Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Dụng cụ và thiết bị xưởng ( chương 3 nhập môn kỹ thuật ô tô)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 46 trang )

Chương 3. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ XƯỞNG
3.1. Dụng cụ cầm tay
Khi sửa chữa ôtô, kỹ thuật viên phải sử dụng nhiều loại dụng cụ và thiết bị đo.
Những dụng cụ này được chế tạo để sử dụng theo phương pháp đặc biệt, và chỉ có thể làm
việc chính xác và an toàn nếu chúng được sử dụng đúng cách và hợp lý.

Để khai thác và sử dụng tất cả các loại dụng cụ sửa chữa, dụng cụ và thiết bị đo cũng
như các loại dụng cụ và thiết bị khác phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô, kỹ thuật viên cẩn
hiểu rõ các nguyên tắc sử dụng chúng.
Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo:
1. Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng.
Trước khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo, KTV phải tìm hiểu chức năng và cách sử dụng
đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ có thể bị
hư hỏng; thiết bi đo sẽ cho kết quả đo không chính xác và có thể bị hư hỏng; các chi tiết trong
quá trình thao tác có thể bị hư hỏng và chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng.


2. Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị.
Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có tài liệu hướng dẫn quy trình thao tác định trước. KTV
bắt buộc phải áp dụng đúng đúng quy trình kỹ thuật khi sử dụng dụng cụ cho từng công việc, tác
dụng đúng lực cho dụng cụ và thế làm việc phải thích hợp.

3. Lựa chọn chính xác.
Để tiến hành tháo một chi tiết sẽ phải sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau, vì vậy KTV cần
phải lựa chọn dụng cụ phù hợp. Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, nhưng tuỳ theo kích thước,
vị trí, lực xiết và các tiêu chí khác mà KTV phải luôn chọn dụng cụ vừa khít với hình dáng của
chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành thuận lợi.

4. Hãy cố gắng giữ ngăn nắp
Dụng cụ và các thiết bị đo trong ngành ô tô rất đa dạng, vì vậy chúng cần phải được sắp
xếp ngăn nắp, khoa học. Chúng phải được đặt ở những vị trí sao dễ dàng với tới khi cần, dễ phân


loại, dễ quan sát và phải được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng.


5. Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt.
Sau khi sửa chữa xong một xe, dụng cụ phải được kiểm đếm, làm sạch, bảo quản ngay và
bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ
luôn ở trong tình trạng hoàn hảo nhất.

3.2. Cách sử dụng các dụng cụ cầm tay thường dùng
3.2.1. Chọn dụng cụ
a. Chọn dụng cụ phù hợp với loại công việc
Để tháo và thay thế bulong, đai ốc hay tháo các chi tiết, thường KTV phải sử dụng bộ đầu
khẩu (tuýp) để sửa chữa ôtô. Nếu bộ đầu khẩu không thể sử dụng do hạn chế về không gian thao
tác, Clê vòng (chòng) sẽ được chọn lựa thay thế cho bộ khẩu.


Quy tắc ưu tiên chọn dụng cụ theo thứ tự:
1. Bộ đầu khẩu  2. Bộ Clê chòng (vòng)  3. Clê miệng (dẹt).

b. Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn thành công việc
Đầu khẩu rất thuận lợi trong trường hợp sử dụng để quay bulông/đai ốc khi tháo và lắp
mà không cần định vị lại. Nó cho phép quay bulông/đai ốc nhanh hơn. Tuy nhiên cần phải gá
bulông/ đai ốc bằng tay trước khi dùng khẩu để quay nhanh chúng để tránh bulông/ đai ốc bị leo
ren dẫn đến chờn ren hư hỏng.
Đầu khẩu có thể sử dụng theo nhiều cách tuỳ theo loại tay nối lắp vào nó.

CHÚ Ý:
1. Tay quay cóc thích hợp khi sử dụng ở những nơi chật hẹp. Tùy theo cấu tạo của cơ cấu
cóc mà KTV cần sử dụng mômen phù hợp. Đối với tay quay cóc thông dụng trong sửa chữa ô tô
thường chịu mômen không lớn lắm, tuy nhiên cũng có loại chịu được mômen rất lớn.

2. Tay quay trượt cần một không gian lớn nhưng nó cho phép thao tác nhanh nhất.
3. Tay quay nhanh (cần xiết đảo chiều) cho phép thao tác nhanh, với việc lắp thanh nối.
Tuy nhiên tay quay này dài và khó sử dụng ở những nơi chật hẹp.


c. Chọn dụng cụ theo độ lớn của mômen quay
Nếu cần mômen lớn để xiết lần cuối hay khi nới lỏng bulông/đai ốc lần đầu, KTV cần sử
dụng cụ xiết cho phép tác dụng lực rất lớn.

CHÚ Ý:
Độ lớn của lực có thể tác dụng phụ thuộc vào chiều dài của dụng cụ (cánh tay đòn). Dụng
cụ dài hơn, có thể đạt được mômen lớn hơn với một lực tác dụng nhỏ.
Nếu sử dụng dụng cụ quá dài, có nguy cơ xiết quá lực, và bulông có thể bị đứt.
3.1.2. Các chú ý khi thao tác với dụng cụ cầm tay thông dụng
a. Kích thước và ứng dụng của dụng cụ

- Phải đảm bảo rằng đường kính của dụng cụ vừa khít với đầu bulông/đai ốc.
- Lắp dụng cụ vào bu lông/đai ốc một cách chắc chắn trước khi tiến hành tháo hoặc lắp.


b. Tác dụng lực 1

- Luôn xoay dụng cụ theo chiều thao tác KTV đang kéo nó.
- Nếu dụng cụ không thể kéo do không gian bị hạn chế, hãy đẩy bằng lòng bàn tay với
phương tác dụng lực song song với cánh tay.
c. Tác dụng lực 2

Bu lông/đai ốc đã được xiết chặt, có thể được nới lỏng ra dễ dàng bằng cách tác dụng
xung lực, có thể cần phải dùng búa hay ống thép (để nối dài tay đòn) nhằm tăng mômen. Tuy
nhiên thao tác này cần chú ý khả năng chịu lực của dụng cụ và an toàn khi thực hiện thao tác, vì

nó có thể gây ra tai nạn hoặc hư hỏng dụng cụ.


d. Dùng cân lực
Phải luôn xiết lần cuối cùng với cân lực, để xiết đến mômen tiêu chuẩn được ghi trong tài
liệu hướng dẫn sửa chữa của nhà sản xuất.

3.2. Cách sử dụng dụng cụ cầm tay thường dùng
3.2.1. Bộ đầu khẩu
Dụng cụ này có thể sử dụng để dễ dàng tháo và thay thế bulông/đai ốc bằng cách kết hợp
tay nối và đầu khẩu, tuỳ theo tình huống thao tác.

1. Kích thước đầu nối của khẩu: có 2 loại: lớn (3/4 in) chịu được mômen lớn hơn so với
đầu nối nhỏ (1/2 in).
2. Độ sâu của khẩu: có 2 loại: tiêu chuẩn và sâu gấp 2 hay 3 lần so với loại tiêu chuẩn.
Loại sâu dùng tháo lắp đai ốc có bulông nhô cao lên, không thể lắp vừa với loại đầu khẩu
tiêu chuẩn.
3. Số cạnh: có 2 loại: 12 cạnh và 6 cạnh. Loại 6 cạnh (lục giác) có bề mặt tiếp xúc vừa
khít với bulông/ đai ốc (diện tích tiếp xúc lớn hơn), rất khó làm hỏng bề mặt của bulông / đai ốc.


3.2.2. Đầu nối cho đầu khẩu (Bộ đầu khẩu)
Dùng như một khớp nối để thay đổi kích thước đầu nối của khẩu.

CHÚ Ý:
Mômen xiết quá lớn sẽ gây sự chịu lực quá tải lên bản thân đầu khẩu hay bulông. Mômen
phải được tác dụng tuỳ theo giới hạn xiết quy định.
1. Đầu nối chuyển (Lớn  nhỏ)
2. Đầu nối chuyển (Nhỏ  Lớn)
3. Khẩu có đầu nối lớn, khẩu nhỏ

4. Khẩu có đầu nối nhỏ, khẩu lớn.
3.2.3. Đầu nối tuỳ động (Bộ đầu khẩu)
Đầu nối vuông có thể di chuyển theo phương trước - sau, trái - phải, và góc của tay cầm
so với đầu khẩu có thể thay đổi tuỳ ý rất linh hoạt khi làm việc ở những không gian chật hẹp.

CHÚ Ý:
1. Không tác dụng mômen khi tay đòn đặt nghiêng với một góc lớn.
2. Không sử dụng với súng hơi. Khớp nối có thể bị vỡ, do nó không thể hấp thụ được
chuyển động lắc tròn, và làm hư hỏng dụng cụ, chi tiết hay xe.


3.2.4. Thanh nối dài (Bộ đầu khẩu)
- Dùng để tháo và thay thế bulông/ đai ốc được đặt ở những vị trí quá sâu không với tới.
- Sử dụng để nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễ dàng thao tác.

3.2.5. Cần xiết có tay nối trượt (Bộ đầu khẩu)
Loại dụng cụ này được sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc khi cần mômen lớn.
- Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, cho phép điều chỉnh góc của tay nối với khẩu.
- Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài của tay đòn.

CHÚ Ý:
Trước khi sử dụng, cần phải trượt tay nối đến vị trí khoá. Nếu nó không ở vị trí khoá, tay
nối có thể bị trượt qua lại khi đang sử dụng. Điều này có thể làm thay đổi tư thế làm việc của kỹ
thuật viên và dẫn đến hư hòng đai ốc, dụng cụ và gây tai nạn.


3.2.6. Cần xiết trượt (tay quay nhanh trong bộ đầu khẩu)
Tay nối này có thể trượt qua lại trên đầu nối đến vị trí khóa ở hai đầu mút của cần trượt.
1. Hình chữ L: Để cải thiện mômen
2. Hình chữ T: Để nâng cao tốc độ


3.2.7. Cần rulip (tay quay cóc trong bộ đầu khẩu)
- Có khả năng đảo chiều mô men quay khi thực hiện tháo lắp bulông/ đai ốc thông qua
việc thay đổi chiều chốt hãm khớp một chiều.
- Cần rulip có khả năng xoay với một góc nhỏ, cho phép làm việc với không gian hạn chế.

CHÚ Ý:
Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc (khớp một
chiều). Trên hình vẽ, chiều đẩy tới chỉ có cần rulip di chuyển, tay nối và khẩu đứng yên; chiều
kéo cả cần rulip và tay nối khẩu di chuyển đồng thời.


3.2.8. Clê vòng (Chòng)
Dùng tháo lắp các bulông/ đai ốc có lực xiết nhỏ và ở không gian giới hạn mà khẩu không
thể sử dụng được và có góc thao tác hạn chế.
1. Do có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bulông/ đai ốc với góc thay đổi nhỏ (300) và ở
những không gian hạn chế.
2. Do bề mặt lục giác của bulông/ đai ốc là có dạng tròn làm cho lực tác dụng lên các cạnh
của đai ốc được phân bố đều nên không có nguy cơ bị hỏng các góc của bulông/ đai ốc, và có thể
tác dụng mômen lớn.
3. Phần cán của Cle được thiết kế lệch góc 150 so với mặt phẳng tiếp xúc nên có thể xoay
bulông/ đai ốc những nơi lõm vào hay trên mặt phẳng.

3.2.9. Clê miệng (dẹt)
Được sử dụng ở những vị trí mà bộ khẩu hay chòng không thể sử dụng được.
1. Phần cán được thiết kế lệch với miệng Clê với một góc 150. Góc lệch này giúp KTV có
thể thao tác dễ dàng trong không gian hẹp khi đảo bề mặt của Clê, đồng thời có thể thực hiện
thao tác quay nhanh Clê khi KTV nâng cán Clê khỏi bề mặt tiếp xúc vối bulông/ đai ốc.
2. Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 Clê
để nới lỏng đai ốc như hình minh họa.

3. Clê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để tháo bulông/ đai ốc lần đầu
tiên hoặc xiết lần cuối cùng trong quá trình tháo lắp.


CHÚ Ý:
Không được lồng các ống thép vào phần cán của clê, sẽ làm tăng mômen tác dụng vào và
bulông hay clê quá lớn gây hư hỏng chúng.
3.2.10. Mỏ lết
Sử dụng với bulông / đai ốc có kích thước khác nhau, hay để giữ các SST.
- Xoay vít điều chỉnh sẽ thay đổi kích thước miệng của mỏ lết. Mỏ lết có thể được sử dụng
như một clê đa năng.
- Không thích hợp khi tác dụng mômen lớn.
- Vừa xoay vít điều chỉnh mỏ lết vừa lắc nhẹ tay cầm sẽ giúp mỏ lết dễ dàng khớp sát với
đầu bulông/ đai ốc.

CHÚ Ý:
Quay mỏ lết sao cho hàm di động được đặt theo hướng quay. Nếu mỏ lết không được vặn
theo cách này, áp lực tác dụng lên hàm di động và vít điều chỉnh có thể làm hỏng nó.


3.2.11. Khẩu tháo lắp bugi
Dụng cụ này được sử dụng đặc biệt để tháo và thay thế bugi. Có thể xem như một dụng
cụ chuyên dùng (SST – Special Service Tools)
- Có 2 cỡ, lớn 16mm và nhỏ 14mm để lắp vừa với kích thước của bugi cùng kích thước.
- Bên trong của khẩu có nam châm vỉnh cửu hoặc cao su mềm để giữ bugi không bị rơi.

CHÚ Ý:
Phải cẩn thận để không làm rơi bugi trong khi lấy ra hoặc bỏ vào lỗ bugi. Phải gá bugi
bằng tay cẩn thận trước khi sử dụng dụng cụ xiết.
3.2.12. Tô vít (tua vít)

Được dùng để tháo và thay thế các vít.
- Mũi tô vít Pake có hình dấu cộng (+) hay vít dẹt có hình dấu trừ (-)
1. Hãy sử dụng tô vít có kích thước thích hợp, vừa khít với rãnh của vít.
2. Hãy giữ cho tô vít thẳng với thân vít và tác dụng lực ấn mạnh trực diện vào vít trước
khi xoay.

CHÚ Ý:
Không được sử dụng kìm hay dụng cụ khác để tăng mômen khi tháo sẽ làm hỏng vít.


3.2.13. Chọn tô vít theo mục đích sử dụng
Ngoài các tô vít được sử dụng thường xuyên, còn có các loại tô vít sau cho các mục đích
sử dụng khác nhau: 1. Thân tô vít xuyên qua cán. 2. Thân vuông.
A. Tôvít xuyên: dùng để tác dụng xung lực vào vít cố định.
B. Tôvít ngắn: dùng để tháo và thay thế vít ở những vị trí chật hẹp.
C. Tôvít thân vuông: sử dụng ở những nơi cần mômen lớn.
D. Tôvít nhỏ: để tháo và thay thế những chi tiết nhỏ.

3.2.14. Kìm mũi nhọn
Dùng để kẹp các chi tiết có lực ép nhỏ để tháo và lắp ở những nơi hẹp.
- Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở nhưng nơi hẹp, có lưỡi cắt ở phía trong
ngàm, nó có thể cắt dây thép nhỏ hay bóc vỏ cách điện

CHÚ Ý:
Không tác dụng lực quá lớn lên mũi kìm. Chúng có thể bị cong hở, làm cho nó không sử
sử dụng được cho những công việc chính xác.
1. Mũi kìm bị biến dạng
2. Mũi kìm trước khi bị biến dạng



3.2.15. Kìm có tâm trượt
Dùng để giữ chi tiết. Thay đổi vị trí của lỗ ở tâm quay cho phép điều chỉnh độ mở của mũi
kìm. Mũi kìm có thể sử dụng để kẹp hay giữ và kéo. Có thể cắt dây thép nhỏ ở phần trong ngàm.

CHÚ Ý:
Những vật dễ hỏng phải được bọc vải bảo vệ hay những vật tương tự trước khi giữ bằng
kìm.
3.2.16. Kìm cắt
Dùng để cắt dây điện, dây thép nhỏ. Do đầu của lưỡi cắt tròn, có thể dùng để cắt dây thép
nhỏ, hay chỉ chọn dây cần cắt trong bó dây điện.

CHÚ Ý:
Không thể sử dụng để cắt dây thép dầy hay cứng sẽ làm hỏng lưỡi cắt


3.2.17. Búa
Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào chùn, và để thử độ xiết chặt của
bulông bằng âm thanh. Có những loại búa sau để sử dụng tuỳ theo ứng dụng hay vật liệu:
1. Búa đầu tròn: Có đầu bằng thép.
2. Búa nhựa (Plastic hammer): Có đầu bằng nhựa, sử dụng ở những nơi cần tránh hư hỏng
cho vật được đóng.
3. Búa kiểm tra: búa có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của
bulông / đai ốc bằng âm thanh và rung động phát ra khi gõ vào chúng.

Hướng dẫn:
1. Đóng bằng cách gõ trực tiếp: VD: Dùng để tháo và thay thể các chốt.
2. Tháo bằng cách gõ trực tiếp: VD: Dùng để tách phần nắp và vỏ.
Cũng có thể tháo bằng cách gõ gián tiếp.
3. Gõ nhẹ các bulông: VD: Dùng để kiểm tra bulông có bị lỏng không. Cần phải học cách
phân loại âm thanh khi gõ.

3.2.18. Thanh đồng
Là dụng cụ hỗ trợ để tránh hư hỏng do búa gây ra, được chế tạo bằng đồng thau, nên
không làm hỏng các chi tiết.


Khi đầu thanh đồng biến dạng (bị lã đầu) cần phải mài tròng trước khi sử dụng tiếp.
3.2.19. Dao cạo gioăng
Dùng để tháo gioăng nắp máy, keo lỏng, nhãn và các vật khác ra khỏi bề mặt lắp ghép.

Hướng dẫn:
1. Kết quả cạo phụ thuộc vào hướng của dao: (1) khả năng cạo tốt hơn do đầu lưỡi dao
cắt vào gioăng. Tuy nhiên, bề mặt lắp ghép dễ bị xước. (2) Đầu lưỡi dao không chạm vào gioăng,
có nghĩa là khó cạo gioăng hơn. Tuy nhiên, bề mặt được cạo không bị hư hỏng.
2. Khi cạo gioăng trên những bề mặt dễ bị hư hỏng, dao cạo cần được bọc lớp nhựa vào
thân dao tránh làm trầy xướt bề mặt lắp ghép.
CHÚ Ý:
• Không đặt tay lên trước mũi dao sẽ gây đứt tay
• Không mài lưỡi dao bằng máy mài. Luôn mài lưỡi dao bằng đá dầu.


3.2.20. Đột lấy tâm, chấm dấu
Dùng để đánh dấu chi tiết. Đầu của đột được tôi cứng.

CHÚ Ý:
1. Không được gõ mạnh khi lấy dấu.
2. Đầu của đột phải được mài bằng đá dầu
3.2.21. Đục nhọn – đột
Dùng để tháo và thay thế các chốt, để điều chỉnh các chốt. Đầu của đục được tôi cứng.
Hai cỡ của đục nhọn phù hợp với tất cả các loại chốt sử dụng trên ô tô.
Đầu mũi đột có phần giảm chấn bằng cao su, đảm bảo cho chi tiết không bị hỏng trong

quá trình tháo lắp chốt.

Hướng dẫn: Tác dụng lực theo hướng thẳng đứng vào chốt. Giảm chấn cao su cũng có
thể đặt để trùm lên cả đục và chốt, và giữ chốt trong khi tác dụng lực


3.3. Dụng cụ sử dụng năng lượng
3.3.1. Súng hơi dọc
Súng hơi sử dụng áp suất không khí, được dùng để tháo và thay thế bulông / đai ốc. Chúng
cho phép hoàn hành công việc nhanh hơn.
Những chú ý khi sử dụng
1. Luôn sử dụng đúng áp suất không khí. (Giá trị đúng: 7 kg/cm2)
2. Kiểm tra súng hơi định kỳ và bôi dầu để bôi trơn và chống rỉ.
3. Nếu dùng súng hơi để tháo hoàn toàn đai ốc ra khỏi ren, đai ốc quay nhanh có thể văng
ra khỏi đầu khẩu.
4. Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước khi sử dụng súng hơi để lắp nhanh. Nếu súng
hơi được sử dụng ngay từ khi bắt đầu, ren có thể bị hỏng. Không được xiết chặt bulông/ đai ốc
bằng súng hơi. Hãy điều chỉnh vị trí vùng lực thấp để xiết chặt bulông/ đai ốc .
5. Khi kết thúc, dùng cân lực để kiểm tra.

3.3.2. Súng hơi giật
Dùng với những bulông/ đai ốc cần mômen tương đối lớn.
1. Mômen có thể được điều chỉnh từ 4 – 6 nấc.
2. Chiều quay có thể được thay đổi.
3. Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng. Đầu khẩu này có độ bền cứng lớn, khóa chi
tiết không bị văng ra khỏ khấu. Không được sử dụng đầu khẩu khác với loại dùng riêng này.


CHÚ Ý:
• Súng phải được cầm bằng cả hai tay khi thao tác. Thao tác với các nút bấm bằng một tay

sẽ tạo ra lực lớn và có thể gây nên rung mạnh. 1. Vị trí điều chỉnh tốc độ quay (mômen). 2. Vị
trí điều chỉnh chiều quay. 3. Khảu dùng riêng với súng hơi.
3.3.3. Tô vít hơi
Dùng để tháo và thay thế nhanh bulông / đai ốc có mômen xiết nhỏ. Thay đổi được chiều
quay, sử dụng kết hợp với khẩu thông thường, thanh nối dài v.v. Không điều chỉnh được mômen.
Có thể được sử dụng tương tự như cần xiết khi không có khí nén.

CHÚ Ý:
Tránh để khí thóat ra khi sử dụng quay về phía bulông, đai ốc, các chi tiết nhỏ, dầu hay
những vật bỏ đi sẽ làm các chi tiết đó bay đi nới khác.


3.4. Thiết bị đo
Để đảm bảo đạt được giá trị đo chính xác, các thiết bị đo được sử dụng để chẩn đoán
tình trạng của xe bằng cách kiểm tra xem kích thước của chi tiết và trạng thái điều chỉnh có phù
hợp với tiêu chuẩn hay không, và xem các chi tiết của xe hay động cơ có hoạt động đúng hay
không.
Những điểm cần kiểm tra trước khi đo:
1. Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo. Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai số
về giá trị đo. Bề mặt phải được làm sạch trước khi đo.
2. Chọn dụng cụ đo thích hợp. Phải chọn dụng cụ đo tương ứng với yêu cầu về độ chính
xác. Ví dụ: Dùng thước kẹp để đo đường kính ngoài của piston. Độ chính xác của phép đo bằng
thước kẹp là 0.05mm, trong khi độ chính xác yêu cầu của piston là 0.01mm, vì vậy sử dụng thước
kẹp để đo đường kính ngoài của piston là không phù hợp mà phải đo bằng panme.
3. Hiệu chỉnh dụng cụ đo về điểm 0 (calip). Phải đảm bảo rằng điểm 0 ở đúng vị trí của
nó. Điểm 0 là rất cơ bản để đảm bảo một phép đo đúng.
4. Bảo dưỡng dụng cụ đo. Bảo dưỡng và điều chỉnh phải được thực hiện thường xuyên.
Không sử dụng nếu dụng cụ bị gẫy

Để đảm bảo đạt được giá trị đo chính xác, những điểm sau đây cần tuân thủ khi tiến

hành đo:
1. Đặt vuông góc dụng cụ đo vào chi tiết được đo. tham khảo hướng dẫn cụ thể cho từng
dụng cụ đo để biết thêm chi tiết.
2. Sử dụng phạm vi đo thích hợp. Khi đo điện áp hay dòng điện, hãy bắt đầu với phạm vi
đo lớn, sau đó giảm dần xuống. Giá trị đo phải được đọc ở đồng hồ phù hợp với phạm vi đo.


3. Khi đọc giá trị đo. Chắc chắn rằng tầm mắt quan sát phải vuông góc với đồng hồ và
kim chỉ thị giá trị cần đọc.

CHÚ Ý:
1. Không đánh rơi hay gõ thiết bị đo vì những dụng cụ này là những thiết bị chính xác,
khi gây chấn động, có thể làm hỏng các chi tiết cấu tạo bên trong dẫn đến kết quả đo sẽ không
chính xác.

2. Tránh sử dụng hay lưu kho ở nhiệt độ cao hay độ ẩm cao. Sai số của giá trị đo có thể
xảy ra do sử dụng ở nhiệt độ hay độ ẩm cao. Bản thân dụng cụ có thể biến dạng nếu tiếp xúc với
nhiệt độ cao.
3. Lau sạch dụng cụ sau khi sử dụng, vào đặt nó vào vị trí ban đầu. Chỉ cất dụng cụ đi sau
khi nó đã được lau sạch dầu hay chất bẩn. Tất cả dụng cụ phải được đưa trở về trạng thái ban đầu
của nó, và bất kỳ dụng cụ nào có hộp chuyên dùng, phải được đặt vào hộp. Dụng cụ mang đi
phải được cất ở những nơi nhất định. Nếu dụng cụ được cất giữ trong thời gian dài, cần phải bôi
dầu chống gỉ và tháo pin.


3.4.1. Cân lực (cần xiết lực)
Dùng để xiết bulông / đai ốc đến mômen tiêu chuẩn.

1. Loại đặt trước
Mômen cần xiết có thể đặt trước bằng cách xoay núm điều chỉnh. Khi bulông được xiết

dưới trạng thái này, có thể nghe một tiếng kêu “tít” cho biết rằng đã đạt được mômen tiêu chuẩn.
2. Loại lò xo lá
(1) Loại tiêu chuẩn. Cân lực hoạt động bằng một thanh đàn hồi, nó được làm dưới dạng
một lò xo lá, thông qua đó lực được chỉ thị ở đế tay quay. Lực tác dụng có thể đọc được qua kim
chỉ thị và thang đo thể hiện mômen xiết tiêu chuẩn.
(2) Loại nhỏ. Giá trị tối đa vào khoảng 0.98Nm. Dùng để đo giá trị lực xiết ban đầu.


CHÚ Ý:
- Cân lực chỉ dụng ở giai đoạn cần xiết đúng giá trị lực tiêu chuẩn, không được sử dụng
như dụng cụ cầm tay thông thường sẽ gây hư hỏng và giá trị lực đo được không chính xác.
- Chú ý đối với loại cân lực lò xo lá: Để tác dụng lực ổn định, hãy dùng 50 ~ 70% giá trị
ghi trên thang đo. Tác dụng lực sao cho tay cầm không chạm vào trục. Nếu áp lực tác dụng vào
những phần khác với chốt, không thể đạt được giá trị đo mômen chính xác.
THAM KHẢO:
Khi xiết với dụng cụ nối dài được gắn vào cân lực cần chú ý:

1. Gắn một dụng cụ nối dài làm tăng chiều dài hiệu lực (L2) cua cân lực. Nếu hai dụng cụ
này được sử dụng để xiết bulông / đai ốc cho đến khi đạt được mômen xiết tiêu chuẩn đọc trên
cân lực, mômen thực tế sẽ lớn hơn mômen xiết tiêu chuẩn.
2. Ví dụ về giá trị liệt kê trong sách hướng dẫn sửa chữa.
- Giá trị tiêu chuẩn: T= 816kgf·cm (Mômen xiết tiêu chuẩn)
- Trị số khi sử dụng cân lực đọc được với dụng cụ nối dài: T'= 663kgf·cm
3. Công thức chuyển đổi: T'= Tx L2 / (L1+L2)
Với T' = Trị số của cân lực có dụng cụ nối dài [kgfcm]
T = Mômen xiết tiêu chuẩn [Nm {kgfcm}]
L1 = Chiều dài của dụng cụ nối dài [cm]
L2 = Chiều dài của cân lực [cm]



3.4.2. Thước kẹp
Thước kẹp có thể đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong và độ sâu.
Phạm vi đo: 0~150, 200, 300mm
Độ chính xác phép đo: 0.05mm

Cấu tạo thước kẹp: 1. Đầu đo đường kính trong; 2. Đầu đo đường kính ngoài; 3. Vít hãm;
4. Thang đo thước trượt (thang đo phụ); 5. Thang đo chính; 6. Độ sâu đo được; 7. Thanh đo độ
sâu.
Hướng dẫn:

1. Đóng hoàn toàn đầu đo trước khi đo, kiểm tra vị trí vạch đo đầu tiên trùng điểm 0 và
khe hở giữa đầu đo phải nhìn thấy ánh sáng.
2. Di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp.
3. Khi chi tiết đã được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp, cố định thước trượt bằng vít hãm
để dễ đọc giá trị đo.


×