Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Xưởng ô tô và các vần đề an toàn (Bai giang chương 4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 18 trang )

Chương 4. XƯỞNG DỊCH VỤ Ô TÔ VÀ CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN
4.1. Sơ đồ bố trí xuổng dịch vụ ô tô
4.1.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng xưởng dịch vụ ô tô của Đại lý Mercedes-Benz An Du - 2003
CỔNG RA
Cầu nâng
2 trụ

Cầu nâng
4 trụ
Bệ thử phanh

KHO

PHỤ TÙNG

KHU VỰC
Sửa chữa

KHU VỰC
Rửa xe
XƯỞNG
CƠ KHÍ

KHU VỰC
Đồng, Sơn

KHU VỰC
Sửa chữa

Cầu nâng
2 trụ



Quản đốc

KHU VỰC
Sửa chữa nhanh

KHU VỰC
Sửa chữa nhanh

KHU VỰC
CSKH,
Cố vấn DV

Cầu nâng
2 trụ

KHU VỰC
Sửa chữa nhanh

KHU Tiếp nhận xe
PHÒNG

BỘ CHỈNH

KHÁCH

WHEEL ALIGNMENT

KHU Kiểm tra xe


CỔNG VÀO

KHO
Thiết bị
KHO
Dụng cụ

KHU VỰC
Chuẩn bị sơn

Buồng Sơn


4.1.2. Sơ đố quy trình dịch vụ tiêu chuẩn của mercedes-Benz

Chuẩn bị tiếp
nhận sửa chữa

Làm thủ tục
nhận xe

Cố vấn KH

Kiểm tra xe

Phân bổ
công việc

Theo dõi
tình hình KH


Thanh toán
& giao xe

Lập hóa đơn

Bảo dưỡng,
sửa chữa

Qui trình hoạt động tiêu chuẩn
(11 bước)

Kiểm tra
sau sửa chữa

Kiểm tra
việc thực hiện


4.1.3. Các bước triển khai quy trình dịch vụ

Bước 01
Đặt hẹn & chuẩn bị ...

Bước 03
Trao đổi với Khách hàng

Chuẩn bị cho 01 ngày

Xác định nhu cầu KH cần


Tiếp nhận công suất xưởng

Hoàn thiện phiếu YCSC

Xác định số khách hẹn đến
Đánh dấu
và ghi nhận cuộc hẹn
Theo dõi

Đón và hỗ trợ khách đến

Bước 09
Xuất HĐ , thanh toán …

Nhận công việc được giao

Chuẩn bị hóa đơn

Tiến hành chẩn đoán

Hoàn thiện hồ sơ S/C

KH xác nhận đồng ý YCSC
Tiến hành sửa chữa

Bước 04
Kiểm tra xe theo yêu cầu
Xác nhận yêu cầu KTra


Tiến hành Ktra chức năng

Bước 02
Check-in (Tiếp nận xe)

Bước 06
Sửa chữa (theo yêu cầu)

Kết thúc sửa chữa

Bước 10
Giao xe & thu tiền KH
Giải thích chi phí với KH

Bước 07
Kiểm tra việc sửa chữa

Thu tiền
Bàn giao xe cho KH

Ktra qui trình sửa chữa

Bước 05
Phân bổ và KTra tiến độ

Biên bản sửa chữa

Xếp HSo vào bảng KT tiến độ

Bước 08

Kiểm tra CL cuối cùng

Mời khách vào phòng

Ktra dung lượng xưởng

Tích cực hỗ trợ khách

Phân công công việc

Kiểm tra xe

Ktra công việc hoàn thành

Hoàn thiện hồ sơ sửa
chữa

Bước 11
Theo dõi, chăm sóc KH
Khảo sát KH sau S/C
Tổng hợp KQ Khảo sát
Nhắc nhỡ KH


4.2. Các vấn đề an toàn trong xưởng dịch vụ ô tô
4.2.1. Những điều cần lưu ý khi làm việc trong xưởng dịch vụ ô tô
- Luôn ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc nhằm ngăn ngừa tai nạn và phòng tránh bị
thương.
- Luôn cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân và đồng nghiệp
Nếu bị thương khi làm việc sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân, mà nó còn ảnh hưởng

đến gia đình, đồng nghiệp và công ty.
Các yếu tố gây tai nạn

A. Tai nạn do yếu tố con người
Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc
quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.
B. Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý
Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các thiết bị
an toàn hay môi trường làm việc kém.
LƯU Ý: Những quy đinh về an toàn có thể khác nhau giữa các quốc gia, các công ty và
có thể có yêu cầu cao hơn những hướng dẫn cơ bản.


4.2.2. Thiết bị bảo vệ cá nhân
An toàn không chỉ là một thuật ngữ thông dụng trên bảng thông báo trong khu vực làm
việc. Thói quen làm việc an toàn có thể làm giảm tai nạn và thương tích, giảm bớt khối lượng
công việc và giữ cho con người không bị tổn thương.

Kính bảo hộ
Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE: Personal Protective Equipment) quan trọng nhất của
một KTV phải đeo trong suốt thời gian là an toàn mắt kính bao hộ, mắt kính này phải đạt tiêu
chuẩn ANSI Z87.1 như hình bên dưới.

ANSI là một từ viết tắt cho Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ, phần Z87.1 đề cập đến
tiêu chuẩn cho Thiết bị bảo vệ mắt và mặt nạ cá nhân hoạt động nghề nghiệp và giáo dục. Các
tiêu chuẩn này giúp đảm bảo các thiết bị bảo vệ mắt và mặt nạ cá nhân có sự bảo vệ cần thiết từ
khi có lực tác động, bức xạ không ion hóa, và các chất lỏng bay hơi.


Kính an toàn nên được đeo vào mọi lúc khi làm việc trên xe, xung quanh xe hay bất kỳ

hoạt động dịch vụ nào.
Giầy mỏ thép
Giày bảo hộ có mũi bằng thép sẽ bảo vệ bàn chân KTV tránh bị tổn thương khi có vật
nặng rơi vào. Nếu không có giày bảo hộ, nên mang giày da sẽ có tác dụng sự bảo vệ tốt hơn
giày vải.

Giầy bảo hộ có mũi sắt rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa thương tích chân do các vật rơi
xuống ngay cả khi giày đã cũ rách.
Găng tay (bao tay)
Mang găng tay để bảo vệ bàn tay khi tiếp xúc với các chi tiết có bề mặt thô hoặc sắc bén.
Găng tay cao su mỏng được sử dụng khi làm các công việc có chất lỏng ô tô như dầu động cơ
(oil), chất chống đông dung dịch nước làm mát (antifreeze coolant), dầu hộp số tự động (ATF:
Automatic Transmission Fluid), dầu phanh (Brake fluid) hay bất kỳ chất lỏng nào khác có thể
gây nguy hiểm.

Găng tay bảo hộ loại nhựa vinyl (dẻo cứng) có một số kích cỡ khác nhau. Chọn găng tay
phù hợp kích cỡ. Găng tay vinyl có thể sử dụng một thời gian dài và thường có thể đeo suốt
ngày để giúp bảo vệ tay tránh tiếp xúc với chất bụi bẩn và các vật liệu có thể gây nguy hiểm.


Một số loại găng tay và đặc điểm của chúng bao gồm:
1. Găng tay phẩu thuật bằng cao su: Những găng tay tương đối rẻ tiền nhưng có xu hướng
căng, phồng, và yếu đi khi tiếp xúc với khí gas, dầu, hoặc dung môi.
2.Găng tay vinyl: Găng tay này cũng không đắt và không bị ảnh hưởng bởi khí gas, dầu,
hay dung môi.
3. Găng tay polyurethane: Găng tay đắt hơn rất nhiều, nhưng rất bền. Mặc dù những găng
tay này cũng không bị ảnh hưởng bở khí gas, dầu, hay dung môi, nhưng chúng rất trơn trượt.
4. Găng tay Nitrile: Găng tay này giống như găng tay cao su, nhưng nó không bị ảnh
hưởng bởi khí gas, dầu, hoặc dung môi, nhưng chúng lại đắt tiền.
5. Găng tay thợ cơ khí: Những găng tay này thường được làm bằng da tổng hợp và spandex

và lớp chống nhiệt, cũng như bảo vệ khỏi bụi bẩn và vật sắc nhọn.
Mũ bảo hộ
Các kỹ thuật viên dịch vụ làm việc dưới xe nên mũ bảo hộ để bảo vệ đầu chống va chạm
với các vật dưới xe và các tấm lót của cầu nâng.

Một kiểu mũ bảo hộ có lớp nhựa đệm bên trong mũ vải
Tay, đồ trang sức, quần áo
Cởi bỏ đồ trang sức có khả năng bị mắc kẹt vào các vật xung quanh hoặc có khả năng trở
thành vật dẫn điện.


Giữ tay sạch bằng cách rửa với xà phòng và nước nóng ít nhất là 110 ° F (43 ° C). Tránh
mặc quần áo quá rộng hoặc có nhiều thứ treo lủng lẳng. Ngoài ra, nên bảo vệ tai nếu có âm
thanh xung quanh có cường độ lớn đến mức ta phải tăng âm lượng giọng nói lớn hơn bình
thường khi trao đổi thông tin (mức âm thanh cao hơn 90 decibel [dB]).
CHÚ Ý: Một máy cắt cỏ điển hình tạo ra tiếng ồn ở mức khoảng 110 dB. Điều này có
nghĩa là tất cả những người sử dụng máy cắt cỏ hoặc các thiết bị làm cỏ hoặc sân vườn khác
nên đeo bảo vệ tai.
Quần áo bảo hộ
Để tránh tai nạn KTV phải chọn quần áo làm việc chắc và vừa với cơ thể để hỗ trợ cho
công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khoá và nút quần áo lô ra, nó có thể gây trầy
xướt, hư hỏng cho xe trong quá trình làm việc.
Quần áo còn là một biện pháp an toàn chống tai nạn và cháy, tránh để da trần tiếp xúc
với các hóa chất trong ô tô.
4.2.3. Khuyến cáo an toàn đối với KTV
Khi nâng bất kỳ vật gì, hãy nắm chỗ vững chắc nhất. Giữ vật nặng gần cơ thể để giảm
thiểu sức căng. Nâng vật nặng với đôi chân và cánh tay chứ không phải bằng lưng của bạn.
Phải giữ tư thế luôn thẳng lưng khi nâng đỡ vật nặng, nếu cố nhấc vật quá nặng rất dễ
gây đau lưng và chấn thương cột sống. Di vậy cần phải có giá đỡ khi tháo lắp vật nặng. Đặc
biệt cẩn thận để tránh bị rơi vào chân.

Không nên tạo tư thể không thoải mái khi làm việc. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu
quả công việc, mà còn có thể làm cho KTV bị ngã và chấn thương.


Khay từ là một dụng cụ rất hữu ích để giữ các dụng cụ cần thiết ở nơi có thể dễ dàng tiếp
cận mà không cần phải uốn người qua lại để tìm kiếm quá nhiều lần nhằm tiết kiệm thời gian
và năng lượng suốt một ngày dài trong xưởng.
 Không xoắn cơ thể khi mang vật nặng mà nên xoay cơ thể trên chân trụ để giúp giảm
sức căng tác dụng lên cột sống.
 Yêu cầu giúp đỡ khi di chuyển hoặc nâng vật nặng.
 Nên đẩy vật nặng tốt hơn kéo nó. (Điều này trái ngược với cách sử dụng chìa khóa hay
dụng cụ khác - không bao giờ đẩy chìa khoá. Nếu nới lỏng bulông/ đai ốc , toàn bộ trọng
lượng của cơ thể được sử dụng để đẩy tay của bạn về phía trước. Điều này thường dẫn đến
việc tay bị vật sắc nhọn cắt, va chạm gây vết thâm tím, hoặc các thương tích khác)
 Luôn kết nối ống dẫn khí với ống xả của bất kỳ chiếc xe nào để giúp ngăn chặn sự tích
tụ carbon dioxide (CO) bên trong không gian kín của nhà xưởng.

 Khi đứng, giữ đồ vật, phụ tùng, và dụng cụ đang làm việc giữa chiều cao ngực và chiều
cao thắt lưng. Nếu ngồi làm việc ở độ cao khuỷu tay.
 Luôn chắc chắn rằng ca pô xe luôn được giữ ở trạng thái mở.


Xe chuyên dùng đẩy ô tô di chuyển trong xưởng
 Nhờ trợ giúp khi đẩy xe hoặc sử dụng xe đẩy bằng động cơ điện.
Luôn giữ gìn và vệ sinh nơi làm việc thật sạch sẽ để tránh ngay cơ gây tai nạn nhằm bảo
vệ bản thân và người khác khỏi bị chấn thương.
Không để dụng cụ hay phụ tùng cũng như tiến hành tháo rã chi tiết trên sàn sẽ làm dơ bẩn
sàn rất dễ gây tai nạn, đồng thời KTV rất dễ dẫm đạp lên dụng cụ, phụ tùng và đá văn đi nơi
khác làm thất lạc, hư hỏng dụng cụ và phụ tùng dẫn đến hiệu quả công việc bị ảnh hưởng.
Hãy luyện tập thói quen đặt chúng lên bàn nguội hay giá làm việc.

Ngay lập tức lau sạch nhiên liệu, dầu hay mở rơi vãi trên sàn để tránh cho bản thân và
người khác không bị trượt ngã trên sàn.
Khi di chuyển trong xưởng, phải đi theo lối đi đã kẻ vạch quy định.

Tất cả các mảnh vải, giẻ lau có dính dầu nhờn phải được trữ trong thùng chứa bằng kim
loại có nắp để ngăn ngừa tự cháy.
Không được để bất cứ vật gì có dính dầu, nhiên liệu nằm cùng nhau trên sàn nhà bàn làm
việc, phản ứng hóa học có thể xảy ra và gây cháy tự phát mà không cần tia lửa.


Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ điện v.v.
do chúng có thể dễ dàng bắt lửa và cháy. Ví dụ: khi dùng xăng vệ sinh chi tiết không được
đứng gần mô tơ điện đang hoạt động, tia lửa từ mô tơ sẽ bắt cháy hơi xăng.

Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị thương:
1. Các thiết bị điện, thuỷ lực và khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng nếu sử
dụng không đúng.
2. Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại như máy
khoan, máy mài…và làm sạch bụi, mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử
dụng.
3. Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc
trong khu vực có chuyển đông quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm chấn thương tay.
4. Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết chỉ nâng xe cho đến khi lốp vừa nhấc khỏi mặt
đất. Sau đó, kiểm tra đảm bảo rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi tiếp tục nâng
hoàn toàn xe lên cao. Không được thao tác mạnh hay gây rung lắc xe khi nó đã được nâng lên,
rất dễ làm cho xe rơi xuống và gây tai nạn nghiêm trọng.
Phòng tránh hỏa hoạn
Chú ý những yêu cầu về phòng tránh hoả hoạn
-


Phải tập huấn hiệu lệnh và nguyên tác phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc;

-

Khi chuông báo cháy kêu hoặc có hiệu lệnh báo cháy, tất cả nhân viên phải hỗ trợ việc
cứu hoả;

-

Bình cứu hỏa phải luôn ở trạng thái tốt và được đặt nơi dể lấy, dễ nhìn thấy;


-

Phải biết rõ những nơi có đặt bình cứu hoả và biết cách sử dụng chúng như thế nào;

-

Không hút thuốc trong xưởng;

-

Chỉ hút thuốc đúng nơi quy định, và phải dập tắt tàn thuốc trong gạt tàn.

Chú ý những cảnh báo trong vùng xung quanh những vật dễ cháy
-

Giẻ có thấm xăng hay dầu đôi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt bỏ và
trong thùng kim loại có nắp đậy;


-

Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu, dung dịch tẩy rửa chi tiết và
các chất lỏng dễ bắt lửa;

-

Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy đang
nạp điện, do chúng tạo ra khí H2 dễ cháy có thể bắt lửa;


-

Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửă vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và hãy
dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín;

-

Không vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên hoả
hoạn trong hệ thống cống;

-

Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình chứa thích hợp;

-

Không được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rò rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ đã
được sửa chữa. Ví dụ: Khi tháo chế hoà khí, cần tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh
động cơ bị khởi động bất ngờ.


4.2.4. Quy trình và phương pháp vệ sinh
Có 4 phương pháp làm sạch cơ bản và quy trình vệ sinh sử dụng trong dịch vụ ô tô.
Rửa bằng áp lực
Máy bơm nước sử dụng động cơ điện hoặc động cơ xăng để nén tăng áp suất nước và buộc
nó phải phun ra khỏi vòi phun. Áp lực phun của nước đủ để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các mãn
bám ở thành xe do các phụ phẩm phát thải từ ô tô tạo ra. Đôi khi phải hòa trộn các dung dịch
tẩy rửa vào nước để giúp làm sạch nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Áp suất nén khí phải dưới 30PSI (206kPa). Nếu khí nén dùng vệ sinh và thổi khô chi tiết
phải đảm bảo dòng khí được giữ theo hướng phun từ cơ thể người ra khu vực trống xung quanh.
Luôn sử dụng vòi phun được khuyến cáo bởi OSHA với khe phun đảm bảo giới hạn áp suất tối
đa 30 PSI. Phải cuốn gọn và cất giữ ống dẫn khí khi không sử dụng.
Chú ý an toàn khi sử dụng nước có áp lực mạnh: Vì nước được phun ở áp suất cao nên cần
phải đeo kính bảo hộ khi sử dụng để bảo vệ không chỉ mắt mà cả mặt trong trường hợp vòi phun
bị bắn tung tóe về phía kỹ thuật viên. Sử dụng máy phun nước áp suất cao ở khu vực mà dòng


chảy từ việc lau chùi sẽ không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm tại khu làm việc hoặc gây hại cho
thực vật hoặc động vật.
Hóa chất/ Khử trùng
Hoá chất tẩy rửa bao gồm một trong nhiều giải pháp tẩy rửa, bao gồm chất tẩy rửa, dung
môi, hoặc vi khuẩn ăn dầu và mỡ. Các vi khuẩn sống trong nước và ăn các hydrocarbon cơ bản
của dầu mỡ.
Chú ý an toàn khi sử dụng hóa chất tẩy rửa: nên đeo mặt nạ, khẩu trang khi làm sạch các
bộ phận bằng chất làm sạch hóa học. Tránh tràn chất tẩy rửa xuống sàn nhà để ngăn ngừa tai
nạn trượt ngã. Thường xuyên làm sạch và thay thế các hóa chất chất tẩy rửa.
Vệ sinh bằng phương pháp ăn mòn
Vệ sinh kim loại mài mòn được sử dụng để làm sạch các chi tiết tháo rời như khối động
cơ. Các chất mài mòn được sử dụng bao gồm bắn cát hoặc hạt thép, vỏ hạt óc chó khô, hoặc

trong trường hợp vệ sinh sơn xe có thể sử dụng xút ăn da (natri carbonat)
Chú ý an toàn khi sử dụng phương pháp này: Luôn mang mặt nạ bảo vệ và quần áo bảo
hộ, bao gồm găng tay, áo choàng dài và quần dài.
Nung nóng
Làm sạch bằng nhiệt sử dụng nhiệt để làm bốc mỡ và bẩn bằng những lò nung đặc biệt
có nhiệt độ cao. Phương pháp làm sạch này đòi hỏi phải sử dụng thiết bị đắt tiền nhưng không
sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào và an toàn với môi trường.
Chú ý an toàn khi sử dụng phương pháp vệ sinh này: Vì lò nung nhiệt hoạt động ở nhiệt
độ cao, thường vượt quá 600°F (315°C), nên tắt lò và để nguội hoàn toàn trước khi tháo các bộ
phận ra khỏi lò để tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.
4.2.5. An toàn điện

Sử dụng các đầu nối và dây nối có chân tiếp đất (giắc 03 chân) để vận hành các dụng cụ
điện. Một số dụng cụ chỉ sử dụng phích cắm hai chấu.


Phải chắc chắn rằng hai dây dẫn đã được cách điện thật tốt.
Phải sửa chữa hoặc thay thế bất kỳ dây điện bị đứt, cắt hoặc bị hư hỏng để ngăn ngừa khả
năng gây sốc điện (bị điện giật).
Khi không sử dụng, dọn dây điện ra khỏi sàn nhà để tránh bị ngã lên chúng. Băng dây
xuống nếu chúng được đặt trong các khu vực nhiều người đi lại.
Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự không bình thường nào trong thiết bị điện, ngay lập tức
tắt công tắc về nấc OFF và liên lạc với người quản lý / đốc công.
Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc về nấc OFF trước
khi tiến hành dập lửa.
Hãy báo cáo đường dây điện không đúng hay các thiết bị điện lắp không đúng với người
quản lý / đốc công.
Hãy báo cáo khi có bất kỳ cầu chì nào bị cháy (đứt) với người quản lý do cầu chì cháy báo
hiệu có chập mạch ở đâu đó
An toàn khi đấu nối ắc qui khởi động

Để khởi động mô xe khác khi bình ắc qui đã hỏng, phải sử dụng dây cáp bằng đồng có vỏ
bọc cách điện tốt như trong hình bên dưới hoặc sử dụng bộ đầu nối.

Điểm kết nối cuối cùng luôn luôn là điểm bắt trên thân máy hoặc giá treo máy nhưng phải
xa ắc qui nhất có thể. Vì bình thường khi tiếp xúc vị trí nối cuối cùng sẽ tạo ra tia lửa điện và
tia lửa này sẽ gây nổ khí xung quanh ắc qui.
Nhiều loại xe hiện nay thiết kế dây tiếp mát ắc qui đặc biệt dùng cho mục đích nối cáp
khởi động. Vì vậy phải đọc hướng dẫn sử dụng hoặc thông tin dịch vụ để biết vị trí chính xác.


Ắc qui có chứa axit và phải được xử lý cẩn thận để tránh nghiêng góc lớn hơn 45 độ. Luôn
tháo đồ trang sức khi làm việc xung quanh ắc qui để tránh bị điện giật hoặc bỏng khi kim loại
tiếp xúc với mạch 12V khi chạm mát.
4.2.6. Bình chữa cháy
Có bốn loại bình chữa cháy. Mỗi loại chỉ có ctác dụng chữa cháy với loại vật liệu cháy
phù hợp
1. Hạng A: được thiết kế để sử dụng cho chữa các chất dễ cháy như vải, giấy và gỗ.
2. Hạng B: được thiết kế để sử dụng cho chất lỏng và mỡ dễ cháy, bao gồm xăng, dầu,
chất pha loãng, và dung môi.
3. Hạng C: chỉ được sử dụng trong các vụ cháy bằng điện.
4. Hạng D: chỉ có hiệu quả đối với các kim loại dễ cháy như nhôm bột, natri, hoặc magiê.
Hiệu suất chữa cháy của các loại bình chữa cháy được đánh dấu rõ ràng bên cạnh mỗi bình
chữa cháy. Một số bình chữa cháy có tác dụng chữa được nhiều loại hỏa hoạn.

Mỗi bình chữa cháy được thiết kế để chữa cháy cho loại cháy A, B, C hoặc D.
Khi sử dụng bình cứu hỏa, nhớ từ “PASS”.
P = Kéo chốt an toàn.
A = Hướng ống phun của bình chữa cháy ở đáy hỏa hoạn.
S = Bóp cần gạt để kích hoạt bình chữa lửa.
S = Quét vòi phun đang phun hóa chất chữa cháy từ bên này sang bên kia.


Khi chữa cháy nhớ từ “PASS”


Các loại bình chữa cháy
Các loại bình chữa cháy gồm có:
1. Nước: Bình chữa cháy nước, thông thường trong bình chứa áp lực, tốt cho việc sử dụng
lửa hạng A bằng cách giảm nhiệt độ xuống mức không thể duy trì được lửa.
2. Carbon dioxide (CO2): Bình chữa cháy bằng carbon dioxide rất tốt cho hầu hết các loại
hỏa hoạn, đặc biệt là hạng B hay hạng C. Bình chữa lửa CO2 hoạt động bằng cách loại bỏ oxy
khỏi lửa và CO2 lạnh cũng giúp làm giảm nhiệt độ của đám cháy.
3. Hoá chất khô (vàng): Một bình chữa cháy khô là tốt cho các loại lửa hạng A, B, C hoặc
bằng cách phủ lên các vật liệu dễ cháy, loại bỏ oxy khỏi lửa. Bình chữa cháy khô có khuynh
hướng ăn mòn và sẽ gây hư hỏng cho các thiết bị điện tử.
Chăn lửa
Chăn lửa phải có sẵn trong khu vực xưởng. Nếu một người bị cháy, lấy chăn lửa ra khỏi
túi và ném ra và xung quanh nạn nhân để làm ngập lửa.

Chăn lửa phải được treo ở dễ quan sát thấy, dễ lấy và nôi trung tâm xương
4.2.7. Chậu rửa mắt và sơ cứu
Tất cả các khu vực trong xưởng phải được trang bị một bộ sơ cứu và một trạm rửa mắt
nằm ở trung tâm và được giữ trong các đồ sơ cứu trong tình trạng sẳn sàng.
Bộ dụng cụ sơ cứu; Một bộ sơ cứu bao gồm:
1. Băng (nhiều loại);

2. Miếng gạc;

3. Cuộn gạc;

4. Gạc tăm I-ốt;


5.Thuốc mỡ kháng sinh;

6.Kem Hydrocortisone;

7. Gel thoa vết bỏng (phỏng);
10. Cái nhíp;

8. Dung dịch rửa mắt;

11. Găng tay;

9. Cây kéo;
12. Hướng dẫn sơ cứu;


Mỗi xưởng nên có một người được đào tạo về sơ cứu khi xảy ra tai nạn
Trạm rửa mắt
Trạm rửa mắt phải được đặt ở vị trí trung tâm và được sử dụng bất cứ khi nào có chất lỏng
hoặc hóa chất vào bắn mắt. Nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp như vậy, giữ mắt trong dòng nước
liên tục và yêu cầu hỗ trợ chuyên môn..

Trạm rửa mắt. Rửa mắt bằng nước là cách tốt nhất trong trường hợp nhiễm bẩn mắt.

Khu vực này đã bị chặn để khách không vào khu vực làm việc nguy hiểm.



×