Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tieu luan triet hoc tri thức khoa học và kinh tế tri thức hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.07 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÀI TIỂU LUẬN

TRIẾT HỌC
Đề tài:

TRI THỨC KHOA HỌC VÀ KINH TẾ TRI
THỨC HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện

:

Lớp

:

Bình Định, ngày 18 tháng 11 năm 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................2
LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM TRI THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ...............................................5
1. Tri thức khoa học..............................................................................................................5
a. Khái niệm.......................................................................................................................5
b. Đặc điểm của tri thức khoa học......................................................................................6
c. Nguồn gốc của sự hình thành tri thức khoa học.............................................................6


2. Tri thức công nghệ............................................................................................................6
a. Khái niệm.......................................................................................................................6
b. Đặc điểm của tri thức công nghệ....................................................................................7
3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.......................................................................7
4. Cấu trúc của tri thức khoa học và công nghệ.................................................................8
a. Cấu trúc của tri thức khoa học........................................................................................8
b. Cấu trúc của tri thức công nghệ......................................................................................9
II. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ.....................................................................................................................................10
1. Trong điều kiện hiện nay ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ là sự cần thiết......10
2. Vai trò của tri thức khoa học đối với phát triển kinh tế:...............................................11
3. Vai trò của tri thức công nghệ cao đối với phát triển kinh tế........................................12
4. Thúc đẩy, vận dụng tri thức khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế tri thức........13
5. Hạn chế được ảnh hưởng của tự nhiên, cho phép phát triển hoạt động kinh tế ngay
cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.........................................................................14
III. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ CAO ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC..................................................................................................14
1. Nền kinh tế tri thức.........................................................................................................14
a. Khái niệm:....................................................................................................................14
b. Đặc điểm nền kinh tế tri thức.......................................................................................15
c. Phát triển kinh tế tri thức là một xu hướng tất yếu.......................................................15
2. Tri thức khoa học công nghệ là chìa khóa đi vào nền kinh tế tri thức........................15
KẾT LUẬN..................................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................19

1


LỜI GIỚI THIỆU
Cách đây khoảng 20, 30 năm, nếu hỏi một người nào đó về tri thức khoa

học công nghệ, sẽ chẳng ngạc nhiên khi câu trả lời nhận được là một cái lắc
đầu. Còn hiện nay, mỗi người trong chúng ta chắc chẳng còn lạ lẫm gì nữa với
khái niệm này vì chúng ta có thể bắt gặp nó từng ngày, từng giờ trên các
phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả trong cuộc sống thường ngày.
Quả thực vai trò của tri thức khoa học công nghệ ngày càng trở nên to lớn. Nó
đang có những bước phát triển chóng mặt. Tri thức khoa học công nghệ ngày
nay đã và đang trở thành nguồn lực chủ yếu của sản xuất hiện đại. Một đất
nước có thể xem là phát triển hay không không chỉ dựa vào tổng sản phẩm
quốc dân của họ cao hay thấp mà chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ tương
đối của họ. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và một nền
sản xuất công nghiệp hiện đại dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ
là con đường ngắn nhất,hiệu quả nhất quyết định thành công của quy trình
phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Việc phổ cập tri thức
khoa học công nghệ đã phần nào được thể hiện bằng việc đưa các bộ môn Tự
nhiên-xã hội và Công nghệ vào chương trình giáo dục tiểu học và trung học.
Điều đó thể hiện ảnh hưởng của khoa học công nghệ đã và đang lan rộng trên
mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế khoa học công
nghệ có thể nói là đã mang lại một số thành tựu và có một vai trò cực kì quan
trọng.
Trong kinh tế vai trò của tri thức khoa học và công nghệ trong bất cứ giai
đoạn nào của xã hội loài người cũng đã được lịch sử thừa nhận. Tuy nhiên, vào
cuối thế kỷ XX vai trò của tri thức khoa học công nghệ ngày càng rõ rệt, trở
thành yếu tố có tính quyết định trong sự phát triển kinh tế.
Ngày nay các quốc gia đều thừa nhận khoa học, công nghệ là công cụ là
chiến lược để phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và bền vững trong
môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt.
1


Ở Việt Nam vai trò của tri thức khoa học công nghệ đã được khẳng định.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định “Khoa học
công nghệ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước”. Đại hội Đảng VIII Đảng cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh “Khoa học
và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” tiếp theo Đại hội IX “Tăng cường tiềm lực và đổi mới khoa học
và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước”
Vậy vai trò của tri thức khoa học và tri thức công nghệ đối với phát triển
kinh tế như thế nào và cần có những phương hướng để phát triển, vận dụng thúc
đẩy tri thức khoa hoc, công nghệ.

1


I. KHÁI NIỆM TRI THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người về đối
tượng được nhận thức, làm tái hiện trong tư tưởng con người những thuộc
tính, những mối quan hệ, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng
và được diễn đạt bằng ngôn ngữ hay hệ thống ký hiệu khác hay nói cách khác
Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kĩ năng để ứng dụng nó
vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển Kinh tế-xã hội.
1. Tri thức khoa học.
a. Khái niệm
Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người và
về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội
tại, bản chất của các sự vật hiện tượng, quá trình, từ đó chỉ ra những quy luật
khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tri thức khoa học là những hiểu biết có hệ thống về các đặc điểm, quy
luật khách quan của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy).
Tri thức khoa học được hình thành trong quá trình nhận thức của con
người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến

thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật, lý thuyết…Như vậy, tri
thức khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực mà còn được kiểm
nghiệm qua thực tiễn.
Tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực giác hoặc tuân
theo những quy luật của logic học. Loại tri thức này xét cho đến cùng cũng là
sự phản ánh thế giới hiện thực và được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, 1 hệ
thống tri thức được coi là tri thức khoa học phải đảm bảo tính đúng đắn và
tính trung thực.

1


Tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục
của tư duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay nó đang trở
thành tài sản chung của xã hội loài người.
b. Đặc điểm của tri thức khoa học
Tri thức khoa học là tri thức ở tầm quản lý được cái bản chất qui luật
nguyên nhân, xu hướng của thế giới khách quan.
Tri thức khoa học là tri thức có tính hệ thống về sự vật khách quan.
Tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới khách quan và không
phải được kiểm tra và chứng minh bởi logic và thực tiễn.
c. Nguồn gốc của sự hình thành tri thức khoa học
Tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, liên tục tư
duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ những con số, chất liệu, dữ liệu
thu nhận được qua việc quan sát, phân tích các đối tượng nghiên cứu qua thực
nghiệm, thí nghiệm khoa học đã hình thành nên những tri thức kinh nghiệm
khoa học, song nếu chỉ dừng lại ở tri thức kinh nghiệm khoa học thì chưa thể có
tri thức khoa học. Vì chưa khám phá ra được bản chất của sự kiện, chưa nắm bắt
được qui luật tồn tại và hoạt động của nó bằng tư duy lý luận với tư duy trừu
tượng khoa học. Một đặc trưng chỉ vốn có của bộ não con người, con người gạt

bỏ được những mối liên hệ ngẫu nhiên bề ngoài của sự vận động biến đổi và
phát triển của đối tượng nghiêng cứu.
2. Tri thức công nghệ.
a. Khái niệm
Tri thức công nghệ là tập hợp tất cả những hiểu biết của con người về việc
biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người, sự tồn tại
và phát tiển của xã hội.

1


Tri thức công nghệ bao gồm các cách thức, phương pháp các thủ thuật, kỹ
năng có được nhờ trên cơ sở khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các
ngành khác nhau để tạo ra sản phẩm.
b. Đặc điểm của tri thức công nghệ.
Tri thức công nghệ có tính lưu truyền. Chuỗi phát triển tri thức công nghệ
không có kết thúc vì những kỹ năng, hiểu biết, đóng góp của con người tích lũy
được trong quá trình hoạt động của họ truyền lại cho thế hệ sau.
Tri thức công nghệ được tích lũy trong công nghệ trả lời hai câu hỏi “làm
cái gì” và “làm như thế nào” nhờ các tri thức áp dụng trong công nghệ mà sản
phẩm của nó có đặc trưng mà sản phẩm cùng loại của công nghệ khác không có
được. Do đó tri thức công nghệ là sức mạnh của công nghệ.
Có 3 định nghĩa chủ yếu về tri thức công nghệ được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay:
+ Một là : Công nghệ được coi như một bộ môn khoa học ứng dụng
triển khai (trong tương quan với khoa học cơ bản) trong việc vận dụng các quy
luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất
và tinh thần ngày càng cao của con người.
+ Hai là: Công nghệ được hiểu với tư cách như là các phương tiện vật
chất kĩ thuật , hay đó là sự thể hiện cụ thể của tri thức khoa học đã được vật thể

hoá thành các công cụ, các phương tiện kĩ thuật cần cho sản xuất và đời sống.
+ Ba là: Công nghệ bao gồm các cách thức, các phương pháp, các thủ
thuật, các kĩ năng có được nhờ dựa trên cơ sở tri thức khoa học và được sử
dụng vào sản xuất trong các nghành khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
Khoa học và công nghệ có quan hệ khăng khít bền chặt với nhau. Ngày
nay khi nói đến công nghệ, người ta hiểu ngay trong nó có khoa học.

1


Khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả trực
tiếp của khoa học. Trong công nghệ trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Ngược lại những tri thức khoa học hiện đại không thể
có được nếu thiếu trợ giúp của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Vì
sự phát triển của khoa học chính là thước đo trình độ phát triển của tư duy con
người. Từ đây cho thấy rằng giữa thông tin và khoa học có mối quan hệ hết sức
chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Thông tin vừa là nội dung khoa học vừa là hình thức
biểu hiện của nó vì nó lưu giữ và chuyển tải thông tin tri thức khoa học là bằng
công nghệ thông tin. Qua các máy vi tính, siêu vi tính và mạng Internet bằng
công nghệ thông tin.
So sánh các giai đoạn phát triển cơ bản của khoa học và công nghệ hay
cũng có thể coi đó là những cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ
chúng ta thấy mối quan hệ chặt chẽ và phù hợp với nhau một cách đáng kinh
ngạc. Xét về mặt thời gian các cuộc cách mạng khoa học và các cuộc cách mạng
công nghệ diễn ra về cơ bản như đồng bộ với nhau. Xét về mặt nội dung và tính
chất của các cuộc cách mạng này biểu hiện những trình độ phát triển ngày càng
cao,hoàn thiện hơn.
4. Cấu trúc của tri thức khoa học và công nghệ.
a. Cấu trúc của tri thức khoa học.

Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm tri thức
kinh nghiệm và tri thức lý luận. Trong đó tri thức kinh nghiệm là trình độ thấp
còn tri thức lý luận là trình độ cao của tri thức khoa học, giữa hai trình độ này
các tri thức khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau làm tiền đề, cơ sở cho
nhau cung phát triển, phản ánh ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu săc
hơn về thế giới vật chất đang vận động không ngừng.
Tri thức kinh nghiệm chủ yếu thu nhận được thông qua quan sát và thí
nghiệm thực tế. Nó nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất
đến đấu tranh xã hội hoặc từ thí nghiệm khoa học. Xét về mặt toàn diện và đầy
1


đủ tri thức kinh nghiệm lại được chia thành hai loại là tri thức kinh nghiệm
thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm mới chỉ là
những hiểu biết về những mặt riêng rẽ, rời rạc về các mối liên hệ bên ngoài của
đối tượng. Vì thế dù đã mang tính trừu tượng và khái quát nhất định nhưng tri
thức kinh nghiệm mới chỉ là bước đầu và còn hạn chế.
Để nắm bắt được bản chất của sự vật thì nhận thức của con người tất yếu
phải chuyển lên trình độ tri thức lý luận. Đây là một trình độ cao hơn về chất so
với tri thức kinh nghiệm. Tri thức lý luận được khái quát tư tri thức kinh
nghiệm. Nó tồn tại trong hệ thống các kinh nghiệm phạm trù,quy luật,giả thuyết,
lý thuyết, học thuyết nào đó. Tri thức lý luận là sự biểu hiện chân lý chính xác
hơn, hệ thống hơn và có tính sâu sắc hơn và vì thế phạm vi ứng dụng của nó
cũng rộng rãi hơn tri thức kinh nghiệm.
Tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm là hai trình độ phản ánh khác nhau
và bổ xung cho nhau để nắm bắt chuẩn xác hơn bản chất của sự vật.
b. Cấu trúc của tri thức công nghệ.
Theo trình độ tri thức công nghệ căn cứ vào mức độ phức tạp, hiện đại của
công nghệ được chia thành các tri thức công nghệ đơn giản và phức tạp hơn.
Phát triển tri thức công nghệ của con người hình thành khi được nuôi

dưỡng, dạy dỗ trong nhà trẻ, lớp mẫu giáo, tiếp theo được hoc tập trong nhà
trong nhà trường rồi đào tạo trong trường dạy nghề hay trường chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học. Với kiến thức trang bị qua quá trình đào tạo, con người tham
gia vào công nghệ trong quá trình đó với sự tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng của
họ được nâng cấp và phát triển.

1


II. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Trong điều kiện hiện nay ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ là
sự cần thiết.
- Trong nền kinh tế thế giới chuyển dần sang cơ cấu phát triển theo chiều
sâu, động lực thúc đẩy nền sản xuất không phải là vốn, tài nguyên thiên nhiên,
sức lao động giản đơn mà là tri thức khoa học, công nghệ… Đặc biệt là trong
công nghệ cơ cấu đó chuyển dịch khá nhanh về phía những ngành có hàm lượng
khoa học, công nghệ và trí tuệ cao, cơ cấu tiêu thụ giảm theo hướng giảm các
sản phẩm dùng nhiều lao động và nguyên liệu.
Chính tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã làm cho vai trò của năng lượng và lợi
thế so sánh của nguyên liệu và sản phẩm sơ cấp trong công nghiệp giảm dần, do
vậy mà mới có tình trạng chỉ số giá cả các sản phẩm sơ cấp và nguyên liệu trên
thị trường thế giới giảm tới 40% so với đầu thập kỷ 80. Nhờ tiến bộ khoa học,
công nghệ mà càng ngày người càng tạo ra được nhiều nguyên liệu có thể thay
thế những thứ từ trước tới nay chỉ có thể dưa vào sự cung cấp của thiên nhiên.
Vì vậy tiến bộ khoa học công nghệ đang làm cho ưu thế dưới dạng tiềm
năng về tài nguyên thiên nhiên trở nên tương đối.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật một mặt tạo thời cơ thuận lợi cho các nước
đang phát triển thoát khỏi sự lạc hậu và trì trệ về kinh tế. Nếu như biết định
hướng đúng, có một tiềm năng nhất định nào đó về nguồn vốn và nguồn nhân

lực có trình độ cần thiết để tiếp thu các công nghệ hiện đại. Khi đã có những kỹ
thuật công nghệ mới tiến bộ thì vấn đề đặt ra tiếp theo là giải quyết việc làm cho
số lao động dôi ra, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm thì khả năng hội nhập của
các nước này với trào lưu chung của thế giới là hiện thực song tiến bộ khoa học
công nghệ thời đại chúng ta còn có một mặt khác nghiệt ngã hoàn toàn có khả
năng nhấn chìm các nước kém phát triển chìm sâu hơn trong cảnh lạc hậu và
phụ thuộc. Nếu như họ không tìm ra con đường thích hợp hoặc cố tình duy trì
cách làm ăn cũ, thói quen cũ không thích nghi với những biến đổi của thời đại.
- Khoa học và cộng nghệ là động lực của công nghiệp hoá hiện đại hoá.
1


Mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá là sử dụng kỹ thuật công nghệ
ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt năng suất lao động cao. Tất cả những điều
đó chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở khoa học công nghệ phát triển đến một
trình độ nhất định. Khi mà nền khoa học của thế giới đang có sự phát triển như
vũ bão, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi mà công nghệ
đang trở thành nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm chi phí sản xuất… tức là
nói đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá, hiệu quả của sản xuất kinh doanh thì
khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Bởi vậy phát
triển khoa học công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá.
2. Vai trò của tri thức khoa học đối với phát triển kinh tế:
- Tri thức khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp: Ngày nay trong sự tự
động hoá sản xuất tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực
lượng sản xuất, trong đối tượng lao động kỹ thuật, quá trình công nghệ và trong
những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất. Người lao động không còn là
nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri
thức khoa học để điều khiển sản xuất.
Khoa học cho phép hoàn thiện các phương pháp sản xuất, hoàn thiện việc

quản lý kinh tế hơn nữa khoa học trở thành một ngành sản xuất với quy mô
ngày càng lớn bao hàm hàng loạt các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí
nghiệp với tiến bộ khoa học ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn hiệu quả
đầu tư ngày càng cao. Do những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối
với sản xuất mà tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Việc sử dụng những thành tựu của tri thức khoa học vào sản xuất là một
trong những con đường cơ bản để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả lao
động chiến lược phát triển mạnh mẽ. Sản xuất phụ thuộc một cách nghiêm ngặt
và quá trình tăng tốc và tối ưu hoá những tìm kiếm khoa học đồng thời nó cũng
quy định quá trình này. Không có sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là những
công nghệ mới, công nghệ có hàm lượng chất xám cao, thì không thể đa dạng
1


hoá sản xuất và cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có ảnh hưởng quyết
định tới nền sản xuất và đời sống của xã hội hiện đại. Nhiều sản phẩm mới chỉ
có thể được sản xuất nhờ tiến bộ công nghệ, đặc biệt những công nghệ cao, mới
được thiết kế và đưa vào sử dụng.
Từ đó cho thấy sự liên kết khoa học và sản xuất là một tất yếu quy định sự
phát triển của cả khoa học, cả sản xuất và suy cho cùng là điều kiện cần thiết để
đẩy mạnh sự phát triển khoa học.
- Phát triển tri thức khoa học, công nghệ tạo điều kiện cho sự quản lý sản
xuất, quản lý xã hội nhanh nhạy hơn.
Ngày nay việc quản lý xã hội quan trọng quản lý kinh tế, quản lý nhà nước
thành công đến mức nào là tuỳ thuộc vào khả năng xử lý thông tin. Không theo
kịp những biến đổi hết sức mới trong lĩnh vực này mà khư khư giữ lấy cách
quản lý cũ lạc hậu thì không tránh khỏi bỏ lỡ thời cơ có thể vươn lên để tiến kịp
cùng thời đại và thoát ra sự trì trệ.
3. Vai trò của tri thức công nghệ cao đối với phát triển kinh tế.
- Công nghệ là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm chi phí sản xuất,

ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh tác động này thể hiện trước hết ở chỗ nhờ
công nghệ và tiến bộ công nghệ mà chất lượng sản phẩm được duy trì và nâng
cao, chi phí sản xuất được tiết kiệm một cách tương đối để giá thành sản phẩm
được giảm bớt, sản phẩm mới có công dụng tốt hơn…Hơn nữa trong điều kiện
hiện nay công nghệ đó dần dần trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp chính vì
vậy các doanh nghiệp đều cố gắng đầu tư với quy mô ngày càng tăng vào công
nghệ.
- Công nghệ trở thành loại hình quan trọng nhất tiên tiến nhất và giải quyết
việc làm.
Tiến bộ công nghệ cho phép các nhà kinh doạnh có thể tiếp cận và xử lý
thông tin một cách nhanh chóng, kiểm tra thông tin một cách dễ dàng. Nhờ tiến
bộ cụng nghệ những lĩnh vực kinh doanh mới được hình thành, cũng nhờ kỹ
thuật công nghệ thông tin phát triển mà có các hoạt động thương mại đầu tư.
1


Ngày nay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hình thành những mạng lưới toàn
cầu làm thị trường tài chính quốc tế hoạt động liên tục không gián đoạn.
Cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ làm chuyển biến về
chất của phương thức sản xuất xã hội. Sự chuyển biến này kéo theo hàng loạt
những chuyển biến khác về tính chất lao động sản xuất của con người, về tổ
chức sản xuất và hoạt động kinh tế. Lao động dần từ chỗ chủ yếu là lao động
cơ bắp thủ công với những trang thiết bị kĩ thuật lạc hậu, thô sơ trong những
ngành công nghiệp đơn giản, sử dụng ít chất xám sang những ngành công
nghiệp có hàm lượng trí tuệ, khoa học, kĩ thuật cao. Chính bởi vậy đòi hỏi
phải có chuyên môn hoá và dẫn đến phân công lao động xã hội phát triển.
4. Thúc đẩy, vận dụng tri thức khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế
tri thức.
-Thúc đẩy hình thức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tri thức khoa
học.

Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền kinh tế tiên tiến, bao gồm đẩy
mạnh các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chú trọng đào tạo lớp
chuyên gia đầu đàn. Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa còn tạo chuyển
biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo. Phải tạo dựng được những điều
kiện cần thiết cho sự phát triển tri thức khoa học và công nghệ.Việc xác định
những phương hướng đúng cho sự phát triển khoa học công nghệ là cần thiết.
Những điều kiện cần thiết đó là đội ngũ khoa học công nghệ có số lượng đủ lớn,
chất lượng cao, đầu tư ở mức độ cần thiết, các chính sách khoa học xã hội phù
hợp.
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành khoa học và công
nghệ. Phát triển công nghệ đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập khẩu công nghệ để
kết hợp với công nghệ nội sinh nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của
các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP.

1


Mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với các nước nhằm tiếp cận kế thừa
những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, tranh thủ sự ủng hộ và giúp
đỡ của quốc tế.
- Cần mạnh dạn thực hiện chiến lược chuyển giao công nghệ có chọn lọc,
kết hợp hữu cơ giữa nhập công nghệ từ nước ngoài và đẩy mạnh nghiên cứu
trong nước sao cho phải phù hợp.
5. Hạn chế được ảnh hưởng của tự nhiên, cho phép phát triển hoạt
động kinh tế ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Trong nhiều trường hợp, những điều kiện sản xuất mới đòi hỏi phải
có những công nghệ sản xuất phù hợp. Chẳng hạn trong các điều kiện đặc
biệt độc hại, con người không thể hoạt động được nhưng lại rất cần tiến hành
(làm việc dưới độ sâu lớn, ở những nơi có cường độ phóng xạ cao, những nơi có
độ cao lớn…) cần có những công nghệ được thiết kế riêng, thích ứng với

những đặc điểm của môi trường hoạt động. Hay nói cách khác chính khoa học
kỹ thuật đã nối dài khí quan cho con người.
III. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ CAO
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC.
1. Nền kinh tế tri thức
a. Khái niệm:
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của
cải nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với định nghĩa trên có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao
của lượng xã hội mà trong quá trình lao động từng người lao động và toàn bộ
lao động xã hội trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm
lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi trong khi hàm lượng tri
thức, hao phí lao động trí óc tăng lên.

1


b. Đặc điểm nền kinh tế tri thức.
Trong kinh tế tri thức, tri thức trở thành lượng sản xuất trực tiếp, là vốn
quý nhất là nguồn nhân lực quan trọng hàng đầu, quy đinh sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Cơ cấu tính chất và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu
sắc nhanh chóng, trong đó các ngành kinh tế dưạ vào tri thức, dựa vào các thành
tựu mới nhất của khoa học.
Mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, có tác
dụng tích cựu sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia
trên thế giới.
c. Phát triển kinh tế tri thức là một xu hướng tất y ếu.
Kinh tế tri thức không phải là sân chơi riêng biệt của các nước phát triển

các nước đang phát triển cũng có những cơ hội thuận lợi đểco thể rut ngắn
khoảng cách hy hữu. Trong bối cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hóa các
doanh nghiệp tại các nước đang phát triển cũng có khả năng dụng những thành
tựu mới nhất của khoa học công nghệ. Ngay tại khu vực Đông Nam Á phát
triển công nghệ thông tin và thiết lập hệ thống thương mại đang luôn là chủ đề
trong các cuộc họp khoa học ASEAN.
Bên cạnh sư phát triển như vũ bão của các cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ lớn những vấn đề nan giải
có tính toàn cầu hóa việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường
suy thoái nghiêm trọng an ninh thực sự bi đe dọa. Vì vậy việc phát triển kinh tế
tri thức là một xu thế tất yếu.
2. Tri thức khoa học công nghệ là chìa khóa đi vào nền kinh tế tri thức.
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là không ngừng gia tăng sử dụng các
loại tri thức và sự sáng tạo mới nhất của con người,có tốc độ đổi mới sản phẩm
và công nghệ nhanh, tiêu hao ít tài nguyên, năng lượng , môi trường được đảm

1


bảo bền vững. Động lực thúc đẩy sản xuất không phải vốn, tài nguyên thiên
nhiên mà là tri thức là khoa học, công nghệ.
Trong kinh tế tri thức những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành
tựu mới của khoa học, công nghệ có tác dung to lớn tới sự phát triển xã hội.
Chẳng hạn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…nhưng cũng có thể là
những ngành kinh tế truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
được ứng dụng khoa học công nghệ cao.
Trong nền kinh tế tri thức giá trị do tri thức tao ra chiếm tỷ lệ áp đảo
(khoảng 70%) trong tổng giá tri sản xuất của ngành đó. Một nền kinh tế được
coi là đã phát triển đến nền kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế
tri thức chiếm 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Chiến lược phát triển kinh tế tri thức phải dựa trên nền tảng phát triển khoa
học công nghệ, trên nhu cầu phát triển và đòi hỏi của xã hội, tạo cơ hội cho
khoa học công nghệ thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc phát triển
đất nước. Rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật so với thế giới bằng cách
thu nhập ứng dụng công nghệ tân tiến vào các ngành công nghiệp mũi nhọn,
từng bước nội địa hóa rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Trong kinh tế tri thức công nghệ cao được ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực.
Nhân loại đang bước vào những năm của thế kỷ 21 sống trong hòa bình,
hợp tác cùng phát triển. Đồng thời cũng đang chứng kiến sự phát triển của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mà đặc trưng là các ngành công
nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu mới,
công nghệ hàng không vũ trụ đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống,
kinh tế làm thay đổi diện mạo thế giới đương đại.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển tuy chưa
có công nghệ hiện đại nhưng biết chủ động hội nhập kinh tế, tranh thủ tiếp thu
1


công nghệ cao trên cơ sơ nguồn nhân lực thích hợp thi vẫn có thể bước đầu
phát triển kinh tế tri thức.
Nước ta tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển
thu nhập thấp nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ có năng
lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy phải đồng
thời tiếp thu công nghệ cao của kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào công
nghiệp hóa hiện đại hóa trong các lĩnh vực cần thiết.
Dịch vụ là lĩnh vực rất lớn của kinh tế tri thức bởi vậy gắn kết phát triển
kinh tế tri thức sẽ có thuận lợi mạnh hiện đại hóa công nghệ hóa nhanh ở nước
ta. Các ngành dịch vụ quan trọng như thương mại, tài chính ngân hàng, du

lịch…bắt buộc phải nhanh chóng chuyển sang công nghệ thông tin, mạng
internet viễn thông toàn cầu hay công nghệ cao.Vì vậy số dự án công nghệ cao
đa tăng nhanh với vốn đầu tư lớn hứa hẹn triển vọng tốt.

1


KẾT LUẬN
Xu hướng xây dựng và phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu của
lịch sử vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh Việt
Nam không thể đi ngược xu hướng đó. Nước ta đã thu được nhiều thành tựu to
lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Nhờ có chính
sách đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học- công
nghệ nên nước ta đã dần thoát khỏi tình trạng lạc hậu rút ngắn khoảng cách với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhìn vào quá trình phát triển của nước
ta, chúng ta thấy việc chuyển đổi, sử dụng nhiều tri thức khoa học trong công
cuộc đổi mới là một hướng đi đúng đắn của Đảng và nhà nước, điều này được
khẳng định qua các kì đại hội Đảng lần thứ VIII, IX.
Do chiến tranh kéo dài, tiềm lực kinh tế thấp, do tác phong làm việc chưa
năng động, do các phong tục tập quán của người phương Đông,… nên nước ta
có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn rất thấp. Để nhanh chóng đuổi kịp các
nước khác, Đảng và nhà nước phải có những biện pháp, chính sách để đẩy mạnh
tri thức khoa học của đất nước, đó là con đường ngắn nhất để thực hiện lời Bác
Hồ dạy “ làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực tri thức khoa học còn gây ra nhiều
mặt tiêu cực như ô nhiễm môi trường, bệnh tật, làm cho xã hội phân hóa giàu
nghèo,… nếu biết khắc phục các mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực thì nước ta
sẽ nhanh chóng phát triển theo kịp các nước trên thế giới.

1



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí kinh tế và phát triển - Số chuyên đề của kinh tế Mac-Lênin
(Tháng 11/2001)
2. Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Số 48/2001
3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
4. Tạp chí Khoa học xã hội

1



×