Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN QUANG

ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SFA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN QUANG

ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SFA

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ VIỆT QUẢNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp SFA” là do bản thân tôi tự
nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Việt Quảng. Tất cả các số
liệu trong bài nghiên cứu của tôi là hoàn toàn trung thực và được tôi thu thập từ dữ
liệu Bankscope và các BTTC của 36 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt
Nam trong giai đoạn 2009 – 2016. Đồng thời kết quả nghiên cứu của tôi cũng chưa
từng được công bố trong bất kỳ hình thức và tài liệu nào.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài: ..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................4
1.5 Kết cấu nghiên cứu của đề tài: ...........................................................................5
1.6 Đóng góp khoa học của đề tài: ..........................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG, TỔNG QUAN
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..........................................................................8
2.1. Những kỹ thuật đánh giá liên quan đến việc đo lường và phân tích tính hiệu

quả trong lĩnh vực ngân hàng: .................................................................................8
2.1.1 Những kỹ thuật liên quan đến việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân
hàng: .....................................................................................................................8
2.1.2 Mô hình đường biên ngẫu nhiên: ..............................................................17
2.1.3 Ước lượng giá trị các tham số cho mô hình đường biên ngẫu nhiên: .......19
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của việc tự do hóa tài chính
lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng: ..................................................................21
2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới: ....................................................................21
2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng tại Việt Nam: ..............................32
2.3 Tóm tắt lại nội dung của chương: ....................................................................35


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM .............................................................................36
3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1986 đến giai đoạn
hiện nay: .................................................................................................................36
3.1 Dữ liệu và mô hình nghiên cứu: ......................................................................39
3.1.1 Dữ liệu: ......................................................................................................39
3.1.2: Mô hình nghiên cứu: ................................................................................40
3.2 Bằng chứng thực nghiệm: ................................................................................45
3.2.1 Hiệu quả về chi phí và lợi nhuận của các ngân hàng đang hoạt động tại
Việt Nam: ...........................................................................................................45
3.2.2 Lợi nhuận theo phạm vi và doanh thu theo quy mô: .................................54
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ....................66
4.1 Các kết luận chính của luận văn: .....................................................................66
4.2 Những hàm ý chính sách đưa ra: .....................................................................67
4.3 Hạn chế của đề tài: ...........................................................................................69
4.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: ...........................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Hiệu quả kinh tế trong trường hợp tối đa hóa sản phẩm đầu ra ................11
Hình 2.2 Hiệu quả kinh tế trong trường hợp tối thiểu hóa chi phí đầu vào ..............12
Hình 2.3: Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra ..............14
Hình 2.4 Đường biên sản xuất ngẫu nhiên ................................................................19
Bảng 3.1: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng chi phí của 03 loại
ngân hàng hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2016 .......................................46
Bảng 3.2: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng chi phi của 03 loại
ngân hàng hoạt động tại Việt Nam qua các năm từ năm 2009 đến năm 2016 ..........47
Hình 3.1: Giá trị trung bình về hiệu quả các ngân hàng xét về mặt chi phí..............49
Bảng 3.3: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng lợi nhuận của 03 loại
ngân hàng hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016 .......................................50
Bảng 3.4: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng lợi nhuận của 03 loại
ngân hàng hoạt động tại Việt Nam qua các năm.......................................................52
Hình 3.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) giữa các loại ngân hàng qua các
năm ............................................................................................................................54
Bảng 3.5: So sánh các quy định ................................................................................55
Bảng 3.6: Tỷ lệ cho vay trên các khoản tiền gửi từ năm 2009 - 2016 ......................56
Bảng 3.7: Tỷ lệ các biến số của ngân hàng nước ngoài so với các ngân hàng tại Việt
Nam (%) ....................................................................................................................57
Bảng 3.8: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập ..........................................59
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế theo phạm vi ..................................................................61
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế theo quy mô .................................................................63
Bảng 3.11: Tổng tài sản (TA) của từng loại ngân hàng qua các năm .......................64


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt
DEA
IMF
SFA
BCTC
DMU
TE
EE
AE
TMCP
ATM
VNĐ
SOEs
FE
ROA
ROE
TA
TC

Tên tiếng Việt đầy đủ

Tên tiếng Anh đầy đủ
Data Envelopment
Phân tích bao dữ liệu
Analysis
International Monetary
Quỹ tiền tệ quốc tế
Fund
Stochatic Frontier
Phân tích đường biên ngẫu nhiên

Analysis
Báo cáo tài chính
Đơn vị ra quyết định
Dicision Marking Unit
Hiệu quả về mặt kỹ thuật
Technical Efficiency
Hiệu quả về mặt kinh tế
Economic Efficiency
Hiệu quả về mặt phân bổ
Allocate Efficiency
Thương mại cổ phần
Automated Teller
Máy rút tiền tự động
Machine
Việt Nam đồng
State Owned
Các doanh nghiệp nhà nước
Enterprises
Hiệu ứng cố định
Fix Effect
Lợi nhuận trên tổng tài sản
Return on Asset
Lợi nhận trên vốn cổ phần
Return on Equity
Tổng tài sản
Total Asset
Tổng chi phí
Total Cost



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Goldsmith (1969) là người đầu tiên nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm về mối
quan hệ cùng chiều giữa mức độ phát triển trong lĩnh vực tài chính và sự phát triển
kinh tế. Rajan và Zingales (1998) cũng đã tìm thấy được mối quan hệ nhân quả giữa
tăng trưởng kinh tế và sự phát triển trong lĩnh vực tài chính. Các tác giả đã tìm thấy
bằng chứng cho rằng những ngành công nghiệp mà có sự phụ thuộc vào nguồn tài
chính bên ngoài càng nhiều thì sẽ có xu hướng phát triển nhanh hơn tại những nước
có nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy mà tài chính phát triển hơn thì sẽ làm cho
nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng hơn.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây thì lại đưa ra một số điểm nghi ngờ về mối
quan hệ cùng chiều giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế. Thậm chí có một
số những nghiên cứu đã chỉ ra rằng phát triển tài chính thì có ảnh hưởng tiêu cực
đến phát triển kinh tế. (Arcand, Berkes và Panizza, 2015) cho rằng khi tốc độ phát
triển tài chính quá nhanh thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho một nền kinh tế.
Orhangazi (2008) cho rằng khi mà lĩnh vực tài chính ngày càng rộng lớn hơn thì
cũng sẽ có một tác động lấn át đối với nền kinh tế thực, ví dụ là việc thu hút quá
nhiều những nguồn vốn tài chính và vốn nhân lực mà lẽ ra, những nguồn vốn này sẽ
có thể được sử dụng một cách hiệu quả hơn trong một nền kinh tế thực. Quy mô của
một lĩnh vực tài chính thì có thể được giải thích như là một phản ánh về chi phí của
một lĩnh vực tài chính, trong khi doanh thu của lĩnh vực tài chính thì lại phản ánh
các thành phần kinh tế còn lại hoạt động hiệu quả như thế nào.
Tại Việt Nam, khi mà đóng góp của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp vốn
cho toàn nền kinh tế chiếm khoảng 90% (IMF, 2014) thì tính hiệu quả của hệ thống
ngân hàng trong phát triển kinh tế của đất nước là điều tối quan trọng. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của hệ thống ngân hàng những
năm gần đây thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng với nhau
sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các loại hình ngân hàng thương mại tại Việt Nam.



2

Tuy nhiên, cùng với đó là những cải cách về những quy định trong lĩnh vực tài
chính nhìn chung diễn ra còn chậm chạp, và là nguyên nhân chủ chốt cho sự phát
triển của lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Các ngân hàng đang
hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhìn chung là đang hoạt động trong một môi
trường rất nhiều thách thức, khi mà biên tín dụng bị thắt chặt và nợ xấu cao
(WorldBank, 2014; SBV, 2014). Theo đó thì Pincus (2009) và IMF (2014) cũng đã
cho rằng đối với một hệ thống tài chính non trẻ như Việt Nam, khi mà các khung
pháp lý và hệ thống giám sát vẫn còn lỏng lẻo thì sự bùng nổ trong tăng trưởng tín
dụng sẽ gây nên những vấn đề về nợ xấu tăng cao cũng như rủi ro hệ thống.
Theo thời gian, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, đi cùng với đó thì
lĩnh vực tài chính ngày càng được tự do hơn, các chính sách cũng đã được đưa ra để
nhằm mục đích tạo môi trường cạnh tranh và cải thiện thành quả hoạt động của
ngân hàng hơn. Như một phần cam kết kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì các
ngân hàng nước ngoài với những đặc điểm lợi thế hơn về yếu tố công nghệ cũng
như chất lượng quản lý cao hơn cũng đã được phép thành lập với 100% vốn nước
ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép nắm giữ thị phần của các ngân
hàng nội địa, đóng vai trò như những cổ đông thiểu số. Ngoài ra, các nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài cũng được khuyến khích để tham gia vào hệ thống ngân hàng
nội địa trong nước với kỳ vọng là họ sẽ mang theo những thế mạnh về công nghệ
cũng như tính chuyên nghiệp góp phần cho sự phát triển vững mạnh của hệ thống
ngân hàng trong nước. Cùng với đó, hiện nay tại Việt Nam, tuy cũng đã có những
nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả của các ngân hàng nhưng đa phần là những
nghiên cứu theo phương pháp DEA, mà rất ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả theo
phương pháp SFA. Ngoài ra, việc đánh giá tính hiệu quả theo quy mô cũng như tính
hiệu quả theo phạm vi trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam cũng rất ít.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, người viết đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả

hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam bằng phương pháp SFA”.


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại hoạt động tại Việt Nam, đánh giá tính hiệu quả theo quy mô cũng như
tính hiệu quả theo phạm vi.
Mục tiêu cụ thể sẽ như sau:
 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hoạt động tại
Việt Nam, phân chia theo các loại ngân hàng chính bao gồm: Các ngân hàng
thuộc nhóm Big Four, nhóm các ngân hàng thuộc các ngân hàng thương mại
còn lại trong nước và cuối cùng là nhóm các ngân hàng nước ngoài.
 Đánh giá hiệu quả của các loại ngân hàng theo phạm vi cũng như theo quy
mô.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng ngân
hàng trong thời gian tới.
Xuất phát từ những mục tiêu nghiên cứu nêu trên thì câu hỏi nghiên cứu của đề tài
sẽ bao gồm những câu hỏi sau đây:
 Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt
Nam bao gồm 03 nhóm ngân hàng là: Nhóm các ngân hàng thuộc nhóm Big
Four, nhóm các ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại nội địa
còn lại và nhóm các ngân hàng nước ngoài là như thế nào?
 Hiệu quả hoạt động của các loại ngân hàng theo phạm vi và theo quy mô là
như thế nào?
 Những giải pháp được đưa ra để cải thiện hiệu quả hoạt động của từng nhóm
các ngân hàng trong thời gian tới là gì?



4

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động của các loại ngân hàng
thương mại đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 36 ngân hàng được chia thành ba
loại riêng biệt, hiệu quả kinh tế theo quy mô và hiệu quả kinh tế theo phạm vi của
các loại ngân hàng thương mại.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Với bộ dữ liệu bao gồm 36 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam từ
năm 2009 – 2016 được lấy từ Bankscope và các báo cáo tài chính liên quan. Sau đó,
người viết chia thành 03 loại ngân hàng bao gồm: Các ngân hàng thuộc nhóm Big
Four bao gồm: Vietcombank, Viettinbank, Argribank, BIDV; Nhóm những ngân
hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại nội địa còn lại, và cuối cùng là nhóm
những ngân hàng có 100% vốn nước ngoài.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Hughes và Mester (2008) cho rằng có 02 cách tiếp cận phổ biển nhất hiện nay để đo
lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng đó là cách tiếp cận cấu trúc và phi cấu
trúc. Trong đó, cách tiếp cận phi cấu trúc là việc so sánh những tỷ số đo lường về
thành quả hoạt động của các ngân hàng qua các năm hoặc giữa các ngân hàng lẫn
nhau, để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả của các ngân hàng. Ví dụ như là các tỷ số
về ROA, ROE, chi phí trên thu nhập… Tuy nhiên khi đánh giá về nhóm các chỉ số
này cần phải có một chuẩn các chỉ số nhất định được xây dựng để so sánh, và việc
xây dựng những chỉ số chuẩn này rất khó để thực hiện. Ngoài ra, nhóm các chỉ số
khác nhau thì cũng cho ra những kết luận khác nhau. Ví du như là một ngân hàng có
thể đạt được chỉ số về tính thanh khoản, nhưng lại không đạt được chỉ số về an toàn
vốn… do vậy mà đánh giá hiệu quả của ngân hàng này cũng sẽ rất khó và không
nhất quán. Cách tiếp cận thứ 2 đó là cách tiếp cân cấu trúc. Trong cách tiếp cận này



5

có 02 loại phương pháp là phương pháp phi tham số và phương pháp tham số.
Trong đó, phổ biến nhất đối với phương pháp phi tham số là phương pháp DEA và
đối với phương pháp tham số là phương pháp SFA (Lensink, Messters, Naaborg,
2008). Tuy nhiên, Coelli và cộng sự (2005) thì phương pháp DEA cũng có những
hạn chế nhất định. Cụ thể là phương pháp DEA không tách rời được thành phần sai
số và thành phần nhiễu ra thành 2 phần riêng biệt, trong đó phần nhiễu có thể ảnh
hưởng đến hình dáng và vị trí của một đường biên hiệu quả. Việc loại trừ hoặc bao
gồm chỉ một yếu tố đầu vào hoặc đầu ra cũng sẽ làm cho kết quả bị lệch. Ngoài ra
trong phương pháp DEA chỉ chú trọng đến những yếu tố đầu vào cho trước để sản
xuất ra yếu tố đầu ra hay là đầu ra cho trước và phải cần bao nhiêu lượng yếu tố đầu
vào cho trước để sản xuất ra nó, mà không chú trọng đến những yếu tố về quản lý
có thể ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào và đầu ra. Ngược lại phương pháp SFA thì lại
tách riêng được thành phần sai số và thành phần nhiễu, thành phần mà sẽ ảnh hưởng
đến hình dáng cũng như vị trí của đường biên ngẫu nhiên ra làm 2 phần riêng biệt.
Đồng thời phương pháp SFA cũng cho phép thực hiện những kiểm định thống kê về
những giả thuyết liên quan đến hàm sản xuất và mức độ không hiệu quả (Hosian,
Kamil, Baten, Mustafa, 2012). Kumbhakar và Lovell (2000) đã chứng minh rằng
phương pháp SFA khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi và việc ước
lượng các tham số cũng không bị lệch trong mô hình.
Xuất phát từ những nhận định trên, người viết lựa chọn phương pháp SFA để làm
phương pháp nghiên cứu chính trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của các loại
ngân hàng tại Việt Nam.
1.5 Kết cấu nghiên cứu của đề tài:
Toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ được bố trí theo từng chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Đây là chương đưa ra những lý do để lựa chọn đề tài, những
vấn đề cần nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như
bộ dữ liệu sẽ được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của người viết.



6

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tổng quan về các
nghiên cứu trước đây. Chương này sẽ được người viết tập trung trình bày những
khái niệm, những phương pháp đánh giá và đo lường tính hiệu quả của ngân hàng,
những bằng chứng thực nghiệm về đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng trên thế
giới cũng như tại Việt Nam. Đồng thời người viết cũng nêu tóm tắt những điểm
nhấn về các chính sách được ban hành trong chính sách cải cách tài chính tại Việt
Nam.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại
Việt Nam. Chương này người viết sẽ tập trung sử dụng những mô hình, những
phương pháp đánh giá, so sánh với những nghiên cứu trước đây, tập trung thảo luận
về những kết quả thực nghiệm thu được trong quá trình đánh giá và đo lường hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Chương 4: Kết luận và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam. Chương này người viết sẽ đưa ra những kết luận
trong suốt quá trình nghiên cứu, những hàm ý chính sách được đưa ra, những hạn
chế mà đề tài còn tồn đọng cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới
sẽ được người viết thực hiện.
1.6 Đóng góp khoa học của đề tài:
Tại Việt Nam hiện nay cũng có những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động
của ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều chỉ sử dụng phương pháp
DEA, mà phương pháp SFA thì rất ít những nghiên cứu sử dụng. Do vậy cùng với
việc sử dụng một phương pháp mới tại Việt Nam, bài viết sẽ góp phần làm đa dạng
thêm phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra,
hiệu quả kinh tế theo quy mô cũng như theo phạm vi trong lĩnh vực ngân hàng thì
số lượng các bài nghiên cứu cũng còn rất ít. Chính vì vậy, người viết hi vọng bài
viết sẽ cung cấp thêm được một khía cạnh mới trong việc đo lường hiệu quả hoạt
động của lĩnh vực ngân hàng trong việc định hướng phát triển trong tương lai ứng



7

với từng ngân hàng cụ thể. Ngoài ra bài viết cũng đã tổng hợp lại những nghiên cứu
trước đây trên thế giới về việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo quy mô cũng như theo
phạm vi mà các bài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa được bao gồm, hiệu
ứng too – big – to – fail cũng đã được đề cập trong bài viết.
Tuy nhiên, bài viết cũng còn có những hạn chế đã được người viết liệt kê ra trong
chương 4 để từ đó, tìm được những hướng phát triển tiếp theo cho bài viết trở nên
hoàn chỉnh và khoa học hơn.
Người viết sẽ liệt kê ra các các kết quả nghiên cứu thu được từ việc đánh giá hiệu
quả của hệ thông các ngân hàng theo 03 loại theo sơ đồ sau đây:

Xét về mặt chi phí: Ngân hàng Big
Four, Ngân hàng nội địa còn lại,
Ngân hàng nước ngoài

Lợi thế kinh tế
theo phạm vi:
Ngân hàng Big
Four, Ngân hàng
nội địa còn lại

Hiệu
quả hoạt
động

Lợi thế kinh tế theo quy mô:
Ngân hàng nước ngoài, ngân

hàng nội địa còn lại

Xét theo hướng lợi
nhuận: Ngân hàng
Big Four, Ngân
hàng nước ngoài,
ngân hàng nội địa
còn lại


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG, TỔNG
QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Chương này sẽ tập trung vào việc tổng quan lại các phương pháp, những khái niệm
đã được sử dụng trong những bài nghiên cứu trước đây về việc đo lường cũng như
việc đánh giá tính hiệu quả của các ngân hàng cũng như những tác động của việc tự
do hóa tài chính tác động như thế nào lên hiệu quả của ngân hàng. Tự do hóa trong
lĩnh vực ngân hàng sẽ dẫn đến việc cải thiện tính hiệu quả kỹ thuật (Levine, 2001;
Chortareas và cộng sự, 2013). Đối với những nền kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi thì mức độ hiệu quả cao sẽ dễ dàng đạt được một cách nhanh chóng nếu
những hệ thống ngân hàng có khả năng chuyển đổi chuyển đổi sang một hệ thống
ngân hàng có yếu tố nước ngoài thống trị (Bonin và Schanable, 2011).
Cấu trúc của chương này sẽ được trình bày như sau. Mục 2.1 sẽ tóm tắt lại những
phương pháp được sử dụng trong việc ước lượng tính hiệu quả trong lĩnh vực ngân
hàng (bài nghiên cứu chỉ tập trung nhấn mạnh vào phương pháp ước lượng tham số
- SFA), tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả kinh tế theo phạm vi. Mục 2.2
sẽ tổng quan lại các nghiên cứu trước đây về tác động của việc tự do hóa tài chính
lên hiệu quả của các ngân hàng xét trong bối cảnh từng nước đơn lẻ cũng như xuyên
quốc gia. Trong điều kiện bối cảnh tại Việt Nam, khi mà các quy định lần lượt được

dỡ bỏ và việc tự do hóa tài chính ngày càng được quan tâm, thì xu thế hiệu quả của
ngân hàng cũng sẽ được quan tâm xem xét và đánh giá. Cuối cùng, mục 2.3 sẽ là
tổng kết lại nội dung trong chương 2.
2.1. Những kỹ thuật đánh giá liên quan đến việc đo lường và phân tích tính
hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng:
2.1.1 Những kỹ thuật liên quan đến việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân
hàng:
Xuyên suốt những thập niên đã qua, đã có khá nhiều những nghiên cứu liên quan
đến việc đo lường hiệu quả của những tổ chức tài chính, đặc biệt là những nghiên
cứu về đo lường hiệu quả đối với những ngân hàng thương mại (Berger và


9

Homphrey, 1997; Fethi và Pasiouras, 2010). Các phương pháp đo lường và đánh giá
chủ yếu tập trung việc việc xác định và phân loại xem đâu là những ngân hàng hoạt
động với thành quả tốt, đâu là những ngân hàng hoạt động với thành quả xấu
(Berger và Homphrey, 1997).
Dựa trên việc đánh giá, phân loại đâu là những ngân hàng hoạt động mang lại thành
quả hoạt động hiệu quả, đâu là những ngân hàng hoạt động mang lại thành quả kém
hiệu quả, các ngân hàng có thể đối chiếu, so sánh để từ đó đưa ra được những biện
pháp quản lý cũng như định hướng phát triển cho riêng mình để cải thiện hiệu quả
hơn.
Mục này tập trung vào việc tổng quan lại các phương pháp đo lường hiệu quả của
một đơn vị ra quyết định (DMU – Dicision Marking Unit) (mỗi ngân hàng riêng lẻ
cũng sẽ đươc xem như một DMU) – xét cả về mặt đo lường hiệu quả về mặt chi phí
cũng như đo lường hiệu quả về mặt lợi nhuận.
2.1.1.1 Lý thuyết về tính hiệu quả và tính năng suất:
Việc nghiên cứu về cấu trúc tối ưu trong ngành ngân hàng và sự hiệu quả của nó
phải được xem xét từ khía cạnh với định nghĩa về sự tối ưu hóa. Hiệu quả được hiểu

là theo cách thông thường là độ lệch giữa hiệu suất thực tế và hiệu suất mong muốn.
Do vậy mà hiệu quả phải được đo lường liên quan tới một hàm mục tiêu.
Khái niệm về sự lựa chọn sẽ liên quan đến việc xét về tính hiệu quả trong giá cả và
cạnh tranh hơn là dựa vào việc sử dụng công nghệ. Chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu
rằng một ngân hàng nên tối đa hóa số lượng sản phẩm đầu ra với một lượng các
yếu tố đầu vào cho trước hay là nên tối thiểu hóa chi phí đầu vào với một lượng sản
phẩm đầu ra đã được xác định. Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh kinh tế thì nó cũng
thường không được ưu tiên bởi vì đã phớt lờ đi giá trị. Nó không thể giải thích cho
việc phân bổ không hiệu quả trong việc ước lượng sai giá cả giữa việc lựa chọn đầu
vào và đầu ra, và việc so sánh các công ty với nhau cũng rất khó khăn bởi vì các
công ty hầu như có xu hướng chuyên môn hóa khác nhau giữa yếu tố đầu vào và


10

đầu ra, vì vậy mà không có một cách nào có thể so sánh được đầu vào hay đầu ra
mà không xét đến lợi ích trong mối liên hệ với giá cả. Và cũng không có cách nào
có thể xác định được rằng đầu ra là tối ưu hay chưa khi mà không có giá trị thông
tin về yếu tố đầu vào. Thay vào đó, chúng ta sẽ chuyển hướng nghiên cứu về tối ưu
hóa kinh tế.
Năng suất và hiệu quả thì thường hay được sử dụng đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên
không phải lúc nào thì chúng cũng sẽ mang một ý nghĩa như nhau. Theo định nghĩa
thì năng suất là tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra so với đầu vào. Tỷ lệ này có thể dễ dàng
tính toán được khi người sản xuất sử dụng duy nhất một đầu vào để sản xuất ra một
đầu ra. Thậm chí trong trường hợp nếu nhà sản xuất sử dụng nhiều sản lượng đầu
vào để sản xuất một vài sản lượng đầu ra, thì đầu ra trên phần tử số cũng phải được
kết hợp từ nhiều yếu tố kinh tế hợp lý và đầu vào bên dưới mẫu số cũng phải được
kết hợp từ những yếu tố đó. Do đó, năng suất hay tỷ lệ này vẫn là một tỷ số vô
hướng. Tuy nhiên khi mà có nhiều sản lượng đầu vào để sản xuất một vài yếu tố
đầu ra thì các nhà nghiên cứu thường có xu hướng suy luận đến tính hiệu quả

(Grosskopf và Lovell, 1994).
Theo định nghĩa thì khi nói đến hiệu quả thì sẽ là việc so sánh giữa giá trị thực tế
quan sát được so với giá trị tiềm năng của các sản lượng đầu vào và đầu ra. Tính
hiệu quả có thể được xem xét trên các khía cạnh: Sản lượng đầu ra thực tế so với
sản lượng đầu ra tiềm năng của yếu tố đầu vào cho trước hoặc sản lượng vào thực tế
so với sản lượng đầu vào nhỏ nhất để sản xuất ra sản lượng đầu ra cho trước, hoặc
là sự kết hợp của cả hai.
Farell (1957) đưa ra ý tưởng về việc sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất
(PPF) để làm tiêu chí cho việc đánh giá hiệu quả giữa các công ty (DMUs) trong
cùng một ngành. Theo đó thì các công ty đạt được đến đường giới hạn sẽ được coi
là hiệu quả hơn so với các công ty không đạt đường giới hạn PPF. Ông đã phân loại
hiệu quả ra thành ba loại: Hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE), hiệu quả về mặt phân bổ
(AE), và hiệu quả về mặt kinh tế (EE). Trong đó, hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE) của


11

việc sử dụng yếu tố đầu vào x để sản xuất được yếu tố đầu ra y sẽ được đo lường
theo công thức sau:
Đầ

TE

Đầ

(1)

à

Cụ thể hơn, trong hình 2.1, các DMU hoạt động tại các điểm B, C, D’ có TEB = TEC

= TED’ = 1. Trong khi đó, các DMU hoạt động tại các điểm A và D có TEA =
OA/OA’ <1; TED = OD/OD’

x/y1
A’
B
C
D’
D

A

x/y2
O
Hình 2.1: Hiệu quả kinh tế trong trường hợp tối đa hóa sản phẩm đầu ra
Công thức (1) như trên chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp chỉ có một biến
đầu vào và một biến đầu ra, chẳng hạn như hiệu quả sử dụng vốn (doanh thu/vốn),
hiệu quả sử dụng lao động (thu nhập/lao động). Tuy nhiên khi áp dụng cho một
doanh nghiệp có k yếu tố đầu vào và m yếu tố đầu ra thì chúng ta cần phải dựa trên
cả tỷ trọng pj và wj của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Khi đó:
TE



đ



đ


à

(2)

Khi mà lượng thông tin về yếu tố đầu vào và đầu ra là có sẵn, và giả thiết về hành vi
như là việc tối đa hóa về lợi ích và tối thiểu hóa về chi phí là phù hợp, thì những
thông tin tổng hợp này có thể được sử dụng để đo lường thành quả hoạt động của
một DMU. Trong trường hợp này thì bên cạnh hiệu quả về kỹ thuật (TE), thì hiệu


12

quả về sự phân bổ (AE) cũng sẽ được đề cập. Hiệu quả về phân bổ được định nghĩa
là sử dụng tối ưu cho sự kết hợp của việc tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Vì vậy mà
để đạt được tổng hiệu quả thì một DMU phải đạt được hiệu quả cả về mặt hiệu quả
về kỹ thuật cũng như hiệu quả về sự phân bổ. Khi đó, hiệu quả kinh tế (EE) được
mô tả bằng biểu thức như sau:
EE = TE * AE
Như đã được đề cập, hiệu quả kinh tế (EE) có thể được tiếp cận bằng 02 cách: Đầu
vào và đầu ra.
 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế theo định hướng đầu vào:
Phương pháp này dựa trên ý tưởng liên quan đến việt cắt giảm chi phí dựa trên việc
tối thiểu hóa số lượng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra được một số yếu tố đầu ra
xác định trước. Giả sử rằng một DMU sử dụng 2 yếu tố đầu vào là x1 và x2 để sản
xuất một yếu tố đầu ra (y), có thể được biểu diễn bằng một đường đẳng lượng (SS’)
như hình 2.2. CC’ là một đường đẳng phí và được biết đến như là một tỷ lệ tối ưu
các yếu tố đầu vào sao cho chi phí là thấp nhất.
y/x2

C


S
R

P
Q
Q’
C

O

S’
y/x1

Hình 2.2 Hiệu quả kinh tế trong trường hợp tối thiểu hóa chi phí đầu vào
Theo như hình 2.2 thì một DMU sản xuất tại Q thì sẽ được coi là hiệu quả kỹ thuật
bởi vì khi đó ta có thể thấy TEQ =

= 1. Tuy nhiên nếu một DMU lựa chọn sản

xuất tại điểm P thì khi đó, rõ ràng việc sản xuất tại đây là chưa đạt hiệu quả kỹ thuật


13

(TE), và mức độ không hiệu quả được đo lường bằng đoạn QP. Tỉ số hiệu quả kỹ
thuật chính là tỷ số giữa OQ/OP do vậy sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Khi tỉ số
này đạt giá trị 1 thì nó sẽ đạt hiệu quả về kỹ thuật (TE), ngược lại khi tỷ số này đạt
một giá trị khác 1 thì sẽ không đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật. Cũng từ hình 2.2,
ta thấy rằng điểm Q và Q’ cùng nằm trên đường đẳng lượng nên các DMU sản xuất

bất kỳ điểm nào trên đường đẳng lượng thì cũng sẽ đạt được hiệu quả về mặt kỹ
thuật. Tuy nhiên khi một DMU sản xuất tại điểm R thì sẽ không đạt hiệu quả về mặt
phân bổ. Và khi đó, tỷ số hiệu quả về mặt phân bổ AE sẽ được tính toán là tỉ lệ
OR/OQ. Khi đó, hiệu quả về mặt kinh tế (hiệu quả chi phí trong cách tiếp cận đầu
vào) trong trường hợp đo lường theo yếu tố đầu vào sẽ là:
EE = TE*AE =

=

Theo Colie (2005) thì hiệu quả về mặt chi phí tổng thể có thể được xem là hiệu quả
kinh tế trong trường hợp đầy đủ lượng thông tin của các yếu tố đầu vào. Do đó,
đoạn RQ trong trường hợp này là đại diện cho chi phí sản xuất và sẽ giảm đi nếu
DMU sản xuất tại càng gần điểm Q’, và tại Q’ thì khi đó DMU sẽ đạt được cả hiệu
quả về mặt kinh tế và phân bổ hay đạt được hiệu quả kinh tế tổng thể.
 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế theo định hướng đầu ra:


14

q2/x1

D
Z

C
B
A

B’


Z’
O

D’
q1/x1

Hình 2.3: Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra
Theo Colie (2005) thì hiệu quả về mặt doanh thu (hiệu quả đầu ra) có thể xem như
là hiệu quả kinh tế trong trường hợp có đầy đủ thông tin của các yếu tố đầu ra lẫn
yếu tố đầu vào. Giả sử một DMU dùng một lượng yếu tố đầu vào (x1) để sản xuất
được hai yếu tố đầu ra là q1 và q2. Theo hình 2.3 thì ZZ’ là đường giới hạn khả
năng sản xuất và A là điểm mà DMU tại đó là không hiệu quả. Theo Fare,
Grosskopf và Lovell (1984, 1994) thì đoạn AB là đại diện cho tính không hiệu quả
về kỹ thuật, và tính không hiệu quả này sẽ được cải thiện mà không cần phải tăng
thêm lượng yếu tố đầu vào. Do đó, phương pháp đo lường hiệu quả theo định hướng
đầu ra thì hiệu quả kỹ thuật được đo lường bởi tỷ số:
TE =
Theo Colie (2005), với các thông tin về giá cả là đầy đủ thì đường DD’ bên trên
được xem là đường đẳng thu. Khi đó, hiệu quả về phân bổ có thể được tính toán
bằng tỷ số:
AE =


15

Khi đó, hiệu quả kinh tế (ứng với đầu ra là hiệu quả về doanh thu RE) có thể được
tính toán là:
RE = TE*AE =

*


Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp đo lường tính hiệu quả, trong đó
phổ biến nhất là hai phương pháp: Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và
phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SFA). Trong bài nghiên cứu này, người viết
sử dụng phương pháp về đường biên ngẫu nhiên, do đó, phương pháp đường biên
ngẫu nhiên (SFA) sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo.
2.1.1.2 Hiệu quả kinh tế theo quy mô và hiệu quả kinh tế theo phạm vi:
 Hiệu quả kinh tế theo quy mô (Economic of Scale):
Bước tiếp theo của việc nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả là quyết định xem
mục tiêu tối ưu hóa nào cần phải được xem xét, chẳng hạn như chi phí, lợi nhuận và
doanh thu (Thakor và Boot, 2008). Những nghiên cứu trong những giai đoạn đầu
thường giả sử rằng các ngân hàng chỉ sản xuất một sản phẩm đầu ra. Ngay khi các
kỹ thuật về đo lường hiệu quả kinh tế theo quy mô và theo phạm vi đã được áp dụng
tại các công ty đa quốc gia thì chúng cũng đã được áp dụng cho các tổ chức tài
chính (Baumo, Banzar, và Willig, 1982).
Hiệu quả kinh tế theo quy mô có thể được tiếp cận từ 02 cách: Chi phí và doanh thu.
Theo cách tiếp cận về chi phí thì thông thường được mô tả bằng một hàm chi phí.
Theo đó, các biến phụ thuộc là các biến chi phí thì phụ thuộc vào các biến độc lập
bao gồm các biến về giá cả của các biến đầu vào, sản lượng các biến đầu ra, các đầu
vào hoặc đầu ra cố định, các yếu tố về môi trường cũng như các thành phần sai số
tổng hợp, trong đó thành phần sai số tổng hợp bao gồm thành phần không hiệu quả
ui và thành phần sai số vi. Và thông thường, thì hàm chi phí có thể được viết dưới
dạng logarit tự nhiên như sau:
lnCi = lnf (yi,wi,zi,hi)+ui+vi


16

Trong đó, C đo lường về các biến chi phí, y là một véc tơ về sản lượng của các biến
đầu ra, w là một véc tơ về giá cả của các biến đầu vào, z là một véc tơ của các yếu

tố cố định (chẳng hạn như là các tài sản cố định là nhà xưởng…) h là một bộ các
biến về môi trường hoặc các biến về điều kiện thị trường có thể ảnh hưởng lên
thành quả hoạt động của công ty (ví dụ như là các quy định ràng buộc…) ui là thành
phần không hiệu quả và vi là sai số của mô hình.
Hiệu quả kinh tế theo quy mô đo lường phần trăm thay đổi trong chi phí trên cho
phần trăm thay đổi trong sản lượng đầu ra, khi được giới hạn bởi một đường biên.
Xem xét một đầu ra tổng hợp y0 và giả sử rằng y = y0*t, thì khi đó:

f

Hiệu quả kinh tế theo quy mô (EC) = df
dt
(t)

=

∑N
1

f
f
y
yi i

=

1

∑N
1


lnf
lnyi

=

1
∑N
1

lnC
lnyi

Với N là số lượng sản phẩm đầu ra. Từ biểu thức trên ta có thể dễ dàng nhận thấy
được: Hiệu quả kinh tế theo quy mô gia tăng khi EC>1, không đổi khi EC = 1 và
giảm dần khi EC<1.
Xét về mặt doanh thu thì hiệu quả kinh tế theo quy mô của một DMU có thể được
thông qua dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas như sau:
ln(output)it = β0 + βi∑

+ αi + ɤ t + uit

Sau đó với đặc điểm của hàm sản xuất Cobb – Douglas thì ta sẽ tiến hành kiểm tra
giả thiết H0 = β1 + β2 + … + βn =1 có được chấp nhận hay không dựa vào kiểm định
F hoặc p-value. Nếu giả thiết H0 được chấp nhận thì DMU được xét có lợi thế
không đổi theo quy mô. Nếu không được chấp nhận thì có lợi thế thay đổi theo quy
mô, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà ta có thể kết luận được rằng lợi thế đó là
tăng dần theo quy mô hay giảm dần theo quy mô.
 Hiệu quả kinh tế theo phạm vi (Economic of Scope) (EOC):
Hiệu quả kinh tế theo phạm vi được hiểu là việc chi phí sẽ giảm đi hay lợi nhuận sẽ

tăng lên khi một DMU tiến hành sản xuất thêm nhiều chủng loại sản phẩm khác
nhau hay còn gọi là việc đa dạng hóa sản phẩm. Coelli (2005) cho rằng việc ước
tính về hiệu quả kinh tế theo phạm vi có thể được thực hiện từ việc so sánh chi phí


17

hoặc lợi nhuận của một DMU khi DMU đó tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm
khác nhau so với việc DMU đó chỉ tập trung vào việc sản xuất một loại sản phẩm.
Xét về mặt chi phí, nếu như DMU đó có chi phí khi mà DMU đó đã đa dạng hóa
sản phẩm ít hơn so với chi phí của DMU đó trong trường hợp không đa dạng hóa
sản phẩm mà chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì DMU đó đã tận dụng được lợi thế
kinh tế theo phạm vi. Và ngược lại nếu chi phí từ việc đa dạng hóa sản phẩm của
DMU đó cao hơn so với chi phí khi DMU đó không tiến hành đa dạng hóa sản
phẩm thì DMU đó không đạt được lợi thế từ việc đa dạng hóa sản phẩm hay không
đạt được lợi thế kinh tế theo phạm vi.
Lợi thế kinh tế theo phạm vi EOCchi phí =

∑n1 cost(yi ,0) – cost(
cost(

Nếu EOC = 0 thì lợi thế không đổi theo phạm vi, nếu EOC >0 thì lợi có lợi thế theo
phạm vi và ngược lại EOC <0 thì bất lợi kinh tế theo phạm vi.
Berger, Hasan, và Zhou (2010) cho rằng hiệu quả kinh tế theo phạm vi có thể đến từ
sự gia tăng trong lợi nhuận khi DMU tiến hành đa dạng hóa sản phẩm so với việc
DMU đó chỉ tập trung vào việc sản xuất một loại sản phẩm. Và do đó, lợi thế kinh
tế theo lợi nhuận cũng có thể được tính toán thông qua biểu thức:
EOC =

Profit(



profit(

Khi đó, nếu DMU có EOC > 0 thì DMU đó sẽ có hiệu quả kinh tế theo phạm vi,
DMU có EOC = 0 thì DMU đó không đạt hiệu quả theo phạm vi và DMU có EOC
<0 thì DMU đó hiệ quả giảm dần theo phạm vi.
2.1.2 Mô hình đường biên ngẫu nhiên:
Aigner, Lovell và Schimidt (1977), Meeusen và van den Broeck (1977) đã đề xuất
mô hình về một đường biên ngẫu nhiên có dạng như sau:
yit = x’itβ+ ɛ

it

= x’itβ – uit + vit


18

Trong đó, xit là một bộ véc tơ các yếu tố có thể ảnh hưởng lên thành quả hoạt động
của công ty, vit là sai số ngẫu nhiên của mô hình. Đường biên hiệu quả được định
nghĩa bởi thành phần y*it = x’itβ + vit. Tính không hiệu quả được đo lường bởi uit, và
uit tuân theo luật phân phối một phía tức là uit ≥0. Khi mà biến phụ thuộc yit được
viết ở dạng thực logarit thì khi đó exp(-uit) sẽ đo lường tính không hiệu quả của
công ty i tại thời điểm t (Forsund, Lowell, và Schmidt, 1980).
Để có thể minh họa rõ hơn về đường biên ngẫu nhiên, giả sử rằng ta có thể phát họa
sản lượng đầu vào và đầu ra của 02 công ty A và B mà tại đó, đường biên xác định
được vẽ phản ánh sự tồn tại của tính hiệu quả giảm dần theo quy mô. Giả sử rằng có
02 công ty A và B trong đó công ty A sử dụng lượng yếu tố đầu vào là xA để sản
xuất ra được lượng sản phẩm đầu ra là qA, trong khi đó công ty B sử dụng yếu tố

đầu vào là xB để sản xuất lượng sản phẩm đầu ra là qB (những giá trị quan sát này sẽ
được minh họa bởi dấu x trên hình 2.4). Nếu tính không hiệu quả là không tồn tại
nghĩa là uA = uB = 0 thì khi đó, sản lượng biên đầu ra tương ứng cho mỗi công ty A
và B sẽ lần lượt là:



×