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính tạo ra những
ràng buộc về tín dụng, ảnh hưởng chủ yếu đến người nghèo vì họ không giữ các
tài sản thế chấp và tín dụng để tiếp cận tín dụng ngân hàng, do đó không thể tiếp
cận nguồn lực để tài trợ cho dự án của họ. Phát triển trong lĩnh vực tài chính có
thể cải thiện hiệu quả của việc phân bổ vốn bằng cách giảm khoảng cách thông
tin, cho phép người nghèo có được nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài và từ
quan điểm này phát triển tài chính có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc
giảm nghèo.


14

Odhiambo (2010a) khi kiểm tra mối quan hệ nhân quả theo thời gian giữa
phát triển khu vực tài chính và giảm nghèo cho Kenya đã sử dụng một mô hình
ba biến bằng cách thêm vào biến tỷ lệ tiết kiệm. Nghiên cứu tìm thấy một mối
tương quan giữa phát triển tài chính đến nghèo đói cả trong ngắn và dài hạn.
Hơn nữa, Odhiambo (2010b) phân tích mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và giảm nghèo ở Zambia từ năm 1969 đến năm 2006 bằng cách sử dụng
mô hình ARDL. Tác giả xem xét hiệu quả của ba biến đại diện cho phát triển tài
chính - M2 / GDP, tín dụng / GDP cá nhân và tài sản ngân hàng trong nước - cho

mức tiêu dùng đầu người (biến đại diện nghèo đói). Bằng cách sử dụng mô hình
hiệu chỉnh sai số, nghiên cứu kết luận rằng phát triển tài chính có tác động nhân
quả đến giảm đói nghèo khi sử dụng tín dụng tư nhân và tài sản ngân hàng trong
nước làm biến đại diện cho phát triển tài chính, ngược lại, tình trạng đói nghèo
lại có tác động quan hệ nhân quả đối với phát triển tài chính khi M2 / GDP được
sử dụng làm một biến đại diện. Inoue và Hamori (2012) đã phân tích vai trò của
sự phát triển tài chính trong nghèo đói giảm ở Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng dữ
liệu bảng cân đối không cân bằng cho 28 bang của Ấn Độ và các lãnh thổ liên
bang bao gồm bảy khoảng thời gian (1973, 1977, 1983, 1987, 1993, 1999 và
2004) bằng cách sử dụng mô hình GMM. Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nghèo đói
đại diện cho mức độ nghèo đói và hai biến đại diện phát triển tài chính; giá trị tín
dụng và giá trị nợ của mỗi tiểu bang. Nghiên cứu kết luận rằng phát triển tài
chính làm giảm đáng kể nghèo đói, được kiểm soát bởi sự mức độ mở cửa giao
dịch quốc tế, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Quartey (2005) đã kiểm tra sự tương quan giữa phát triển tài chính, huy
động tiết kiệm và đói nghèo ở Ghana từ năm 1970 đến năm 2001. Bằng cách sử
dụng kiểm định nhân quả, ông thấy rằng sự phát triển tài chính, được đo bằng tỷ
lệ tín dụng cá nhân trên GDP, có tác động nhân quả Granger lên việc giảm
nghèo, được đo bằng mức tiêu dùng bình quân đầu người, mặc dù nó không có
ảnh hưởng nhân quả Granger đến huy động tiết kiệm. Ngoài ra, hiệu quả tức thời


15

của phát triển của khu vực tài chính đối với giảm nghèo là tích cực nhưng không
đáng kể.
Shenggen Fan, Xiaobo Zhang, và Neetha Rao (2009), đã nghiên cứu về
chi tiêu công, tốc độ tăng trưởng và giảm nghèo ở nông thôn nước Uganda. Tác
giả dựa trên kết quả nghiên cứu nêu bật những ý nghĩa cho các ưu tiên đầu tư
trong tương lai của chính phủ, và chỉ ra hạn chế và hướng nghiên cứu trong

tương lai. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu cấp huyện cho năm 1992, 1995 và
1999, nghiên cứu này đã phát triển một mô hình phương trình đồng thời ước
lượng tác động của các loại hình chính quyền khác nhau chi tiêu cho tăng trưởng
nông nghiệp và đói nghèo ở nông thôn ở Uganda. Kết quả cho thấy hầu hết đầu
tư của chính phủ, như dịch vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn, nông thôn
giáo dục, y tế, góp phần tăng trưởng năng suất nông nghiệp và giảm ở nông thôn
nghèo. Tuy nhiên, sự khác biệt về tác động biên của các dịch vụ này đối với sản
xuất và đói nghèo giảm đáng kể, giữa các loại chi tiêu khác nhau và giữa các
vùng.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những thất bại
trong thị trường tài chính như thông tin bất đối xứng và chi phí cố định quá mức
liên quan đến một khoản vay tín dụng nhỏ (Stiglitz, 1993). Stiglitz và Weiss
(1981) đề cập đến những sai sót này tạo ra nguy cơ về đạo đức và mặt trái ở dưới
phát triển thị trường tài chính và do đó ngăn cản việc vay mượn từ các tổ chức
tài chính chính thức để đầu tư vào lợi nhuận hoạt động. Haber (2005) nói rằng
chủ yếu là những người có liên quan về chính trị sẽ được hưởng lợi từ phát triển
hệ thống tài chính và chỉ một ít người được lựa chọn sẽ nhận nhiều vốn hơn so
những người khác. Sự tước đoạt tài chính này được coi là một trong những yếu
tố quyết định cuối cùng của sự nghèo đói (Levine, 2008). Kunieda và cộng sự
(2011) thấy rằng hội nhập tài chính trầm trọng thêm sự bất bình đẳng thu nhập
bằng cách làm lợi cho những người có đặc quyền nhất.


16

Jeanneney và Kpodar (2011) kết luận rằng ở một số nước, ảnh hưởng tích
cực của tăng trưởng kinh tế lên các hộ gia đình nghèo bị suy giảm hoặc thậm chí
hoàn toàn không đáng kể bởi sự gia tăng bất bình đẳng có thể đi kèm với sự tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bất ổn tài chính còn làm tình trạng nghèo tồi tệ hơn.
Stewar và cộng sự (2010) đã nghiên cứu “Tác động của tài chính vi mô

đối với người nghèo là như thế nào - bằng chứng từ vùng Sahara Châu phi”, các
tác giả kết luận chung rằng một số người sẽ nghèo hơn bởi tài chính vi mô, đặc
biệt là các khách hàng tín dụng nhỏ. Điều này có vẻ là bởi vì: họ tiêu dùng nhiều
hơn thay vì đầu tư vào tương lai của họ - mặc dù đây có thể là mục tiêu của các
chương trình tín dụng khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn là đầu tư; việc kinh
doanh không tạo ra đủ lợi nhuận để trả lãi suất cao; đầu tư của họ vào khía cạnh
dài hạn (chẳng hạn như giáo dục của con cái) mà thu nhập trong tương lai này
không đủ nhanh để trả lại nợ. Tác giả cũng khẳng định một số bằng chứng cho
thấy tài chính vi mô cho phép người nghèo được đối phó tốt hơn với những cú
sốc, nhưng điều này không phổ biến. Tài chính vi mô cần tập trung vào cung cấp
khoản vay cho một số doanh nhân tiểm năng cụ thể hơn là việc đối xử với tất cả
mọi người giống nhau.
Classes và Feijen (2007) cho rằng các trung gian tài chính có thể làm
giảm nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói và giúp đối phó với những cú sốc kinh tếxã hội cũng như giảm thiểu thất thoát và tổn thương cho bất kỳ tình huống xấu
nào bằng cách cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm, cho vay đặc biệt, và tiết
kiệm. Khá nhiều nghiên cứu trước tán thành việc phát triển tài chính đóng góp
trực tiếp đến việc giảm nghèo ở các quốc gia: thông qua những cách thức trực
tiếp như tiết kiệm, dịch vụ bảo hiểm và tín dụng giúp gia tăng năng suất của
những tài sản hiện có của người nghèo bằng cách đầu tư vào kỹ thuật mới, hoặc
đầu tư vào giáo dục và sức khỏe. Cuối cùng, một hệ thống tài chính bị gián đoạn
gây ra bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội bằng cách phân phối vốn một cách


×