Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bộ môn: CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ KHÍ HẬU Chủ đề: ĐỘ ẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.63 KB, 3 trang )

Bài báo cáo
Bộ môn: CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ KHÍ HẬU

Chủ đề: ĐỘ ẨM
Nhóm 5A – Lớp 10CMT
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Thị Thanh Loan
Nguyễn Thị Xuân Huệ
Phùng Thị Diễm Mi
Nguyễn Tấn Lực

MSSV
1022275
1022159
1022118
1022181
1022169

1. Khái niệm độ ẩm
− Độ ẩm không khí là khái niệm dùng để chỉ lượng hơi nước tồn tại trong không khí.
− Trong thực tế, bất kì nơi đâu trên bề mặt Trái đất cũng đều có hơi nước, nghĩa là độ

ẩm luôn luôn lớn hơn 0.


− Độ ẩm lớn nhất đo được ở các khu rừng mưa nhiệt đới. Độ ẩm thấp nhất đo được ở
các sa mạc, vùng địa cực hay trên đỉnh các ngọn núi cao.
2. Phân loại độ ẩm
− Căn cứ trên cơ sở toán học, người ta chia độ ẩm thành hai loại: độ ẩm tuyệt đối và độ
ẩm tương đối
− Độ ẩm tuyệt đối là hàm lượng hơi nước chứa trong một đơn vị thể tích không khí
xét.

ftuyệt đối = mnước / Vkhông khí
Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là: g/m3 hoặc mg/cm3.
− Độ ẩm tương đối (độ ẩm tỷ đối) là tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm không khí

tại điểm bão hòa ở cùng nhiệt độ. Với điểm bão hòa là khái niệm chỉ hàm lượng hơi
nước cực đại chứa trong một đơn vị thể tích không khí.

Ftương đối = ftuyệt đối / fbão hòa
Bên cạnh đó, trong khí tượng học,, độ ẩm tương đối còn được xác định gần đúng
bằng công thức sau:

F = P / Pbão hòa
Độ ẩm tương đối thường được biểu diễn dưới dạng %
− Nhiệt độ càng tăng, khả năng tích lũy hơi nước trong không khí càng lớn, điểm bão
hòa càng cao. Ví dụ:
+ Ở 00 C 1m3 không khí chứa được lượng hơi nước tối đa là 5g.
+ Ở 200C 1m3 không khí chứa được lượng hơi nước tối đa là 17,3g.
+ 300C 1m3 không khí chứa được lượng hơi nước tối đa là 30g.

− Dụng cụ đo độ ẩm được gọi là ẩm kế. Các loại ẩm kế thường gặp là: ẩm kế tóc, ẩm

kết khô – ướt, ẩm kế điểm sương,…

− Tùy theo mục đích sử dụng, người ta thiết kế nên nhiều loại máy đo độ ẩm với chức
năng chuyên biệt như:


3. Nguồn gốc của độ ẩm

Hơi nước trong không khí có nguồn gốc từ:
+
+
+
+
+

Sự bốc thoát thoát hơi nước từ các đại dương, ao hồ, sông suối và mặt đất;
Sự thoát hơi nước qua lá ở thực vật và sự hô hấp ở sinh vật;
Sự giáng thủy (mưa hay tuyết);
Hoàn lưu khí quyển mang hơi ẩm từ nơi này đến nơi khác;
Sự đối lưu mang hơi nước di chuyển giữa các độ cao trong tầng đối lưu.

4. Tác động của độ ẩm
4.1. Đối với sức khỏe con người
− Độ ẩm cao khiến cho quá trình thoát mồ hôi qua da bị cản trở, làm cho cơ thể con

người trở nên nặng nề, mệt mỏi; chúng ta sẽ cảm thấy nóng hơn nhiều so với nhiệt
độ thực tế. Một nghiên cứu cho thấy, nếu nhiệt độ không khí là 24 0C và độ ẩm tương
đối là 100% thì cơ thể chúng ta sẽ cảm nhận được nhiệt độ như là 27 0C.
− Độ ẩm thấp thúc đẩy quá trình thoát hơi nước qua da, làm khô da, nứt nẻ môi và tay
chân; chúng ta sẽ cảm thấy lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ thực tế. Tương tự như
trên, nghiên cứu này cũng chỉ ra, nếu nhiệt độ không khí là 24 0C và độ ẩm tương đối
là 0% thì cơ thể chúng ta sẽ cảm nhận được nhiệt độ như là 210C.

− Cơ thể con người cảm thấy thoải trong khoảng độ ẩm từ 35% đến 70%, thoải mái
nhất ở độ ẩm 45%.
− Giải pháp khắc phục
+ Độ ẩm quá cao: dùng máy điều hòa để cân bằng độ ẩm trong phòng kín vào mùa
nóng. Thông thoáng nhà cửa, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong mùa mưa.
+ Độ ẩm quá thấp: sử dụng quạt hơi nước hoặc thiết bị phun sương.
4.2. Đối với công trình
− Độ ẩm quá cao sẽ làm nảy sinh nấm mốc và mối mọt đục phá công trình, làm giảm
tuổi thọ và thẩm mỹ của công trình.
− Giải pháp khắc phục: dùng sơn chống thấm; thiết kế các công trình xây dựng thông
thoáng, tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời.
4.3. Đối với sản xuất nông nghiệp
− Độ ẩm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng
như sâu bệnh phá hoại.


+ Ảnh hưởng đến sự quang hợp, khả năng thụ phấn và sự nảy mầm của hạt, từ đó

ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Ví dụ: múa mì ưa khô trong khi lúa nước ưa ẩm.
+ Ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, các quá trình sinh lý và chu kì động dục của

vật nuôi, từ đó ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: trứng sâu đục thân ngô chỉ nở khi độ ẩm thấp trong khi sâu đục thân ngô
hoạt động mạnh khi độ ẩm cao.
− Độ ẩm còn ảnh hưởng đến công việc bảo quản nông sản. Nhiệt độ và độ ẩm không

thích hợp sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm từ ít đến hoàn toàn.
− Giải pháp khắc phục:

+ Trồng nhiều hàng cây chắn gió khô nóng ở các khu vực sản xuất nông nghiệp.
+ Đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiêu đầy đủ và hợp lý.
+ Xen canh để tăng diện tích che phủ của thực vật, góp phần bảo vệ nguồn nước
ngầm, tận dụng tối đa nguồn lợi của nước tự nhiên.
+ Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, hệ thống cấp thoát nước hợp lý, tận dụng tối đa
nguồn ánh sáng mặt trời.
+ Bảo quản ngũ cốc ở độ ẩm thấp. Bảo quản hoa quả, thịt - cá ở độ ẩm cao, nhiệt
độ thấp.
4.4. Đối với sản xuất công nghiệp
− Độ ẩm cao làm ăn mòn các máy móc, thiết bị và công cụ lao động. Nhiều loại vi
mạch và linh kiện điện tử dễ dàng bị hỏng khi độ ẩm tăng cao.
− Giải pháp khắc phục: dùng sơn chống thấm, sử dụng các chất hút ẩm, thường xuyên
kiểm tra và tra dầu mỡ các khớp nối.
5. Các tài liệu tham khảo
− What is relative humidity and how does it affect how I feel outside?
/>− Độ ẩm không khí
/>%20am%20KK.htm
− Độ ẩm là gì?
/>− Người Hà Nội khổ vì trời nồm
/>


×