Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

31 câu trắc nghiệm chương tiến hóa phạm thị hương file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.1 KB, 12 trang )

Tiến hóa
Câu 1: Trong quá trình phát sinh phát triều của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất
hiện vào kỉ nào?
A. Kỉ Đệ tam

B. Kỉ Phấn trắng

C. Kỉ Tam điệp

D. Kỉ Jura.

Câu 2: Khi nói về quá trình hô hấp, những phát biểu nào dưới đây đúng?
1. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang
hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
2. Sự trao đổi khí đối với động vật ở nước như trai, ốc, tôm, cua, cá ... được thực hiện qua phổi.
3. Ruột của các động vật ăn thịt thường dài vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu.
4. Cơ quan nghiền thức ăn ở động vật ăn thực vật chủ yếu là hàm răng có bề mặt nghiền rộng,
men răng cứng hoặc dạ dày cơ dày, chắc và khoẻ như ở chim.
A. 1, 2

B. 1, 4

C. 2, 4

D. 3, 4

Câu 3: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được
kết quả như sau đây, dựa vào bảng dưới đây em hãy cho biết. Quần thể đang chịu tác động của
nhân tố nào?
Thế hệ


Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1
F2

0,15
0,25

0,7
0,5

0,15
0,25

F3

0,26

0,48

0,26

F4
F5
A. Các yếu tố ngẫu nhiên


0,33
0,37

C. Đột biến.

0,34
0,33
0,26
0,37
B. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của
quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên

B. Các yếu tố ngẫu nhiên

C. Đột biến

D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu 5: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Giao phối ngẫu nhiên
C. Đột biến

B. Di - nhập gen
D. Chọn lọc tự nhiên



Câu 6: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, xét một gen
cỏ hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
Thế hệ

Cấu trúc di truyền

P:

0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1

F1:

0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1

F2:

0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3:

0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1

F4

0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1

Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối vói quần thế này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp
B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn
C. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
Câu 7: Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, kết luận nào sau đây sai?
A. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài
B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật
C. Sự hình thành nơi địa lí là bước trung gian để hình thành loài mới
D. Là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật
Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quá trình hình
thành loài mới?
I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo không hình thành lên loài mới.
IV. Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

C. Jura

D. Tam điệp

Câu 9: Loài người xuất hiện vào kỉ địa chất nào?
A. Đệ tam

B. Đệ tứ

Câu 10: Thông tin nào dưới đây của thuyết tiến hoá hiện đại?

A. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có những biến đổi bất
thường về môi trường


B. Quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là
đơn vị sinh sản
C. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
trong quần thể
D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các các thể trong quần thể.
Câu 11: Nhóm nhân tố tiến hoá có thể làm phong phú thêm vốn gen của quần thể là
A. đột biến, giao phối không ngẫu nhiên
B. CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên
C. đột biến, di - nhập gen
D. giao phối không ngẫu nhiên, di - nhập gen.
Câu 12: Khi nói về cơ chế hình thành loài, phát biểu nào sau đây sai?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hóa vốn gen của các quần thể
B. Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra đối với các loài động vật sinh sản hữu tính
C. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường xảy ra đối với các loài thực vật
D. Hình thành loài bằng cách li địa lí giúp chúng ta giải thích tại sao trên các đảo đại dương hay
tồn tại các loài đặc hữu
Câu 13: Tần số các alen của một gen ở một quần thế giao phối là 0,3A và 0,7a sau một thế hệ bị
biến đổi thành 0,9A và 0,la. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau
đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên

B. Đột biến

C. Giao phối không ngẫu nhiên

D. Chọn lọc tự nhiên


Câu 14: Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn
nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Hình thái

B. Sinh lí, sinh hoá

C. Cách li sinh sàn

D. Sinh thái

Câu 15: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò
A. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới
B. góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc
C. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li
D. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ
Câu 16: Khi nói về vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên trong tiến hóa, phát biếu nào dưới đây là
sai?


A. Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở nên
phổ biến trong quần thể
B. Ngay cả khi không có đột biến, không có CLTN, không có di nhập gen thì tần số các alen
cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên
C. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước lớn
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định
Câu 17: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến
hoá?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên


B. Chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối ngẫu nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 18: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 19: Hình dưới đây minh hoạ cho quá trình
hoá, phân tích hình này, hãy cho biết có bao nhiêu
biểu dưới đây đúng?

tiến
phát

I. Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành loài mới.
II. Hình 2 minh hoạ cho quá trình tiến hoá nhỏ.
III. Hình 1 minh hoạ cho quá trình tiến hoá lớn.
IV. Hình 2 diễn ra trên quy mô của một quần thể.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4


Câu 20: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên có
chung đặc điểm nào sau đây?
A. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. Chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Quy định chiều hướng tiến hóa.


Câu 21: Trong lịch sử phát sinh phát triển của sự sống trên Trái Đất, cây hạt trần ngự trị ở
A. kỉ Than đá thuộc Cổ sinh.

B. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.

C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

D. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Mang của cá và mang của tôm.
B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế trũi.
C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
D. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
Câu 23: Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến sự tác động của nhân tố tiến hoá nào?

A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Di - nhập gen.


D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 24: Hình ảnh dưới đây minh họa cho tác động của nhân tố tiến hóa nào?

A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Đột biến.

C. Di – nhập gen.

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 25: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự
nhiên là sai?
A. Trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá
thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.


B. Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong
quần thể.
C. CLTN làm cho tần số của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ
tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.
Câu 26: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. kỉ Cacbon.

B. kỉ Phấn trắng.

C. kỉ Jura.


D. kỉ Silua

Câu 27: Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng
cách li nào sau đây?
A. Cách li sinh sản.

B. Cách li địa lí.

C. Cách li sinh thái.

D. Cách li di truyền.

Câu 28: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Triat.

B. kỉ Phấn trắng.

C. kỉ Cacbon.

D. kỉ Jura.

Câu 29: Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen,
qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với
chọn lọc chống lại alen trội.
C. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng
xác định.
Câu 30: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình thành loài khác khu vực địa lí không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Hình thành loài khác khu vực địa lí chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển.
C. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn
trung gian chuyển tiếp.
D. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị
chia cắt.
Câu 31: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất
định.


B. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.

Đáp án
0
123-

0
B
0
C
0
C

1
B
1
C

1
D
1
C

2
B
2
A
2
D
2

3
B
3
A
3
B
3

4
C
4
C
4
C
4

5

A
5
B
5
A
5

6
C
6
C
6
A
6

7
B
7
C
7
C
7

8
D
8
A
8
B
8


9
B
9
C
9
A
9

Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án B
Trong quá trình phát sinh phát triểu của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện vào kỉ
Phấn trắng
Câu 2: Đáp án B
■ 1 đúng
■ 2 sai vì với động vật ở nước như trai, ốc, tôm, cua, cá ... được thực hiện qua mang.
■ 3 sai vì ruột dài không phải vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu mà nó phụ thuộc cấu tạo tuỳ
từng loại động vật
■ 4 đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng là 1 và 4
Câu 3: Đáp án B
Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1


0,15

0,7

0,15

F2
F3
F4
F5

0,25
0,26
0,33
0,37

0,5
0,48
0,34
0,26

0,25
0,26
0,33
0,37


Quan sát sơ đồ ta thấy, tần số alen A và a không thay đổi qua các thế hệ, mặt khác tỉ lệ kiểu gen
dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ → quần

thể đã chịu tác động của nhân tố “giao phối không ngâu nhiên”.
Câu 4: Đáp án C
■ Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giao phối không
ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nên không làm phong phú vốn gen của quần thể →
loại A, B, D.
■ C đúng vì đột biến gen phát sinh alen mới, làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen nên
nó làm phong phú vốn gen của quần thể
Câu 5: Đáp án A
Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố không phải là nhân tố tiến hoá là “Giao phối ngẫu nhiên”
vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 6: Đáp án C
Thế hệ

Cấu trúc di truyền

P:

0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1

F1:

0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1

F2:

0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1

F3:

0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1


F4

0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1

Nhìn vào cấu trúc di truyền qua các thế hệ nhận thấy, kiêu gen đồng hợp trội và dị hợp đang
giảm dần qua các thế hệ, đồng thời kiểu gen đồng hợp lặn tăng lên qua các thế hệ.
→ Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần

Câu 7: Đáp án B
Nhờ có cách li địa lý làm cản trở sự trao đổi vốn gen giữa các nhóm cá thể cùng loài mà chọn lọc
tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau và qua thời gian làm phát
sinh loài mới. Như vậy điều kiện địa lý chỉ là nền tảng để chọn lọc tự nhiên làm phân hoá vốn
gen của loài theo nhiều hướng khác nhau, nó là nguyên nhcân gián tiếp dẫn đến quá trình hình
thành loài mới → B là phát biểu sai
Câu 8: Đáp án D
+ (1) → đúng
+ (2) → đúng vì đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn NST đều góp phần hình thành loài mới.
+ (3) → sai lai xa và đa bội hoá có thể tạo ra loài mói có bộ NST song nhị bội chứa bộ NST của
hai loài khác nhau. '


+ (4) → đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên tác động sẽ dẫn đến cách li địa lí, dẫn đến cách li sinh sản
→ hình thành loài mới.
Vậy cả 3 phát biểu trên đều đúng
Câu 9: Đáp án B
Loài người xuất hiện vào kỉ Đệ tứ thuộc đại Tân sinh
Câu 10: Đáp án B
+ A, C, D là những thông tin thuộc về quan điểm của Đacuyn.
+ B là thông tin thuộc về thuyết tiến hoá hiện đại

Câu 11: Đáp án C
+ Nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là "đột biến" và "di - nhập gen" vì đột
biến gen phát sinh alen mới, di - nhập gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể nên làm
phong phú thêm vốn gen của quần thể.
+ Giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên không làm xuất hiện alen mới trong quần thể
nên không làm phong phú thêm vốn gen của quần thể
Câu 12: Đáp án A
+ A sai vì chọn lọc tự nhiên mới là nguyên nhân chính làm phân hoá vốn gen của các quần thể.
+ B đúng vì hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra đối với loài giao phối hay sinh sản hữu
tính do tập tính sinh dục không cùng nhau.
+ C đúng vì ở động vật thường bị rối loạn.
+ D đúng.
Câu 13: Đáp án A
Quần thể ban đầu có tần số alen 0,3A : 0,7 sau một thế hệ bị biến đối thành 0,9A và 0,la → tần
số alen bị biến đổi một cách đột ngột → quần thể này đã chịu tác động của nhân tố tiến hoá các
yếu tố ngẫu nhiên
Câu 14: Đáp án C
Để phân biệt 2 loại khác nhau thì quan trọng nhất là chúng không giao phối với nhau. Vậy tiêu
chuẩn cách li sinh sản là quan trọng nhất.
Câu 15: Đáp án B
Cơ chế cách li có vai quan trọng trong quá trình tiến hóa vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn
gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trung riêng, tăng cường sự phân hóa thành
phần kiểu gen trong quan thể bị chia cắt
Câu 16: Đáp án C


+ A, B, D là các đặc điểm tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quần thể.
+ C là phát biểu sai vì sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số các alen thường xảy ra vớì các quần thể
có kích thước nhỏ
Câu 17: Đáp án C

+ Một nhân tố được xem là nhân tố tiến hoá khi nó làm thay đổi tần số alen hoặc thay đổi thành
phần kiểu gen của quần thể. .
• A, B, D là những nhân tố tiến hoá.
• C không phải là nhân tố tiến hoá vì “Giao phối ngẫu nhiên” không làm thay đổi tần số alen
hoặc thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 18: Đáp án A
+ A đúng vì bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng liên quan đến axit nuclêic (ADN, ARN),
prôtêin.
+ B sai vì đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh.
+ C sai vì đây là bằng chứng tế bào học.
+ D sai vì đây là bằng chứng tế bào học.
Câu 19: Đáp án C
Quan sát hình ảnh trên ta thấy:
+ Hình 1 minh hoạ cho quá trình tiến hoá lớn
→ III đúng.
+ Hình 2 minh hoạ cho quá trình tiến hoá nhỏ
→ II đúng
+ Chỉ có quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc mới đẫn đến
hình thành loài mới, còn kết thúc quá trình tiến hoá
lớn hình thành các nhóm phân loại trên loài → I sai.
+ IV đúng vì tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô một quần thể.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Câu 20: Đáp án C
+ A sai vì đột biến gen mới là nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hoá.
+ B sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+ C đúng.


+ D sai vì đây là đặc điểm của chọn lọc tự nhiên. (Dethithpt.com)
Câu 21: Đáp án D

Trong lịch sử phát sinh phát triển của sự sống trên Trái Đất, cây hạt trần ngự trị ở kỉ Tam điệp
thuộc đại Trung sinh.
Câu 22: Đáp án D
Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn
gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. (Dethithpt.com)
+ A, B, C loại vì đây là những cơ quan tương tự
+ D chọn vì gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Câu 23: Đáp án B
Quan sát hình ảnh trên ta thấy cá thể có màu xanh bị bàn chân người dẫm chân phải dẫn đến cá
thể màu xanh bị chết → đấy là tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 24: Đáp án C

Quan sát hình ảnh trên ta thấy cá thể của quần thể 2 di chuyển sang quần thể 1
→ hình ảnh trên minh hoạ cho tác động của nhân tố tiến hoá di - nhập gen.
Câu 25: Đáp án A
+ A là phát biểu sai khái niệm đột biến trung tính là quan niệm của thuyết tiến hoá trung tính
Kimura.
+ B, C, D là những phát biểu đúng.
Câu 26: Đáp án A
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon thuộc
đại Cổ sinh.
Câu 27: Đáp án C
Trong tự nhiên, những loài không di động hoặc ít di động dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li
sinh thái, vì cách li sinh thái nó thích nghi với những yếu tố sinh thái xung quanh nơi ở của nó.
Câu 28: Đáp án B


Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Kreta hay còn
gọi là kỉ phấn trắng.
Câu 29: Đáp án A

+ A đúng.
+ B sai vì chọn lọc tự nhiên vì kiểu gen đồng hợp và dị hợp chứa alen trội đều được biểu hiện ra
kiểu hình, mà chọn lọc tự nhiên lại tác động trực tiếp lên kiểu hình. Mà kiểu gen chứa alen lặn
chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn → chọn lọc tự nhiên chống lại
alen trội làm biến đổi tần sổ alen của quần thể nhanh hơn so vơi chọn lọc chống lại alen lặn.
+ C sai vì chọn lọc tự nhiên không làm xuất hiện các alen mới.
+ D sai vì chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá có hướng → nên chọn lọc tự nhiên làm biến đổi
tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 30: Đáp án C
+ A sai vì quá trình hình thành loài nào cũng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
+ B sai vì hình thành loài khác khu vực địa lí gặp ở các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
+ C đúng.
+ D sai vì cách li địa lí không phải là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới
Câu 31: Đáp án C
+ A đúng vì yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng.
+ B đúng
+ C sai vì giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng nên nó không phải là nhân tố
định hướng cho quá trình tiến hoá.
+ D đúng nếu nhóm cả thể nhập đến quần thể nhận mang những alen mới có thể làm phong phú
vốn gen của quần thể.



×