Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Máy tính của bạn có hỗ trợ card đồ họa rời không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.49 KB, 4 trang )

Máy tính của bạn có hỗ trợ card đồ họa
rời không?
Người đăng: Thứ Lưu - Ngày: 09/12/2016

Card đồ họa là bộ phận quan trọng giúp xử lý hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. Card
đồ họa khác nhau thể hiện tốc độ xử lý và chất lượng hình ảnh trên máy tính của bạn ở
những mức khác nhau. Vậy làm cách nào để xác định máy của bạn đang chạy loại card đồ
họa nào? Hãy tham khảo bài viết của mình nhé.

Bố cục bài viết gồm hai phần:


Card đồ họa là gì? Chức năng của card đồ họa? Có những loại card đồ họa nào?



Máy của bạn đang chạy card rời hay card onboard?

1. Card đồ họa là gì? Chức năng của card đồ họa? Có
những loại card đồ họa nào?
Card đồ hoạ (tiếng Anh: graphics card), hay còn gọi là cạc màn hình (display adapter), hoặc
bo mạch đồ họa (graphic adapter) là một loại thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ và
thông tin về hình ảnh trong một chiếc máy vi tính. Card đồ họa gồm hai bộ phận:




Bộ xử lý đồ họa GPU (Graphic Processing Unit)




Bộ nhớ đồ họa (Video Memory)

Như vậy chức năng của card đồ họa chính là phân tích và xử lý tất cả các dữ liệu hình ảnh
trên máy tính của bạn. Cùng với độ phân giải màn hình hiển thị, card đồ họa quyết định tốc
độ và chất lượng xử lý hình ảnh.

Phân loại card đồ họa: Card đồ họa được chia làm hai loại chính đó là:


Card onboard: là loại card màn hình có GPU được gắn cố định trên mainboard (bo
mạch chủ) còn Video Memory được chia sẻ từ RAM của máy tính, vì vậy không thể
thay thế card onboard. Đây là loại card phổ thông đi kèm với chip xử lý nên cho tốc
độ xử lý và chất lượng hình ảnh ở mức phổ thông.



Card rời: là loại Card màn hình có GPU và Video Memory riêng biệt. Đây là loại
card bạn có thể nâng cấp, thay thế cho máy tính của mình. Có nhiều phân khúc card
rời, tuy nhiên nhìn chung Card rời cho tốc độ, chất lượng xử lý hình ảnh tốt hơn
nhiều lần so với card onboard. Có hai hãng card rời chính là Nvidia và AMD.

2. Máy của bạn đang chạy card rời hay card onboard?
2.1 Kiểm tra bên ngoài


Mọi máy tính đều có card onboard tích hợp trên CPU. Vì thế chắc chắn rằng card
onboard đang chạy trên máy tính của bạn.




Do giá thành khá đắt nên card màn hình rời được nhà sản xuất bán riêng hoặc tích
hợp trên một số dòng laptop từ tầm trung trở lên. Nếu bạn thấy ở khu vực xung
quanh bàn phím laptop của mình có tem biểu tượng Nvidia hoặc AMD thì chắc
chắn laptop của bạn được tích hợp card rời của hãng tương ứng (trừ trường hợp
laptop cũ đã bị bóc mất tem)


Một tem biểu tượng card NVIDIA

2.2 Kiểm tra bằng trình cài đặt
Trong trường hợp máy mua cũ, bạn có thể kiểm tra bằng cách sau:
Cách làm tổng quan: Bạn bấm chuột phải vào biểu tượng My computer ngoài màn hình ->
Chọn Properties -> Chọn device manager -> Chọn display adapters -> Nếu trong phần này
hiển thị hai thiết bị có nghĩa là máy của bạn được lắp đặt card rời.


Bước 1: Bạn bấm chuột phải vào biểu tượng My computer ngoài màn hình.
Chọn Properties. Sau đó bạn chọn device manager.




Bước 2: Chọn display adapters. Nếu có hai dòng trong phần này nghĩa là máy của
bạn có tích hợp card rời.

Trong hình, máy của mình có card rời nên nó hiển thị hai dòng: Intel(R) HD Graphics
Family (Card onboard) và NVIDIA GeForce 830M (Card màn hình rời)

Kết luận: Mong rằng bài viết của mình đã giúp các bạn có những kiến thức căn bản về
card đồ họa. Vậy liệu máy của bạn đã kích hoạt card đồ họa chưa, nếu chưa biết hãy đón

chờ bài viết tiếp theo của mình trên Tech12h.com nhé.



×