Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Làm phân compost ưu nhiệt từ chất thải rắn đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.17 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
LỚP 10CMT
--------

CHỦ ĐỀ 11:
LÀM PHÂN COMPOST ƯU NHIỆT TỪ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Giáo viên hướng dẫn: Ts. Tô Thị Hiền
Danh sách nhóm 07:
Nguyễn Thị Hương

1022131

Mai Thanh Hồng Thủy

1022293

Huỳnh Thị Ngọc Vàng

1022345

TP. Hồ Chí Minh – 10/2013


NHÓM 7
CHỦ ĐỀ 11. THERMOPHILIC COMPOSTING OF MUNICIPAL SOLID WASTE
(LÀM PHÂN COMPOST ƯU NHIỆT TỪ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ)
Mục lục


Tóm tắt
I.

3

Giới thiệu

3

1.1.Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Chenai - Ấn Độ
1.2.Tổng quan về quá trình làm phân compost

4

1.3.Các phản ứng sinh hóa diễn ra trong quá trình phân hủy hữu cơ
II. Vật liệu và phương pháp 6
2.1. Vật liệu thô dùng cho làm phân compost
2.2. Thiết lập thí nghiệm
III. Kết quả và thảo luận

6

7

2.3. Phương pháp phân tích

8

8


IV. Liên hệ Việt Nam 12
V. Kết luận

3

14

2

5


NHÓM 7
CHỦ ĐỀ 11. THERMOPHILIC COMPOSTING OF MUNICIPAL SOLID WASTE
(LÀM PHÂN COMPOST ƯU NHIỆT TỪ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ)
Tóm tắt
Quá trình làm phân compost được phát triển để tái chế các thành phần chất hữu cơ có trong
chất thải rắn đô thị (MSW). Các thiết kế phản ứng sinh học được thay đổi nhằm giảm thiểu
thời gian quá trình tạo phân compost. Mục đích chính của bài nghiên cứu là xác định chu kỳ
thời gian tối ưu cho quá trình composting từ MSW trong phản ứng sinh học dưới điều kiện
hiếu khí. Số liệu nhiệt độ tương quan tốt với dữ liệu thí ngiệm trong suốt quá trình hình
thành. Các chất phân hủy sinh học được đưa vào lò phản ứng để đẩy nhanh quá trình. Vật
liệu phân compost được phân tích ở nhiều giai đoạn khác nhau và các yếu tố môi trường
được xem xét. Cuối cùng phân compost chứa hàm lượng lớn chất hữu cơ sau 40 ngày. Thể
tích của MSW đã giảm đi 78%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, phân compost từ phản ứng
sinh học ưa nhiệt cung cấp chất mùn tốt giúp nâng cao tính chất đất và các chất dinh dưỡng
thực vật cơ bản.
I. Giới thiệu
I.1.Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Chenai - Ấn Độ
Chennai, thành phố thủ đô lớn thứ 4 ở Ấn Độ, có lượng thải bỏ chất thải rắn đô thị tăng từ

600 đến 3500 tấn/ngày trong vòng 20 năm qua. Khối lựng chất thải rắn lớn nhất tính theo
đầu người là 0.6kg/ngày. Thành phố được chia thành 4 vùng trong 155 khu vực, việc thu rác
thải tiến hành bằng phương pháp thu từng nhà và hệ thống thùng rác công cộng. Rác thải sẽ
được đổ bỏ ở bãi rác cách thành phố 15km. Chennai là thành phố đầu tiên ký hợp đồng quản
lý rác thải đô thị với Công ty tư nhân nước ngoài ở Singapore (ONYX) bao gồm: quét dọn,
thu thập, vận chuyển và tuyên truyền nhận thức cho cộng đồng dân cư. Nhiều tổ chức cộng
đồng CBO cũng tham gia vào chương trình quản lý chất thải rắn của thành phố này. Tổng
cộng có 3 tổ chức tham gia vào việc quản lý chất thải rắn: COC, ONYX, CBOs. Chất thải
rắn đô thị bao gồm chất thải thương mại và dân cư phát sinh trong các khu vực đô thị, ở dạng
rắn hay bán rắn, không kể chất thải công nghiệp độc hại nhưng kể đến chất thải xử lý sinh
học.
3


MSW ở Chennai bao gồm 68% chất thải rắn dân cư, 16% chất thải rắn thương mại, 14% chất
thải rắn cơ quan, công ty và 2% chất thải rắn công nghiệp. Đặc tính lý hóa: phần lớn chất thải
bao gồm 32.3% chất thải xanh, 34.7% vật liệu trơ, đá và thủy tinh, …
Quá trình tập hợp và xử lý chất thải rắn là một trong những vấn đề chính của vùng đô thị hay
bán đô thị ở Ấn Độ. Số lượng chất thải rắn được tạo ra ở vùng đô thị và bán đô thị khoảng
400 đến 600g/đầu người/ngày. Lượng chất thải rắn (MSW) phát sinh ở thành phố Chenai
khoảng 3500-4800 tấn/ngày và chứa hơn 70% là chất thải hữu cơ. Giải pháp sử dụng bãi rác
đã không còn phù hợp đối với thành phố như Chenai do bị hạn chế về không gian, và đất cần
được sử dụng với các mục đích khác.
I.2.Tổng quan về quá trình làm phân compost
Composting được định nghĩa là quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ có kiểm
soát được thực hiện bởi các quẩn thể vi khuẩn hoạt động trong điều kiện nhiệt độ trung bình
và cao, cuối cùng tạo ra sản phẩm đủ ổn định để lưu trữ và ứng dụng trong nông nghiệp mà
không gây hại cho môi trường.
Thời gian làm phân compost thay đổi từ 10 ngày đến 3 tháng. Để giảm thời gian làm phân
compost, những phương pháp tiếp cận mới như tốc độ phản ứng nhanh hơn, vùng ủ phân nhỏ

hơn và phân hủy sinh học là cần thiết. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng sự tăng trưởng
vi khuẩn hiếu khí và lên men kỵ khí của hợp chất hữu cơ làm tăng quá trình làm phân
compost và giảm thời gian của quá trình.
Phân compost được sử dụng trong nông nghiệp có lợi cho cây trồng và kinh tế. Phân
compost dần dần thay thế phân bón hóa học, hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất nông nghiệp, bổ sung chất hữu cơ cho đất. Quá trình bổ sung thêm chất hữu cơ làm tăng
hàm lượng chất hữu cơ và lượng nước dự trữ đồng thời làm giảm dòng chảy và xói mòn đất,
điển hình là đất đồi núi. Nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác của quá trình composting:
giới thiệu vi sinh vật, thay đổi thành phần hóa học trong phân compost đã và đang được báo
cáo. Dưới điều kiện này, sự sản sinh nhiệt kết hợp tính trơ nhiệt được phát hiện trong vật liệu
compost do tính tự cô lập của nó. Kết quả là nhiệt độ cao được duy trì trong quá trình hình
thành. Nhiệt độ (75oC) là tham số quan trọng trong làm phân compost vì tại đó các vi sinh
vật gây bệnh sẽ chết trước khi phân được đưa vào đất. Mục đích chính của nghiên cứu này là
đánh giá các vấn đề trong MSW và phát triển giải pháp kỹ thuật và kinh tế. Nghiên cứu này
4


thân thiên môi trường, có hiệu quả kinh tế, giải pháp hoàn toàn miễn phí cho quản lý MSW.
Mặt khác việc xử lý bằng thiêu đốt hay nhiệt phân sẽ làm ô nhiễm không khí nhiều hơn hơn
và đầu tư ban đầu cũng rất cao.
I.3.Các phản ứng sinh hóa diễn ra trong quá trình phân hủy hữu cơ
Những chuyển hóa sinh hóa diễn ra trong quá trình ủ hiếu khí rất phức tạp. Căn cứ vào sự
biến thiên nhiệt độ có thể chia quá trình ủ hiếu khí thành các pha sau:
-

Pha thích nghi: giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.
Pha tăng trưởng: đặc trưng bởi sự tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học.
Pha ưa nhiệt: giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất, đây là giai đoạn ổn định chất thải và tiêu

diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất.

Phản ứng hóa sinh xảy ra trong ủ hiếu khí và phân hủy kỵ khí được đặc trưng bởi hai phương
trình:
(C,O,H,N,S) + O2 + VSV hiếu khí  CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng
(C,O,H,N,S) + VSV kỵ khí  CO2 + H2S +NH3 +CH4 + sản phẩm khác + năng lượng
-

Pha trưởng thành là giai đoạn giảm nhiệt độ bằng với nhiệt độ môi trường. Trong pha

này, quá trình lên men xảy ra chậm, thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn (quá trình
chuyển hóa các phức chất hữu cơ thành chất mùn), các chất khoáng (Fe, Ca, N…) và cuối
cùng thành mùn. Ngoài ra còn xảy ra các phản ứng nitrate hóa, ammonia (sản phẩm phụ của
quá trình ổn định chất thải) bị oxy hóa sinh học tạo thành nitrit (NO 2-) và cuối cùng thành
nitrat (NO3-) :
NH4+ + 3/2 O2  NO2- + 2H+ + H2O
NO2- + 1/2 O2  NO3Kết hợp hai phương trình trên, quá trình nitrate hóa diễn ra như sau:
NH4+ + O2  NO3- + 2H+ + H2O
Mặt khác, trong mô tế bào, NH4+ cũng được tổng hợp với phản ứng đặc trưng :
NH4+ + 4CO2 + HCO3- + H2O  C5H7NO2 + 5O2
Phương trình phản ứng nitrate hóa tổng cộng:
5


22 NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3-  21NO3-+ C5H7NO2 + 20H2O + 42H+
II. Vật liệu và phương pháp
2.1. Vật liệu thô dùng cho làm phân compost
Chất thải đô thị được thu thập từ bãi chứa Perungudi tại đô thị thành phố Chennai. Bãi
này có diện tích khoảng 10 km2.
Bảng 1: Các đặc tính của MSW

Hợp phần


% Trọng lượng ướt

Phân hữu cơ (chất thải thị trường)

57

Rơm và gỗ

12

Rác

9

Kim loại

5

Giấy

5.7

Quần áo

4.2

Nhựa

3


Đá

1.6

Kính

2,5

Việc thu thập MSW được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu phân và
được cô lập bằng phương pháp phân loại tay. Dân số thành phố đô thị Chennai là 6.560.000
[13]. Các lò phản ứng sinh học ưa nhiệt được nạp với nguyên liệu là các chất thải hữu được
băm nhỏ tới kích thước khoảng 5-10 cm. Chất phân hủy sinh học, vi khuẩn Megatherium và
Pseudomonas fleurescens được đưa vào với cùng tỷ lệ ở mỗi chiều cao 30 cm của lò phản
ứng. Ba tuần đầu tiên là thời kỳ ổn định. Trong khoảng thời gian này độ ẩm được duy trì (53
- 62%), nhiệt độ (40-55 oC) và pH (6,5-7,5).
Bảng 1 cho thấy các thành phần của MSW.
2.2. Thiết lập thí nghiệm
Sơ đồ của lò phản ứng ưa nhiệt được thể hiện trong Hình 1.
6


Kích thước của các lò phản ứng là 1 x 1 x 1 m. Lò phản ứng được bao phủ bởi lưới
thép trên tất cả bốn mặt, để không khí lưu thông được thuận tiện. Mũi khoan với tổng chiều
dài 1,5 m được đưa vào sử dụng trong máy trộn. Máy khoan được làm bằng sắt và phủ sơn
chống ăn mòn. Hai bên mũi được hàn với tấm kim loại dày 5 mm và cũng được bao phủ bởi
lớp sơn chống ăn mòn. 2 mũi khoan trộn đặt ở đỉnh và đáy lò cách 1 khoảng 40cm. và đặt
đối diện với nhau. Sự trộn lẫn thực hiện hai lần một tuần. Trong trường hợp pha trộn không
đúng, độ ẩm tăng, và quá trình tự hoại và mùi hôi phát triển, cuối cùng lò phản ứng thất bại
[14]

Để tránh tạo ra các vấn đề mùi hôi và thông khí tốt hơn, không khí được đưa vào
bằng quạt gió có kiểm soát. Một ống nhựa đục lỗ được đưa vào trên tất cả bốn bên, do đó
không khí đạt đến tất cả các góc.Lượng không khí cung cấp trong suốt gian đoạn ủ phân là
13,8 kg trong 30 phút mỗi ngày. Để duy trì độ ẩm và nhiệt độ, nước thải sinh hoạt được
thêm vào MSW ở dạng phun. Nước thải sinh hoạt được lấy từ các trường đại học trước khi
đưa đến nhà máy xử lý. Nước thải sinh hoạt có chứa chất rắn hữu cơ và vi khuẩn, có thể dễ
dàng đưa vào các lò phản ứng, do đó sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng của vật liệu compost.
Bảng 2. Các giá trị dinh dưỡng của độ chín của phân hữu cơ trong những ngày khác nhau

Ngày

28

35

37

7

39

40


C hữu cơ (%)
P (%)
N (%)
K (%)

34.7

1.2
1.2
<1

23.2
2.3
2.2
<1

20
2.3
2.2
<1

18.4
2.3
2.2
<1

16.3
2.5
2.5
<1

2.3. Phương pháp phân tích
Độ ẩm, hàm lượng chất hữu cơ, pH, tổng chất rắn, chất rắn bay hơi, hàm lượng nito
(N-Kjeldhal) được đo một lần/ một tuần. Nhiệt độ được xác định theo bốn phía ở dưới đáy
và giữa lò phản ứng. Nó được đo trước khi trộn. Tất cả các thông số được đo theo các
phương pháp tiêu chuẩn để kiểm tra nước và nước thải, công bố bởi APHA[15]. Tất cả
MSW hữucơ được chuyển thành nguyên liệu composting trong 40 ngày. Vật liệu compost

cuối cùng thường có màu xám đen đến màu nâu và nên có mùi của đất. Bảng 2 cho thấy các
giá trị dinh dưỡng của vật liệu compost.
III. Kết quả và thảo luận

Hình 2 cho thấy hàm lượng độ ẩm theo ngày. Độ ẩm nằm trong khoảng 62.3% và
53.3% do sự thoái hóa sinh học vật liệu hữu cơ và hoạt động hô hấp tối đa của sinh vật.
Trong thời gian đầu độ ẩm cao (>60%) và cấu trúc tự nhiên của hỗn hợp compost thì nghèo
nàn. Sau thời kì ổn định, độ ẩm giảm xuống 53%. Từ ngày 0 đến ngày thứ 7, độ ẩm tăng lên
các chất hữu cơ bắt đầu phân hủy làm độ ẩm tăng, sau đó độ ẩm giảm dần vì hai nguyên
nhân: do hiện tượng thoát hơi nước tự nhiên và do hoạt động sống phân của vi sinh vật

8


Hình 3 cho thấy nhiệt độ theo ngày. Lò phản ứng hoạt động đến thời kỳ ổn định. Trong
thời gian nhiệt độ 65-70C, vi sinh vật gây bệnh bị loại bỏ. Việc sản sinh nhiệt cũng bắt
nguồn từ hoạt động vi sinh, và do đó quá trình tạo phân compost có nhiệt độ cao lúc đầu sau
đó giảm từ từ và ổn định dần khi hoạt động vi sinh giảm do hàm lượng chất hữu cơ giảm đi.
Quá trình nhiệt độ tăng cao trong thời gian đầu là do hoạt động của vi sinh vật phân giải
các chất hữu cơ và giải phóng nhiệt. Nhiệt độ sinh ra không được giải phóng vào không khí
mà bị tích tụ lại nên làm gia tăng nhiệt độ trong khối ủ. Khi tăng đến nhiệt độ 65-70C các
vi sinh vật gây bênh bị loại bỏ, đồng thời giai đoạn làm phân chuyển sang gia đoạn ổn đinh,
chất hữu cơ bị phân hủy dần dần ít đi, lúc này hoạt động của vi sinh vật giảm dần và đi vào
ổn định nên nhiệt độ giảm.

9


Hình 4 cho thấy pH của vật liệu compost giảm do hình thanh acid hữu cơ gây ra bởi
vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ. Sau thời kỳ này, pH có xu hướng trở nên cân bằng khi

những acid này chuyển thành CO2 do hoạt động vi khuẩn. Giá trị pH quan sát được trong
những ngày này giảm đi do sự thêm vào hằng ngày vật liệu hữu cơ có thể phân hủy được.
Sau đó, trong giai đoạn phát triển, giá trị pH tăng do hình thành ammonia. Trong quá trình ủ
phân, pH tăng lên là do sự khoáng hóa ure của hỗn hợp vi sinh vật ở giai đoạn đầu và sau đó
pH có xu hướng giảm dần do quá trình trao đổi chất của vi sinh vật thải ra acid. Vi sinh vật
sử dụng nguồn NH4+ trong rác hữu cơ và chuyển hóa thành NH 3. Một phần NH3 thoát ra
ngoài do sự bay hơi, phần còn lại tồn tại trong phân dưới dạng NH4OH.

Hình 5 cho thấy tổng chất rắn theo số ngày. Ban đầu giá trị tổng chất rắn cao, sau
thời kỳ ổn định, giá trị này giảm do hoạt động vi sinh. Trong thời gian chất rắn hữu cơ bị
thay đổi thành vật liệu hữu cơ bị phân hủy. Những ngày đầu của quá trình làm phân, lượng
chất hữu cơ nhiều, hoạt động của vi sinh vật diễn ra mạnh, việc phân hủy Cacbon và Nitơ
trong chất hữu cơ mạnh mẽ làm tỉ lệ C/N tăng mạnh trong gian đoạn đầu và giai đoạn phân
hủy mạnh. Sau đó khi lượng chất hữu cơ ít đi, việc phân hủy diễn ra chậm lại, đồng thời
lượng Cacbon trong phân bị mất đi do hình thành CO2 vì thế tỉ lệ C/N giảm dần.

10


Hình 6 cho thấy tỉ lệ C/N tăng. Sự phân hủy C/N từ chất hữu cơ xảy ra khi các vi
sinh vật sử dụng cacbon như là nguồn năng lượng và Nito cho xây dựng cấu trúc tế bào. Sản
phẩm cuối cùng ổn định hơn được chỉ thị khi giá trị compost phát triển (16.3 – 20%) và giá
trị này cao hơn giới hạn cho phép (20%). Điều này đạt được khi quá trình trộn lẫn sử dụng
chính các mũi khoan và duy trì pH trong khoảng 6.5-7.5.

Hình 7 cho thấy chất rắn bay hơi theo ngày. Ban đầu, giá trị chất rắn bay hơi
caotrong giai đoạn nhiệt và thông gió. Sau thời kỳ ổn định, giá trị này giảm xuống. Sinh vật
sử dụng nito từ vật liệu hữu cơ. Các chất rắn bay hơi tăng vào những ngày đầu- lúc này quá
trình làm phân diễn ra mạnh mẽ tạo ra nhiều khí CO2 và NH3, sau đó giảm dần.
11



Hình 8 cho thấy thể tích giảm theo ngày. Việc giảm thể tích được quan sát từ ngày 14
trở đi. Thể tích giảm hơn 78% trong quá trình tải dưới điều kiện thí nghiệm.
Kết thúc quá trình làm phân compost người ta nhận thấy: Nito và cacbon dễ bị
phân hủy được tiêu thụ. Hàm lượng P dần dần tăng trong quá trình làm phân compost. Khả
năng hòa tan trong nước của P giảm theo quá trình mùn hóa, do đó sự hòa tan P trong quá
trình phân hủy dễ bị cố định hơn do vi sinh vật kích thích làm compost. Hàm lượng Kali
trong phân compost thấp (<1%) so với 1% trong phân compost đề nghị. Đồng thời hiệu quả
từ việc sử dụng các vật liệu xơ sợi như rơm, mảnh gỗ, có thể hấp thụ nước tương đối cao và
duy trì tính nguyên vẹn cũng như tính xốp,ngăn chặn việc mất đi Kali từ phân compost
được tạo. Tất cả sinh vật gây bệnh bị loại bỏ trong giai đoạt nhiệt và chỉ thị vi sinh vật (fecal
coliforms) được xác định bằng phương pháp vi khuẩn học tiêu chuẩn.
IV. Liên hệ Việt Nam
Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân
số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi
năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi
người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày,
gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia
đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải
sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn
các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần
12


các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt).
Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát
sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh.
Phân loại chất thải sinh hoạt


Lượng phát thải theo

Tỷ lệ % so với

Thành

đầu người

tổng lượng

phần hữu

(kg/người/ngày)

thải

cơ ( % )

Đô thị (Toàn quốc)

0,7

50

55

TP. Hồ Chí Minh

1,3


9

Hà Nội

1,0

6

Đà Nẵng

0,9

2

Nông thôn (Toàn quốc)

0,3

50

60-65

Nguồn: Khảo sát của nhóm tư vấn 2004, Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Công nghiệp
2002 -2003.
Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) - chủ
đầu tư Khu Liên hiệp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh - TPHCM) đã đầu tư
4 dàn máy sản xuất phân compost hiện đại từ rác hỗn hợp có tên gọi là Comptech với tổng
vốn đầu tư gần 7 triệu USD. Với công nghệ này, rác hỗn hợp được xử lý qua nhiều công
đoạn: sấy khô, nghiền, tách kim loại, lọc ra các loại rác vô cơ khác như túi ni lông, nhựa…
để còn lại hoàn toàn là rác hữu cơ. Sau đó, sẽ ủ rác hữu cơ, tạo vi sinh, diệt vi khuẩn có hại…

và sau 45 ngày sẽ cho ra sản phẩm phân bón phù hợp với các loại cây trồng, bảo đảm sức
khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường của đất, không có những tác động đến môi
trường như phân hóa học. Ông David Dương, Tổng Giám đốc VWS, cho biết: “Công ty
VWS sẽ sản xuất phân compost chất lượng tốt, có giá thành cạnh tranh, giúp nông dân giảm
giá thành các sản phẩm nông sản, đồng thời hạn chế được việc sử dụng phân hóa học”. Theo
các nhà khoa học, loại phân bón chất lượng cao như vậy, ngoài tác dụng giúp tăng trưởng cây
trồng, còn giúp cải tạo đất, chống xói mòn đất và góp phần bảo vệ môi trường
V. Kết luận
13


Kết quả của nghiên cứu cho thấy hữu ích của lò phản ứng sinh học ưa nhiệt trong
phương pháp làm compost từ MSW. Ứng dụng hóa lý cho thấy tương lai làm phân compost
này cung cấp mùn cho đất nghèo và chất dinh dưỡng cơ bản. Việc trộn lẫn đúng phương
pháp trong quá trình làm compost giảm ô nhiễm mùi, nhu cầu tỉ lệ C/N và thêm độ ẩm thấp
hơn, ưa nhiệt và giai đoạn hình thành thành ngắn hơn. Nhiệt độ cao hơn và thời gian ổn định
dài hơn sẽ làm giảm tỉ lệ C/N và chất rắn bay hơi mà chính điều này được xác định từ phân
compost tối ưu thu được từ lò phản ứng ưa nhiệt. Giảm 78% về thể tích hợp chất hữu cơ
trong MSW trong 40 ngày. Bằng việc cho nước thải vào MSW, thể tích nước thải giảm đáng
kể. Các vấn đề về sinh sản ruồi, mùi hôi và động vật gặm nhấm được loại bỏ. Bởi vì thiết kế
lò phản ứng hiếu khí dạng kín, việc vận hành và duy trì các lò phản ứng cũng rất đơn giản.

14



×