Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Phương pháp giải bài tập di truyền thuộc các quy luật di truyền của Men Đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.89 KB, 56 trang )

Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

-1-

Nguyễn Anh Tuấn

Ngày soạn: 07-12-2015
BÀI TẬP DI TRUYỀN
1. Bài tập tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử:
*Phương pháp giải:
- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp thì có 2n giao tử.
- muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta tiến hành kẻ sơ đồ phân nhánh: cặp gen
dị hợp có 2 nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là gen đi từ góc đến ngọn của
các nhánh.
- Tỉ lệ từng loại giao tử = tích tỉ lệ của từng gen hợp thành giao tử.
Bài tập 1: Hãy xác định số loại giao tử và kiểu gen của giao tử các cơ thể sau:
a. Cơ thể có kiêu gen: AaBb
b. Cơ thể có kiêu gen: AaBbDd
c. Cơ thể có kiêu gen: AaBbDdEe
d. Cơ thể có kiêu gen: AaBbddEe
Giải
a.- Cơ thể có kiêu gen: AaBb có 2 cặp gen dị hợp nên có 22 = 4 loại giao tử.
- Kiểu gen giao tử:
B
AB
A
b
Ab
B
aB
a


b
ab
Kiểu gen của 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB, ab
Bài tập 2: Cơ thể có kiểu gen AABbDdee giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử. Loại
giao tử mang gen ABde chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Giải
- Cơ thể có kiểu gen AABbDdee có 2 cặp gen dị hợp nên só loại giao tử sẻ là 22 = 4
loại.
- khi cơ thể cho 4 loại giao tử thì mỗi loại chiếm ¼.
=> loại giao tử ABde chiếm tỉ lệ ¼ hay 25%.
Hoặc tỉ lệ giao tử ABde = 1A.1/2B.1/2d.1e = ¼.
2. Bài tập tìm số kiểu giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình:
* Hướng dẫn phương pháp:
- Muốn tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình của một phép lai thì phải viết giao tử của
phép lai đó, sau đó tiến hành kể bảng để tìm đời con.
- Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của mỗi cặp gen
- Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực . số loại giao tử cái.
Số loại kiểu hình = tích số loại kiểu hình của mỗi cặp t2.
Bài tập 3: Cho biết A quy định cây cao trội hoàn toàn so với a quy định cây thấp. Hãy
xác định số loại kiểu gen, số loại kiểu hình của phép lai sau:


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

a.

Aa

x Aa


b.

Aa x aa
Giải

-2-

c.

Nguyễn Anh Tuấn

AA x Aa

a. Phép lai: P: Aa x Aa
Gp: A, a
A, a
- Kẻ bảng:




A

a

A
AA
Aa
a
Aa

aa
Vậy đời con có 3 loại kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa, với 2 loại kiểu hình là 3 thân cao : 1
thân thấp.
Bài tập 4: Ở một loài thực vật cho biết mỗi kiểu gen quy định một tính trạng và trội
hoàn toàn. Ở phép lai: AaBb x Aabb. Hãy cho biết:
a. Đời con có bao nhiêu tổ hợp giao tử.
b. Đời con có bao nhiêu loại kiểu gen
c. Đời con có bao nhiêu loại kiểu hình.
Giải.
a. Ở phép lai: AaBb x Aabb
Cơ thể AaBb có 2 cặp gen dị hợp nên cho ra 22 = 4 loại giao tử.
Cơ thể Aabb có 1 cặp gen dị hợp nên cho ra 21 = 2 loại giao tử
=> Số kiểu tổ hợp = 4.2 = 8 tổ hợp
b. Số loại kiểu gen ở đời con:
- Phép lai: AaBb x Aabb có thể viết thành (Aa x Aa)(Bb x bb)
- Ở cặp lai Aa x Aa ở đời con cho ra 3 loại kiểu gen AA; Aa; aa
- Ở cặp lai Bb x bb ở đời con cho ra 2 loại kiểu gen BB; bb
Vậy số lọi kiểu gen = 3x2 = 6 loại
c. Số loại kiểu hình ở đời con:
- Phép lai: AaBb x Aabb có thể viết thành (Aa x Aa)(Bb x bb)
- Ở cặp lai Aa x Aa ở đời con cho ra 2 loại kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
- Ở cặp lai Bb x bb ở đời con cho ra 2 loại kiểu hình 1 trội : 1 lặn
Vậy số kiểu hình = 2x2 = 4
Bài tập 5: Ở một loài thực vật cho biết mỗi kiểu gen quy định một tính trạng và trội
không hoàn toàn. Ở phép lai: AaBbdd x AabbDd. Hãy cho biết:
a. Đời con có bao nhiêu tổ hợp giao tử.
b. Đời con có bao nhiêu loại kiểu gen
c. Đời con có bao nhiêu loại kiểu hình.
3. Bài tập tìm tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai.
* Hướng dẫn phương pháp giải:

- Đối với lai một cặp tính trạng: muốn tìm tỉ lệ kiểu gen của một phép lai thì phải viết
giao tử của phép lai đó, sau đó tiến hành kẻ bảng để tìm đời con.


Giáo án bồi dưỡng HSG môn sinh 9

-3-

Nguyễn Anh Tuấn

- Đối với lai nhiều cặp tính trạng:
+ Tỉ lệ kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của từng cặp tính trang hợp thành.
+ Tỉ lệ kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trang hợp thành.
- Tỉ lệ của một loại kiểu gen nào đó bằng tích tỉ lệ của các cặp gen có trong kiểu gen
đó.
- Bài tốn có nhiều cặp gen thì phải tính tỉ lệ của mỗi cặp gen, sau đó nhân lại sẽ thu
được kết quả.
Bài tập 6: Cho biết A quy định hoa đỏ trội hồn tồn so với a quy định hoa trắng. Hãy
xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của các phép lai sau:
a. Aa x Aa ;
b. Aa x aa
;
c. AA x Aa
Giải
a. Phép lai: a. P.
Aa x Aa
Gp A, a
A, a
- Kẻ bảng:



A
a
A
a

AA
Aa

Aa
aa

- Như vậy đời con có 3 kiểu gen với tỉ lệ: 1AA : 2Aa : 1aa
- Tỉ lệ kiểu hình: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Bài tập 7: Ở một lồi thực vật cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hồn
tồn. Ở phép lai: AabbDDEE x AaBbDdee. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ kiểu gen ở đời con.
b. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
c. Ở đời con loại kiểu gen AaBbDdEe chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
Giải
a. Tỉ lệ kiểu gen ở đời con:
- Phép lai: AabbDDEE x AaBbDdee có thể viết thành:
(Aa x Aa)(bb x Bb)(DD x Dd)(EE x ee)
+ Cặp lai Aa x Aa , ở đời con có 3 loại kiểu gen với tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa
+ Cặp lai bb x Bb, ở đời con có 3 loại kiểu gen với tỉ lệ 1Bb : 1bb
+ Cặp lai DD x Dd, ở đời con có 3 loại kiểu gen với tỉ lệ 1DD : 1Dd
+ Cặp lai EE x ee, ở đời con có 3 loại kiểu gen với tỉ lệ 1Ee.
=> Tỉ lệ kiểu gen ở đời con: = (1:2:1)(1:1)(1:1)(1) = 1:1:2:2:1:1:1:1:2:2:1:1
b. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
- Phép lai: AabbDDEE x AaBbDdee có thể viết thành:

(Aa x Aa)(bb x Bb)(DD x Dd)(EE x ee)
+ Cặp lai Aa x Aa , ở đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3:1


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

-4-

Nguyễn Anh Tuấn

+ Cặp lai bb x Bb, ở đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1
+ Cặp lai DD x Dd, ở đời con có 1 loại kiểu hình với tỉ lệ 1D+ Cặp lai EE x ee, ở đời con có 1 loại kiểu hình với tỉ lệ 1Ee.
=> Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: = (3:1)(1:1)(1)(1) = 3:3:1:1
c. Loại kiểu gen AaBbDdEe ở đời con chiếm tỉ lệ:
- Phép lai: AabbDDEE x AaBbDdee có thể viết thành:
(Aa x Aa)(bb x Bb)(DD x Dd)(EE x ee)
+ Cặp lai Aa x Aa , ở đời con có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 2/4
+ Cặp lai bb x Bb, ở đời con có kiểu gen Bb chiếm tỉ lệ 1/2
+ Cặp lai DD x Dd, ở đời con có kiểu gen Dd chiếm tỉ lệ 1/2
+ Cặp lai EE x ee, ở đời con có kiểu gen Ee chiếm tỉ lệ 1
Loại kiểu gen AaBbDdEe ở đời con chiếm tỉ lệ: 2/4.1/2.1/2.1 = 2/16
Bài tập 8: Ở một loài động vật cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn
toàn.
Ở phép lai: AaBbdd x AabbDd. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ kiểu gen ở đời con.
b. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con.
c. Ở đời con loại kiểu gen aabbdd chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
d. Ở đời con loại kiểu hình mang 3 tính trạng trội ( kí hiệu A-B-D- ) chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?
Bài tập 9: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp,B

hoa đỏ trội hoàn toàn so với b hoa trắng. Ở đời con của phép lai: AaBb x aaBb , loại
kiểu hình than cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Bài tập 10: Ở một loài động vật cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn
toàn. Hãy xác định số loại kiểu gen, số loại kiểu hình của phép lai:
a. AaBbDdEe x AabbDdEE
b. AabbDdEe x AabbddEe
c. aaBbDdEe x AabbDdee
Bài tập 11: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn. Ở đời con của phép
lai AaBbDdEe x AaBbDdee , loại kiểu hình chỉ có một tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao
nhiêu ?

Ngày soạn: 10-12-2015
4. Bài tập tìm quy luật di truyền của tính trạng:
* Hướng dẫn Giải:


Giáo án bồi dưỡng HSG môn sinh 9

-5-

Nguyễn Anh Tuấn

- Khi bài tốn cho biết tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì dựa vào tỉ lệ phân li của cặp tính
trạng đó:
+ Nếu đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 3:1 thì tính trạng trội hồn tồn.
+ Nếu đời con có tỉ lệ phân kiểu hình là 1:2:1 thì tính trạng trội khơng hồn tồn.
- Khi bài tốn có nhiều cặp tính trạng thì phải tiến hành 2 bước:
+ Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi cặp tính trạng ( dựa vào tỉ lệ kiểu hình
của cặp tính trạng đó)
+ Bước 2: Xác định các cặp tính trạng đó có di truyền đọc lập với nhau khơng. Nếu các

cặp tính trạng đó di truyền đọc lập với nhau thì tỉ lệ kiểu hình của bài tốn bằng tích tỉ
lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng.
- Muốn tìm kiểu gen của P thì phải dựa vào số giao tử tạo ra.
Bài tập1: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn được F1 gồm 301 cây hoa đỏ và 100 cây hoa
trắng. Xác định quy luật di truyền của phép lai và kiểu gen của P.
Giải
* xác định quy luật di truyền:
- Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: hoa đỏ : hoa trắng = 301:100 = 3:1
=> tính trạng di truyền theo quy luật trội hồn tồn.
* Kiểu gen của P: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con ta thấy tính trạng hoa đỏ trội hồn
tồn so với hoa trắng.
- Quy ước: A là gen quy định hoa đỏ; a là gen quy định hoa trắng.
- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 gồm 4 tổ hợp = 2x2 => mỗi cơ thể P đều cho ra 2 loại giao tử
nên P đều dị hợp => kiểu gen của P là Aa.
Bài tập 2: Cho cây hoa hồng tự thụ phấn thu được F1 gồm 31 cây hoa đỏ ; 61 cây hoa
hồng và 30 cây hoa trắng. Xác định quy luật di truyền của tính trạng và kiểu gen của P.
Bài tập 3: Cho cây thân cao hoa đỏ thụ phấn với cây thân thấp, hoa trắng được F1 tồn
cây thân cao, hoa hồng . Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 301 cây thân cao, hoa đỏ,
600 cây thân cao hoa hồng, 299 cây thân cao hoa trắng, 100 cây thân thấp hoa đỏ, 199
cây thân thấp hoa hồng, 100 cây thân thấp hoa trắng. Xác định quy luật di truyền của
tính trạng, kiểu gen của F1 và P.
Giải
* Xác định quy luật di truyền của tính trạng:
- Xét tính trạng chiều cao thân: Tỉ lệ kiểu hình ở F2: Thân cao: thân thấp =
(301+299+600) : (100+199+100) = 3:1 => Tính trạng chiều cao thân di truyền theo quy
luật trội hồn tồn.
Quy ước A quy định thân cao; a quy định thân thấp.
- Cặp tính trạng màu hoa: Tỉ lệ kiểu hình ở F2 Hoa đỏ : hoa hồng : hoa trắng =
(301+100) : (600+199) : (299+100) = 1:2:1 => Tính trạng màu hoa di truyền theo quy
luật trội khơng hồn tồn.



Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

-6-

Nguyễn Anh Tuấn

Quy ước: BB quy định hoa đỏ; Bb quy định hoa hồng; bb quy định hoa trắng.
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2: Thân cao hoa đỏ : Thân cao hoa hồng : thân thấp hoa hồng : thân
cao hoa trắng : thân thấp hoa đỏ : thân thấp hoa trắng = 3:6:3:1:2:1 = (3:1)(1:2:1) =>
Hai cặp tính trạng này di truyền phân li độc lập với nhau.
* Kiểu gen của cây F1:
- Đời F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3:6:3:1:2:1 gồm 16 tổ hợp = 4x4 nên F1 phải tạo ra 4 loại
giao tử => F1 dị hợp về 2 cặp gen: AaBb.
5. Bài tập xác định kết quả của phép lai – khi biết kiểu gen của P:
Hướng dẫn giải: Khi làm bài tập phải nắm rõ các kiến thức cơ bản sau:
- Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen: AA, Aa; tính trạng lặn biểu hiện ở kiểu gen
aa.
- Cá thể đồng hợp chỉ cho ra 1 loại giao tử.
- Cặp gen dị hợp cho ra 2 loại giao tử, mỗi loại chiếm tỉ lệ 1/2.
- Các bước giải:
+ Quy ước gen.
+ Xác định giao tử của P.
+ Lập sơ đồ lai.
Bài tập 1: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định
thân thấp.
1. Sự tổ hợp của 2 alen trên tạo ra mấy loại kiểu gen, Viết các kiểu gen đó.
2. Khi giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau từ các kiểu gen đó?
Xác định kết quả của mỗi kiểu giao phối.

6. Tìm kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình ở đời con:
Hướng dẫn giải:
- Xác định tính trội - lặn: dựa vào quy luật phân ly, quy luật đòng tính.
- Quy ước gen.
- Tìm kiểu gen của P.
- Viết sơ đồ lai.
Bài tập 1: 1. Đem lai cây F1 với 3 cây khác nhau I, II, III có kiểu gen khác nhau thu
được kết quả như sau:
- Phép lai 1: F1 x cây I được F2 gồm 346 cây hoa tím.
- Phép lai 2: F1 x cây II được F2 gồm 405 cây hoa tím : 400 cây hoa vàng
- Phép lai 3: F1 x cây III được F2 gồm 502 cây hoa tím : 167 cây hoa vàng.
Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định. Xác định kiểu gen của cây F1 và cây I,
II, III.
2. Muốn F1 đồng loạt xuất hiện cây hoa tím tì kiểu gen của P phải như thế nào.
3. Muốn F1 xuất hiện một loại kiểu hình thì kiểu gen của P phải như thế nào.
Giải
1. Kiểu gen của cây F1 và cây I, II, III.


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

-7-

Nguyễn Anh Tuấn

- Xét Phép lai 3: tỉ lệ kiểu hình ở F2 Tím : vàng = 502:167 = 3:1 => phép lai nghiêm
đúng quy luật phân li, trong đó tính trạng hoa ttrội hoàn toàn so với hoa vàng. Số tổ hợp
ở F2 là 3+1=4=2x2 => F1 và cây III đều tạo ra 2 loại giao tử nên đều có kiểu gen dị hợp.
Quy ước: A quy định hoa tím, a quy định hoa vàng.
=> Kiểu gen của cây F1 và cây III là Aa.

Sơ đồ lai: F1 Aa x (III) Aa
Gp A, a
A, a
F2 KG: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3 hoa tím : 1 hoa vàng
- Xét phép lai 1: Cây F1 có kiểu gen Aa giảm phân tạo ra 2 loại giao tử A, a; F2 100%
cây hoa tím (A-) nên cây 1 không tạo ra giao tử a. Suy ra cây 1 có kiểu gen AA
Sơ đồ lai: F1 Aa x (I) AA
Gp A, a
A
F2 KG: 1AA : 1Aa
KH: 100% hoa tím
- Xét phép lai 2: Tỉ lệ kiểu hình ở F2 : Tím : Vàng = 405:400 = 1:1. Đây là tỉ lệ của phép
lai phân tích. Nên cây II có kiểu gen aa.
Sơ đồ lai: F1 Aa x (II) aa
Gp A, a
a
F2 KG: 1A : 1aa
KH: 1 hoa tím : 1 hoa vàng
2. F1 đồng tính trội => kiểu gen của P:
Muốn F1 đồng tính trội thì điều cần và đủ là cả 2 cây ở P đều không đồng thời tạo
giao tử a. Suy ra có các phép lai phù hợp sau:
- P: AA ( tím) x AA (tím)
- P: AA ( tím) x aa (vàng)
- P: AA ( tím) x Aa (tím)
3. F1 đồng tính => kiểu gen của P:
Kiểu gen của P có thể là 1 trong 4 trường hợp sau:
- P: AA ( tím) x AA (tím)
- P: AA ( tím) x aa (vàng)
- P: AA ( tím) x Aa (tím)

- P: aa (vàng) x aa (vàng)
Bài tâp 2: 1. Một loài thực vật tính trạng vị quả do một gen quy định. Người ta đem lai
cây quả ngọt với cây quả chua được F1 100% cây quả ngọt.
a. Từ kết quả trên ta có thể kết luận điều gì?
b. Cho biết kết quả ở F2.


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

-8-

Nguyễn Anh Tuấn

2. Dựa vào kiểu hình cây quả ngọt ở F2 ta có thể biết được chính xác kiểu gen của
chúng hay không? Vì sao? Nếu không hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của
chúng.
Giải
1. a. Kết luận:
- Khi lai cây quả ngọt với cây quả chua được F1 100% cây quả ngọt. Suy ra tính trạng vị
quả di truyền đồng tnhs của Menden:
+ P đều thuần chủng.
+ Tính trạng quả ngọt là tính trạng trội hoàn toàn so với quả chua.
+ F1 là những ca thể dị hợp về tính trạng này.
b. Kết quả ở F2:
- Quy ước: A quả ngọt; a: quả chua.
P: AA ( quả ngọt) x aa (quả chua)
Gp A
a
F1 KG: Aa (quả ngọt) x Aa (quả ngọt)
Gp A, a

A, a
F2 KG: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3 quả ngọt : 1 quả chua
- Dựa vào kiể hình cây quả ngọt ở F2 ta chưa biết chính xác kiểu gen của chúng. Vì cây
quả ngọt ở F2 có kiểu gen AA hoặc Aa.
- Muốn xác định kiểu gen của cây quả ngọt ở F2 ta dùng 1 trong 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp 1: Lai phân tích.
Tiến hành lai cây quả ngọt ở F2 với cây quả chua có kiểu gen aa.
. Nếu Fb xuất hiện 100% cây quả ngọt thì cây quả ngọt ở F2 có kiểu gen AA.
. Nếu Fb xuất hiện hai loại kiểu hình cây quả ngọt và cây quả chua thì cây quả ngọt ở F2
có kiểu gen Aa.
. Sơ đò lai: P: AA ( quả ngọt) x aa (quả chua)
Gp A
a
F1 KG: Aa (quả ngọt) x Aa (quả ngọt)
P KG: Aa (quả ngọt) x aa (quả chua)
Gp A, a
a
Fb KG: 1Aa : 1aa
KH: 1 quả ngọt : 1 quả chua
+ Phương pháp 2: Tự thụ phấn
. Cho cây quả ngọt ở F2 tự thụ phấn. Dựa vào kết quả ở F3 để xác định :
. Nếu F3 đồng tính quả ngọt . Suy ra cây F2 có kiểu gen đồng hợp tử AA
. Sơ đồ lai: F2: AA ( quả ngọt) x AA (quả ngọt)
G F2 A
A


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9


-9-

Nguyễn Anh Tuấn

F3 KG: AA 100% (quả ngọt)
Nếu F3 phân tính. Suy ra cây F2 có kiểu gen dị hợp tử Aa
F2 Aa (quả ngọt) x Aa (quả ngọt)
G F2 A, a
A, a
F3 KG: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3 quả ngọt : 1 quả chua
Bài tập về nhà:
Bài tâp 1: Cho biết 1 tính trạng do 1 gen quy định .Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn
với cây thân thấp, hoa trắng được F1 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1tự thụ phấn
được F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao, hoa đỏ; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 18,75%
cây thân cao, hoa trắng; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai.
b. Cho F1 lai phân tích, tỉ lệ đờicon sẽ như thế nào?
Bài tập 2: Cho hai dòng thuần chủng thân cao, hạt bầu thụ phấn với thân thấp, hạt dài
thu được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau được F2 gồm 2000 cây, trong đó có 1250
cây thân, thấp hạt bầu.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P –F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu
hình còn lại ở F2
2. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
Bài tập 3: Cho cây F1 giao phấn với 3 cây khác nhau, thu được kết quả như sau:
- Với cây thứ 1: thu được 6,25% cây thấp, quả vàng.
- Với cây thứ 2: thu được 75% cây cao, quả đỏ; cây cao, quả vàng
- Với cây thứ 3: thu được 75% cây thấp, quả vàng; 25% cây thấp, quả đỏ
Cho biết 1 tính trạng do một gen quy định và các gen nằm trên các NST thường khác
nhau.

Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.

Ngày soạn:13-12-2015


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

Buổi 4:

- 10 -

Nguyễn Anh Tuấn

Các thí nghiệm của Menden (tt)
Phần bài tập
7. Bài tập suy luận tìm kiểu gen của bố mẹ: (Đối với sinh vật sinh sản ít như trâu, bò,
người…)
* Phương pháp giải:
- Xác định tính trội lặn: dựa vào cặp bố mẹ nào có cùng kiểu hình sinh con có kiểu hình
khác bố mẹ thì kiểu hình của P là trội so với tính trạng kia.
P: X x X
y
X trội so với y
Hoặc: P: X x X
X + y
- Quy ước gen.
- Xác định kiểu gen của P:
+ Dựa vào cá thể có kiểu hình lặn, kiểu gen đồng hợp tử lặn, để suy ra kiểu gen của cá
thể mang tính trạng trội.
+ Cơ thể trội bao giờ cũng mang gen trội

+ Nếu sinh ra con có kiểu hình lặn thì cơ thể bố mẹ đều phải mang gen lặn.
+ Nếu có bố hoặc mẹ mang kiểu hình lặn thì cơ thể con phải mang gen lặn.
- Lập sơ đồ lai.
* Bài tập áp dụng:
Bài tập 1: Ở trâu, mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và nằm trên NST thường.
Trâu đực đen 1 giao phối với trâu cái đen 2 sinh nghé thứ nhất là dực đen 3, nghé thứ 2
là cái trắng 4. Hãy xác định kiểu gen của các trâu, nghé nói trên.
Giải
- Vì trâu đực đen giao phối với trâu cái đen sinh ra nghé trắng nên tính trạng lông đen là
trội so với lông trắng.
- Trâu 1 và trâu 2 đều lông đen nên đều mang gen A. *
- Vì trâu đực đen giao phối với trâu cái đen sinh ra nghé trắng có kiểu gen aa nên trâu 1
và trâu 2 đều mang gen a. **
Từ * và ** suy ra trâu 1 và trâu 2 coskieeur gen Aa.
- Trâu 3 có kiểu gen A- Sơ đồ lai:
P KG: Aa (Lông đen) x Aa (Lông đen)
Gp A, a
Aa
F1 KG: 1Aa : 2Aa : 1aa
KH: 3 Lông đen: 1 Lông trắng
Bài tập 2: Ở người bố và mẹ đều có da đen, tóc xoăn sinh đứa con trai đầu lồng có da
trắng, tóc thẳng. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và đứa con nói trên. Biết rằng hai cặp
tính trạng nói trên do 2 cặp gen quy định và di truyền đọc lập với nhau.
( HS làm bài tương tự như bài tập 1)
Bài Tập 3: Khi xét sự di truyền các tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen nằm trên
NST thường quy định, người ta thấy trong 1 gia đình, ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9


- 11 -

Nguyễn Anh Tuấn

đều có tầm vóc thấp, trong lúcđó bà nội, bà ngoại và anh người bó, đều có tầm vóc cao.
Hai đứa con của cặp bố mẹ trên gồm một con trai tầm vóc cao, một con gái tầm vóc
thấp.
1 Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền tính trạng tầm vóc trong gia đình trên.
2. Cho biết kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này.
3. Tính xác suất để cặp bố mẹ trên sinh được:
a. Một người con có tầm vóc thấp
b. Một người con có tầm vóc cao.
c. Hai người con có tầm vóc thấp
d. Hai người con có tầm vóc cao.
e. Một người con gái có tầm vóc thấp.
f. Hai người con trai có tầm vóc cao,
h. Hai người con gồm 1 người trai có tầm vóc thấp và một người con gái có tầm vóc
cao.
Giải
1. Sơ đồ phả hệ:
1
2
3
4
I
Chú thích:
II
: Nam, tầm vóc thấp
1


2

3

: Nam, tầm vóc cao

III

: Nữ, tầm vóc thấp
1

2

: Nữ, tầm vóc cao

2. Xác định kiểu gen:
+ Bố mẹ ( II2 x II3) đều có tầm vóc thấp, sinh con trai có tầm vóc cao (III1) suy ra tính
trạng tầm vóc tháp trội hoàn toàn so với tầm vóc cao.
+ Quy ước: A: tầm vóc thấp; a: tầm vóc cao.
+ Những người trong gia đình mang tính trạng lặn tầm vóc cao, đều có kiểu gen đồng
hợp tử lặn aa gồm bà nội I2, bà ngoại I4, anh của bố II1, con trai III1.
+ Những cá thể còn lại: Ông nội I1, ông ngoại I3, bố II2, mẹ II3, con gái III2 do có kiểu
hình trội nên mang gen A- .
+ Con trai III1 có kiểu gen aa nhận 1 giao tử a từ bố, 1giao tử a từ mẹ. Suy ra cả 2 bố mẹ
đều mang gen a, nên kiểu gen của bố II2 và mẹ II3 là Aa.
+ Sơ đồ lai:
F1 Aa (tầm vóc thấp) x Aa (tầm vóc thấp)
GF1 A, a
Aa
F2 KG: 1Aa : 2Aa : 1aa

KH: 3 tầm vóc thấp: 1 tầm vóc cao


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 12 -

Nguyễn Anh Tuấn

+ Vậy kiểu gen của con gái III2 có thể là AA hoặc Aa.
+ Tương tự anh người bố II1 có kiểu gen aa. Suy ra ông nội có kiểu gen Aa.
+ Kiểu gen của ông ngoại có thể là AA hoặc Aa.
+ Sơ đồ lai:
3. Tính xác suất:
- Ta có: Sơ đồ lai:
F1 Aa (tầm vóc thấp) x Aa (tầm vóc thấp)
GF1 A, a
Aa
F2 KG: 1Aa : 2Aa : 1aa
KH: 3/4 tầm vóc thấp: 1/4 tầm vóc cao
a. Xác suất xuất hiện một người con có tầm vóc thấp: 3/4 = 75%
b. Xác suất xuất hiện một người con có tầm vóc cao: 1/4 = 25%
c. Xác suất xuất hiện 2 người con có tầm vóc thấp: 3/4 x 3/4 = 9/16 = 56,25%
d. Xác suất xuất hiện 2 người con có tầm vóc cao: 1/4 x 1/4 = 6,25%
e. Xác suất xuất hiện một người con gái có tầm vóc thấp: 1/2 x 3/4 = 37,5%
f. Xác suất xuất hiện 2 người con trai có tầm vóc cao: (1/2 x 1/4) (1/2 x 1/4) = 1,5625%
g. - Xác suất xuất hiện 2 người con trai, một con gái ( không kể thứ tự gái trước hay trai
trước): (1/2 x 1/2) x 2 = 1/2
- Xác suất xuất hiện một người con có tầm vóc thấp, một người con có tầm vóc cao là
3/4 x 1/4 = 3/16

- Vậy để sinh một con trai có tầm vóc thấp, một con gái có tầm vóc cao là: 1/2 x 3/16 =
3/32 = 9,375%.
8. Bài tập di truyền nhóm máu:
* Phương pháp giải:
- Có 3 alen quy định nhóm máu là: IA, IB, IO, trong đó IA, trội so với IO quy định nhóm
máu A; IB trội so với IO quy định nhóm máu B, IA và IB đồng trội, cùng quy định nhóm
máu AB.
- Ngưới có nhóm máu A kiểu gen có thể là IAIA hoặc IAIO
- Ngưới có nhóm máu B kiểu gen có thể là IBIB hoặc IBIO
- Ngưới có nhóm máu AB kiểu gen có thể là IAIB
- Ngưới có nhóm máu O kiểu gen có thể là IOIO
* Làm bài tập di truyền nhóm máu tiến hành theo các bước sau:
- Quy ước gen.
- Biện luận tìm kiểu gen của P. ( Khi biện luận nên tập trung vào những người có nhóm
máu O và nhóm máu AB)
- Viết sơ đồ lai. Trả lời yêu cầu bài ra.
* Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Cho biết nhóm máu có thể có của con trog các trường hợp sau:
1. Bố và mẹ đều có nhóm máu O.
2. Bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu AB (Ngược lại)


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 13 -

Nguyễn Anh Tuấn

3. Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B (Ngược lại).
Hướng dẫn giải

Quy ước:
- Ngưới có nhóm máu A kiểu gen có thể là IAIA hoặc IAIO
- Ngưới có nhóm máu B kiểu gen có thể là IBIB hoặc IBIO
- Ngưới có nhóm máu AB kiểu gen có thể là IAIB
- Ngưới có nhóm máu O kiểu gen có thể là IOIO
1. P: ♀
O x ♂ O
con :
O O
O O
P: ♀ I I x ♂ I I
GP
IO
IO
F1 :
IOIO 100% máu O
=> Bố mẹ nhóm máu O con có nhóm máu O.
2. P: ♀ AB x ♂ O
con :
A B
O O
P: ♀ I I x ♂ I I
GP
IA, IB
IO
F1: 1 IAIO (máu A): 1 IBIO (máu B)
=> Bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu AB (và ngược lại) con có nhóm máu A hay B.
3. P: ♀
B x ♂ A
con :

A A
+ Bố nhóm máu A kiểu gen I I hoặc IAIO
+ Mẹ nhóm máu B kiểu gen IBIB hoặc IBIO
+ Trường hợp 1: P: IAIA x IBIB
GP: IA
IB
F1 : 100% IAIB máu AB
+ Trường hợp 2: P: IAIA x IBIO
GP: IA
IB, IO
F1 : 50%IAIB máu AB : 50% IAIO máu A
+ Trường hợp 3: P: IAIO x IBIO
GP: IA , IO
IB, IO
F1 : 25%IAIB máu AB : 25% IAIO máu A :25% IBIO (máu B) : 25%
IOIO (máu O)
=> Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B (và ngược lại) con có nhóm máu A hay B, máu
AB, máu O.
Bài tập 2: 1. Xác định kiểu gen và nhóm máu của bố mẹ, cho biết: con của họ có nhóm
máu A, AB và O.
2. Tính xác suất để cặp bố mẹ trên sinh được:
a. Một con trai nhóm máu O.
b. Hai con gái nhóm máu AB.
c. Một con trai nhóm máu A và 1 con gái máu B.
Hướng dẫn giải


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 14 -


Nguyễn Anh Tuấn

- Quy ước:
+ Ngưới có nhóm máu A kiểu gen có thể là IAIA hoặc IAIO
+ Ngưới có nhóm máu B kiểu gen có thể là IBIB hoặc IBIO
+ Ngưới có nhóm máu AB kiểu gen có thể là IAIB
+ Ngưới có nhóm máu O kiểu gen có thể là IOIO
- Con có nhóm máu O, có kiểu gen IOIO .Suy ra cả bố và mẹ đều mang gen IO.
- Con có nhóm máu AB, có kiểu gen IAIB. Suy ra nếu bố truyền IA thì mẹ truyền IB
( hoặc ngược lại)
- Vậy, kiểu gen của bố IAIO thuộc nhóm máu A, mẹ có kiểu gen là IBIO ( hoặc ngược lại)
- Lập sơ đồ lai: P: IAIO x IBIO
2. Xác suất để cặp bố mẹ trên sinh được:
a. 1 con trai nhóm máu O = 1/2.1/4 = 1/8 = 12,5%
b. 2 con gái nhóm máu AB = 1/2.1/4.1/2.1.4 = 1/64 = 1,5625%
c. 1 con trai nhóm máu A và 1 con gái nhóm máu B = (1/2.1/4)(1/2.1/4).2 = 1/32 =
3,125%
Bài tập về nhà:
Bài 1: Ở người, tính trạng tóc xoăn trội hoàn toàn so với tóc thẳng, gen quy định tính
trạng này nằm trên NST thường.
a. Mẹ tóc xoăn và bố chỉ tạo một loại giao tử. Nếu các con sinh ra có người tóc thẳng,
có người tóc xoăn thì kiểu gen, kiểu hình của bố,mẹ và các con sẽ như thế nào?
b. Nếu bố mẹ đều có tóc thẳng có thể sinh được con có tóc xoăn hay không? Vì sao?
Bài 2: Ở người, bố và mệ đều da đen tóc xoăn sinh đứa con trai đầu lòng có da trắng tóc
thẳng. Nếu họ sinh tiếp đứa thứ hai thì kiểu hình của đứa con này có thể như thế nào?
Tính xác suất xuất hiện loại kiểu hình đó. Biết rằng hai tính trạng nói trên do hai cặp
gen quy định và di truyền đọc lập với nhau.
Bài 3: Hệ nhóm máu ngời được quy định bỡi các gen sau đây:
- Máu A do gen IA quy định.

- Máu B do gen IB quy định.
- Máu AB có kiểu gen IAIB.
- Máu O có kiểu gen IOIO.
Biết IA và IB trội hoàn toàn so với IO.
1. Để sinh được đứa con có nhóm máu O thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như
thế nào?
2. Để sinh được đứa con có nhóm máu O thì kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải như
thế nào?
3. Một cặp vợ chồng sinh 4 người con mang các nhóm máu khác nhau. Hãy biện luận
và xác định kiểu gen và kiểu hình của những người trong gia đình nói trên.
4. Hai anh em sinh đôi cùng trứng.


Giáo án bồi dưỡng HSG môn sinh 9

- 15 -

Nguyễn Anh Tuấn

- Người anh cưới vợ máu A, sinh con máu B, và máu AB.
- Người em cưới vợ máu B, sinh con máu A và AB.
a. Xác định kiểu gen, kiểu hình của những người trong gia đình trên.
b. Kiểu gen và kiểu hình của thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào nếu người con có nhóm
máu A nói trên lớn lên lấy vợ hoặc chồng có máu O.

Ngày soạn: 22-11-2017
Buổi 6: CHUYÊN ĐỀ : NHIỄM SẮC THỂ
A. HỆ THỐNG LÍ THUYẾT
I. Các khái niệm cần nhớ
Gv yêu cầu hs nhắùc lại các khái niệm:



Giáo án bồi dưỡng HSG môn sinh 9
-

- 16 -

Nguyễn Anh Tuấn

Bộ NST lưỡng bội (2n): là bộ NST chứa các cặp NST tương
đồng
Bộ NST đơn bội (n) : là bộ NST của giao tử chỉ chúa 1 NST
của mỗi cặp tương đồng
Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích
thước
NST kép, cromatit, tâm động
Gv nhận xét -> chốt các khái niệm
II. Các kiến thức cơ bản
1.
Các hoạt động của NST trong nguyên phân
Gv yêu cầu hs trình bày lại diễn biến của NST trong quá trình
nguyên phân
Gv nhận xét, tóm tắt trên sơ đồ
Lưu ý : NST có hình dạng dặc trưng ở kì giữa
=> quan sát dễ nhất ởû kì này
Sự biến đổi của NST trong quá trình nguyên phân gồm 4 kì ( kì
đầu, giữa , sau , cuối ) và một giai đoạn chuẩn bò ( kì trung gian )
Kì trung gian
-Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn
-Bước vào kì trung gian : trung thể nhân đôi, NST nhân đôi ->tạøo

thành NST kép ( gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dình nhau ở
tâm động )
Kì đầu
-Màng nhân, nhân con biến mất
-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào
-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt
-Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa
-Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại ( có hình dạng dặc
trưng )
-Các NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li
độc lập về hai cực của tế bào
Kì cuối
-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con
xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con giống
hệt mẹ ( 2n NST )
-NST tháo xoắn -> dạng sợi mảnh
Kết quả : từ một TB mẹ NST 2n qua nguyên phân hình thành 2 TB
con có bộ NST gống hệt mẹ ( 2n )
2.
Các hoạt động của NST trong giảm phân


Giáo án bồi dưỡng HSG môn sinh 9

- 17 -


Nguyễn Anh Tuấn

Gv yêu cầu hs trình bày lại diễn biến của NST trong quá trình
giảm phân
Gv nhận xét, tốm tắt trên sơ đồ
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp ( mỗi lần cũng gồm
4 kì như nguyên phân ) nhưng trong đó NST chỉ nhân đôi 1 lần ở
kì TG lần phân bào 1
Lần phân bào 1( như nguyên phân )
Kì trung gian
-Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn
-Bước vào kì trung gian : trung thể nhân đôi, NST nhân đôi -> tào
thành NST kép ( gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dình nhau ở
tâm động )
Kì đầu
-Màng nhân, nhân con biến mất
-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào
-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt
-Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau thành từng
cặp
-các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa
-Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại ( có hình dạng dặc
trưng )
-Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành
hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
-Từng NST kép trong cặp tương đồng tách nhau và phân li độc
lập về hai cực của tế bào
Kì cuối

-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con
xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 2 TB con có bộ
NST khác TB mẹ ( n NST kép )
Lần phân bào 2
Kì đầu:
- NST vẫn giữ nguyên hình dạng cấu trúc như kì cuối lần phân
bào 1
-Sợi tơ thoi phân bào mới xuất hiện nối liền hai cực tế bào
-Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa
-Các NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li
độc lập về hai cực của tế bào
Kì cuối


Giáo án bồi dưỡng HSG môn sinh 9

- 18 -

Nguyễn Anh Tuấn

-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con
xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con mang
bộ NST đơn bội ( n )
-NST tháo xoắn -> dạng sợi mảnh
3. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
Gv yêu câu1 hs trình bày lại qúa trình phát sinh giao tử và thụ

tinh
Gv nhận xét tóm tắt các kiến thức trên sơ đồ
4. Cơ chế xác đònh giới tình
Yêu cầu hs nhắc lại
Đặc điểm bộ NST ở người
Cơ chế xác đònh giới tính ở người
Gv nhận xét,tóm tắt các kiến thức cơ bản trên sơ đồ
III. Hệ thống các câu hỏi lí thuyết
Gv đưa ra câu hỏi yêu cầu hs trả lời. Gv nhận xét chốt
đáp án
Câu 1 : Tại sao nói bộ NST của mỗi loài có tính đặc trưng
ỗn đònh ? Cơ chế đảm bảo cho các đặc tính đó ?
Trả Lời:
1.Tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài thể hiện ở:
– Số lượng NST : mỗi loài sinh vật có số lượng NST đặc trưng. VD
người 2n = 46, ruồi giấm 2n = 8
– Hình dạng NST : hình dạng bộ NST có tính đặc trưng cho loài
2. Tính ổn đònh của bộ NST
Bộ NST của mỗi loài luôn được ổn đònh về hình dạng, cấu trúc
qua các thế hệ tiếp theo
3. Cơ chế bảo đảm cho tính đặc trưng ổn đònh của bộ NST
Ở loài sinh sản vô tính : sự nhân đôi và phân li đồng đèu
của NST trong qt
nguyên phân là cơ chế bảo đảm cho bộ NST đặc trưng của mỗi
loài được duy trì
qua các thế hệ tế bào và cơ thể
Ở loài sinh sản hữu tính: sự phối hợp của 3 cơ chế nguyên
phân, giảm phân, thụ tinh đảm bảo cho bộ NST của loài được
duy trì qua các thé hệ TB và cơ thể. Trong đó
NP:sự phân li đồng đèu của các NST về 2 TB con là cơ chế duy trì

bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của cơ thể
GP: hình thành bộ NST đơn bội trong giao tử ♀ , ♂
TT: sự kết hợp giao tử ♀ , ♂ hình thành hợp tử mang bộ NST lưỡng
bội (2n) . Đây là cơ chế phục hồi bộ NST đặc trưng của loài qua
các thế hệ cơ thể
Câu 2: Tại sao nói ‘ trong GP thì GP1 mói thực sự là phân
boà giảm nhiễm còn GP 2 là phân bào nguyên nhiễm ‘


Giáo án bồi dưỡng HSG môn sinh 9

- 19 -

Nguyễn Anh Tuấn

TL
Ta nói GP 1 mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì : khi kết
thúc GP 1 bộ NST trong TB giảm đi một nửa về nguồn gốc NST
so với TB ban đầu
GP 2 là phân bào nguyên nhiễm vì :ở lần phân bào này chỉ
xảy ra sự phân chia các cromatit trong các NST đơn bội kép đi về
2 cực TB. Nguồn gốc NST trong các TB con không thay đổi vẫn
giống như khi kết thúc GP 1 -> GP 2 là phân bào nguyên nhiễm
Câu 3: Tại sao nói sinh sản hữu tính tiến hoá hơn sinh sản
vô tính ?( -> tại sao biến dò tổ hợp xuất hiện phong phú ở loài
sinh sản hữu tính )
TL
+ Sinh sản hữu tính được thực hiện qua con đường giảm phân tạo
giao tử và thụ tinh. Trong quá trình đó có xảy ra sự phân li độc
lập và tổ hợp tự do của các NST -> tạo ra nhiều loại giao tử->

hình thành nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc, chất lượng.
Đó là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá
=> sinh sản hữu tính vừa duy trì bộ NST đặc trưng của loài vừa
tạo ra các biến dò đảm bảo tính thích ứng của SV trong quá trình
chọn lọc tự nhiên
+ Sinh sản vô tính : là hình thứuc sinh sản theo cơ chế nguyên
phân -> tạo ra các thế hệ con giống mẹ -> không có biến dò
để chọn lọc khi điều kiện sống thay đổi
Câu 4: Sinh trai gái là do người vợ, đúng hay sai ? Tại sao tỉ lệ nam
nữ xấp xỉ 1 : 1 ?
TL
Sinh trai gái không phải do người vợ
nữ qua giảm phân cho 1 loại trứng mang NST X
nam qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc Y
Nếu tinh trùng X kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XX
-> phát triển thành con gái
Nếu tinh trùng Y kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XY
-> phát triển thành con trai
Như vâïy sinh trai hay gái do tinh trùng người bố quyết đònh
SĐL:
P:
XX
x
XY
Gp
X
X , Y
F1:
XX
:

XY
Tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1 : 1
nữ qua giảm phân cho 1 loại trứng mang NST X
nam qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc Y với
tỉ lệ ngang nhau, Khả năng tham gia thụ tinh của hai loại tinh
trùng X,Y với trứng diễn ra với xác suất ngang nhau -> tạo ra 2
loại tổ hợp XX, XY với tỉ lệ ngang nhau -> tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1
:1


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 20 -

Nguyễn Anh Tuấn

Câu 5: Phân biệt cặp NST kép và cặp NST tương đồng. Nêu những hoạt đông bình thường
của Nst kép trong quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
Trả lời:
1. Phân biêt NST kép với cặp NST tương đồng:
a. NST kép:
- Ở kì trung gian của phân bào do AND nhân đôi,mỗi NST đơn đều nhân đôi thành NST kép.
- NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau về hình dạng, cấu trúc và kích thước, dính nhau ở
tâm động, hoạt động như một thể thống nhất, đều có nguồn góc từ bố hay mẹ.
- NST kép tồn tại ở kì trung gian, kì đầu, kì giữa của nguyên phân, kì đầu, kì giữa của giảm
phân.
b. Cặp NST tương đồng:
- Trong tế bào 2n của mỗi loài, các NST tồn tại thành từng đôi giống nhau về hình thái và kích
thước gọi là cặp NST thể tương đồng.
- Cặp NST tương đồng của hợp tử bắt nguồn từ quá trình thụ tinh. Do vậy, trong mỗi cặp NST

tương đồng có một NST nguồn góc từ bố, một NST có nguồn góc từ mẹ.
- Hai NST trong cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, khác nhau về cấu trúc
bên trong.2. Những hoạt động bình thường của NST kép trong quá trình nguyên phân và giảm
phân.
a. Trong nguyên phân:
- Vào kì trước sau khi được hình thành NSTtiếp tục đống xoắn.
- Kì giữa: NST tiieeps tục đống xoắn đến cực đại, có dạng ddawcj trưng ở mỗi loài, tập trung
thành một hang trên mặt phẵng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Từng NST kép tách dọc ở tâm đọng thành 2 NSTđơn làm mất tính chất kép của NST.
b. Trong giảm phân:
- Lần Giảm phân I:
+ Kì đầu I: Các NST kép tiếp tục đống xoắn. Hai NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp cặp
đôi theo chiều dọc, có thể trao đổi chéo. Sau đó lại tách rời nhau.
+ Kì giữa: Các NST kép tiếp tục đống xoắn đến cực đại có dạng điễn hình và đặc trưng cho
mỗi loài. Các NST kép trong cặp tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẵng xích
đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: Hai cặp NST kép trong cặp tương đồng tiến về hai cực của tế bào, ở mỗi cực tạo
thành bộ NST đơn bội kép.
- Lần Giảm phân II:
+ Từ kì đầu II đến cuối kì giữa II các NST trong bộ đơn bội kép giữ nguyên trạng thái kép,
đóng xoắn cực đại.
+ Đến kì sau II: Từng NST kép tách dọc ở tâm động thành 2NST đơn và phân li đồng đều về
hai cực của tế bào mất tính chất kép của NST.
Câu 6: Trình bày sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào. Ý nghĩa của sụ biến đổi
đó.
Trả lời:
1. Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào:
- Chu kì tế bào: là thời gian xẩy ra một lần phân bào, tính từ đầu kì trung gian cuả lần phân
bào đến hết kì cuối.
- Kì trung gian: các NST ở dạng sợi mãnh giãn xoắn, tiến hành tự nhân đôi từ NST đơn thành

NST kép.


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 21 -

Nguyễn Anh Tuấn

-Kì đầu: các NST bắt đầu đóng xoắn nên có thể nhì thấy rõ dưới kính hiễn vi.
- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại nên có hình dạng đặc trưng, đồng thời xếp thành
một hàng trên mặt phẵng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ở tâm động theo chiều dọc tạo thành hai NST đơn và tiến về
hai cực của tế bào.
- Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong hai nhân mới tạo thành và tiếp tục tháo xoắn.
2. Ý nghĩa:
- Qua quá trình nguyên phân, NST đóng và tháo xoắn có tính chu kì và theo quy luật.
+ Từ đầu kì đầu đến cuối kì giữa, NST có xu hướng đóng xoắn. Hiện tượng này có ý nghĩa
chuẩn bị cho cơ chế phân li đòng đều NST ở kì sau.
+ Từ đầu kì sau đến cuối kì cuối, NST có xu hướng tháo xoắn. Hiện tượng này có ý nghĩa
chuẩn bị cho sự nhân đôi AND, nhân đôi NST ở kì trung gian của lần phân bào tiếp theo.
* Nhờ sự biến đổi hình thái NST có tính chu kì, đảm bảo cho bộ NST lưởng bội đặc trưng của
loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 7: Cơ chế của quá trình nguyên phân và ý nghĩa sinh học của quá trình này.
Trả lời.
Nguyên phân là quá trình phân bào, chủ yếu xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng, ngoài ra còn
xây ra tại vùng sinh sãn của cơ quan sinh dục.
1. Cơ chế của quá trình nguyên phân: Gồm kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm.
- Kì trung gian:
+ các NST ở dạng sợi mãnh giãn xoắn, tiến hành tự nhân đôi từ NST đơn thành NST kép.

+ Trung tử cũng tự nhân đôi thành hai trung tử con.
- Kì đầu:
+ Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, đính vào sợi tơ phân bào ở tâm đọng.
+ màng nhân và nhân con tiêu biến
- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại nên có hình dạng đặc trưng, đồng thời xếp thành
một hàng trên mặt phẵng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ở tâm động theo chiều dọc tạo thành hai NST đơn và tiến về
hai cực của tế bào.
- Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong hai nhân mới tạo thành và tiếp tục tháo xoắn.
2. Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân:
- Là cơ chế làm cho tế bào con có bộ NST 2n giống hệt tế bào mẹ dẫn đến các thế hệ tế bào
trong cùng cơ thể có bộ 2n mang tính đặc trưng.
- Thúc đẩy hợp tử phát triễn thành cơ thể mới.
Thúc đẩy các cơ quan sinh dưỡng tăng trưỡng phát triễn về kích thước và khối lượng.
- Góp phần cùng với các cơ chế di truyền khác, ổn định bộ 2n, ổn định tính trạng của loài từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 8: Trình bày những diễn biến cơ bãn của NST qua các kì của giảm phân.
( HS tự làm)
Câu 9: Tại sao nói hai hoạt động của NST là nhân đôi và phân li là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến các tế bào con sinh ra trong quá trình giảm phân có bộ NST đơn bội n?
Trả lời:
1. Lần phân bào 1:
- Ở kì trung gian:, NST tự nhân đôi thành 2n NST kép.
- Ở kì sau 1, Mỗi cặp NST kép trong tương đồng phân li độc lập về hai cực của tế bào .


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 22 -


Nguyễn Anh Tuấn

- Do vậy lần phân bào 1 theo hình thức giảm nhiễm, mỗi tế bào con đều có bộ NST n kép.
2. Lần phân bào 2:
- Tế bào chứa n kép, ở trạng thái đóng xoắn tối đa nên không nhân đoi lần thứ 2.
- Ở kì sau 2, mỗi NST kép trong bộ đơn bội n đều tách thành 2 NST đơn và tiến về 2 cực của
tế bào.
- Do vậy lần phân bào thứ 2 theo hình thức nguyên nhiễm, mỗi tế bào con đều mang bộ NST
đơn bội n, đơn.
Câu 10: Cho biết bộ NST2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mỗi
loài nhờ vào quá trình nào? Giải thích?
Trả lời:
1. Đối với sinh vật sinh sãn sinh dưỡng:
Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi AND và nhân đôi NST, cơ chế
phân li đồng đều NST cho 2 tế bào con, đã đảm bảo cho bộ NST 2n đặc trưng của loài được
giử ổn định qua các thế hệ tế bào.
2. . Đối với sinh vật sinh sãn hữu tính:
Nhờ sự kết hợp các cơ chế giảm phân – thụ tinh – nguyên phân.
- Cơ chế giảm phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi NST, phân li đồng đều NST tạo cho giao
tử một bộ NST đơn bội n, mỗi NST trong bộ đơn bội có nguồn gốc từ một cặp NST tương
đồng .
- Cơ chế thụ tinh mà thực chất là cơ chế tổ hợp NST theo từng đôi của bộ NST đơn bội trong
giao tử đực và giao tử cái, phục hồi bộ NST, lưỡng bội 2n cho hợp tử, có tính đặc trưng được
ổn định.
- Cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi NST, cơ chế phân li đồng đều NST đã
làm cho các thế hệ tế bào trong cơ thể được phát sinh từ hợp tử có bộ NST lưỡng bội đặc
trưng.
Câu 11: Nêu khái niệm, chức năng của cặp NST giới tính.
Trả lời
1. Khái niệm:

Trong tế bào sinh dưỡng của các loài phân tính, bên cạnh các cặp NST tương đồng giống nhau
cả hai giới gọi là cặp NST thường, có một cặp NST tương đòng hoặc không tương đồng khác
nhau ở hai giới gọi là cặp NST giới tính. Kí hiệu XX hoặc XY.
- Đa phần:
+ Người, ruồi giấm, thú…:Con cái XX, con đực XY;
+ Ở các loài thuộc lớp chim, bướm, cá, lưởng cư, bò sát: Con cái XY; con đực XX
+ Ở bọ xít, châu chấu, rệp… con cái mang cặp XX, con đực mang cặp XO.
2. Chức năng:
-NST giới tính mang quy định giới tính.
- Mang gen quy định các tính trang có liên quan hoặc không lien quan đến giới tính.
Câu 12: Trình bày ý nghĩa của di truyền học giới tính đối với thực tiễn sãn xuất và đời sống
con người. Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
1. Đối với sản xuất nông nghiệp:
- Nắm được cơ chế xác định giới tính có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo ý muốn, có hiệu quả
kinh tế cao.


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 23 -

Nguyễn Anh Tuấn

Ví dụ: Ở tằm, tằm cái cho năng suất kén thấp hơn tằm đực, người ta dùng tia phóng xạ giết
nhân của tế bào trứng rồi cho thụ tinh bằng hai tinh trùng mang X, hình thành 100% hợp tử
XX, phát triển thành 100% tằm đực cho năng suất cao.
- Can thiệp vào quá trình thụ tinh:
+ Trạng thái sinh lí cá thể cái lúc thụ tinh: Heo nái động dục 12 tiếng mới cho thụ tinh thì tỉ lệ
sinh heo đực gấp 1/2 lần.

+ Trạng thái của tinh trùng mang X, Y: tinh trùng của thỏ, để 12 giờ mới cho thụ tinh thì sẽ
tăng tỉ lệ con đực gấp đôi.
- Trong chăn nuôi người ta dùng tác nhân vật lí để tạo ra cá chép cái theo ý muốn.
2. Đối với đời sống con người:
Nắm được cơ chế xác định giới tính ở người, người ta phát hiện nguyên nhân và cơ chế phát
sinh một số bệnh và tật di truyền có lien quan đến cặp NST giới tính.
Như: Hội chứng tơcnơ : XO
Hội chứng 3X : XXX
Hội cứng Claiphentơ : XXY
Câu 13: Ở động vật phân tính cơ chế xác định giới tính xãy ra như thế nào? Hiện tượng cân
bằng giới tính là gì? Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng này.
Trả lời:
1. Cơ chế xác định giới tính ở động vật phân tính:
- Hầu hết các loài ( người, thú, ruồi giấm)
+ Cá thể cái chứa cặp gen XX gọi là giới đồng giao tử, cá thể đực chứa cặp gen XY gọi là giới
dị giao tử.
+ Khi giảm phân hình thành giao tử, cá thể cái, cặp gen XX phân li hình thành một loại trứng
mang NST X.
+ Khi giảm phân hình thành giao tử, cá thể đực, cặp gen XY phân li hình thành hai loại tinh
trùng mang NST X và Y có tỉ lệ ngang nhau.
- Khi thụ tinh , các giao tử đực, cái tổ hợp tự do với nhau hình thành hai loại hợp tử:
Mang cặp NST XX phát triễn thành con cái, mang cặp NST XY phát triễn thành con đực.
P:
♀ XX
x
♂ XY
Gp:
X
X, Y
F1 :

XX
XY
50% cái
50% đực
- Ở chim, bướm, bò sat, lưỡng cư…:
+ Cá thể đực chứa cặp gen XX gọi là giới đồng giao tử, cá thể cái chứa cặp gen XY gọi là giới
dị giao tử.
+ Khi giảm phân hình thành giao tử, cá thể đực, cặp gen XX phân li hình thành một loại trứng
mang NST X.
+ Khi giảm phân hình thành giao tử, cá thể cái, cặp gen XY phân li hình thành hai loại tinh
trùng mang NST X và Y có tỉ lệ ngang nhau.
- Khi thụ tinh , các giao tử đực, cái tổ hợp tự do với nhau hình thành hai loại hợp tử:
Mang cặp NST XX phát triễn thành con cái, mang cặp NST XY phát triễn thành con đực.
P:
♀ XY
x
♂ XX
Gp:
X, Y
X
F1 :
XX
XY
50% cái
50% đực


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 24 -


Nguyễn Anh Tuấn

2. Cân bằng giới tính:
- Khái niệm: Ở mỗi loài động vật phân tính, tính trên số lớn cá thể trong loài, tỉ lệ giữa cá thể
đực / cái luôn luôn xấp xỉ 1:1. Hiện tượng này được gọi là sự cân bằng giới tính.
- Nguyên nhân:
+ Khi giảm phân cặp NST XX chỉ cho ra một loại giao tử.
+ Khi giảm phân cặp NST XY cho ra hai loại giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
+ Trong thụ tinh, sự kết hợp ngẫu nhiên của hai loại giao tử X,Y với giao tử X tạo ra hai loại
hợp tử với tỉ lệ ngang nhau.
Câu 14: Dựa vào cơ chế tế bào học cuả di truyền giới tính, hãy viết sơ đồ minh họa và giải
thích cơ chế xác định giới tính.
( HS Tự làm)
Câu 15: Mô tả và nêu kết quả thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết. Hãy giải thích
kết quả thí nghiệm bằng sơ đồ lai.
( HS Tự làm)
Câu 16: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quá trình nguyên phân
và giảm phân.
Trả lời:
1. Giống nhau: Cả 2 quá trình đều:
- Là cơ chế di truyền cấp độ tế bào.
- Là quá trình phân bào có thoi phân bào, trải qua các kì tương tự: TG, KĐ, KG, KS, KC.
- Qua các kì NST đều biến đổi hình thái có tính quy luật và theo chu kì.
2. Khác nhau:
Dấu hiệu so
Nguyên phân
Giảm phân
sánh
Địa điểm

Xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng
Xảy ra tại cơ quan sinh dục
Cơ chế: số lần
Một lần phân bào
Hai lần phân bào nhưng NST chỉ
phân bào
nhân đôi một lần
Kì đầu
Không xẩy ra hiện tượng trao
Xẩy ra hiện tượng trao đổi chéo ở
đổi chéo
kì đầu 1
Kì giữa
Các NST xếp thành 1 hàng
Các NST xếp thành 2 hàng (ở kì
đầu 1)
Kì sau
Mỗi NST kép phân li thành hai Mỗi NST kép trong cặp tương
NST đơn
dòng phân li độc lập về hai phía
của tế bào ( KS1)
Kì cuối
Các NST đơn đều tháo xoắn tối Các NST đều giữ nguyên trạng
đa
thái kép (KC1)
Kết quả
Từ một tế bào qua 1 lần giảm
Từ một tế bào qua 2 lần giảm phân
phân tạo ra 2 tế bào con có bộ
tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n

NST 2n
Câu 17: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới
tính.
Trả lời:
Những điểm giống nhau:
- Đều có cấu tạo tương tự nhau.


Giaùo aùn boài döôõng HSG moân sinh 9

- 25 -

Nguyễn Anh Tuấn

- Đều là thành phần cấu trúc cơ bãn của NST, có thành phần chủ yếu là AND và proterin loại
histon.
- Đều có cấu trúc từ sợi nhiễm sắc.
- Có hình dạng và số lượng đặc trưng đối với từng loài sinh vật. Chứa các gen liên kết với
nhau làm thành nhóm gen liên kết.
- Có khả năng nhân đôi phân li đồng đều và tổ hợp tự do trong nguyên phân, giảm phân và thụ
tinh.
- trong quá trình phân bào đều đống xoắn, tháo xoắn có tính chu kì.
- Các gen trên NST đều có khả năng tái sinh, phiên mã, dịch mã.
- Đều có khả năng bị đột biến.
2. Những điểm khác nhau:
Dấu hiệu so
NST thường
NST giới tính
sánh
Số lượng

Nhiều cặp
Một cặp
Cặp tương đồng Luôn đồng dạng nhau ( tương Cặp NST XY không đồng dạng
đồng)
Gen trên NST
Luôn tồn tại thành từng đôi
Ở cặp NSTXY gen tồn tại thành
gọi là cặp alen
từng gen đơn độc (XAY, XaY)
Tùy giới tính
Cá thể đực và cái mang các
Castheer đực và cái mang các cặp
cặp NST tương đồng giống
NSTgiới tính khác nhau.
nhau.
Biểu hiện kiểu
Tính trạng lặn biểu hiện ở
Giới tính XY chỉ cần 1 gen lặn đã
hình
trạng thái đồng hợp lặn
biểu hiện tính trạng lặn
Chức năng
Mang gen quy định các tính
Mang gen quy định giới tính
trạng thường
Kết quả các phép - Kết quả lai thuận giống lai
- Kết quả lai thuận khác kết quả lai
lai thuận nghịch nghịch.
nghịch.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình giống - Tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau

nhau cả 2 giới.
ở 2 giới.
Câu 18: So sánh quá trình phát sinh giao tử đực với quá trình phát sinh giao tử cái, ở sinh vật
sinh sãn hữu tính?
Trả lời:
1. Giống nhau;
- xẩy ra tại cơ quan sinh dục của loài sinh sãn hữu tính, vào giai đoạn cơ thể phát dục.
- Đều trải qua quá trình giảm phân tạo thành giao tử.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
- Tại vùng sinh sãn: Các tế bào mầm mang bộ NST 2n, trải qua quá trình nguyên phân nên làm tăng số lượng tế bào.

Sự phát sinh giao tử đực
- Vùng tăng trưởng: Thời gian tăng trưởng
ngắn, tích ít chất dinh dưỡng, tế bào bé, ít
quan trọng so với tế bào cái.
- Vùng chín: Từ một tế bào qua giảm phân
tạo 4 tế bào con có hình dạng kích thước

Sự phát sinh giao tử cái
- Vùng tăng trưởng: Thời gian tăng trưởng
dài, tích nhiều chất dinh dưỡng, tế bào lớn,
có vai trò quan trọng hơn.
- Vùng chín: Từ một tế bào qua giảm phân
tạo: 1 tế bào con có hình dạng kích thước


×