Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.02 KB, 3 trang )

Phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015
13:54 | 16/10/2013

(ĐCSVN) - Trong Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đề xuất hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam thông qua tăng cường tích hợp và
phân hóa trong quá trình dạy học.
Cụ thể, ở bậc tiểu học, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã
hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề lớn như: môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số,
sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Lớp 4 và lớp 5 thực hiện điều chỉnh thành 2 môn Khoa học và Công nghệ (chủ yếu dựa trên cơ sở môn học này ở các
lớp 4, 5 của chương trình hiện hành; Tìm hiểu xã hội (chủ yếu dựa trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4, 5 của
chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).

Ở Trung học cơ sở tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ,
Giáo dục công dân… và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số,
sức khỏe sinh sản… vào các môn học và hoạt động giáo dục.
Ngoài ra, xây dựng hai môn học mới dó là Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh
học hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý hiện hành và một số vấn đề xã
hội). Hai môn này được xây dựng đảm bảo tính logic, nội dung các phân môn được sắp xếp hỗ trợ nhau và


tránh trùng lặp, có những chủ đề liên kết giữa các phân môn.
Ở Trung học phổ thông tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung chưa thành môn học nhưng cần thiết
giáo dục cho học sinh vào các môn học và hoạt động như đã làm trong chương trình hiện hành.
Về việc dạy phân hóa sẽ thực hiện theo nguyên tắc phân hóa sâu dần và mạnh ở cuối cấp THPT. Tiểu học
và THCS, ngoài những môn học bắt buộc, học sinh sẽ được chọn thêm chủ đề, hoạt động khác phù hợp
năng lực, sở thích. Sau THCS, học sinh sẽ phân luồng vào các trường THPT hoặc cơ sở giáo dục nghề
nghiệp. THPT tổ chức dạy phân hóa theo hướng tự chọn.
Ở lớp 10, giáo viên sẽ bước đầu định hướng nghề cho học sinh. Các em sẽ học 7 - 10 môn bắt buộc, còn
lại là các môn và hoạt động giáo dục tự chọn nhằm giúp học sinh có nhận thức thấu đáo hơn các lĩnh vực


kiến thức khác nhau, làm cơ sở cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
Lớp 11 và 12 là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và hướng nghiệp cao. Học sinh học ít môn, trong đó có
3 môn bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ) và 3 môn tự chọn (như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử,
Địa lý, Công nghệ, Khoa học về máy tính, Kinh doanh, Ngoại ngữ 2, Nghệ thuật, Hướng nghiệp...).
Đánh giá về tính khả thi, Bộ GD&ĐT cho rằng việc dạy học tích hợp theo phương án đề xuất sẽ không gây
ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một
số chuyên đề dạy học tích hợp; không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học; cán bộ quản lý có thể tổ chức và điều hành hoạt động của nhà trường khi thực hiện phương án tích
hợp này…
Về dạy học phân hóa sẽ thay đổi khá căn bản ở THPT như: bỏ hình thức phân ban, chuyển sang dạy học
tự chọn; lớp 11 và 12 học rất ít môn bắt buộc vì thế có thời gian tập trung cho các môn học tự chọn.
Các trường có thể chủ động tự chọn các nghề ở địa phương, chủ động cùng các doanh nghiệp, nhà máy,
công ty địa phương liên kết về dạy các nghề này, phục vụ công tác dạy nghề, hướng nghiệp của trường.
Học sinh sẽ được học các môn hoặc các chủ đề tự chọn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng tăng dần của
nhà trường hoặc được giới thiệu đến các trường, các doanh nghiệp, nhà máy… lân cận.
Mặt khác, do chưa kịp chuẩn bị nội dung môn học tự chọn mới, nên thời gian đầu các môn tự chọn chủ yếu
là các môn học cũ, có thêm một số môn mới như Kinh doanh, nghệ thuật… Sau đó tích cực chuẩn bị các
môn
học
mới,
sau
vài
năm

thể
tăng
thêm
một
số
môn

tự
chọn.
Bộ GD&ĐT cũng cho rằng với kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, đặc biệt là quản lý nhà trường, do vậy cần
thiết phải bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý. Cần tổ chức thí điểm dạy học tự chọn; trong triển khai đại
trà, vài năm đầu cần cho phép các trường tự nguyện và có đầy đủ các điều kiện đăng ký tham gia dạy học
tự chọn, sau đó mô hình này sẽ mở rộng dần./.

Các từ khóa theo tin:

Mỹ Anh


Bản quyền thuộc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Toà soạn: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 08048161; Fax : 08044175; E-mail :
Giấy phép số 157/GP-BVHTT ngày 01/12/2005 của Bộ Văn hoá - Thông tin về cung cấp thông tin lên mạng Internet



×