Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

35 câu hỏi trắc nghiệm chương sinh trưởng và phát triển phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.67 KB, 8 trang )

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Câu 1:Ơstrôgen có vai trò:
A. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước
tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 2:Êtylen có vai trò:
A. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
B. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
C. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
D. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
Câu 3:Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:
A. Tuyến giáp.
B. Buồng trứng.
C. Tuyến yên.
D. Tinh hoàn.
Câu 4:Tuổi của cây một năm được tính theo
A. Số cành.
B. Số lá.
C. Số chồi nách.
D. Số lóng.
Câu 5:Tirôxin được sản sinh ra ở:
A. Tuyến yên.
B. Tuyến giáp.
C. Buồng trứng.
D. Tinh hoàn.
Câu 6: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:
A. Auxin, gibêrelin. B. Etylen, Axit absixic.
C. Auxin, xitôkinin. D. Gibêrelin,
êtylen.


Câu 7: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước
tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
C. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 8: Mô phân sinh bên chỉ có ở nhóm cây nào sau:
A. Phượng, keo, bạch đàn
B. Lúa, ngô, mía.
C. Sắn, ngô, dừa.
D. Phượng, cau, lúa
Câu 9: Tại sao khi gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn lạiphats triển không bình thường, mào nhỏ,
không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo nên?
A. Vì không còn hoocmôn nào nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
B. Vì không còn hoocmôn testostêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
C. Vì không còn hoocmôn ơstrôgen nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
D. Vì không còn hoocmôn prôgestêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp
Câu 10: Testostêrôn có vai trò:
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước
tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
I. Sự tạo quả được hình thành từ bầu noãn.
II. Khi quả chin, màu sắc quả biến đổi do chức năng của các sắc tố bị thay đổi.
III. Khi quả chin, mùi xuất hiện do sự biến đổi tinh bột thành đường tạo mùi thơm.


IV. Khi quả chin, vỏ và ruột quả mềm ra vì có sự biến đổi mạnh mẽ của tinh bột thành đường.

V. Muốn bảo quản quả được lâu, làm chậm sự chin, người ta thường xử lí khí etilen.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 12: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A. Auxin, Gibêrelin, êtylen.
B. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.
C. Auxin, Etylen, Axit absixic.
D. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic
Câu 13: Tuyến yên tiết ra những chất nào?
A. FSH, testôstêron. B. Testôstêron, LH.
C. LH, FSH
D. Testôstêron, GnRH.
Câu 14: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:
A. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết
ra FSH và LH của tuyến yên.
B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và
LH của tuyến yên.
C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng
tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
D. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và
LH của tuyến yên.
Câu 15: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
B. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
C. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
Câu 16: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:

A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
B. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
C. Châu chấu, trâu, ếch, muỗi.
D. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
Câu 17: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
B. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
D. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
Câu 18: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là:
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
C. Châu chấu, trâu, ếch, muỗi.
D. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
Câu 19: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 20: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:
A. Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.
B. Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.
C. Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron.
D. Prôgestêron và Ơstrôgen.
Câu 21: Êtylen có vai trò:
A. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.


B. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.

D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 22: Testostêrôn được sinh sản ra ở:
A. Tinh hoàn.
B. Tuyến giáp.
C. Buồng trứng.
D. Tuyến yên.
Câu 23: Testostêrôn được sinh sản ra ở:
A. Tuyến giáp.
B. Tinh hoàn.
C. Tuyến yên.
D. Buồng trứng.
Câu 24: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?
A. 32 ngày.
B. 30 ngày.
C. 26 ngày.
D. 28 ngày.
Câu 25: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
B. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 26: Sự phôi hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày,
phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?
A. Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn Ơstrôgen.
B. Hoocmôn thể vàng và Prôgestêron.
C. Prôgestêron và Ơstrôgen.
D. Hoocmôn kích thích nang trứng, Prôgestêron.
Câu 27: Biến thái là:
A. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ
trứng ra.

B. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ
trứng ra.
C. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc
nở từ trứng ra.
D. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc
nở từ trứng ra.
Câu 28: Nhau thai sản sinh ra hoocmôn:
A. Prôgestêron.
B. LH.
C. HCG.
D. FSH.
Câu 29: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là:
A. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác
về sinh lý.
D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.
Câu 30: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.
B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
Câu 31: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:
A. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
B. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 32: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành
xương.



B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình
thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình
thành xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình
thành xương.
Câu 33: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
A. Nhiệt độ và ánh sáng.B. Thức ăn.
C. Hoocmôn.
D. Nhân tố di truyền.
Câu 34: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động
vật?
A. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.
B. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
C. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
D. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
Câu 35: Cho các đặc điểm sau:
(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở nhiều enzim.
(2) Một số nguyên tố vi lượng của cây như: Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K...
(3) Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thuộc nhóm nguyên tố vi lượng.
(4) Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây.
Số phương án đúng:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2



LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:Đáp ánD
Hoocmon ostrogen: Nơi sản sinh: Buồng trứng
Tác dụng sinh lí: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
Câu 2:Đáp ánA
Câu 3:Đáp ánC
Hoocmon sinh trưởng (GH): Nơi sản sinh: Tuyến yên.
Tác dụng sinh lí: - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương.
Câu 4:Đáp ánB
Cây một năm là cây chỉ sống được trong một năm.
Tuổi của cây một năm được tính bằng số lá trên cây.
Tuổi của cây lâu năm được tính bằng số vòng gỗ ở thân
Câu 5:Đáp ánB
Tiroxin: Nơi sản xuất: Tuyến giáp
Tác dụng sinh lý: - Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
Câu 6:Đáp ánB
Các hoocmon Auxin, Gibêrelin, xitôkinin thuộc nhóm hoocmon kích thích sinh trưởng, các
hoocmon etilen, axit abxixic thuộc nhóm hoocmon ức chế sinh trưởng.
Câu 7:Đáp ánB
Hoocmon sinh trưởng (GH): Nơi sản sinh: Tuyến yên.
Tác dụng sinh lí:
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương.
Câu 8:Đáp ánA

Mô phân sinh bên chỉ có ở cây 2 lá mầm. Các câu lúa, dừa, ngô, mía là các cây 1 lá mầm → Chỉ
có A đúng
Câu 9:Đáp ánB
Tinh hoàn ở giống đực là nơi chủ yếu điều khiển khả năng tiết testosteron, hoocmon sinh dục của
giống đực. Testosteron có khả năng thúc đẩy giống đực phát huy hết tiềm năng sinh sản của
mình ra ngoài để thu hút bạn tình. Ở gà đó là kích thước mào, giọng gáy, dáng vẻ, móng và
cựa.Khi cắt đi tinh hoàn đòng nghĩa với việc không còn kích thích của testosteron đối với cơ thể,
gà sẽ béo ra, không còn gáy được, không có cựa, móng nhỏ, ít mào và không còn bản năng sinh
dục.
Câu 10:Đáp ánA
Testosteron: - Nơi sản sinh: Tinh hoàn.
Tác dụng sinh lý: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:


+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
Câu 11:Đáp ánD
I - Đúng.Sau khi thụ tinh, noãn sẽ biến đổi thành hạt. Phôi của hạt phát triển đầy đủ thành cây
mầm gồm: Rễ mầm, thân mầm và lá mầm. Bầu nhụy sẽ biến đổi thành quả.Đồng thời với sự tạo
quả là sự rụng của các bộ phận như đài hoa, tràng hoa.
II - Sai. Vì khi quả chin, màu sắc quả biến đổi do hàm lượng diệp lục giảm, carotenoit tăng lên.
III - Sai. Vì khi quả chin, mùi xuất hiện do sự tổng hợp các chất thơm có bản chất este, andehit,
xeton.
IV - Sai. Vì khi quả chin, vỏ và ruột quả mềm ra vì pectat canxi bị phân hủy, các tế bào rời ra,
xenlulozo của vách tế bào bị thủy phân.
V - Sai. Vì muốn bảo quản quả được lâu, làm chậm sự chin, người ta thường xử lí auxin kết hợp
với nhiệt độ thấp và tăng lượng CO2.
Câu 12:Đáp ánB
Các hoocmon Auxin, Gibêrelin, xitôkinin thuộc nhóm hoocmon kích thích sinh trưởng, các

hoocmon etilen, axit abxixic thuộc nhóm hoocmon ức chế sinh trưởng.
Câu 13:Đáp ánC
Tuyếnyên tiết ra các chất:
- Thùy trước tuyến yên tiết ra:
+ Kích tố nang trứng (FSH)
+ Kích thể tố vàng (LH: nữ, ICSH: nam)
+ Kích tố tuyến giáp (TSH)
+ Kích tố tuyến sữa (PRL)
+ Kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH).
+ Kích tố tăng trưởng (GH)
- Thùy sau tuyến yên:
+ Kích tố chống đái tháo nhạt (ADH)
+ Oxitoxin (OT)
→ Tuyến yên ko tiết ra testosteron → Đáp án C
Câu 14:Đáp ánC
Câu 15:Đáp ánA
Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước tế bào
Câu 16:Đáp ánD
Lời giải chi tiết
-Những động vật sinh trưởng không qua biến thái: con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và
sinh lí tương tự như con trưởng thành; gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật
không xương sống.
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái không hoàn toàn: ấu trùng phát triển chưa hoàn
thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở một số côn trùng
như: châu chấu, gián, tôm, cua…


- Những động vật sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn: ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí
rất khác con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng

thành; gặp ở đa số côn trùng (như: bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư.
→ Đáp án D
Câu 17:Đáp ánA
Câu 18:Đáp ánB
- Những động vật sinh trưởng không qua biến thái: con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí
tương tự như con trưởng thành; gặp ở đa số động vật có xương sống và nhiều động vật không xương
sống.
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái không hoàn toàn: ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải
qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở một số côn trùng như: châu chấu,
gián, tôm, cua…
- Những động vật sinh trưởng qua biến thái hoàn toàn: ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác
con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành; gặp ở đa số
côn trùng (như: bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư.
Câu 19:Đáp ánB
Sinh trưởng ở động vật là toàn bộ quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng
số lượng và kích thước của tế bào.
Ví dụ: Gà con sau 1 tháng tăng lên 300 gram
Câu 20:Đáp ánB
Câu 21:Đáp ánD
Câu 22:Đáp ánA
Testostêrôn là hoocmon sinh dục, nó được sản sinh ra ở tinh hoàn
Câu 23:Đáp ánB
Tinh hoàn ở giống đực là nơi chủ yếu điều khiển khả năng tiết testosteron, hoocmon sinh dục của
giống đực. Testosteron có khả năng thúc đẩy giống đực phát huy hết tiềm năng sinh sản của
mình ra ngoài để thu hút bạn tình. Ở gà đó là kích thước mào, giọn gáy, dáng vẻ, móng và
cựa.Khi cắt đi tinh hoàn đòng nghĩa với việc không còn kích thích của testosteron đối với cơ thể,
gà sẽ béo ra, không còn gáy được, không có cựa, móng nhỏ, ít mào và không còn bản năng sinh
dục.
Câu 24:Đáp ánD
Câu 25:Đáp ánC

Phát triển qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu
tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: Cánh cam, bọ rùa, bướm,
ruồi.
Câu 26:Đáp ánC
Câu 27:Đáp ánB
Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh
lý khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái bao gồm:


+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Câu 28:Đáp ánC
Câu 29: Đáp án C
Phát triển không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí
tương tự với con trưởng thành. Hình thức này gặp ở 1 số động vật không xương sống và đa số các loài động
vật có xương sống
Câu 30: Đáp án A
Câu 31: Đáp án C
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải
qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Ví dụ: các loài chân khớp (châu chấu,
tôm, cua...)
Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là: Bọ ngựa, cào cào,
tôm, cua.
Câu 32: Đáp án C
Câu 33: Đáp án D
Câu 34: Đáp án D
Câu 35: Đáp án D
Các phương án đúng là:

(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở nhiều enzim.
(4) Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây.



×