Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUNG THU Ý NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.44 KB, 9 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM
1. Hằng và Cuội ra chào:
HẰNG, NÓI SAU CÁNH GÀ
Loa ! Loa ! Loa ! Loa
Bạn nhỏ chúng ta, Lắng nghe thiên chỉ:
Ở trên thiên đình, hay tin chú Cuội, …
Thấy dưới hạ giới, Trẻ nhỏ đùa vui, Ca hát tươi cười, Múa lân phá cỗ,
Bỏ cả chăn trâu, Chẳng biết đi đâu, Ngọc Hoàng tìm mãi
Loa ! Loa ! Loa ! Loa
HẰNG, NÓI SAU CÁNH GÀ
- Các bạn nhỏ ơi, các bạn có thấy chú Cuội của chúng ta đâu không nhỉ?
- Có ạ!
- Vậy chúng ta hãy gọi to để chú cuội cùng ra chơi đùa vs chúng ta nhé! Các bạn
hãy gọi to lên nào: 1,2,3 Chú Cuội ơi!
- Chú Cuội ơi!!!
CUỘI RA, LÀM MẶT HÀI HƯỚC
- Tôi đây! Tôi đây! Cuội tôi ra đây rồi các bạn nhỏ ơi! Chú cuội xin chào tất cả các
bạn nhỏ!!!
- Chào chú Cuội ạ!!!
- Các bạn ơi, ở trên cung trăng chú cuội không phải ngày nào cũng lười biếng, rong
chơi để thiên đình phải đi gọi về đâu. Chuyện là hôm qua, tôi đang cho trâu ăn cỏ,


rồi tựa vào gốc đa thổi sáo, thì bỗng gặp chị Hằng bay đến báo tin: Đã lại đến rằm
tháng tám, trăng tròn vành vạnh, là ngày tết trung thu ở dân gian, …
các bạn thấy hôm nay có vui không?
- Học sinh: Nói thật to ( Có ạ).
- Chú cuội: Vậy chúng ta cùng vỗ tay thật to để chào chú cuội đi nào.
Thôi chết rồi, khi chú Cuội xuống đây, chú đi cùng chị Hằng. Vậy mà không biết
chị Hằng biến đi đâu nữa? Các bạn ơi! gọi chị Hằng hộ chú Cuội với.


- Học sinh: (Gọi to)- Chị Hằng ơi !
- Chị Hằng xuất hiện: Chị Hằng đây! Chị Hằng đây! Chị Hằng xin chào các em
thiếu nhi thân yêu của trường TH .......... nhé.
- Học sinh: Chúng em chào chị Hằng ạ
- Chú Cuội: Chị Hằng ơi! Sao chị đi chậm thế?

Chị Hằng cưỡi gió
Vừa bay tới đây
Mới vén tường mây
Thấy ngay các bạn
Rước đèn, họp bạn
Bày cỗ linh đình


Tiếng trống thùng thình
Rộn ràng khắp xã.

Ô! Mệt quá, đường thì chật, các bạn nhỏ thì lại đông, chị không nhớ đường nên bị
lạc, giờ mới đến được đây! Mệt nhưng mà vui quá!

Bây giờ chị hỏi các em này, em nào cho chị biết ý nghĩa của ngày Tết Trung

- Chú Cuội: Có bạn nào biết không nào?
- Thiếu nhi: Không ạ!
- Chị Hằng: Vậy bây giờ chị Hằng, chú Cuội kể cho các em nghe ý nghĩa ngày tết
trung thu và có tục múa hát ngắm trăng nhé:
- Chị Hằng: Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày
tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết
này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, đèn kéo
quân...rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này nhân dân thường bày cỗ, trông

trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở
một số nơi còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

- Chú Cuội: Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, ngày Tết Trung Thu
còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng nữa đấy.


Bởi vậy dân gian có câu:

Muốn ăn lúa tháng năm,.
Trông trăng rằm Tháng tám.

- Chị Hằng: Bây giờ thì tất cả chúng ta ý nghĩa ngày tết trung thu và có tục múa hát
ngắm trăng rồi chứ. Vậy chúng mình cùng nhau hát bài
“..................................................................................” nhé.
Loa…loa….loa…loa…
Trung thu ngày hội
Đón chị Hằng Nga
Cùng với chúng ta
Múa ca mừng hội
Loa….loa…loa…loa…
Loa….loa…loa…loa…

“Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời


Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.

2. Văn nghệ chào mừng + giao lưu văn nghệ:
Tiết mục 1: đơn ca ''Thùng thình"

Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân
thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn
là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình.
Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé... đến từ lớp...

Tiết mục 2: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)
Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết
Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách
nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái
không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của
nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi
đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến
với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé...

Lời dẫn giới thiệu tiết mục nhảy


Các bạn nhỏ này, cung trăng của chúng ta sẽ được khuấy động bằng một tiết mục
cực kỳ sung trên nền nhạc cực kỳ sôi động. Các bạn nhỏ hãy dành một tràng pháo
tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy .........................củ
3. Tuyên bố lí do:
Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, quý vị lãnh đạo, các vị lãnh
đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề
ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ngày hôm nay.
Lời đầu tiên cho phép chú Cuội cùng chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe

và lời chào trân trọng nhất.
Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất
nhiều giá trị đẹp. Ngày tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương
cho các con của mình, là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi thỏa thích, được rước
đèn dưới ánh trăng sáng, được chơi cùng Chú Cuội chị Hằng, được phá cỗ...những
giây phút ấy thật tuyệt vời làm sao. Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời
muốn nói bằng những tiết mục, chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong sẽ
được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ bằng một
4.
5.
6.
7.

tràng pháo tay thật lớn.
Khai hội múa lân
Chụp ảnh
Phát thưởng học sinh giỏi
Phá cỗ
Các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến, giây phút đặc biệt nhất của ĐÊM HỘI
TRĂNG RẰM ĐÃ ĐIỂM. Chúng ta hãy cùng nhau phá cỗ và mang lại niềm vui
đặc biệt nhất trong khoảnh khắc đặc biệt này đi thôi. Cuội Hằng xin mời các bậc
phụ huynh nhanh chân dứng dậy, đặt tay lên vai người phía trước, chúng ta sẽ tạo
nên vòng tròn cung trăng thật đẹp để chuẩn bị cho giây phút phá cỗ đặt biệt này.


Cơ hội phá cỗ nhận quà chỉ dành cho những ai đặt tay lên vai người phía trước và
xếp thành vòng tròn cung trăng. Cuội Hằng bắt đầu đếm 10 9 ... 3 2 1.
Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo
không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo
bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!

8. Chơi trò chơi + tặng quà
Cuội và chị Hằng xuất hiện trong không khí sôi động của âm nhạc:
Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các
bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa
phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy
giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng
nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương
trình hôm nay. Đó chính là "Chơi trò chơi, nhận phần thưởng", người chiến thắng
sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:



Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai? (ĐA:

Chú Cuội và chị Hằng)


Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? (ĐA: Chú

Cuội)


Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình

vuông này có ý nghĩa gì? (ĐA: Trời tròn đất vuông)


Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? (ĐA: Hội Trăng Rằm)




...


Chơi trò chơi (có đạo cụ): là các trò chơi tổ chức trên sân khấu


Thường có 2 – 3 trò chơi trong 1 chương trình



Các trò chơi nên kết hợp với âm nhạc để tăng sức hấp dẫn, sôi động



Mc có thể tổ chức trò chơi cho gia đình cùng chơi ngay tại sân khấu

Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã
vui chưa? Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng
đếm từ 10 cho đến 1, X bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ
Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu
chưa? Hô đếm 10 – 1.
1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng!
Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay
Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người
buộc bóng
Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều
bóng nhất sẽ chiến thắng
2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất
Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to

Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu
trước sẽ dành chiến thắng.
3. Trò chơi thứ 3 :Trời, Đất, Nước


Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản
trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và
chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người
được chỉ phải nói là “Trời”Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.

9. Kết thúc chương trình
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ
thân mến. Như vậy, giây phút phá cỗ cung trăng đã hoàn thành thật ý nghĩa và
thành công. Đây cũng là khoảnh khắc chương trình trung thu Đêm hội trăng rằm
phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức chương trình, xin trân trọng cảm ơn sự quan
tâm của ban lãnh đạo công ty Gắn Kết, cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban
tổ chức, tinh thần hết mình của các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Kính chúc các
quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ một mùa trung
thu ý nghĩa. Chúc tất cả quý vị có một giấc ngủ ngon. Xin chào và hẹn gặp lại ở
mùa trung thu 20XX



×