Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.06 KB, 3 trang )

Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
Người đăng: Snowhite Snowflakes - Ngày: 06/07/2017

Kết thúc chương 1, tech12h đã giúp các bạn nắm được những phần kiến thức trọng tâm về dao động
điều hòa. Mở đầu chương 2 là Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ. Trong bài học này, tech12h sẽ giới
thiệu về hiện tượng sóng nước. Hi vọng bài học này sẽ giúp các bạn học tốt hơn.

A. Lý thuyết
I. Sóng cơ
1. Định nghĩa
Sóng cơ là dao động cơ trong một môi trường vật chất theo thời gian.
2. Phân loại
Sóng cơ được phân ra làm hai loại: Sóng ngang và sóng dọc


Sóng ngang: Là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với
phương truyền sóng. Sóng ngang là sóng truyền trên mặt nước và truyền trong chất rắn.



Sóng dọc: Là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với
phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được trong cả chất rắn, lỏng, khí.

Chú ý: Sóng cơ không truyền được trong chân không.

II. Các đặc trưng của một sóng hình sin
Sóng hình sin được đặc trưng bởi các đại lượng sau đây:





Biên độ sóng: Biên độ A của sóng là biên độ của một phần tử của môi trường có sóng truyền
qua.



Chu kì (tần số) của sóng (T): là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền
qua.
Tần số f=1T.



Tốc độ truyền sóng (v): Là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. Đối với mỗi môi trường
tốc độ truyền sóng là một đại lượng không đổi.



Bước sóng (λ): là quãng đường mà sóng truyền đi trong một chu kì.

λ=v.T=vf.
Hai phần tử cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.


Năng lượng sóng: là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

III. Phương trình sóng
Xét một nguồn sóng O phát sóng hình sin trong môi trường dọc theo trục x.
Chọn gốc tọa độ tại O, gốc thời gian sao cho phương trình dao động tại O là:

uO=Acoswt.
Khi đó phương trình dao động tại điểm M có tọa độ x là:


uM=Acosw(t−xv)=Acos2π(tT−xλ)=Acos(wt−2π.xλ).

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: SGK Vật lí 12, trang 40
Sóng cơ là gì?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2: SGK Vật lí 12, trang 40:
Thế nào là sóng ngang? Thế nào là sóng dọc?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3: SGK Vật lí 12, trang 40:
Bước sóng là gì?


=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4: SGK Vật lí, trang 40:
Viết phương trình sóng.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 5: SGK Vật lí 12, trang 40:
Tại sao có thể nói sóng vừa có tính tuần hoàn theo thời gian, vừa có tính tuần hoàn theo không gian?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 6: SGK Vật lí 12, trang 40:
Sóng cơ là gì?
A. Là dao động lan truyền trong một môi trường.
B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.
C. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
D. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 7: SGK Vật lí 12, trang 40:
Chọn câu đúng.

A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.
B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm
ngang.
C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 8: SGK Vật lí, trang40
Trong thí nghiệm ở Hình 7.1, cần rung dao động với tần số 50 Hz. Ở một thời điểm t, người ta đo được
đường kính 5 gợn sóng hình tròn liên tiếp lần lượt bằng: 12,4; 14,3; 16,35; 18,3 và 20,45 cm. Tính tốc độ
truyền sóng.
=> Xem hướng dẫn giải



×