Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Văn hóa quốc gia Hy Lạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: VĂN HÓA
ĐA QUỐC GIA
Đề tài : VĂN HÓA NƯỚC HY LẠP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LỪNG THỊ KIỀU OANH
LỚP: 211044805
NHÓM 6

TP HỒ CHÍ MINH – 2018
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

1

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

17072231

2
3

NGUYỄN THỊ DIỄM HUY


PHẠM THÚY VY

17102001
17040201

Word+ cấm kỵ+ thuyết
trình
Lễ hội+ thuyết trình
powerpoint


4
5

HUỲNH THÚY HẢI
HUỲNH NHƯ ÁNH HỒNG

17096861
17069851

6
7
8

PHAN THỊ MỸ HÂN
17074271
TRẦN THỊ NGỌC TRÂN
17083431
PHẠM NGUYỄN QUỲNH NHƯ 17082481


9

DIỆP PHÚC NGỌC GIAO

16076331

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HY LẠP

Thần thoại+ thuyết trình
Cưới hỏi+ tang lễ+ thuyết
trình
Giao tiếp+ thuyết trình
Ẩm thực+ thuyết trìnhh
Thông tin tổng quát+
thuyết trình
Trang phục+ thuyết trình


Quốc kỳ

Quốc Huy

- Tên nước: Cộng hňa Hy Lạp (Hellenic Republic)
- Thủ đô:A-ten (Athens).
- Vị trí địa lý: Phía Nam bán đảo Balkan, phía Đông Nam Châu Âu. Phía
Bắc tiếp giáp với Albania, Macedonia và Bulgaria, phía Đông tiếp giáp với
Thổ Nhĩ Kỳ và biển E-gię (Aegean), phía Nam giáp biển Địa Trung Hải,
phía Tây giáp biển Ionian. Ngoài phần đất liền,Hy Lạp còn có khoảng 3000
hòn đảo nằm rải rác từ biển Ionian đến biển E-gię, trong số đó 1200 đảo có
người sinh sống. Crete là đảo lớn và đông dân nhất.

- Diện tích:131.940 km2.
- Đơn vị tiền tệ: € (euro).
- Dân số:10,955 triệu người (năm 2016)
- Dân tộc: 94% người Hy Lạp, 4% người Albania, 2% các dân tộc khác.
- Tôn giáo: Đạo Chính thống Hy Lạp (98%), Đạo Thiên chúa và Đạo Hồi
(2%).
- Ngôn ngữ: tiếng Hy Lạp.


- Ngày Quốc khánh: 25/3/1821.
- Mã quốc gia : +30
- Thủ đô Athens
Kinh tế
Hy
Lạp là
nền
kinh tế
mạnh,
tăng
trưởng
nhanh
nhờ
việc
thực
thi
chính
sách
ổn
định
kinh tế

trong những năm gần đây. Nền kinh tế Hy Lạp xếp thứ 28 trên thế giới. Tăng trưởng của
đất nước đạt khoảng 4% vào năm 2007, GDP bình quân đầu người đạt 33.000 USD vào
năm 2004. Hy Lạp là thành viên của OECD
Kiến trúc Hy Lạp được hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, dó đó các công trình vĩ
đại thể hiện rõ nhất tinh thần của trường phái kiến trúc này cũng nằm rải rác ở nhiều khu
vực. Các công trình được xây dựng chủ yếu lúc bấy giờ thường là sân vận động, quảng
trường hoặc đền đài.
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại với những nét đặc trưng riêng biệt
Kiến trúc Hy Lạp được biết đến với những quần thể kiến trúc quảng trường và đền thờ rất
nổi tiếng. Quảng trường với những hình dạng nhất định và được bao phủ bên ngoài là
những hàng cột 2 tầng. Đền thờ Hy Hạp cổ đại luôn mang đặc điểm chung là rất nhiều cột
bao bọc vòng quanh phía bên ngoài và được chia làm 7 hướng thiết kế khác nhau.

Mặt cắt những dạng đền thờ cơ bản của kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Điều nổi bật nhất ở các công trình kiến trúc cổ Hy Lạp là những thức cột . Những thức


cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử
thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc
cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Sau này, người
La Mã cổ đại đã kế thừa cách thức xây dựng cột thức và phát triển, đồng thời sáng tạo
thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.

Kiểu thức cột Doric


Kiểu thức cột Corinthian

Những công trình kiến trúc Hy Lạp làm thay đổi lịch sử nhân loại
Với lịch sử hình thành lâu đời, cùng với đánh giá là "cái nôi văn hóa của văn minh nhân

loại" kiến trúc Hy Lạp cổ đại với những đường nét độc đáo, mang đậm nét đặc trung đã
mang lại sức ảnh hưởng không nhỏ đến những thiết kế xây dựng trên toàn thế giới.
Đền thờ
Nhắc đến Hy Lạp, ta có thể nghĩ ngay đến các đền thờ rất thu hút với nhiều thiết kế khác
nhau. Sự phân chia cấu trúc này phụ thuộc vào các dạng cột thức được sử dụng khi xây


dựng, bao gồm 3 loại cột: Doric, Lonic và Corinthian. Trong đó, Doric là cột thức được
sử dụng nhiều nhất bởi tính kiên cố, vững chăc. Ta có thể thấy rõ điều này qua các di tích
ở Sicily hoặc đền Parthenon...

Đền thờ được xây dựng theo thức cột Doric
Không giống như Doric, cột thức Lonic và Corinthian lại mang vẻ đẹp rất nhẹ nhàng,
lộng lẫy và mềm mại. mang tính chất để trang trí nhiều hơn.
Sân vận động
Hy Lạp là quê hương của thế vận hội nên khi nhắc đến các công trình tiêu biểu của kiến
trúc Hy Lạp cổ đại không thể không nói đến sân vận động. Trước kia, khi các trò chơi của
thế vận hội chưa được lên ý tưởng, sân vận động chỉ đơn thuần để tổ chức các cuộc thi
chạy nước rút. Và đường đua được sử dụng lúc đó chính là chiều dài của sân vận động
được sử dụng.


Cấu trúc sân vận động của kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Nhà hát
Người dân Hy Lạp luôn đặc biệt quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần nên ý tưởng về
các nhà hát được ra đời từ rất sớm và luôn được hiện thực hóa. Thời kì này, nhà hát còn
được xây dựng ngoài trời với diện tích rất lớn, dùng để phục vụ người dân những buổi
hòa nhạc hoặc trình diễn nghệ thuật. Nhà hát của người Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ được
thiết kế gồm 3 phần: sân khấu, không gian tròn và cuối cùng là chỗ ngồi. Với cách sắp

xếp tinh tế, ghế được sắp theo hình bậc thang giúp khán giả ở xa vẫn có thể thưởng thức
trọn vẹn màn biểu diễn. Lỗi sắp xếp ghế thông minh này ngày nay vẫn được áp dụng ở tất
cả các sân vận động, hội trường và các nhà hát..


Nhà hát xây dựng vào thời Hy Lạp cổ đại

Cho đến ngày nay, kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn được sử dụng rất nhiều mặc dù đã ra đời
thêm rất kiều lối kiến trúc độc đáo đầy sáng tạo. Kiến trúc Hy Lập vẫn luôn là một hình
tượng đầy uy lực trong nghệ thuật kiến trúc thế giới, thu hút tất cả ánh nhìn. Nét đẹp này
chắc chắn sẽ còn được bảo tồn và lưu giữ mãi với thời gian.

II. TÔN GIÁO


Nhà thờ chính tòa Thánh Andreas, Patras.
Chính thống giáo Hy Lạp là tôn giáo chính thức và phổ biến tại Hy Lạp , chiếm tới 97%
tổng dân số , song thực tế người dân hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo.
Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai khoảng 98.000 đến 140.000 người, tập trung chủ
yếu ở tỉnh Thrace và người Hồi giáo nhập cư vào khoảng 200.000 đến 300.000 người.
Cộng đồng Công giáo Rôma tại Hy Lạp có số tín đồ ước tính khoảng 250.000 người.
Còn đạo Tin Lành và Nhân Chứng Giê-hô-va đều có khoảng 30.000 tín đồ.
Cộng đồng theo Do Thái giáo trước kia rất đông tại Hy Lạp, nay chỉ còn 5000 người và
phân bố chủ yếu ở Thessaloniki.

III. TRANG PHỤC
Trang phục của người Hy Lạp cổ
Trang phục của người Hy Lạp thay đổi rất ít theo thời gian, được tạo thành từ những
mảnh vải dài. Bộ phận chính của trang phục là một chiếc áo dài gọi là chiton. chiton được
làm từ hai mảnh vải dài màu sáng và mặc trực tiếp lên người. Đi cùng với chiton là dây

thắt lưng, thường thắt ngay dưới ngực (thắt cao), ngang eo (thắt thấp) hoặc kết hợp cả hai
kiểu thắt lưng này cũng rất thịnh hành. chiton còn được mặc kết hợp với himation đóng
vai trò là chiếc áo choàng. Trang phục toát lên vẻ đẹp nữ tính, gợi cảm và còn là trang
phục của nữ thần sắc đẹp và ái tình Aphrodite. Nam giới cũng chuộng mặc trang phục
này. Thần rượu nho Dionysus, các thi sĩ, nhà văn và cả những người La Mã cũng mặc loại
trang phục này.
Nữ giới đôi khi cũng
mặc peplos, một loại áo ngắn
hơn chiton và có trang trí hoa
văn. Peplos thực chất là một
miếng vải ống gấp nửa từ trên
xuống, do đó, phần đầu vải sẽ
nằm ở eo và phần chân vải sẽ
chạm mắt cá. Người mặc sẽ
dùng ghim gắn trên vai để cố
định vải.
Người Hy Lạp thường mặc trang phục rộng, màu sáng do thời tiết nắng nóng gần như
quanh năm
Nữ giới Hy Lạp của những gia đình giàu có ưa đeo rất nhiều trang sức như vòng cổ bằng
vàng và bạc, bông tai và vòng tay... Ghim hoa thường được họ ưa dùng để cài chiton
Từ khoảng năm 500 trước Công nguyên, kiểu tóc phổ biến cho nam giới Hy Lạp là kiểu
tóc ngắn kèm với bộ râu được tỉa tót kỹ lưỡng. Nhưng sau năm 350 trước Công nguyên,
kiểu tóc nam lại càng ngắn hơn và họ không còn để râu.


IV. ẨM THỰC HY LẠP
Hy Lạp – đất nước được mệnh danh là xứ sở của thần thoại nơi có vị thần


rượu Dionysus cai quản công việc làm nông và còn có những món ngon

được chế biến từ các sản vật
Trước bối cảnh hội nhập thế giới ẩm thực truyền thống của người Hy Lạp đã
có sự giao thoa và hòa trộn với người dân châu Âu như Pháp, Ý và cả những
nước khu vực Trung Đông. Sự giao lưu này đã mang một luồng gió mới về
các loại gia vị, kiến thức ẩm thực ùa vào văn hóa Hy Lạp.


Dầu Olive – gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn
Dầu Olive được xem như là linh hồn các món ăn của người Hy Lạp. Nếu ở
châu Âu người ta hay dùng bơ cho những món ăn thì ở Hy Lạp dầu Olive
được sử dụng như một loại nước sốt. Dầu Olive luôn là lựa chọn hàng đầu
cho việc chế biến các món ăn từ cá, thịt, cho đến các loại rau củ và hạt.
Dầu Olive được sử dụng phổ biến đến mức ở Hy Lạp có một nhánh ẩm thực
chuyên sử dụng dầu olive làm nguyên liệu chính trong chế biến. Nhóm này
có tên gọi là Lathera, mang nghĩa là “nấu với dầu”. Họ chuyên chế biến các
món ăn mùa hè, và trước khi dọn ra đĩa, luôn rưới lên thức ăn một lớp dầu
Olive để làm bật dậy hương thơm của thực phẩm.

Dầu Olive được sử dụng phổ biến đến mức ở Hy Lạp có một nhánh ẩm thực
chuyên sử dụng dầu olive làm nguyên liệu chính trong chế biến
Hy Lạp - đất nước của thần rượu Dionysus
Trong thần thoại Hy Lạp có vị thần rượu Dionysus vô cùng nổi tiếng, lúc


nào cũng mang theo rượu bên người và rất được thần dân yêu mến. Từ xa
xưa, rượu đã là một trong những phần chính của ẩm thực Hy Lạp. Theo một
số tư liệu ghi chép lại, thì rượu nho ra đời ở Hy Lạp từ rất sớm khoảng năm
4000 trước công nguyên.
Trong Kinh thánh truyền lại rằng rượu chính là món quà của các vị thần trên
đỉnh Olympus. Trong các lễ hội rượu trở thành một thứ thức uống không thể

thiếu, đây cũng là thức uống để tôn vinh công lao vị thần Dionysus đã có
công giúp đỡ con người trong những vụ mùa.

Rượu Dionysus là đặc sản gắn liền với truyền thuyết của Hy Lạp


Món ăn có nguồn gốc thần thoại - Phô mai
Phô mai ở Hy Lạp là một món ăn được yêu thích bởi nó còn được gọi là
“món quà của sự vĩnh hằng”. Theo thần thoại Hy Lạp thì thần Aristaios
chính là người đã được cử xuống trần gian dạy cho con người cách làm phô
mai. Từ đó, trong xã hội Hy Lạp món phô mai rất phổ biến. Ngày nay, Hy
Lạp chính là quốc gia sản xuất ra rất nhiều loại phô mai khác nhau và có
lượng tiêu thụ rất lớn cả trong lẫn ngoài nước.
Nhắc đến phô mai Hy Lạp chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những cái tên
như: Feta, Kasseri, Kefalotyri, Batzos, Anevato, Graveiera… Những loại
phô mai của Hy Lạp đã được đưa đi tiêu thụ và nổi tiếng khắp thế giới.


Phô mai đóng vai trò quan trọng, có mặt trong hầu hết các món ăn
Và còn rất nhiều món ăn khác rất cuốn hút trong ẩm thực Hy Lạp như:
Taramasalata,Thịt nướng Souvlaki, Tzatziki.....

Taramasalata - được chế biến từ trứng cá, món khai vị rất phổ biến
V.LỄ HỘI
Hy Lạp vốn là một quốc gia của những lễ hội. Đây là quốc gia duy nhất mà
mỗi người đều có 2 ngày sinh nhật – ngày sinh của bạn và ngày chính thức
của vị thánh bạn được đặt tên theo sau. Từ những lễ hội tôn giáo cho đến
những lễ hội sôi động, vui tươi – đều là những dịp tuyệt vời để bạn khám
phá và vui chơi tại đất nước của những vị thần này.
1. Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh là sự kiện lớn nhất trong năm của Hy Lạp. Tuần Lễ Phục
Sinh được bắt đầu vào thứ 7 một tuần trước ngày chủ nhật Phục Sinh. Tinh
thần chào đón Lễ Phục Sinh sẽ được duy trì suốt cả tuần. Khắp nơi là những
đám rước với ánh sáng lung linh của nến, pháo hoa và thịt cừu nướng. Các
làng mạc, thị trấn sẽ trang trí lại nhà thờ và văn bia của họ.


Vào ngày thứ 6 Tuần Lễ Phục Sinh - ngày mất của chúa Kitô, những đám
rước nến dọc khắp các con phố để tưởng nhớ đến ngày mất của Đức Kitô.
Các ban nhạc, ca sĩ, giáo sĩ đều tham gia vào buổi lễ và hát bài thánh ca.
Trong chủ nhật Phục Sinh, mọi người sẽ ăn mừng với bữa tiệc thịt cừu vui
vẻ và hân hoan.


2. Lễ hội Carnival Apokreas
Theo một số lời truyền miệng từ xa xưa, những lễ hội Carnival trên thế giới
bắt nguồn từ việc thờ cúng cổ xưa của Hy Lạp. Ngày nay, lễ hội Carnival tại
Hy Lạp có liên quan đến tôn giáo chính thống và bắt đầu 3 tuần trước khi
nhịn ăn Mùa Chay (từ giữa tháng 1 – cuối tháng 2, đầu tháng 3).


Trong lễ hội Carnival có nhiều sự kiện lớn nhỏ được tổ chức tưng bừng như
diễu hành trang phục đầy màu sắc, khiêu vũ truyền thống.


3. Lễ hội Hy Lạp
Từ tháng 6 – tháng 8, đất nước Hy Lạp lại hân hoan tổ chức lễ hội của chính
quốc gia mình. Trong lễ hội sẽ có nhiều hoạt động âm nhạc, nhảy múa và
kịch nghê. Sự kiện hoành tráng này sẽ được tổ chức tại Odeon cổ ở Athens.
Một địa điểm khác cũng tổ

chức lễ hội này là nhà hát
Epidavros – cách Athens 2
tiếng về phía Tây. Nhà hát với 2000 năm tuổi này cùng những tầng đá cẩm
thạch khiến cho du khách có cảm nhận rất đặc biệt như đang chiêm ngưỡng
một tác phẩm nghệ thuật công phu vậy.


4. Tuần lễ Hải quân
Hy Lạp là một quốc gia gắn liền với biển, chính bởi lẽ đó họ rất trân trọng
biển cả. Vào cuối tháng 6, các làng chài và các cảng biển trên khắp đất nước
lại tổ chức Tuần lễ Hải quân tại Crete. Trong tuần lễ này, những người dân
Hy Lạp sẽ cùng nhau khiên vũ, bơi lội và đi thuyền buồm.


Đặc biệt nhất trong lễ hội chính là chương trình âm thanh, ánh sáng ngoạn
mục với việc đốt một chiếc thuyền đại diện cho tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ xưa
kia tại cảng Hydra.

5. Lễ hội Mặt trăng
Nếu như tại Việt Nam, tháng 8 âm lịch sẽ có lễ Trung Thu dành cho các bạn
nhỏ thì tại Hy Lạp trong tháng 8 cũng tổ chức Lễ hội Mặt trăng. Bởi mặt


trăng tháng 8 được xem là sáng và đẹp nhất trong năm. Vào ban đêm, khi
ánh trăng trải khắp mọi nơi, mọi người lại tưng bừng tổ chức những sự kiện
và bữa tiệc dưới ánh trăng.
Họ sẽ cùng nhau nhảy
múa và khiêu vũ.
Chương trình mỗi một
năm lại có sự thay đổi

nên bạn sẽ được trải
nghiệm nhiều điều
mới mẻ và thú vị tại lễ hội Mặt trăng này của Hy Lạp đó nhé! ^^

VI. VĂN HÓA GIAO TIẾP


1.Ngôn ngữ cử chỉ:
-Người Hy Lạp chào đón khách bằng một cái ôm chặt và hôn vào hai má.
-Họ hăng hái tranh luận về mọi sự.
-Các khác biệt trong ngôn ngữ cử chỉ của người Hy Lạp:
+Bắt chéo ngón tay
+Chụm ngón tay lại
+Kéo trễ mí mắt dưới
+Hất mạnh đầu ra phía sau
+Chúm môi lại thổi phù một cái khi được khen tặng
+Không vẫy với bàn tay mở
2.Nghi thức xã giao thông thường:
-Xã giao trong các buổi gặp gỡ:
+Người Hy Lạp rất nhiệt tình và hiếu khách
+Bắt tay chặt, mỉm cười và duy trì giao tiếp bằng mắt trong lần đầu tiên
+Với bạn thân hoặc người thân thường ôm chặt và hôn hai bên má. Nam giới
với nhau thì thường vỗ nhẹ vào vai.
-Nghi thức xã giao trong ăn uống:
+Đến muộn 30 phút được coi là đúng giờ
+Trang phục đẹp
+Đề nghị được chuẩn bị hoặc dọn dẹp bữa sau khi ăn
+Hãy nhận xét về ngôi nhà của họ
-Văn hóa tặng quà:
+Người Hy Lạp thường tặng quà cho người thân hoặc bạn bè trong “ngày

đặt tên” và lễ giáng sinh
+Một số người làm lễ kỷ niệm sinh nhật, nhưng thường thì lễ kỉ nệm ngày
đặt tên được tổ chức nhiều hơn
+Quà tặng không cần phải quá đắt tiền
+Khi được mời ăn tối ở nhà người Hy Lạp, hãy mang theo một món quà nhỏ
+Bạn có thể gửi hoa trước khi đến dự tiệc
+Quà tặng phải được gói cẩn thận
+Người Hy Lạp thường có thói quen mở quà khi được tặng
-Cách cư xử tại bàn ăn:
+Đừng ngồi vào trước khi chủ nhà mời bạn
+Cách ăn uống của người Hy Lạp sử dụng nĩa ở bên tay trái và dao bên tay
phải
+Người già nhất được ưu tiên phục vụ trước
+Bạn có thể trò chuyện nhiều chủ đề khác nhau trong bữa ăn nhưng hãy
tránh các vấn đề chính trị
+Chia sẽ thức ăn trong đĩa với người khác


+Thông báo cho chủ nhà biết bạn đã ăn xong
+Đừng uống trước khi chủ nhà chưa mời nâng ly
3.Nghi thức xã giao trong kinh doanh
-Mối quan hệ và liên lạc:
+Thích làm ăn với những đối tác mà họ đã biết và tin tưởng
+Người Hy Lạp coi trọng gia đình nên việc các thành viên tham gia vào hoạt
động của công ty là rất phổ biến
+Thích tao đổi trực tiếp thay vì sử dụng điện thoại và thư từ
+Bạn có thể gây dựng lòng tin với họ tại văn phòng, khi ăn uống và trong
các hoạt động xã hội
-Những việc nên tránh:
+Không bao giờ được nói hoặc làm bất cứ điều gì khiến đối tác nghĩ rằng

bạn đang thử thách danh dự hoặc sự chính trực của họ
+Đừng bao giờ chất vấn lại lời đối tác vừa nói
+Người Hy Lạp không thích người khoe khoang hoặc quá lạnh nhạt
+Đừng tỏ ra thân mật khi chưa tạo được lòng tin với họ
+Nếu tự dưng đối tác Hy Lạp im lặng và lãnh đạm thì có nghĩa là bạn đã nói
hoặc làm điều gì đó khiến họ thất vọng và khó chịu
-Nghi thức xã giao trong buổi gặp gỡ và kinh doanh:
+Đặt lịch hẹn
+Xác nhận cuộc gặp trước một ngày
+In các tài liệu bằng tiếng anh và cả tiếng Hy Lạp
+Hy Lạp không coi hành động chen vào lời người khác là khiếm nhã
+Họ có thể đi lệch với chương trình dự kiến
+Nên thuê phiên dịch
-Lưu ý khi đàm phán:
+Văn hóa doanh nghiệp của người Hy Lạp rất có tôn ti trật tự
+Phải nhẫn nại và đừng để lộ tính mất bình tĩnh
+Thuyết phục đối tác bằng việc đưa ra những lợi ích mà họ có được
+Người Hy Lạp rất thích mặc cả
+Người có quyền ra quyết định là người đứng đầu công ty
+Việc yêu cầu họ hẹn ngày đưa ra quyết định sẽ làm cho quá trình đàm phán
chấm dứt
+Hợp đồng thường khá đơn giản vì khi có vấn đề phát sinh thường được giải
quyết bằng mối quan hệ cá nhân giữa hai bên.
VII.CẤM KỴ
-Điều trước tiên bạn cần làm khi đặt chân đến Hy Lạp là chỉnh đồng hồ theo
sinh hoạt ở địa phương. Buổi xế ở đất nước của những vị thần là lúc gần


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×