Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hướng dẫn ký tên và đóng dấu văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.58 KB, 3 trang )

Hướng dẫn ký tên và đóng dấu văn bản
Tưởng chừng đây là công việc đơn giản, ai cũng có thể làm được, nhưng mà thực sự không phải vậy, khi ký
tên, đóng dấu văn bản, bạn cần phải biết những điều sau đây:
Ai có quyền ký vào văn bản?
Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của cơ quan, tổ chức và tình hình thực tế mà thẩm quyền ký văn bản có
khác nhau.
1. Ký thay
Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của cơ quan, tổ chức.
Cấp phó có thể ký thay trong trường hợp được người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao ký các văn bản trong
lĩnh vực được phân công phụ trách và 1 số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
Lưu ý: Trước tên chức danh, vị trí của thủ trưởng, người đứng đầu phải có ghi “KT.” Nghĩa là ký thay.
Ảnh minh họa bên dưới.

2. Ký thay mặt
Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể
Trường hợp đó là những vấn đế quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định pháp luật hoặc theo điều
lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay
mặt tập thể ký các văn bản này hoặc cấp phó, các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác cũng có thể ký thay
mặt theo ủy quyền của người đứng đầu và văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Lưu ý: Trước tên tập thể lãnh đạo đó, phải có ghi “TM.” Nghĩa là thay mặt
Xem ảnh minh họa bên dưới.





×