Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ứng dụng phần mềm mã nguồn mỡ trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.18 KB, 6 trang )

THAM LUẬN
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TỰ DO MÃ NGUỒN MỞ
ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC
Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã
được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua,
nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học
tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là
một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự
đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do
ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông
tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học.
Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học không thể
không nhắc đến khai thác và ứng dụng các phần mềm tự do mã nguồn mỡ trong
dạy học. Bản thân tôi xin được chia sẽ một số kinh nghiệm, học hỏi, qua trao đổi
giữa các thành viên trong tổ, đúc kết được trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và
ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập tại trường. Qua tham luận này mong
rằng có thể góp một phần nhỏ bé vào việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mỡ
trong đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy – học tập của bản
thân và đồng nghiệp trong nhà trường.
1. Thực trạng sự dụng phần mễm tự do mã nguồn mỡ
1.1. Tình hình sử dụng phần mềm mã nguồn mở vào dạy học ở trường THPT
số 2 Đakrông.
Việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở vào dạy học thực tế là rất khó
khăn, chưa có nhiều giáo viên có năng lực và đam mê về lĩnh vực này. Đa số
giáo viên chỉ mới dừng lại ở mức độ sử dụng những phần mềm cơ bản nhất phục
vụ cho việc dạy học như: Word, PowerPoint. Một số bộ môn cũng có những
phần mềm đặc thù nhưng việc khai thác cũng chỉ mang tính thời vụ, chủ yếu
phục vụ cho các tiết dạy thao giảng, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Số tiết dạy có sử dụng CNTT của giáo viên trong trường còn khá khiêm tốn.


Hiệu quả các tiết dạy có ứng dụng CNTT vẫn chưa cao.


1.2. Nguyên nhân
- Giáo viên tuy có năng lực về CNTT nhưng việc đam mê tìm hiểu phần
mềm mã nguồn mỡ còn ít.
- Giáo viên ít được bồi dưỡng CNTT thường xuyên.
- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng đủ.
- Việc khai thác và sử dụng phần mềm mã nguồn mở cũng gặp khá nhiều
khó khăn do việc đăng kí tài khoản, mật khẩu cũng khá khó khăn, mất thời gian
nên giáo viên chưa đủ kiên trì để khai thác tốt.
- Trong quá trình khai thác và sử dụng các phần mềm mã nguồn mở thì
các phần mềm thường bị giới hạn thời gian sử dụng, yêu cầu nhập code, bị lỗi,
cập nhật phiên bản mới…. do đó sau một thời gian sử dụng thì giáo viên lại phải
nghiên cứu các phần mềm khác để thay thể dẫn đến giáo viên không mặn mà với
các phần mềm đó nữa.
- Thời gian giáo viên dành cho sử dụng các trang mạng xã hội còn nhiều
nên chưa thực sự đầu tư vào tìm hiểu các phần mềm tự do mã nguồn mỡ.
2. Giải pháp
2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc khai thác và sử dụng phần
mềm mã nguồn mở
* Giúp cho giáo viên hiểu rõ phần mềm tự do mã nguồn mỡ.
Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở được gọi theo tiếng Anh là Open Source. Đây là những
phần mềm được cung cấp dưới dạng mã và nguồn, không chỉ được chia sẽ miễn
phí mà trên phương diện bản quyền, người dùng còn được phép chỉnh sữa, nâng
cấp và phát triển (trong phạm vi được qui định) mà không cần phải xin phép bất
cứ ai.
Phần mềm mã nguồn mở có tính bảo mật không cao, giao diện khá đơn
điệu và tính tối ưu không cao do đó chỉ nên sử dụng phần mềm mã nguồn mở

cho các công việc mang tính chất không đề cao tính bảo mật như : soạn giáo án,
xây dựng đồ án..


* Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm
tự do mã nguồn mỡ trong giáo dục.
Thông tư 08/2010/ BGD – ĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã
nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Điều 3. Mục đích sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành
giáo dục
1. Hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi mới tư duy,
tạo môi trường nghiên cứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu.
2. Là môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo
môi trường kỹ năng làm việc theo nhóm, theo cộng đồng.
3. Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm.
4. Tiết kiệm chi phí bản quyền.
5. Tạo sự thích nghi với các sản phẩm tương đương với các phần mềm
thương mại mã nguồn đóng.
6. Đảm bảo an ninh cho hạ tầng hệ thống thông tin và dữ liệu.
7. Định hướng sử dụng các chuẩn mở.
Điều 5. Danh mục các sản phẩm phần mềm tự do mã nguồn mở được
yêu cầu sử dụng chính thức để dạy học và sử dụng trong công tác văn
phòng của các cơ sở giáo dục.
1. Phần mềm văn phòng OpenOffice.Org (Sau đây có thể gọi tắt là
OpenOffice) là phần mềm đáp ứng và tuân thủ tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở
ODF. OpenOffice.Org gồm 6 mô đun sau:Soạn thảo văn bản (Writer); Bảng tính
điện tử (Calc); Trình chiếu (Impress); Cơ sở dữ liệu (Base); Đồ hoạ (Draw);
Soạn thảo công thức toán học (Math);
2. Bộ gõ tiếng Việt: Unikey.



3. Trình duyệt web Mozilla Firefox.
4. Phần mềm thư điện tử máy trạm của Mozilla: Thunderbird.
5. Hệ điều hành trên nền Linux.
Nói chung phần mềm mã nguồn mở là khá nhiều. Để khái thác nguồn tài
nguyên này nó chủ yếu xuất phát từ tâm lí của mỗi giáo viên. Chúng ta có thật
sự muốn thay đổi những lề lối cũ. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hầu hết những
công việc mà lâu nay chúng ta đã làm và đang làm thì có lẽ máy móc và các
phần mềm đã được tạo ra và thay thế cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến
một vấn đề gì thì hầu hết lên Google gõ như thế thì chắc chắn trên đó sẽ có hàng
trăm, hàng nghìn kết quả hiện ra cho chúng ta chọn lựa. Nếu chúng ta muốn thay
đổi cách suy nghĩ, cách làm của chúng ta cộng với một sự chịu khó tìm tòi tôi tin
chắc chắn việc khai thác và sử dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ có kết quả tốt.
Nó xuất phát từ thực tế của việc dạy học và giáo dục học sinh:
Đơn cử trong việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm thì
vấn đề đặt ra ở đây là việc chấm bài trắc nghiệm như thế nào.
Có nhiều giáo viên có những cách làm khá sáng tạo: Đục lỗ, soi đáp án...
thì đó là những cách chúng ta đã làm vậy có khi nào chúng ta nghĩ đến máy
chấm thì sẽ như thế nào, chúng ta có làm được không hay chỉ có Bộ giáo dục
mới làm được. Chúng ta lên google gõ vào như thế chúng ta sẽ có những gợi ý
khá hay. Đó là những phần mềm chấm bài trắc nghiệm bằng điện thoại thông
minh hoặc máy tính bảng rất hay, một phần mềm chấm khá hay mà tôi đã có cơ
hội được tiếp cận đó là Zip Grade. Cũng mong rằng chúng ta quan tâm đến từ
khóa này. Cuối cùng việc khai thác các phần mềm mã nguồn mở phụ thuộc rất
nhiều vào cách nghĩ của mỗi chúng ta.
2.2. Tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về sử dụng phần mềm tự do mã
nguồn mỡ.
- Nhà trường tổ chức tập huấn đại trà cho toàn thể giáo viên hoặc qua đội
ngũ giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuyên mồn về một số phần mềm có ứng dụng
nhiều trong việc soạn giảng.



- Tổ chuyên môn tổ chức thảo luận, góp ý, chia sẽ những kinh nghiệm về
ứng dụng phần mềm tự do mã nguồn mỡ.
- Tổ chức các diễn đàn qua cổng thông tin điện tử, trường học kết nối để
cho giáo viên chia sẽ những kinh nghiệm sử dụng phần mềm tự do mã nguồn
mỡ.
- Trong quy chế thi đua về ứng dụng CNTT cần phải có việc sử dụng hiệu
quả phần mềm mã nguồn mỡ trong dạy học.
3. Kết luận và đề xuất
Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của sử dụng mã nguồn mỡ
trong dạy học. Vì vậy, ứng dụng thành công hay không, có mang lại lợi ích như
mong muốn hay không chỉ còn là sự quyết tâm của bản thân của mỗi giáo viên.
Để triển khai việc ứng dụng phần mềm tự do mã nguồn mỡ vào công tác
dạy học được hiệu quả hơn trong thời gian tới, tôi xin có một số đề xuất sau:
3.1. Đối với trường THPT Số 2 Đakrông:
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng phần mềm tự do mã nguông mỡ.
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng phần
mềm mã nguồn mỡ cho giáo viên. Về các phần mềm thiết yếu, xin được giới
thiệu nhưng phần mềm sau: Bộ gõ (Unikey), phần mềm văn phòng (MS Ofice
hoặc Open office), soạn bài giảng (iSpring presenter hoặc Adobe presenter,
Violet, Lecture Maker), công cụ gõ công thức và vẽ hình toán, lý, hóa (Science
Helper For Ms Word, Chemwin, Math Type), phần mềm làm đề trắc nghiệm
(McMix, Quest hoặc ConQuest), tải tư liệu (IDM, Teleport pro), xử lý phim, ảnh
(Windows Movie maker, Picasa). Cao hơn, có thể tìm hiểu các phần mềm flash,
3DxMax để mô phỏng thí nghiệm và các hiện tượng phục vụ dạy học, nhiều
phần mềm mã nguồn mỡ khác.
3.2. Đối với Sở GD&ĐT Quảng Trị:

Đầu tư thêm phòng chức năng, CSVC về CNTT cho nhà trường nhất là
phòng nghe, nhìn, phòng họp trực tuyến, phòng tổ chức kiểm tra - thi trực tuyến.


Mỡ một số diễn đàn về CNTT trên cổng thông tin điện tử để tất cả các
CB,GV, NV trong toàn Tỉnh có thể chia sẽ trao đổi kinh nghiệm ứng dụng phần
mềm tự do mã nguồn mỡ.
Trên đây là một số ý kiến của tôi về vấn đề này mong có được sự góp ý để
bản tham luận được hoàn chỉnh.
Đakrông, ngày 16 tháng 10 năm 2018
NGƯỜI TRÌNH BÀY THAM LUẬN
Lương Chí Phương



×