Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

ĐỀ THI học SINH GIỎI NGU VAN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.64 KB, 52 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN : NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ."
( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 2: (6 điểm).
Có ý kiến cho rằng bài thơ: "Bạn đến chơi nhà" thể hiện cảnh ngộ nghèo túng của
Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn ở vườn Bùi. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?
Câu 3: (10 điểm).
Có ý kiến nhận xét rằng: "Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó
thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta". Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao
mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN : NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2015-2016
Câu 1: (4 điểm).
* Về kĩ năng:
- Nhận diện được các biện pháp tu từ và giá trị nghệ thuật của nó trong đoạn thơ.
- Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
* Về nội dung: Chỉ ra và phân tích được giá trị của biện pháp tu từ. Cụ thể:
- Đây là khổ thơ đầu tiên trong bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Lời thơ rạo rực,
giọng điệu sôi nổi đã thể hiện được những cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng


gà trưa trên đường hành quân. (0,5 điểm)


- Điệp ngữ "nghe" ở ba câu thơ cuối trong khổ thơ làm cho lời thơ mềm mại uyển chuyển
dễ đi vào lòng người. (1,0 điểm)
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã nhấn mạnh sự kì diệu của âm thanh tiếng gà.
Nắng trưa cảm nhận bằng thị giác, sự mệt mỏi nơi bàn chân cảm nhận bằng xúc giác, kí ức tuổi
thơ được cảm nhận bằng trái tim nhưng ở đây đều được cảm nhận bằng thính giác. Sự chuyển
đổi cảm giác ấy giúp người chiến sĩ thấy được sức mạnh của âm thanh tiếng gà. Nó ấm áp rạo
rực làm tác giả thấy thiên nhiên đẹp hơn, xao động hơn và có hồn người hơn. (2,0 điểm)
- Khổ thơ là những dòng cảm xúc chân thành của tác giả khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.
Qua đó ta thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của người chiến sĩ. (0,5 điểm)
Câu2: (6 điểm).
* Yêu cầu về hình thức: Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu về Nguyễn Khuyến và hoàn cảnh ra đời bài thơ. Không nên hiểu bài thơ
"Bạn đến chơi nhà" thể hiện cảnh ngộ nghèo túng của Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn tại vườn
Bùi. (0,5 điểm)
- Vườn Bùi chốn cũ hiện lên trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến hết
sức đẹp, phong phú với kiểu không gian ao vườn. Bạn đến chơi, tác giả vui mừng khôn xiết, tay
bắt mặt mừng. Tưởng như Nguyễn Khuyến đang dắt bạn ra thăm vườn, trong vườn có đủ loài
cây quen thuộc: cải, cà, bầu, mướp. Đó là hình ảnh của làng cảnh Việt Nam trong thơ Nguyễn
Khuyến. (2,0 điểm)
- Đúng là trong nhiều bài thơ viết khi ở ẩn Nguyễn Khuyến có nói đến cảnh ngộ thanh
bạch của mình khi từ quan. Bài thơ không chủ định nói về cái nghèo túng cùng quẫn. Nguyễn
Khuyến không nói là không có thứ gì để đãi bạn. Có tất cả nhưng đều không dùng ngay được vì
không đúng thời vụ, không đúng lúc. Những cái không ấy được cường điệu lên tới cực đại để
làm nền xuất hiện cho một cái có quan trọng nhất trong câu kết "Bác đến chơi đây ta với ta" để
khẳng định một tình bạn tri kỉ cao đẹp. (2,0 điểm)
- Thấp thoáng sau mỗi dòng thơ là nụ cười hóm hỉnh: sáng tạo nên một tình huống khó

xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm.
(1,0 điểm)
- Bài thơ đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn vượt lên trên vật chất tầm thường.
Quan niệm đó có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống hôm nay. (0,5 điểm)
Câu 3: (10 điểm).
1) Mở bài : (1,0 điểm)


- Dẫn dắt được vào vấn đề. (0,5 điểm)
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. (0,5
điểm)
2) Thân bài :
a. Thơ ca dân gian là gì? Là phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục
ngữ, dân ca, ca dao...; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều
cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của
nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ
thể; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ. (0,5 điểm)
b. Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): thể hiện những
tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ... của người lao động. (0,5 điểm)
c. Thơ ca dân gian thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta: (7,0 điểm)
- Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên ( dẫn chứng). (1 điểm)
- Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng : “ Dù ai đi...mùng mười tháng ba; Bầu ơi
thương ...một giàn; Nhiễu điều phủ lấy...nhau cùng; Máu chảy ruột mềm; Môi hở răng lạnh...”).
(1 điểm)
- Tình cảm gia đình:
+ Tình cảm con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ...có nguồn;
Ngó lên nuột lạt...bấy nhiêu;...). (0,5 điểm)
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha như...là đạo con; Ơn
cha...cưu mang; Chiều chiều ra đứng...chín chiều; Mẹ già như...đường mía lau...). (0,5 điểm)
+ Tình cảm anh em ruột thịt (dẫn chứng: Anh em nào phải...hai thân vui vầy; Chị ngã

em nâng...). (0,5 điểm)
+ Tình cảm vợ chồng ( dẫn chứng: Rau tôm...khen ngon; Thuận vợ thuận...cạn...)(0,5đ)
- Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Ra đi vừa
nhớ bạn hiền. Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời; Bán anh em xa mua láng giềng gần). (1,0
điểm)
- Tình thầy trò (dẫn chứng : Muốn sang thì bắc...lấy thầy...). (1,0 điểm)
- Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng : Qua đình...bấy nhiêu; Yêu nhau cởi...gió bay; Gần nhà
mà...làm cầu; Ước gì sông...sang chơi...). (1,0 điểm)
3) Kết bài : (1,0 điểm)
- Đánh giá khái quát lại vấn đề. (0,5 điểm)
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ. (0,5 điểm)


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (4 điểm)
a, Trong bài thơ : “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có sử dụng thành ngữ nào và cho
biết tác dụng của việc sử dụng thành ngữ đó?
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
(Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương-Ngữ văn 7, tập I)
b , Viết một đoạn văn khoảng 15 dòng (có ít nhất 3 câu văn sử dụng thành phần trạng ngữ)
trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Hãy chỉ ra các trạng ngữ đó.
Câu 2: (6điểm)
a, Qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng –Ngữ văn 7, tập II, em
có suy nghĩ gì về lối sống giản dị của Bác?

b, Cảm nhận của em về bài ca dao:
“Công Cha như núi ngất trời,
Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu 3: (10 điểm)
Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến
cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự thống nhất giữa tâm hồn
nghệ sĩ, với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ
ý kiến trên.
--- Hết --HD CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn 7
Câu
Câu 1

Nội dung
Ýa
- Học sinh chỉ ra được thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”

Điểm
2,0
0,5


2

- Tác dụng:
+ Vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian: “ba chìm bảy nổi” đảo thành “bảy
nổi ba chìm”.

+ Với việc sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” trong bài thơ đã diễn tả sự
long đong, lận đận, tuyệt vọng…về số phận của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến.
Ýb
* Yêu cầu chung:
- HS viết khoảng 14-16 dòng, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, đảm
bảo các ý như yêu cầu, chỉ đúng thành phần trạng ngữ trong 3 câu văn cho
điểm tối đa.
- HS viết câu dùng từ chưa chuẩn xác, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát cho nửa
số điểm. Nếu không chỉ ra thành phần trạng ngữ hoặc không có trạng ngữ
không cho điểm.
*Yêu cầu cụ thể.
- Hình thức: HS viết đúng hình thức đoạn văn đảm bảo đủ số dòng quy định.
- Nội dung: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở
những phương diện:
+ Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: Tiếng Việt là một thứ tiếng
hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị,
uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư
tưởng của con người, thỏa mãn các yêu yêu phát triển của đời sống văn hóa,
xã hội.
+ Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được
tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu, nhịp điệu. Còn cái
hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng phản ánh đời sống
phong phú tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có sự gắn bó với nhau.
Cái đẹp của một thứ tiếng cũng phản ánh được cái hay của thứ tiếng ấy.
Vd: Truyện Kiều của Nguyễn Du tác giả rất thành công trong việc dùng từ để
tả cảnh và tâm trạng của nhân vật.
Ýa
* Yêu cầu chung.
- HS biết cách trình bày một đoạn văn cách viết một đoạn văn nghị luận, bố

cục logic, chặt chẽ, hợp lí, văn phong trong sáng, có cảm xúc,…diễn đạt lưu
loát, trình bày sạch sẽ mạch lạc…
* Yêu cầu cụ thể.
- Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, chúng ta vô cùng cảm phục
Bác bởi Bác là vị lãnh tụ nhưng có lối sống giản dị, khiêm tốn. Lối sống giản
dị đó gắn liền với 60 năm hoạt động cách mạng của Người, gắn liền với sự
nghiệp cách mạng, tất cả vì nước, vì dân.
- Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng Bác sống một cuộc sống giản dị
trong đời sống hàng ngày. Từ bữa cơm đến nơi ở, lối sống và tác phong làm
việc của Bác rất thanh bình, trong sáng, khiêm tốn. Bác làm nhiệm vụ cao cả
để cứu nước, cứu dân nhưng lại rất gần gũi,thân thiện với mọi người…
-Bác giản dị trong lời nói và bài viết nhưng từ cách nói giản dị, dễ hiểu của
Bác lại trở thành chân lý của mọi thời đại, có sức cảm hóa người đọc.
Ýb
* Yêu cầu chung.
- HS biết cảm nhận về bài ca dao với lời văn mạch lạc, trong sáng, đảm bảo

0,5
1,0
2,0

0,5

0,75

0,75

3,0

1,0


1,0
1,0
3,0


các ý, thể hiện được cảm xúc cho điểm tối đa. HS cảm nhận sơ sài cho nửa
số điểm.
* Yêu cầu cụ thể.
- Bài ca dao được viết theo thể lục bát cùng với việc sử dụng phép so sánh
(công cha – núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông) .
- Những hình ảnh được dùng để so sánh là những hình ảnh vô cùng lớn lao,
kì vĩ. Ở đây tác giả đã lấy hình ảnh to lớn, kì vĩ của thiên nhiên để so sánh
cùng việc kết hợp sử dụng những từ ngữ chỉ mức độ (ngất trời, nước ở ngoài
biển Đông). Tất cả đã cho ta thấy được công lao to lớn của cha mẹ. Công lao
ấy không thể đong đếm được.
- Cuối bài ca, công cha nghĩa mẹ còn được thể hiện ở (chín chữ cù lao). Chín
chữ ấy, một mặt cụ thể hóa và khẳng định công cha nghĩa mẹ là vô cùng to
lớn. Đồng thời, mặt khác còn là lời nhắn nhủ tâm tình về lòng biết ơn của
con cái đối với cha mẹ.
=>Như vậy qua lời hát ru của mẹ dành cho con, bài ca dao muốn nói với con
về công lao trời biển của cha mẹ đồng thời nhắn nhủ con không bao giờ được
quên công lao ấy.
3

0,5
1,0
1,0
0,5


10.0
a, Mở bài
Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ, trích dẫn nhận
định.
b, Thân bài
* Giải thích: Học sinh cần giải thích được:
- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao
hòa với thiên nhiên.
- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của
người chiến sĩ.
* Chứng minh:
Học sinh làm sáng tỏ qua hai luận điểm :
1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ.
- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại.
- Là sự say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng.
+ Trong bài “Cảnh khuya”: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa
xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa
lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như một bức tranh thủy
mặc… giao hòa quấn quýt.
+ Trong bài “Rằm tháng giêng”: vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc: “nguyệt
chính viên”, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo
nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.
HS lấy dẫn chứng phân tích làm rõ luận điểm.
-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha
thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh(HS có thể liên hệ với bài:
“Bài ca Côn Sơn” – Nguyễn Trãi để thấy được tiếng suối trong thơ Bác gần
gũi với con người.
2.Cốt cách chiến sĩ.
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:
+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh

khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm).
- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của
Bác.

1,0
8,0
0,5
0,5

3,0
0,5
1,0

1,0
0,5

4,0
0,5


+ Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì dầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác
với phong thái thật ung dung.
+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù
ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn người vẫn
hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.
+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt
phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng => Vẻ đẹp của tạo vật còn là
một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời
thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở

thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.
* Đánh giá khái quát: hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa
hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ
Người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con nguười Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và
cốt cách người chiến sĩ: Với việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cùng với
hình ảnh thơ cổ điển đều mang đậm tính hiện đại. Chất lãng mạn kết hợp hài
hòa với chất hiện thực, tâm hồn người thi sĩ hòa hợp cùng tâm hồn người
chiến sĩ. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước. Sự thống nhất này
khó có thể chia cắt. Đó là chất thép trong thơ Bác. Có lẽ chính vì thế mà
Người đã chèo lái con thuyền cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng giúp cho
nhân dân ta có được cuộc sống ấm no hạnh phúc.
c, Kết bài .
- Đây là hai bài thơ hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và
tính hiện đại.
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả
của Bác, là dẫn chứng chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ
sĩ - chiến sĩ.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI-MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2015 - 2016
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau

1,0
1,0
0,5

1,0

1,0



“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy,
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.”
( Trích “Thăm cõi Bác xưa” - Tố Hữu)
Câu 2:(4,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ’’
(“Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 3: ( 10 điểm) Tục ngữ Việt Nam có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng cũng có
câu "Học thầy không tày học bạn".
Em hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào? Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

PHÒNG GD-ĐT
GIAO THỦY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI
NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2015-2016
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM

Câu 1:(6,0 điểm)
- Học sinh viết được đoạn văn cảm nhận, diễn đạt rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, có cảm

xúc.
- Trân trọng những bài làm có tính sáng tạo.
+ Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà
văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên
được trích từ bài thơ “Thăm cõi Bác xưa” nằm trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
(0,5điểm)
+ Đoạn thơ mở ra với từ cảm thán “Ôi” thể hiện cảm xúc xúc động, biết ơn sâu nặng tác giả
dành cho Bác.(0,5điểm)
+ Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu
rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao
động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên
nhiên.(2,0 điểm)
+ Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh
quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa
bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.(2,0 điểm)
+ Đoạn thơ bằng ngôn ngữ giản dị, cảm xúc chân thành, lời thơ thiết tha, ngọt ngào, sâu lắng
đã thể hiện niềm trân trọng, biết ơn của Tố Hữu đối với Bác, giúp ta hiểu tình thương bao la ,
rộng lớn; sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta. (1,0 điểm)


Câu 2:(4,0 điểm)
- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ và tác dụng
của nó như sau:
- Đây là đoạn thơ đầu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, là đoạn thơ diễn
tả tâm trạng của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa, từ đó khơi nguồn cảm xúc cho
toàn bài thơ.(0,5 điểm).
+ Chỉ với âm thanh bình dị, quen thuộc của tiếng gà “Cục…cục tác cục ta”, việc lặp âm
và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể sống động với âm
thanh tiếng gà vang vọng khắp không gian.(1,0 điểm)
+ Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thích giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và

điệp ngữ “nghe” được lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà
ngưng lại, làm xao động không gian, xao động lòng người, diễn tả tinh tế cảm xúc trong tâm
hồn người chiến sĩ, gợi mở kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ.(2,0 điểm)
- Đoạn thơ với âm thanh với giọng thơ trong trẻo, ngọt ngào, da diết là cảm xúc chân
thành, mộc mạc của chính tác giả, thể hiện nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu yêu thương nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.
Câu 3:(10 điểm)
*Yêu cầu:
a. Về kĩ năng: HS đạt được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng trình bày một bài văn hoàn chỉnh: đầy đủ bố cục 3 phần, diễn đạt trong sáng
dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Kĩ năng lập luận giải thích một vấn đề với hệ thống luận điểm, luận chứng rõ ràng,
thuyết phục; bước đầu biết cách so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề.
b. Về nội dung:
1.Mở bài:(1,0 điểm)
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
-Trích dẫn hai câu tục ngữ.
2. Thân bài:(8,0 điểm)
- Giải thích được nội dung của hai câu tục ngữ, sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng
tỏ nội dung từng câu tục ngữ:
"Không thầy đố mày làm nên": đánh giá cao vai trò giáo dục của người thầy trong việc
học.(0,5 điểm)
"Học thầy không tày học bạn": đánh giá cao vai trò của việc học hỏi từ bạn.(0,5 điểm)
- So sánh, đối chiếu ưu điểm, hạn chế của mỗi cách học : Hai câu tục ngữ không mâu
thuẫn nhau mà bổ sung nghĩa cho nhau để làm rõ ý nghĩa, hiệu quả của mỗi cách học: phải học
cơ bản từ thầy, bên cạnh đó còn phải học từ bạn, từ cuộc sống để hoàn thiện tri thức.(3,0 điểm)
( Học sinh đưa dẫn chứng chứng minh) (1,5 điểm)
- Rút ra quan điểm của bản thân: học sinh có thể chọn cách học ở câu tục ngữ mà mình
tâm đắc hoặc kết hợp cả hai cách học ở hai câu tục ngữ trên, quan trọng là phải có cách lập luận
rõ ràng, thuyết phục.(2,5 điểm)
3. Kết bài:(1,0 điểm)

- Khái quát vấn đề. Nêu bài học cho bản thân.
PHÒNG GD-ĐT
GIAO THỦY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:


“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
( Trích “Theo chân Bác” - Tố Hữu)
Câu 2 (6 điểm): Trình bày cảm nhận về lòng yêu nước được thể hiện trong đoạn thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Câu 3 (10 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài
thơ:“Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong
chương trình Ngữ văn 7).
PHÒNG GDĐT

GIAO THỦY

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1 (4 điểm):
Nội dung
- Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là:
+ Điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại ba lần trong hai câu thơ đầu.
+ Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác
với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa.
- Phân tích tác dụng:
+ Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với
các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về
Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
+ Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở hai câu thơ đầu để nói về tình
thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt cũng như
toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao
trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
+ Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh
sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời
mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
+ Đoạn thơ có bốn câu, sử dụng hài hoà hai phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta
hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta. Mỗi người đều cảm động vô
cùng khi đọc đoạn thơ trên.

Điểm
0,5đ

0,5đ

0,5đ

1,0đ

1,0đ
0,5đ


Câu 2 (6 điểm):
Học sinh cảm nhận được các ý sau:
Giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ và đặt đoạn thơ trong mối liên hệ với toàn
bài:
0,25đ
+ Đây là khổ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh.
+ Niềm hạnh phúc trẻ thơ có hình ảnh người bà và những kỉ niệm tuổi thơ đã đi 0,5đ
sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó
chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay
súng. Khổ thơ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính
mối liên hệ sâu sắc ấy.
Trình bày cảm nhận chi tiết:
+ Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ “vì” được lặp lại, dường như
cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.
Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua
từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia
đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai
tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính.
+ Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Nên ở
một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng

yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở
nên lòng yêu Tổ quốc. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở
chỗ đó.
+ Cách thể hiện lòng yêu nước của Xuân Quỳnh thật tự nhiên. Từ cái bình thường
của cuộc sống mà gợi những suy tưởng, cảm hứng để lòng yêu nước của bài thơ
được cất cánh.
(Liên hệ so sánh về lòng yêu nước được thể hiện ở các tác phẩm khác, ví dụ bài
“Buổi học cuối cùng” của I-li-a Ê-ren-bua: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền
quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”).
+ Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa, nó xuất hiện trong bài thơ đến sáu lần
để gọi về tuổi thơ và kết thúc là tiếng gà gọi dậy, cổ vũ tinh thần yêu nước trong
người chiến sĩ. Vì vậy, âm thanh tiếng gà được coi là một tín hiệu nghệ thuật, tạo
nên mạch ngầm suy tưởng của toàn bài.

1,5đ

1,0đ

1,0đ
1,0đ

- Khái quát chung:
+ Cảm xúc trong đoạn thơ là cảm xúc điển hình, được thể hiện qua những chi tiết 0,5đ
bình thường, giản dị, không có gì đặc biệt mà vẫn xúc động bởi sự chân thành.
+ Dù là nỗi lòng riêng tư của ai, nếu tâm trạng ấy gợi được đồng cảm thì đều có giá
trị phổ quát. Và những ai biết trân trọng quá khứ tuổi thơ, mang nặng nghĩa tình với 0,25đ
gia đình, quê hương, mỗi lần hồi nhớ quá khứ đều có thể gặp hình bóng của mình


trong “Tiếng gà trưa”.

Câu 3 (10 điểm):
I- Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh và hai văn bản.
- Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca
Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
II- Thân bài:
1. Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh
sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Rằm tháng
giêng” của Hồ Chí Minh:
- Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi, ta như lạc vào Côn Sơn - một nơi
thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát.
+ Ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng, du dương của tiếng đàn cầm là tiếng
suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. Ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu
phơi êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ, ta nằm
chơi, ngâm thơ nhàn nhã… Cảnh Côn Sơn kì thú, nên thơ làm sao!
+ Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân
thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người giao hoà cùng đất trời, thả
hồn mình cùng những vần thơ.
- Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ta cũng đến với đêm trăng nơi
chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Cảnh thật đẹp, thơ mộng với đêm trăng xuân đầy sức sống, làm cho tâm hồn ta thư
thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông,
trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây.
Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người.
+ Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người
chiến sĩ đang toạ đàm quân sự.
+ Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài
ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước
mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy, người đọc không thể quên được hình ảnh ánh
trăng ngân đầy thuyền - một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con

người đẹp hơn.
2. Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm
hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:
- Thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “Bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên, hoà
mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh
kiên cường, phong thái ung dung, tự tại.
+ Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng
hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên được thể hiện trong bài.
- Người thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “Rằm tháng giêng” khiến ta cảm mến
trước tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu vẻ đẹp đầy chất
quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu.
+ Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho
nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê
hương, đất nước tha thiết, thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh.

0,5đ

0,5đ
1,0đ

0,5đ

0,5đ
0,5đ

0,5đ
0,5đ

1,0đ
1,0đ

0,5đ


+ Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch
của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt
Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.
0,5đ
+ Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm
hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. Ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê
hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
* Chú ý:
0,5đ
- Trong quá trình biểu cảm, học sinh cần làm nổi bật những đặc sắc nghệ thuật tiêu
biểu của hai văn bản.
- Có liên hệ, so sánh để làm nổi bật nội dung bài viết và cảm xúc sâu sắc hơn.
* Khái quát, nâng cao vấn đề:
0,5
- Hai bài thơ ra đời ở hai thời điểm, hoàn cảnh khác nhau: Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn
ca” khi lui về ở ẩn còn Hồ Chủ Tịch sáng tác “Rằm tháng giêng” giữa những năm đầu
gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
0,25đ
- Vì vậy, dù đều thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, mối giao hòa giữa người và
cảnh, đều toát lên chất nghệ sĩ của người ngắm cảnh nhưng ở Nguyễn Trãi là ẩn sĩ đắm 0,5đ
chìm tuyệt đối giữa chốn lâm tuyền, còn ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là người chiến sĩ
thưởng ngoạn vẻ đẹp của tự nhiên. Một bên thư thái, an nhàn; một bên vẫn đầy trăn trở
mà phơi phới niềm tin.
0,25đ
- Chính tâm hồn của người ngắm cảnh làm cảnh đẹp, có hồn hơn và tạo nên nét đặc sắc
riêng của từng bài.
III- Kết bài:

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn
của các nhà thơ.

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO
TẠO
GIAO THỦY
===-===

0,5đ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2015 – 2016
( Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian
phát đề)

Câu 1: (4 điểm):
a ) Em hãy xác định những quan hệ từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và cho biết giữa chúng
biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”


( Trích “Bánh trôi nước”- Hồ Xuân Hương).
b ) Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa
trong năm, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó.
Câu 2 : (6 điểm):
a ) Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình
cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có(...)”. Em hiểu như thế nào về câu nói trên của
Hoài Thanh?
b ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

“ Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm
nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy , cái mùi thơm phức của lúa mới,
của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm , cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt
của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.”
(“ Một thứ quà của lúa non:Cốm” – Thạch Lam ).
Câu 3: (10 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy làm sáng
tỏ ý kiến trên.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
TẠO
NGỮ VĂN 7
GIAO THỦY
NĂM HỌC 2015 – 2016
===-===
Câu 1: ( 4 điểm).
a ) 1,0 điểm :
*Yêu cầu: Học sinh cần nêu được những ý sau:
- Các quan hệ từ được sử dụng trong đoạn thơ là : mặc dầu, mà (0,5 điểm)
- Mối quan hệ ý nghĩa của các quan hệ từ: quan hệ đối lập, tương phản.(0,5 điểm)
b ) 3,0 điểm:
*Yêu cầu:
- Về hình thức: học sinh trình bày đúng hình thức của đoạn văn, đủ số dòng quy định.( 0,5
điểm)
- Về nội dung: viết đúng chủ đề, đúng phương thức biểu đạt, tập trung làm nổi bật cảm xúc về
cảnh sắc, không khí, con người …của một mùa trong năm, sử dụng một câu đặc biệt và nêu tác
dụng của câu đặc biệt đó. (2,5 điểm)
*Cách cho điểm:
- Trình bày đúng hình thức, đúng chủ đề và phương thức biểu đạt, diễn đạt lưu loát, cảm xúc tự
nhiên, trong sáng, có sử dụng câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt .( 3,0 điểm)

- Trình bày đúng hình thức, đúng chủ đề và phương thức biểu đạt, diễn đạt lưu loát, cảm xúc tự
nhiên, trong sáng, có sử dụng câu đặc biệt nhưng không chỉ rõ và nêu tác dụng của câu đặc biệt
.( 2,5 điểm)
- Trình bày đúng hình thức, đúng chủ đề và phương thức biểu đạt, diễn đạt lưu loát, cảm xúc tự
nhiên, trong sáng, nhưng không sử dụng câu đặc biệt ( 1,5 điểm)
- Đảm bảo đúng hình thức, đúng chủ đề nhưng không dùng câu đặc biệt hoặc dùng câu đặc biệt
mà không chỉ rõ, lời văn thiếu cảm xúc, diễn đạt chưa lưu loát.( 0,5 điểm – 1,0 điểm)
- Trình bày sai về hình thức hoặc nội dung, không cho điểm
Câu 2: (6 điểm).
a ) 2,5 điểm:
*Yêu cầu: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Câu nói của Hoài Thanh là lời nhận xét, đánh giá chính xác về công dụng của văn chương
( 0,25 điểm).


- Văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp
trong đời. Qua những nhân vật, những cảm xúc, thái độ... của nhân vật, văn chương gây cho ta
những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, những nét ứng xử tinh tế, những bài học nhân sinh cao cả... (
1,0 điểm).
- Văn chương không chỉ phản ánh đầy đủ những tình cảm vốn có của con người mà còn làm
đẹp hơn, sâu sắc hơn những tình cảm ấy. Nhờ văn chương, chúng ta được suy ngẫm lại mình,
rèn luyện những tình cảm vốn có , khiến cho những tình cảm ấy trở nên sâu sắc hơn, cao đẹp
hơn.( 1,0 điểm)
- Nhờ công dụng tuyệt vời đó của văn chương mà văn chương đã trở thành một loại hình nghệ
thuật không thể thiếu trong đời sống con người.( 0,25 điểm).
* Cách cho điểm
- Đảm bảo các ý như yêu cầu, diễn đạt trong sáng, lưu loát, viết câu, dùng từ chuẩn xác, không
sai chính tả.( 2,5 điểm).
- Đảm bảo các ý như yêu cầu, không sai chính tả, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát.( 2,0 điểm)
- Bài viết còn sơ sài, còn sai chính tả, diễn đạt chưa lưu loát. (1,0 – 1,5 điểm)

- Bài sai hoàn toàn không cho điểm.
b ) 3,5 điểm :
*Yêu cầu: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
- Đây là đoạn văn đặc sắc trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của nhà văn Thạch
Lam, bàn luận về cách thưởng thức cốm bằng một thái độ trân trọng, nâng niu với món quà
quê.( 0,5 điểm)
- Ăn cốm là phải “ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ’ để cảm nhận hương vị của đất trời,
của đồng quê kết tinh trong hạt cốm. ( 0,5 điểm)
- Cách thưởng thức cốm rất đặc biệt, phải đánh thức mọi giác quan để cảm nhận: dùng khứu
giác để cảm nhận mùi thơm của cốm, dùng thị giác để cảm nhận màu xanh của cốm, dùng vị
giác để cảm nhận vị ngọt của cốm, dùng xúc giác để cảm nhận sự tươi mát của cốm, và cùng
với sự suy tưởng để cảm nhận sự dịu dàng thanh đậm của cốm. Cách thưởng thức cốm đặc biệt
ấy thể hiện một thái độ văn hóa trong ẩm thực , gợi trong lòng người đọc bao cảm xúc về món
quà quê.( 1,5điểm)
- Đoạn văn giàu cảm xúc, sử dụng câu văn dài, nhiều vế, giọng văn chậm rãi giúp người đọc
cảm nhận được sâu sắc hơn sự tinh tế khi thưởng thức cốm, lưu giữ bao cảm xúc ngọt ngào về
hương vị, màu sắc của cốm.Qua đó ta thấy được sự gắn bó, tình yêu, niềm tự hào của tác giả
đối với sản vật quê hương và cũng là đối với quê hương...( 1,0 điểm)
Câu 3: (10 điểm )
*Yêu cầu:
1- Mở bài: (1,0 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tầm quan trọng, vai trò của sách đối với cuộc sống của con người.
( 0,5 điểm)
- Trích dẫn câu nói: sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. ( 0, 5 điểm)
2- Thân bài: ( 8,0 điểm).
a ) Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu nói (2,0 điểm)
- Câu nói trên có ý nghĩa rất sâu sắc .( 0,25 điểm)
- “Sách” là sản phẩm trí tuệ của con người, lưu giữ và cung cấp cho con người mọi tri thức.
( 0,5 điểm)
-“ Ngọn đèn sáng bất diệt” là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Ngọn đèn ấy

rọi chiếu, đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. .( 0,5 điểm)
- Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” là con người muốn khẳng định vai
trò quan trọng của sách. Sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang tri thức, là
nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.( 0,75 điểm)
b )Chứng minh câu nói trên là đúng (4,5 điểm)


Học sinh triển khai theo các ý cơ bản sau:
* Sách là kho tàng kiến thức vô tận, cung cấp tri thức cho con người về mọi lĩnh vực trong cuộc
sống .( 2,0 điểm)
- Sách Văn học giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, đau khổ , ước mơ,
khát vọng của con người; bồi đắp tình cảm cho con người (dẫn chứng).
- Sách Lịch sử đưa ta trở về những giai đoạn thăng trầm của một đất nước, một dân tộc để
chứng kiến những sự kiện, những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước...
- Sách Địa lí đưa ta đến các châu lục, các địa danh, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà ta
không cần phải đặt chân tới.
- Sách khoa học mở ra một thế giới thú vị với những con số, những thí nghiệm...
* Sách khơi dậy những điều tốt đẹp, dạy ta bao điều hay lẽ phải, giúp ta hoàn thiện hơn nhân
phẩm, đạo đức (dẫn chứng).( 1,0 điểm)
* Sách động viên an ủi ta, giúp ta giải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng
(dẫn chứng) .( 1,0 điểm)
* Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ trở nên nhàm chán, vô vị, con người sẽ thiếu hiểu
biết, thiếu kiến thức, thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới, chìm trong bóng tối của sự ngu dốt...
.( 0,5 điểm)
c ) Mở rộng vấn đề (1,5 điểm)
- Không phải bất kì loại sách nào cũng là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Bên cạnh
những cuốn sách hay vẫn còn những cuốn sách nhảm nhí, không phù hợp với lứa tuổi, nội dung
đồi trụy, kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phi đạo lí...nên cần phải chọn sách để đọc.( 0,75
điểm)
- Để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người cần phải: nâng niu, trân trọng

sách; sưu tầm lựa chọn những cuốn sách mới lạ, bổ ích; loại bỏ những cuốn sách vô bổ; biết
học tập và phát huy những phẩm chất tốt đẹp từ sách...(0,75 điểm)
3- Kết bài: ( 1,0 điểm)
- Khẳng định sách mãi luôn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người, là người bạn trung
thành của con người trong quá trình tìm kiếm tri thức . ( 0,5 điểm)
- Nêu suy nghĩ của bản thân em về việc đọc sách. ( 0, 5 điểm)

PHÒNG GD - ĐT GIAO THỦY ĐỀ KHẢO SÁTCHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2015 – 2016
Thời gian làm bài:120 phút
CÂU 1: 4 điểm
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Năm qua đi, tháng qua đi
Mai sau


Mai sau
Mai sau
Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.
( Trích “Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy )
Câu 2: 6 điểm
Trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ sau:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
( Trích “Qua Đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan )
Câu 3: 10 điểm.

Bằng những hiểu biết của em qua các bài ca dao đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý
kiến: “Ca dao là tiếng hát thể hiện tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước của
người lao động.”
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7
Câu
Câu
1

Nội dung đáp án
- Học sinh chỉ ra được trong đoạn thơ trên sử dụng biện pháp điệp ngữ.
- Học sinh chỉ ra tác dụng của từng điệp ngữ:
+ Điệp ngữ “ qua đi” gợi sự trôi chảy của thời gian, năm này qua năm khác,
tháng này qua tháng khác.
+ Điệp ngữ “mai sau” lặp lại như một điệp khúc gợi thời gian tương lai xa của
cuộc sống của đát nước.
+ Điệp ngữ “xanh” trong câu thơ cuối cùng nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống sự
trường tồn của màu xanh cây tre cho dù năm tháng qua đi. Cây tre chính là biểu
tượng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi bất diệt.

Điểm
0,5
điểm
1 điểm
1 điểm
1,5điểm


* Học sinh cần cảm nhận được các ý sau
- Bốn câu thơ trên trích trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh
Quan, bốn câu thơ là bức tranh tả cụ thể cảnh Đèo Ngang khi chiều tà bóng xế.

- Hai câu thực: Học sinh cần chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp
nghệ thuật:
+ Tác giả đã sử dụng phép đối rất cân xứng: “lom khom” với “lác đác”, “dưới
núi” với “bên sông”, “tiều vài chú”với “chợ mấy nhà”; phép đảo ngữ đưa vị
ngữ lên đầu câu, đảo trật tự từ “tiều vài chú”, “mấy nhà chợ”, kết hợp với việc
sử dụng từ láy “lom khom”, “lác đác” giàu sức gợi hình, gợi cảm, kết hợp với
việc sử dụng các số từ chỉ sự ít ỏi. Tất cả đã làm nổi bật sự ít ỏi, nhỏ nhoi, thưa
thớt của cảnh vật nơi đây.
+ Có sự xuất hiện của con người nhưng không làm bức tranh thiên nhiên và
cuộc sống vui lên mà trái lại càng tăng thêm sự heo hút quạnh vắng nơi Đèo
Ngang.
+ Hai câu luận: Học sinh cần chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép nghệ
thuật đã được sử dụng:
- Nhà thơ tiếp tục sử dụng phép đối rất tài tình: “Nhớ nước” với “thương nhà”,
“đau lòng” với “mỏi miệng”, “con quốc quốc” với “cái gia gia”, đảo ngữ và
đặc biệt là nghệ thuật chơi chữ rất khéo léo“quốc quốc”, “ gia gia”gợi cảm xúc
buồn thương của nhà thơ.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được tác giả sử dụng thật tài tình. Cảnh Đèo
Ngang có sự xuất hiện của âm thanh nhưng đó là âm thanh của loài chim hoang
dã vang lên khắc khoải, da diết càng làm cho cảnh vật đèo Ngang buồn vắng
vẻ.
- Hai câu thơ đã bộc lộ rõ nỗi niềm tâm sự của tác giả: nỗi nhớ nước thương
nhà, nỗi niềm hoài cổ nuối tiếc về một triều đại đã qua đó là triều Lê.
+ Đ + Đánh giá: Bốn câu thơ với một loạt những phép nghệ thuật tu từ đặc sắc đã vẽ
lên bức tranh cảnh Đèo Ngang khi chiều tà hoang sơ, vắng vẻ. Đằng sau bức
tranh đó là nỗi buồn trĩu nặng, da diết của tác giả Bốn câu thơ đã để lại trong
lòng người đọc những cảm xúc trân trọng trước tình cảm cao đẹp của nhà thơ.
Cách * Cách cho điểm:
Học - Học sinh cảm nhận được các ý theo yêu cầu có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, cảm
nhận sâu sắc cái hay về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ ,không mắc lỗi diễn

đạt, không sai chính tả.
Học - Học sinh cảm nhận được các ý theo yêu cầu, có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, cảm
nhận được cái hay về nghệ thuật và nội dung nhưng còn mắc một vài lỗi chính
tả.
Học - Học sinh cảm nhận được các ý theo yêu cầu, diễn đạt chưa lưu loát, chưa sâu
sắc, còn mắc vài lỗi chính tả.
- - Học sinh cảm nhận được một số ý nhưng sơ sài, diễn đạt lủng củng.
- Học sinh mới chạm ý, lủng củng sai từ 7 lỗi chính tả trở lên.
* Lưu ý:
- Học sinh có thể viết thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn.
- Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng làm nổi bật được nghệ thuật và
nội dung của đoạn thơ vẫn cho điểm bình thường.
Cu

Câu
3

B.Yêu cầu cụ thể:
a, Mở bài :
-Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: Ca dao là tiếng hát thể hiện tình cảm gia đình,

6 điểm
0,5
điểm
(2,5
điểm)

1,5
điểm
1 điểm

(2 điểm
)
1 điểm
0,5
điểm
0,5
điểm
1 điểm
6 điểm
4-5,5
điểm
2,5- 3,5
điểm
điểm

10 điểm


tình yêu quê hương đất nước của người lao động.
b, Thân bài : Học sinh chứng minh làm rõ vấn đề.
Ý 1: Luận điểm 1: Ca dao là tiếng hát của người lao động về tình cảm
gia đình.
- Ca dao thể hiện tình cảm nhớ thương, biết ơn của con cháu với ông bà.
Dẫn chứng : Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Tác giả dân gian đã mượn những mối nuộc lạt để gửi gắm nỗi nhớ thương của
con cháu với ông bà, bao nhiêu nuộc lạt là bấy nhiêu nghĩa tình, bấy nhiêu
niềm kính trọng nhớ thương ông bà của con cháu.
- Ca dao còn thể hiện tình cảm biết ơn, trân trọng về công ơn của cha mẹ đối
với con cái.

Dẫn chứng: Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Lời ca dao thiết tha trìu mến, công cha nghĩa mẹ được so sánh với “núi ngất
trời, nước ngoài biển Đông” những hình ảnh lớn lao vĩnh hằng của thiên nhiên
để ngợi ca công ơn trời biển của cha mẹ, từ đó nhắc nhở mỗi người phải giữ
trọn đạo hiếu làm con.
- Ca dao còn ca ngợi tình cảm vợ chồng hòa thuận, giúp người ta vượt qua
qua khó khăn nghèo khổ. Ca dao cũng đã nói điều ấy thật tế nhị,thật dễ
thương.
Dẫn chứng :
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
“ Râu tôm” với “ruột bầu” là những thứ bỏ đi nhưng tình cảm vợ chồng hòa
thuận hạnh phúc thì dù là những thứ người ta bỏ đi cũng trở thành những món
ngon.
- Ca dao còn là tiếng hát về tình anh em thắm thiết:
Anh em như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Tình cảm anh em được ví như chân với tay, nhìn thấy anh em trong nhà yêu
thương hòa thuận, ông bà, cha mẹ cũng vui lòng.
Ý 2: Ca dao là tiếng hát thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người
lao động
- Ca dao thể hiện niềm yêu mến, gắn bó, tự hào về những danh lam, thắng
cảnh, di tích lịch sử của đất nước.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc,xem đền Ngọc Sơn
Đài Nghiên ,Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
- Ca dao còn thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp non xanh nước biếc, sơn thủy hữu
tình của sông núi quê hương:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Hay:
Đường lên xứ Lạng bao xa
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạng kìa sông Tam Cờ.
- Ca dao còn thể hiện niềm tự hào về những vẻ đẹp của những cánh đồng
thẳng cánh cò bay, sự trù phú giàu có của sông nước quê hương:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

1 điểm
8 điểm
4 điểm
1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

3 điểm
1 điểm




Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Hay:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
*Đánh giá: Với thể thơ lục bát uyển chuyển, ngôn ngữ thơ mộc mạc bình dị,
những bài ca dao trên là tiếng nói tâm hồn của nhân dân về tình cảm gia đình,
tình yêu quê hương đất nước. Những bài ca dao bồi dưỡng cho tâm hồn người
đọc sự trân trọng, yêu thương gắn bó với gia đình, quê hương đất nước. Những
bài ca dao ấy sẽ sống mãi cùng thời gian.
c,Kết bài
-Khái quát lại vấn đề nghị luận: Ca dao thật sự là tiếng hát về tình cảm gia đình
và tình yêu quê hương đất nước của người lao động .
-Suy nghĩ của bản thân: Học sinh tự liên hệ với bản thân.

1
1 điểm
1 điểm


PHÒNG GD-ĐT
GIAO THỦY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC 2015-2016
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1:( 4 điểm)
Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Em hãy viết một đoạn văn
khoảng 15 câu nêu rõ những hậu quả nghiêm trọng mà tai nạn giao thông gây ra cho đời sống
con người. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai phép tu từ từ vựng đã học. Chỉ rõ và phân tích

tác dụng của các phép tu từ đó. (Lưu ý: Đánh số thứ tự cho các câu)
Câu 2:(6 điểm)
Em hãy phân tích cái hay cái đẹp của đoạn văn sau:
"Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu
riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những
thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... Nhựa sống trong người
căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không
chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng
cạnh."
(Trích "Mùa xuân của tôi" - Vũ Bằng)
Câu 3:(10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Một quyển sách tốt là một bạn hiền". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
Câu 1: đảm bảo các ý sau:
- Tai nạn giao thông đang từng giờ đe dọa mạng sống, sự an toàn và sự phát triển của xã
hội.
- Theo thống kê của Cục giao thông đường bộ, hiện nay số người chết và bị thương do tai
nạn giao thông đã giảm nhưng không đáng kể. Mỗi ngày, nước ta có khoảng 30 người chết, mỗi
năm có 10000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông. Số người thương vong còn cao hơn rất
nhiều...Thường ngày, những tai nạn nghiêm trọng như: đâm tàu ở Hà Nam, ở Quảng Bình, đâm
xe ở Hà Nội,...vẫn xảy ra.
- Sau các tai nạn giao thông, nhiều gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi
những thành viên, những bàn tay lao động. May mắn hơn có những người chỉ bị thương. Nhưng
trong số ấy có người phải ân hận suốt đời: bị mất đi một phần cơ thể, bị liệt, phải sống đời thực
vật,...Ở những gia đình có người bị thương như vậy họ phải mang theo những nỗi đau đớn, day
dứt suốt cả cuộc đời.
- Không chỉ tử vong và thương tật đồng thời phải kéo theo cả tình trạng khủng hoảng,
kiệt quệ về kinh tế trong mỗi gia đình.
- Khẳng định: Đó là những hậu quả đáng tiếc mà tai nạn giao thông gây ra.Vì tất cả

chúng ta cần hướng đến xây dựng giao thông an toàn.
Câu 2:(6 điểm)
Học sinh trình bày được các ý sau:
- Giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết của tác giả góp phần quan trọng tạo nên sức truyền
cảm của đoạn văn.
- Những chi tiết và hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh sắc và không khí mùa xuân ở miền
Bắc ở cả thiên nhiên và sinh hoạt của con người.
- Về cảnh sắc thiên nhiên, tác giả đã gợi tả được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân,
vừa có cái lạnh của "mưa riêu riêu, gió lành lạnh" như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có
cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm vào lòng người, những
âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.


- Hình ảnh so sánh đầy sức gợi cảm"Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên
trong lộc của loài nai..." thể hiện một sự sâu sắc và tinh tế về sức sống đang trào dâng trong
thiên nhiên và lòng người. Mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con người sức sống tiềm
tàng làm cho con người và thiên nhiên trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy trong lòng người yêu
đời khao khát sống và yêu thương.
Câu 3:(10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Một quyển sách tốt là một bạn hiền". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
* Yêu cầu :
1. Mở bài: (1điểm):
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu vấn đề cần chứng minh: Vai trò, lợi ích của sách đối con người.
- Trích dẫn ý kiến: "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"
2. Thân bài: (8 điểm)
a) Giải thích: Thế nào là một quyển sách tốt? Người bạn hiền là người như thế nào? Từ
đó thấy được vai trò, ý nghĩa của những quyển sách tốt.
b) Dùng lí lẽ dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh:

- Những kiến thức kinh nghiệm quý báu ta tiếp thu được chính là từ việc đọc sách "sách
mở ra trước mắt chúng ta một chân trời mới", mang đến cho ta điều hay, điều mới lạ.
- Sách giúp ta mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn
của thế giới xung quanh.
- Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về những biến cố lịch sử xa xưa chắp cánh cho ta
tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu hơn hiện tại. Nhờ đó, ta thêm tự hào về lịch sử hào
hùng của dân tộc, biết rằng với lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, cha ông ta quyết tâm bảo
vệ Tổ quốc, giữ gìn từng tấc đất cha ông.
- Đặc biệt sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ mọi thời đại để
ta cảm thông với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau của dân tộc và nhân loại.
Sách bồi dưỡng tình cảm làm cho đời sống tâm hồn chúng ta trở nên giàu có, đa dạng và phong
phú.
- Sách đem lại cho ta những giây phút thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách
làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người.
- Sách cho ta hưởng những vẻ đẹp và thú vui ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay,
dùng những lời đẹp mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Sách là người bạn thân thiết mang lại cho ta nguồn vui, nguồn an ủi.Vui ta đọc sách,
buồn ta cũng có sách bầu bạn. Sau những giờ học tập và lao động mệt mỏi ta sách giúp ta thư
giãn đầu óc, sảng khoái tinh thần, lấy lại cân bằng cho cuộc sống.
- Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người, cần trân trọng nâng niu những
cuốn sách quý.
c) Khái quát vấn đề:
Sách có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với đời sống con người. Nhưng chúng ta phải biết
chọn sách mà đọc. Nếu ta chọn sách tốt tức là ta chọn được người bạn hiền.
3.Kết bài: (1điểm)
Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh
Rút ra bài học cho bản thân


PHÒNG GD- ĐT GIAO

THỦY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ
VĂN 7
NĂM HỌC : 2015- 2016
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ BÀI

Câu 1: (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7- tập 2- Trang 24)
a, Phát hiện các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên.
b, Phân tích giá trị biểu cảm của các yếu tố nghệ thuật đó.
Câu 2: (6 điểm)
“Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa… Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười.
Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. ”
(Trích “ Hai biển hồ” –Theo Quà tặng cuộc sống - Ngữ văn 7- tập 2- Trang 11)
Phần trích trên trình bày vấn đề tư tưởng gì ? Suy nghĩ của em về vấn đề tư tưởng đó?(Viết
văn bản ngắn khoảng 30- 40 dòng tờ giấy thi.)
Câu 3: (10 điểm)
“Thơ Bác đã thể hiện rất rõ tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Người.”
Bằng hiểu biết của em, qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí
Minh- Ngữ văn- tập 2, em hãy làm sang tỏ nhận xét trên.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2015- 2016
Câu 1: (4 điểm)
a, (2 điểm): Phát hiện và chỉ rõ các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn như

sau:
+ Hai câu mở đầu ngắn gọn, nêu đề tài nghị luận của toàn bài đồng thời là câu chốt của
đoạn văn. (0,5 điểm)
+ Sử dụng hình ảnh so sánh: “ Tinh thần yêu nước” – “làn sóng mạnh mẽ, to lớn”. (0,5
điểm)
+ Sử dụng dồn dập, liên tiếp một loạt động từ : “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” và một loạt
tính từ: “sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn, nguy hiểm, khó khăn”. (0,5 điểm)
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: “nó kết thành... nó lướt qua… nó nhấn chìm…” (0,5 điểm)
b, - Phân tích giá trị biểu cảm của các yếu tố nghệ thuật trong đoạn trích để làm nổi bật
các ý sau:
+ Hình ảnh so sánh mới mẻ, độc đáo, lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể, cái vô hình
so với cái hữu hình…
+ Các động từ, tính từ được chọn lọc, sử dụng dồn dập, liên tiếp thể hiện sức mạnh của lòng
yêu nước với những sắc thái khác nhau…
+ Điệp từ, điệp cấu trúc câu…vừa có giá trị khẳng định vừa có tính chất đề cao sức mạnh
vô song của lòng yêu nước.
=> Toàn đoạn đã khẳng định và đề cao sức mạnh mềm mại mà dẻo dai, linh hoạt mà bền
chặt, cuồn cuộn và nhanh chóng…sức mạnh.của lòng yêu nước. Sức mạnh đó có thể “nhấn
chìm lũ bán nước và lũ cướp nước” để chiến thắng…


- Ý nghĩa: Truyền nhiệt huyết, truyền lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc tới mỗi người
Việt Nam.
Câu 2: (6 điểm)
- Vấn đề tư tưởng trong đoạn: Cần phải sống sẻ chia, hòa hợp, cởi mở với mọi người xung
quanh mình. Có như vậy cuộc sống mới có ích cho mình và mọi người.(1,5 điểm)
- Suy nghĩ về vấn đề trên: Đồng ý hay không đồng ý với vấn đề tư tưởng trên? Vì sao? Sống
như vậy bản thân mình sẽ nhận được gì? Mọi người sẽ được gì? Cuộc sống của mình và mọi
người sẽ ra sao? Một cộng đồng, xã hội, thế giới sẽ như thế nào?(2,5 điểm)
Là một học sinh, em đã làm gì và làm như thế nào? Kể một vài hành động, việc làm của em

khi sống hòa hợp, sẻ chia, cởi mở với mọi người trong cuộc sống. Thái độ, cảm xúc, cảm giác
của em sau đó.(2,0 điểm)
* Yêu cầu: Đây là một câu hỏi mở, khó, giành cho học sinh giỏi đòi hỏi các em phải đọchiểu- phát hiện và trình bày suy nghĩ của mình dưới dạng đoạn văn nghị luận giải thích kết hợp
chứng minh. Học sinh sẽ vận dụng kiến thức thực tế cuộc sống, xã hội để từ đó rút ra cho mình
một bài học, một phương châm, một cách sống có ý nghĩa trong hiện tại và tương lai.
Câu 3: (10 điểm)
Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức: Bài văn nghị luận chứng minh, đầy đủ bố cục 3 phần, dẫn chứng
tiêu biểu, lí lẽ thuyết phục.
- Nội dung:
1, Mở bài: (1,0 điểm)
- Dẫn dắt để giới thiệu về hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
- Nêu nội dung chứng minh: Tình yêu thiên nhiên va lòng yêu nước của Bác Hồ.
2, Thân bài: (8,0 điểm)
- Luận điểm 1: Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác qua hai bài thơ. (3,5 điểm)
+ Bài “Cảnh khuya”: Trích dẫn và phân tích hai câu đầu để toát lên búc tranh núi rừng Việt
Bắc về khuya đẹp lung linh huyền diệu, có âm thanh, đường nét, có trăng, có cây, hoa cỏ đan
cài… Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết.
+ Bài “Rằm tháng giêng”: Trích dẫn và phân tích hai câu thơ đầu để toát lên bức tranh núi
rừng Việt Bắc đêm xuân rằm tháng giêng tràn trề sức sống, đầy ắp sức xuân, thơ mộng, hữu
tình… Qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác.
- Luận điểm 2: Lòng yêu nước thiết tha của Bác. (3,5 điểm)
+ Yêu nước là tận tụy vì việc nước, việc dân, Bác không ngủ bao đêm vì lo nỗi nước nhà.
(Trích hai câu cuối bài “Cảnh khuya”) rồi phân tích.
+ Yêu nước, Người dành hết thời gian bàn việc quân, việc nước để tìm ra con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc.(Trích hai câu cuối bài “Rằm tháng giêng”) rồi phân tích.
- Khái quát vấn đề chứng minh- mở rộng- nâng cao vấn đề. (1,0 điểm)
3, Kết bài: (1,0 điểm)
- Đánh giá vấn đề vừa chứng minh.
- Liện hệ hành động bản thân.



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN GIAO THỦY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2. (6 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa
xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm
đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai
cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Câu 3. (10 điểm)
Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi
nào đẹp nhất, anh ta trả lời:
“Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình

bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người
Việt Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. (4 điểm)
HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ. (0,5 điểm)
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong
đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya
không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. (1 điểm)
- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng,
huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt,
hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…(1 điểm)
- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ
đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
(1 điểm)
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên
đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm
hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung,
lạc quan của Người. (0,5 điểm)


×