Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra trên chó tại phòng khám thú y Funpet Hà Nội và thử nghiệm phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 55 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................v
DANH MỤC C ÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................viii
PHẦN I..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..............................................................1
1.2. Mục đích của đề tài........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài.......................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học..........................................................................................2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..........................................................................................2
PHẦN II................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...............................................................................3
2.1.1. Giới thiệu về một số giống chó được nuôi phổ biến tại Hà Nội.....................3
2.1.2. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus................................................7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..................................................15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..............................................................16
PHẦN III.............................................................................................................19
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................19
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................19

3.2. Phạm vi, thời gian, vật liệu nghiên cứu........................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................19
3.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus......19

i


3.3.2. Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu huyết học chó mắc bệnh
viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.................................................................19
3.3.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị......................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................20
3.4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.......20

3.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus đến khám tại phòng khám..................................................................22
3.4.3. Phương pháp xác định các biểu hiện, chỉ tiêu lâm sàng và chỉ tiêu huyết
học ở chó mắc bệnh.............................................................................................23
3.4.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị......................................................................24
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................26
PHẦN IV.............................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................27
4.1. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus................27
4.1.1. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây nên
theo giống............................................................................................................27
4.1.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo lứa tuổi...28

4.1.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo tình hình
tiêm phòng...........................................................................................................30
4.2. Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu huyết học của chó
mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus..............................................32
4.2.1. Một số biểu hiện lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus............................................................................................................32
4.2.2. Một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh..................................................36
4.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm trên chó do
Parvovirus gây ra qua 2 phác đồ.....................................................................39
PHẦN V..............................................................................................................41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................41
5.1 Kết luận.........................................................................................................41

ii


5.2. Kiến nghị......................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................43
PHỤ LỤC............................................................................................................47

DANH MỤC C ÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Viết tắt

Tên đầy đủ

Canine Parvo Virus
Cộng sự
Deoxiribonucleic acid
Enzyme-linked immunosorbent assay
Kháng thể
Dose Infectieuse Culturede Tisu
Felien Panleucopenie Virus
Số lượng
Hemoglobin
Nhà xuất bản

CPV

Cs
DNA
ELISA
KT
DICT
FPV
SL
Hb
Nxb

iii



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1. Giống chó Labrado...................................................................................6
Hình 2. Giống chó Poodle.....................................................................................6
Hình 3. Giống chó Bull Pháp................................................................................6
Hình 4. Giống chó Alaska.....................................................................................6
Hình 5. Giống chó Phốc sóc..................................................................................7
Hình 6. Giống chó Fox hươu.................................................................................7
Hình 7. Sơ đồ sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó..........................10
../../../KHÓA LUẬN/báo cáo thực tập Sao Mai.doc - _Toc511473848

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 4.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi.................................29
Hình 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus......................31

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo giống
.............................................................................................................................27
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi................................29
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm Parvovirus theo tình trạng

tiêm phòng...........................................................................................................31
Bảng 4.4. Các triệu chứng điển hình ở chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus (n = 37).............................................................................................33
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus...........................................................................................................35
Bảng 4.6. Chỉ tiêu sinh lý của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus...37
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh hóa của chó mắc bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus...........................................................................................38
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus của 2
phác đồ................................................................................................................40

v



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền chăn nuôi của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng thì
chó là một loài gia súc được con người thuần hóa từ rất sớm, là loài động vật rất
gần gũi và thân thiết với con người. Đặc biệt ở các nước Âu Mỹ, người già sống
độc thân, không sống chung với con cái thì chó mèo nuôi trong nhà là con vật
hết sức gần gũi với họ. Hơn nữa, chó là loài vật thông minh và rất trung thành
nên chó luôn là người bạn đồng hành thân thiết của con người trong cuộc sống.
Chó có những đặc tính quý như nhanh nhẹn, thông minh, tính bền bỉ... do đó

chúng được con người sử dụng vào rất nhiều công việc thuộc các lĩnh vực khác
nhau trong cuộc sống. Chúng đã và đang chứng tỏ vai trò của mình trong đời
sống xã hội, có thể thực hiện từ những công việc bình thường khác nhau như
trông nhà, làm cảnh, chăn gia súc, bảo vệ, kéo xe và đặc biệt có vai trò quan
trọng trong trong công tác săn bắt tội phạm, bảo vệ an ninh quốc phòng… Và ở
các thành phố, chó đã thực sự trở thành những người bạn của trẻ em và người
già cô đơn bởi chúng rất thông minh và nhanh nhẹn.
Thành phố Hà Nội là nơi có dân cư đông, mật độ dân số cao, thu nhập
người dân ngày càng tăng. Do vậy, nhu cầu nuôi thú cảnh ngày càng cao cả về
số lượng và chủng loại. Thêm vào đó việc mở rộng giao lưu với các nước trên
thế giới và việc kinh doanh thú cảnh ngày càng phát triển nên đã có nhiều giống
chó quý được nhập vào Việt Nam để nhân giống và kinh doanh. Song song với

sự phát triển này dẫn đến dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều gây ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe đàn chó (Sử Thanh Long và cs. (2014) [12]).
Trong các bệnh thường gặp, hội chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu được
đặc biệt quan tâm vì gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho những người nuôi
chó. Theo Fairbrother J.M (1992) [30] đã nhận xét tiêu chảy là một bệnh gây
thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi trên thế giới. Tiêu chảy là một thuật ngữ
1


diễn tả biểu hiện lâm sàng hội chứng bệnh lý đặc thù của bệnh đường tiêu hoá.
Hội chứng nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột do nhiều nguyên nhân gây nên
như: Care-virus, Parvovirus, ký sinh trùng (cầu trùng, giun móc...). Trong

đó, bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây nên là nguy hiểm hơn cả
gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi (Nguyễn Như Pho, 2003, [16]). Vì vậy
việc chẩn đoán bệnh, phát hiện nhanh và chính xác để đưa ra biện pháp
phòng trị là việc cấp thiết.
Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra trên chó tại
phòng khám thú y Funpet Hà Nội và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định được tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
và một số đặc điểm của chó bị bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.
Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus ở chó.

1.3. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Nhằm bổ sung nguồn tư liệu cho nghiên cứu về bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin và số liệu cụ thể
về bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus trên chó cũng như ảnh hưởng của
các yếu tố giống, lứa tuổi, vắc xin đến tỷ lệ nhiễm bệnh.

2



PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Giới thiệu về một số giống chó được nuôi phổ biến tại Hà Nội
2.1.1.1. Giống chó nội
Theo Vương Trung Hiếu (2013) [8] một số giống chó nội ở nước ta có đặc
điểm như sau:
- Chó Vàng: Chó có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55 cm, nặng 12 - 15 kg,
có bộ lông vàng tuyền là nòi chó săn, khá tinh khôn và quấn chủ, được nuôi
nhiều ở khắp các đồng quê. Chó đực phối giống được lứa tuổi 15 - 18 tháng.
Chó cái sinh sản ở lứa tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung
bình 5 con.

- Chó Bắc Hà: là loại chó được đồng bào H mông vùng Bắc Hà , Lào cai
nuôi để làm chó săn. Chúng có bộ lông xù, cổ gáy thường bờm lông mọc rất tốt
giống như bờm sư tử. Lông đuôi hình bông lau hay đuôi sóc.
Có các màu lông khác nhau như trắng, đen, vàng, vện, xám, khoang. Một
số cá thể có màu hung đỏ.
- Chó Phú Quốc: Là giống chó tinh khôn, dũng cảm, chó Phú Quốc
thường có bộ lông đen, đốm trắng hay vàng, bụng thon, trên lưng lông mọc có
hình xoáy, hay lật theo kiểu rẽ ngôi, lông vàng xám có các đường kẻ nhạt chạy
dọc theo thân. Chó cao 50 - 60 cm, nặng 20 - 25 kg.
- Chó Mông Cộc: Ngoại hình của chúng khá đặc trưng với vẻ chắc nịch,
đầy cơ bắp và chiếc đuôi cụt ngộ nghĩnh. Tai có hình tam giác, nhọn, luôn dựng
đứng.chúng được biết đến với bản năng bảo vệ lãnh thổ và có một trí nhớ rất tốt,

đặc biệt là nhớ đường.
2.1.1.2. Giống chó nhập nội
- Fox hươu:
Fox hươu là giống chó nhỏ có nguồn gốc từ Pháp. Fox hươu có mõm nhỏ,
3


dài, tai dựng đứng, lông ngắn sát thân, màu đen pha vàng, chân khẳng khiu trông
giống hươu. Người ta thường cắt đuôi lúc còn nhỏ.
Chó Fox là giống chó rất ương ngạnh và bướng bỉnh. Chúng rất can đảm
và thích sủa nhiều. Rất trung thành với chủ, tình cảm, thông minh, luôn cảnh
giác với vật lạ. Chó Fox thường có chiều cao 25 - 30 cm, cân nặng 4 - 5 kg. Chó

cái cao 25 - 28 cm, cân nặng khoảng 4kg [43].
- Phốc sóc (pomeranians):
Giống chó này được lai tạo tại vùng Pomerania (Đức) từ những cá thể có
kích thước bé nhỏ thuộc giống German spitz. Mõm nhọn và bộ lông dày điển
hình của giống Spitz nói lên nguồn gốc từ Bắc Cực. Ban đầu, Phốc sóc có kích
thước lớn hơn và có màu lông sáng hơn hiện nay. Cá thể lớn nhất có kích thước
khoảng 13 kg và thường có màu lông trắng. Chúng có thân hình thanh thoát với
chiều cao cân đối với chiều dài. Cổ ngắn linh hoạt, đầu dài, trán hơi lồi. Về sau do
quá trình tạo giống chọn tạo kích thước nhỏ đồng thời đã có thêm nhiều màu lông
như kem, da cam, xám, nâu đen. Cân nặng 1,4 - 3 kg. Chiều cao 22 - 28 cm
(Borge và cs. (2011) [27]).
Phốc sóc mặc dù có kích thước nhỏ bé, nhưng vẫn giữ nguyên tính tình

dũng cảm của những con chó lớn. Chúng sủa rất nhiều và to, làm cho chúng có
thể trở thành giống chó canh gác, thậm chí có thể thay thế giống chó khác. Đây
cũng là giống chó có tính hiếu kì và có khả năng tiếp thu tốt khi được dạy những
trò cần có sự khéo léo.
-Labrador:
Giống chó này có nguồn gốc từ Canada, con đực có kích thước: 56 – 57
cm, con cái có kích thước từ 54 – 56 cm. Trọng lượng từ 25 – 30 kg. Đầu tương
đối to và rộng, cổ chắc khỏe. Đôi tai rủ xuống khiến cho khuôn mặt của
Labrador trông rất cởi mở và hiền từ. Thân hình rắn chắc, rất nổi tiếng bởi khả
năng bơi lội giỏi, mũi rất thính và mắt rất tinh.

4



Là vua của các giống chó săn, Labrador rất năng nổ, lanh lợi, tự tin và
rất gan dạ nhưng nó lại rất điềm đạm mà không hề hung hăng nên nó là một con
vật rất đáng yêu. Được đánh giá là giống chó thân thiện nhất hiện nay [44].
- Bull Pháp:
Chó Bull Pháp khá nhỏ bé với chiều cao (tính từ chân đến vai) dưới 30cm,
đa số dưới 25cm, cân nặng từ 8 – 13kg.
Thân hình Bull Pháp tuy nhỏ bé nhưng rất cơ bắp, lông Bull pháp rất
ngắn, mỏng, mượt và thường có màu nâu, trắng, đen hoặc trộn lẫn. Chúng có đôi
tai to, mỏng và luôn dựng đứng rất đặc trưng, trông như tai dơi. Đầu chúng tròn,
trán rộng và dô cao. Bull Pháp rất hiền lành (Leighton và Robert (1907) [35])

-Poodle:
Được sinh ra ở những vùng đầm lầy hoang dã nước Đức, Pháp. Giống chó
Poodle có 3 kích thước phổ biến: Toy Poodle có chiều cao tối đa khoảng 25 cm
khi đứng, và nặng từ 2 – 5 kg khi trưởng thành. Vì rất nhỏ nhắn xinh xắn
nên Toy hầu như chỉ được nuôi để làm thú cưng. Miniature Poodle có chiều cao
tối đa khoảng 40 cm và nặng tối đa 9kg. Standard Poodle lớn nhất trong họ
Poodle với chiều cao phổ biến khoảng 40cm, cá biệt những con cao nhất có thể
cao tới 50cm và nặng tới 30kg.
Giống chó Poodle nổi tiếng vì sự tinh nghịch, vui vẻ và cực kỳ thông
minh,có khả năng đi bằng 2 chân sau. Xét về việc huấn luyện, Poodle là một học
sinh xuất sắc. Chúng rất biết vâng lời, dễ huấn luyện và nhanh nhẹn
(Encyclopedia Britannica (2011) [29]).

- Alaska:
Theo Huson HJ và cs. (2010) [32] chó Alaska là một nhánh của giống chó
sói tuyết Bắc Cực, được biết đến đầu tiên bởi bộ tộc Mahlemut.
Chó Alaska là giống to khỏe, bền bỉ và chịu được thời tiết khắc nghiệt
của vùng Bắc Cực, chúng có khả năng phục vụ công việc kéo xe tuyết.
Sau khi vùng đất Alaska trở thành 1 bang của Mỹ thì giống chó này trở
thành một giống chó của đất Mỹ.
5


Alaska thuần chủng có chiều cao trung bình từ khoảng 60cm, nặng 30 –
50kg (trong đó dòng Alaska khổng lồ có thể cao tới gần 1m, nặng 80kg).

Lông của chó Alaska dày, thô nhưng mềm và bóng.
- Malinois:
Là một giống chó thuộc nhóm chó chăn cừu Bỉ có ngoại hình khá
giống chó chăn cừu Đức nhưng khác biệt với cái mõm đen do đó còn được gọi
là Béc-giê mõm đen.
Đặc điểm của giống chó Malinois là cơ thể chúng cân đối, vuông vắn,
trọng lượng vừa phải: con đực cao từ 61–66 cm, trọng lượng khoảng 25–30 kg;
con cái cao từ 56–61 cm, trọng lượng khoảng 20–25 kg. Ngực sâu, lưng hơi
thoải dần từ vai xuống.
Màu lông có thể là nâu sẫm tới đỏ, màu gụ tới đen, với những đầu sợi
lông màu đen. Màu nâu đỏ với mặt nạ đen. Mặt nạ và tai màu đen. Bên bụng
dưới cơ thể, đuôi và lưng có màu nâu nhạt hơn. Lông quanh cổ trông như một cổ

dề bởi vì nó hơi dài hơn. Bộ lông mượt và ngắn.
Chúng rất thông minh và vâng lời, chúng thận trọng và canh chừng với
bản năng bảo vệ chủ và lãnh thổ mạnh mẽ (Leighton và Robert (1907) [35]).
Hình ảnh một số giống chó thường gặp ở Việt Nam:

Hình 1. Giống chó Poodle

Hình 2. Giống chó Labrado

Hình 4. Giống chó Alaska

Hình 3. Giống chó Bull Pháp

6


Hình 3. Giống chó Phốc sóc

Hình 4. Giống chó Fox hươu

2.1.2. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
2.1.2.1. Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1978, sau đó lan dần trên phạm vi
toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều ổ dịch
xảy ra cùng một lúc. Theo Trần Thanh Phong (1996) [17] bệnh xuất hiện vào

mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác
nhau ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh xuất hiện ở Úc, Hà Lan, Bỉ,
Anh, Pháp, bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó
nghiệp vụ.
Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó gồm chó nhà, chó sói, chó có lông
bờm ở cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ.
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh, thông thường hầu hết các con
trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6
- 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự hủy bỏ kháng thể mẹ truyền sang. Bệnh có
khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên
chó con từ 50 - 100% (Trần Thanh Phong (1996) [17]).
2.1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh

Là do Parvovirus gây ra. Theo Phạm Hồng Sơn và cs. (2002) [24]
Parvovirus có vị trí phân loại như sau:

7


Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus
Loài: Canine Parvovirus type 2
Các đặc tính sinh học của Parvovirus
Hình thái và cấu trúc: Là một DNA đơn virus không có vỏ bọc, có đường
kính 20 nm, 32 capsome.

Sức đề kháng với môi trường bên ngoài: Parvovirus đề kháng mạnh với
môi trường bên ngoài. Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ
phòng. Nó đề kháng với tác động của Ete, Chloroforme, axit và nhiệt độ (56 0C
trong 30 phút) (Trần Thanh Phong (1996) [17]).
Đặc tính nuôi cấy của virus
Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào trên tế bào
tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó trong thời kỳ
cai sữa những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất.
Đặc tính kháng nguyên
Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế
phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa huyết thanh. Kháng thể ức
chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba

sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn đoán huyết thanh học.
Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khó thực hiện trong phòng thí nghiệm.
2.1.2.3. Dịch tễ học
Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ với virus Parvo, nhưng
chó ngoại mẫn cảm hơn chó nội (Trần Thanh Phong (1996) [17]).
Trong phòng thí nghiệm, có thể gây bệnh cho chó con và chồn. Ngoài ra,
có thể dùng chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ để gây nhiễm.
Lứa tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, nhiều nhất là
chó từ 3 đến 6 tháng tuổi. Việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ
hơn chó 3 tuần tuổi do chó 3 tuần tuổi có miễn dịch thụ động thu nhận được từ

8


chó mẹ (Hồ Đình Chúc (1993) [4]).
Mùa vụ nhiễm bệnh
Tô Du và Xuân Giao (2006) [6] khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh viêm
ruột truyền nhiễm do Parvovirus cho rằng tất cả các loài chó đều cảm thụ bệnh,
nhưng mẫn cảm hơn là loài chó lai, chó cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn. Bệnh xảy
ra quanh năm nhưng xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết đặc biệt là
những ngày mưa, độ ẩm cao. Ở Việt Nam, bệnh thường diễn ra vào thời điểm
giao mùa, từ Xuân sang Hè.
2.1.2.4. Cơ chế sinh bệnh

Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân, sau
khi xâm nhập đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng huyết
vào ngày thứ 2 và ngày thứ 5, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng thể có thể
xuất hiện vào ngày thứ 5 và thứ 6. Trong thời gian này, virus có thể được thải ra
ngoài qua phân vào ngày thứ 4, tối đa là vào ngày thứ 5, sau đó giảm dần và
chấm dứt vào ngày thứ 9. Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus đồng
thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng
bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch. Virus nhân lên trong tế bào ruột
dẫn đến hoại tử biểu mô ruột bào mòn nhung mao ruột, giảm hấp thu và tiêu
chảy rồi chết.
Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh
tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần đưa một lượng nhỏ
Parvovirus bằng 100 liều gây nhiễm mô nuôi cấy DICT (Dose Infectieuse
Culturede Tisu) đủ gây nhiễm cho chó. Điều này cho thấy tác hại về mặt dịch tễ
học do có lượng quá lớn virus trong phân (1 tỷ DICT/g phân) chó mắc bệnh
(Nguyễn Như Pho (2003) [16]; Tạ Thị Vịnh (1991) [23]).

9


Qua đường
miệng
Qua đường

Virusmiệng
vào máu
Virus vào máu
Hạch bạch huyết
và lách

Tủy xương

Ruột

Tủy xương


Ruột

Hạch bạch huyết
và lách
Hoại tử những tế bào
sinh lympho

Hoại tử biểu mô ruột
Hoại tử biểu mô ruột

Hoại tử những tế bào
sinh lympho

Giảm thiểu tế bào
lympho

Viêm ruột/ tiêu
chảy

Giảm thiểu tế bào
lympho
Chết

Viêm ruột/ tiêu
chảy

Khỏi bệnh

Hình 5. Sơ đồ sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
Chết

Sơ đồ 1:
Sinh bệnh
Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá
học của
kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu
trêndonhững chó này sẽ lên
bệnh

rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thờiParvoviru
gian lúc 9 - 12 tuần cảm
s trên
nhiễm. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảmchó
thấp,
chó con sinh ra có thể
Khỏi
bệnh
cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.
Khả năng sinh đáp ứng miễn dịch

10



Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho sẽ tồn
tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay 11 sau
khi sinh.
Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau
ở thú thịt: Virus Panleucopenie Felien (FPV). Virus gây viêm ruột ở chồn
(MEV). Sự tương đồng này có thể phát hiện bởi phản ứng trung hòa và phản
ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn
riêng biệt trong tự nhiên. FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho
chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó.
2.1.2.5. Triệu chứng

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là viêm ruột ỉa chảy, bệnh thường biểu hiện
ở 3 dạng:
Dạng đường ruột: Giai đoạn đầu chó thể hiện các triệu chứng như ủ rũ,
mệt mỏi, bỏ ăn, nằm lì một chỗ, nôn mửa cho đến khi hết thức ăn trong dạ dày.
Thân nhiệt tăng dần sau đó tăng cao. Thông thường cơn sốt kéo dài từ khi chó
bắt đầu mệt tới lúc chó ỉa chảy nặng, thân nhiệt chỉ giảm khi chó kiệt sức và lịm
dần đi. Khi chó ỉa chảy nặng, phân có mùi thối khắm đặc trưng, trong phân lúc
đầu có màu xám vàng, về sau có máu tươi hoặc đã phân huỷ thành máu cá, niêm
mạc đường ruột bong ra lẫn máu trong phân (Lê Thanh Hải và cs. (1998) [7]).
Chó thường chết do ỉa chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố
hoặc nhiễm trùng thứ phát. Những con khỏi bệnh có miễn dịch lâu dài.
Dạng tim: Thường thấy ở chó 4 - 8 tuần tuổi, biểu hiện của bệnh chủ yếu

là suy tim do virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Con vật thường chưa có biểu
hiện triệu chứng gì nhưng lăn ra chết đột ngột. Những trường hợp khác có thể
thấy chó bị thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím, gan và túi mật
sưng to, thở khó, nôn mửa và kêu la rồi lăn ra chết. Tỷ lệ chết 50%.
Dạng kết hợp tim - ruột: Thường thấy ở chó từ 6 - 16 tuần tuổi. Chó ỉa
chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong vòng 24h.

11


2.1.2.6. Bệnh tích
Theo Nguyễn Như Pho (2003) [16] bệnh tích của bệnh Parvovivus biểu

hiện như sau:
Bệnh tích đại thể
Niêm mạc ruột: sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn
nhất là ở không tràng.
Lách: Màu sắc và hình dạng không đồng nhất.
Dạ dày: Niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ.
Gan: Có thể sưng, túi mật căng.
Hạch bạch huyết: Phù thũng, xuất huyết.
Thể tim: Phù thũng phổi, viêm cơ tim.
Bệnh tích vi thể
Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkun, toàn bộ nhung mao ruột bị bào mòn.
Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu hủy những tế bào lympho trong màng

payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những
hạch bạch huyết ở lách.
Dạng tim: Viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề.
2.1.2.7. Chẩn đoán
Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [3] cho biết việc chẩn đoán bệnh
viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra trên chó có thể tiến hành như sau:
Chẩn đoán lâm sàng:
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích và yếu tố dịch tễ, chủ yếu dựa vào các đặc
điểm như sau:
Mức độ lây nhiễm lớn.
Thường gây ra trên chó từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi.
Tỷ lệ tử vong cao (trên 50%).

Điều trị tốt khi mới phát hiện
Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm ruột khác trên chó:

12


Viêm ruột do Coronavirus: Bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy hiểm
nhiều, tiêu chảy từ 6 - 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử vong thấp.
Viêm ruột do Rotavirus: Bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh chưa
được biết rõ ràng.
Viêm ruột trong bệnh Care: Rất khó phân biệt giữa bệnh Care và bệnh do
Parvovirus, bởi vì cả hai bệnh đều xảy ra ở chó con và ỉa chảy ra máu. Nhưng

cần chú ý một số khác biệt:
Trong bệnh Care phân thường có màu cà phê, còn ở bệnh do Parvovirus
phân thường có màu hồng.
Bệnh Care có dấu hiệu thần kinh và nốt sài ở da, tăng sinh các tổ chức da
ở bàn chân.
Viêm dạ dày ruột trong bệnh Leptospira gây ra tiến trình bệnh xảy ra
nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng
(cầu trùng trên chó, giun lươn,…) hoặc gây tiêu chảy do các tác động gây co thắt
hay tắc nghẽn.
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Tìm virus trong phân: Có thể thực hiện nuôi cấy trên môi trường tế bào

nhưng thời gian lâu dài và tốn kém. Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng vacxin virus
nhược độc dẫn đến bài thải virus trong 4 - 10 ngày, tuy yếu nhưng sự bài thải
này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.
Chẩn đoán huyết thanh học: Dùng phản ứng HI (dễ thực hiện, cho kết quả
tương đối chính xác). Kháng thể xuất hiện trong máu khi bắt đầu tiêu chảy nhưng
với hiệu giá thấp. Trên thực tế thường dùng phản ứng ELISA để chẩn đoán (Trần
Thanh Phong (1996) [24]; Nguyễn Như Pho (2003) [23]).
Chẩn đoán bằng test CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit): Phát
hiện kháng nguyên virus Parvo trong các mẫu phân. Thời gian cho kết quả chỉ
từ 5 -10 phút.

13



Tóm lại, ở chó bị bệnh thì ta có thể tìm virus trong phân, ở chó bệnh bị chết
ta tiến hành chẩn đoán mô học (ruột và cơ quan lympho).
2.1.2.8. Điều trị
Cũng giống như các bệnh do virus gây ra, bệnh không có thuốc điều trị
đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng, kết hợp chống bội nhiễm và tăng sức đề
kháng, trợ sức, trợ lực.
Sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
Truyền dịch nhằm bù lại lượng nước do ói mửa, tiêu chảy. Việc bù
lại lượng nước phải có tính hệ thống và thường truyền qua tĩnh mạch hoặc dưới
da. Dung dịch này gồm nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nước mất ngoài tế

bào và nước sinh lý ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein.
Việc bù đắp nước phải đầy đủ, ít nhất là 20 - 30ml nước/kgP dùng trong 4 ngày.
Chống nôn: Atropin sulphat 0,1%.
Chống vi khuẩn bội nhiễm: sử dụng kháng sinh T- 5000
Trợ sức, trợ lực: Vitamin B, Vitamin C.
Cầm máu: vitamin K (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) [3])
2.1.2.9. Phòng bệnh
Để phòng bệnh do Parvovirus gây viêm ruột trên chó theo Vương Đức
Chất và Lê Thị Tài (2004) [3] cho biết có nhiều biện pháp phòng bệnh khác
nhau như sau:
Phòng bằng vệ sinh
Cách ly để theo dõi những chó mới nhập.

Thường xuyên sát trùng chuồng nuôi
Chó phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ. Những người tiếp xúc với chó
bệnh có thể trở thành vật mang trùng thụ động và thầm lặng.
Phòng bệnh bằng vaccine
Khó khăn lớn nhất trong việc phòng bệnh bằng vaccine là sự tồn tại của
hàm lượng kháng thể thụ động từ sữa mẹ truyền sang, ngay tại thời điểm mất

14


kháng thể này thì việc tiêm phòng rất có ý nghĩa. Những chó con có đủ lượng
kháng thể từ mẹ sẽ không đáp ứng với vaccine.

Sử dụng vaccine bằng đường tiêm vào cơ thể mũi 1 lúc 6 đến 8 tuần tuổi,
mũi 2 cách mũi 1 là 21 ngày sau đó 1 năm định kỳ tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, hiện
nay nhiều tác giả khuyến cáo nên dùng ba mũi vaccine trong năm đầu tiên và
hàng năm tiêm nhắc lại một lần (mũi thứ ba cách mũi thứ hai 28 ngày sau đó
hàng năm tiêm nhắc lại một lần)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vaccine đa giá phòng được rất
nhiều bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh do Parvovirus. Một số loại vaccine
như Vanguard của Zoetis (Mỹ), Ricombitek của Merial (Pháp), Canigen của
Virbac với vaccine phòng 5 bệnh và 7 bệnh.
Vaccine phòng 5 bệnh cho chó bao gồm :
Bệnh care (Distemper virus)
Bệnh viêm gan truyền nhiễm (Andenovirus type 1)

Bệnh ho cũi chó (Parainfluenza-Adenovirus type 2)
Bệnh viêm ruột truyền nhiễm (do Parvovirus)
Bệnh xoắn khuẩn (do leptospira)
Vaccine phòng 7 bệnh cho chó bao gồm:
Bệnh care (Distemper virus)
Bệnh viêm gan truyền nhiễm (Andenovirus type 1)
Bệnh ho cũi chó (Parainfluenza-Adenovirus type 2)
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (do Parvovirus)
Bệnh xoắn khuẩn (do leptospira)
Bệnh phó cúm
Bệnh gây bởi Coronavirus
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trần Ngọc Bích (2013) [1] cho biết 84 trong tổng số 184 chó tại thành
phố Cần Thơ nghi mắc bệnh bị nhiễm CPV với tỷ lệ là 45,1%. Chó dưới 4 tháng
15


tuổi có tỷ lệ nhiễm từ 45% - 55% cao hơn so với chó ở lứa tuổi từ 4 – 6 tháng
tuổi (21,7 %). Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Chó
nhiễm CPV có số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrite thấp hơn bình
thường với tỷ lệ lần lượt là 74,7%; 72,3% và 50,6%. Kết quả kiểm tra các chỉ
tiêu sinh hóa máu cho thấy 72,2% chó nhiễm CPV có hàm lượng AST tăng và
63,8% chó nhiễm CPV có hàm lượng ALT tăng cao hơn mức bình thường. Kết

quả điều trị cho thấy có 65,1% chó mắc bệnh chó mắc bệnh do CPV khỏi bệnh.
Một nghiên cứu của Lê Minh Thành (2009) [21] tại bệnh xá thú y trường
Đại học Cần Thơ về bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó thấy có 46,58% số
chó bị nhiễm bệnh Parvovirus.
Theo nhận định của Nguyễn Thị Phương Đông (1995) thì tỷ lệ nhiễm
bệnh do Parvovirus ở chó con dưới 6 tháng tuổi có thể dao động từ 20 - 100%
(Trích Huỳnh Tấn Phát, 2001 [15])
Theo Hồ Văn Nam (1982) [13] số lượng bạch cầu tăng hay giảm đều thể
hiện chức năng của cơ quan tạo máu không bình thường. Đối với chó bệnh do
Parvovirus có thể làm cho số lượng bạch cầu giảm thấp điều đó chứng tỏ chó
bệnh do Parvovirus sẽ dễ bị suy kiệt, sức đề kháng của bệnh hầu như không có
(Trần Thị Minh Châu (2005) [2]).

Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Tấn Phát (2001) [15] trên chó bị nhiễm
Parvovirus có số lượng hồng cầu 5,4 triệu/mm 3; hemoglobin 11,38 g/100ml và
hematocrit 33,25%.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1978 do một loại vi rút có tên
Canine Parvovirus (CPV) gây ra sau đó lan dần trên phạm vi toàn thế giới. Bệnh
thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều ổ dịch xảy ra cùng một lúc.
Bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy
ra nhiều vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh xuất hiện ở
Úc, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp. Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó
nhà, chó sói, chó có lông bờm ở cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ. Chó ở mọi lứa tuổi
16



đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có
kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6-12 tuần tuổi rất
đáng kể do có sự hủy bỏ kháng thể mẹ truyền sang. Bệnh có khả năng lây lan
nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50
-100% (Tattersall P, Cotmore S.F, 1990) [41]. Theo Fairbrother J.M (1992) [30]
đã nhận xét tiêu chảy là một bệnh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi
trên thế giới. Tiêu chảy là một thuật ngữ diễn tả biểu hiện lâm sàng hội chứng
bệnh lý đặc thù của bệnh đường tiêu hoá. Bệnh viêm ruột tiêu chảy phổ biến
ở các loài gia súc. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường xảy ra vào mùa hè,
mùa thu khi thời tiết nóng và ẩm ướt. Mỗi loài động vật khác nhau có vi rút

parvo riêng của nó và nó không có sự lan truyền bệnh ngoài loài, do đó mới
có vi rút parvo gây bệnh ở người, vi rút parvo chó, vi rút parvo mèo, parvo
lợn… Parvovirus chó là một vi rút rất nhỏ, bao gồm một lớp vỏ protein và
một sợi ADN duy nhất. Tuy nhiên, vi rút này đã chứng tỏ sức mạnh đặc biệt
của nó là lây nhiễm mạnh và nhanh chóng phân chia tế bào trong các tế bào
chủ như các tế bào đường ruột, tủy xương, hệ bạch huyết và các tế bào của
thai. Vi rút này không được bao bọc trong một lớp chất béo như nhiều vi rút
khác nên chúng có một khả năng chống chịu đặc biệt với nhiều môi trường
khắc nghiệt. Chúng rất ổn định trong nhiều môi trường và có thể chịu được
một khoảng pH rộng và nhiệt độ cao. Trong phân thì vi rút có thể tồn tại hơn
6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của Ete, Chloroforme,
axit và nhiệt độ (560C trong 30 phút) (Mochizuki M, San Gabriel M.C (1993)

[39]; Taylor C.R và cs. (2002) [42]).
Trong quá trình vi rút xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng huyết, vi rút
đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số
lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm miễn dịch (McCandlish I (1999) [37].
Theo Lobetti (2003) [36] chó con có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chó
chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ liệu trình. Người ta cũng biết rằng sự
giảm dần lượng kháng thể từ mẹ truyền sang cũng liên quan trực tiếp tới tốc độ
17


tăng trưởng của chó con. Những chó con đẹp nhất, tăng trưởng tốt nhất thường
nhiễm bệnh đầu tiên (James M và cs. (2007) [33]). Theo các tác giả Hoa kỳ

James M và cs. (2007) [33] viết trong cuốn sách "Dog Owner's HomeVeterinary
Handbook" có thể tiêm vắc xin lần đầu cho chó sớm hơn từ 5-6 tuần tuổi và tiêm
3 lần cách nhau 4 tuần để hoàn thành miễn dịch cơ bản cho chó với các bệnh:
Bệnh Care (Canine Distemper-CDP), bệnh Parvovirus (Canine ParvovirusCPV), bệnh Ho cũi chó (Kennel Cough), bệnh Phó cúm (ParainfluenzaCPI),
bệnh viêm gan truyền nhiễm (Cannine Adenovirus type 2). Với chó con không
được bú sữa đầu mẹ cần bắt đầu tiêm vắc xin ngay từ 3 tuần tuổi. Theo Ling M
và cs (2012) [34] cho rằng những chó đã được tiêm vắc xin trong vòng một năm
tuổi thì vẫn có thể bị Parvovirus nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Kết quả nghiên cứu trước đó của Garcia (2000) [31] tại Niterói, Rio the
Janeiro, Brazil từ năm 1995 đến 1997 thấy có khoảng 50,6% số chó bị nhiễm
Parvovirus trong tổng số chó có triệu chứng viêm ruột, đi ngoài ra máu.


18


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chó đến khám tại Phòng khám thú y Funpet, số 83 Giải Phóng - Hai Bà
Trưng - Hà Nội.
- Bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra.
3.2. Phạm vi, thời gian, vật liệu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Phòng khám thú y Funpet, số 83 Giải Phóng - Hai
Bà Trưng - Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu: từ 11/2017 - 03/2018.
Vật liệu nghiên cứu:
+ Mẫu máu của chó mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus.
+ Phân của chó nhiễm bệnh.
+ Thuốc dùng trong điều trị chó bệnh: T5000, Dexamethazone, Vitamin
K, Atropinsulphat 0,1%, Vitamin C, Amino booster.
+ Dụng cụ, thiết bị và hóa chất: Bộ test CPV, ống nghe, nhiệt kế, ống
chống đông, hóa chất xét nghiệm máu, máy chạy sinh lý – sinh hóa máu, máy ly
tâm, dịch truyền Glucoza 5%, Natri clorid 0,9% và một số dụng cụ khác.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
- Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo giống.

- Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo lứa tuổi.
- Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo tình
trạng tiêm phòng.
3.3.2. Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu huyết học chó mắc
bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus.
- Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền
nhiễm do Parvovirus.
19



- Theo dõi chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh viêm ruột
truyền nhiễm do Parvovirus.
3.3.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
3.4.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào phương pháp chẩn đoán cơ bản của Chu Đức Thắng (2007) [22]
chúng tôi tiến hành chẩn đoán như sau:
Khi chó được mang đến phòng khám chúng tôi tiến hành hỏi bệnh từ chủ
vật nuôi kết hợp với quan sát tình trạng sức khỏe của chó bệnh thấy chó có biểu
hiện một số triệu chứng như sau:
Mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, chó bị nôn mửa, tiêu chảy;

Quan sát phân thấy phân có lẫn máu tươi, lẫn niêm mạc ruột, phân có mùi
tanh khắm đặc trưng giống như ruột cá mè phơi nắng.
Sau đó chúng tôi tiến hành đo thân nhiệt cho chó bệnh thấy chó có biểu
hiện sốt.
Trên cơ sở đó, chúng tôi kết luận sơ bộ chó bị nhiễm bệnh viêm ruột
truyền nhiễm do Parvovirus.
3.4.1.2. Chẩn đoán huyết thanh học bằng test thử CPV (Canine Parvovirus OneStep Test Kit).
Sau khi có kết luận sơ bộ từ chẩn đoán lâm sàng, đối với những chó nghi
mắc bệnh chúng tôi tiến hành chẩn đoán huyết thanh học bằng test thử CPV.
Tại phòng khám thú y Funpet chúng tôi sử dụng bộ test thử CPV của công
ty Quicking Biotech Co., Ltd; Sản xuất năm 2016; có độ nhạy là 97%; độ đặc
hiệu là 100%.


Nguyên lý

20


×