Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tp HCM (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.02 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ CẨM NHUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGT., TS. Nguyễn Thị Nhung
TS.Huỳnh Thanh Điền

TP. Hồ Chí Minh - 2018


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đều bị chi phối bởi tất cả
các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng nào có khả năng
liên kết tốt với khách hàng, các đối tác, các dự án, chương trình tốt thì việc huy động vốn,
cho vay, đầu tư…cũng thuận lợi hơn.
Ngoài mặt tích cực, thì các mối quan hệ cũng thể hiện mặt tiêu cực, trong giai đoạn


vừa qua, hiện tượng thâu tóm lẫn nhau giữa các ngân hàng, tranh thủ các mối quan hệ với
các quan chức để phục vụ cho lợi ích của nhóm cá nhân, gây lũng đoạn thị trường và tâm lý
bất an cho các chủ thể tham gia thị trường (Nguyễn Đức Chiện 2013). Các vụ án kinh tế
trong thời gian qua liên quan đến các vị lãnh đạo ngành ngân hàng đã gây thất thoát hàng
ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế, một phần nguyên nhân xuất phát từ các mối quan hệ xã hội,
bao gồm cả mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng. Đồng thời, vẫn còn những hiện tượng như
nội bộ thông đồng lấy quỹ, lập hồ sơ giả lấy tiền tiết kiệm, tiền vay…gây mất uy tín cho
ngân hàng và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Đặc biệt việc gian lận trong cho
vay ở các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam xác suất xảy ra khá cao, gây ảnh hưởng
đến kết quả ngân hàng một cách sâu sắc (Leonard Onyiriuba 2016). Sau khủng hoảng 20072009, niềm tin vào ngành dịch vụ tài chính bị giảm sút nghiêm trọng (Benamati et al. 2010)
mà niềm tin là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Niềm tin cũng
là cốt lõi căn bản để xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ (vốn xã hội) (Dasgupta 2002;
Koniordos 2005 trích trong Crystal Holmes Zamanian & Lisa Åström 2014). Việc nghiên
cứu vốn xã hội cho ngành ngân hàng trong bối cảnh mức độ tin cậy thấp như ngành ngân
hàng (một trong những ngành ít được tin cậy nhất với 49% so với công nghệ, hoặc sản xuất
điện tử với 70-73% trong xếp hạng thế giới (Edelman Trust Barometer 2013) là vấn đề cần
thiết và nghiên cứu này cũng là tiềm năng để làm sáng tỏ vốn xã hội cho ngành dịch vụ tài
chính và đóng góp cho ngữ cảnh hiện tại, khi niềm tin bị ảnh hưởng sau khủng hoảng
(Maskell 2000).
Các mối quan hệ xã hội vừa thể hiện mặt tích cực và tiêu cực. Đặc biệt thời gian qua
tiêu cực trong ngành ngân hàng đang là vấn đề lớn của xã hội, do đó bản thân ngân hàng và


2

Chính phủ rất cần một khung lý thuyết để nhận thức rõ sự tác động của các mối quan hệ này
tới các hoạt động của ngân hàng cũng như có những giải pháp để phát huy hiệu ứng tích cực
và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ các mối quan hệ xã hội này. Từ đó giúp các NHTM sử dụng
hiệu quả các mối quan hệ này trong hoạt động kinh doanh.
Về mối liên hệ giữa vốn xã hội trong lĩnh vực ngân hàng, trên thế giới và ở Việt Nam

đã có những nghiên cứu, tiêu biểu như Xie Wenjing (2013; Crystal Holmes Zamanian and
Lisa Åström (2014); Heru Sulistyo và ctg (2015); Justin Yiqiang & ctg (2017); Huỳnh
Thanh Điền (2011). Các công trình nghiên cứu hầu hết mang tính định tính và chỉ mới giải
quyết một số khía cạnh về mối quan hệ giữa vốn xã hội và ngân hàng, chưa có nghiên cứu
đánh giá mối quan hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của ngân hàng. Đó là khoảng trống
cho tác giả nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động
của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá mức độ tác động của vốn xã hội đến hoạt động kinh doanh của NHTM,
nhằm khai thác vai trò tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của vốn xã hội đối với hoạt
động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
-

Khám phá và đo lường thành phần của vốn xã hội của ngân hàng và các hoạt

động trong quá trình kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
-

Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu về vốn xã hội của ngân hàng tác

động tới hoạt động của các NHTM Việt Nam, trường hợp điển hình: các NHTM tại thành
phố Hồ Chí Minh.
-

Đề xuất những gợi ý chính sách giúp các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua sử dụng vốn xã hội. Đồng thời gợi ý chính

sách giúp các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ hỗ trợ các NHTM Việt Nam phát
triển các hình thức liên kết xã hội tích cực và hạn chế các hình thức liên kết xã hội tiêu cực.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu đã nêu ở trên, đề tài phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:


3

-

Vốn xã hội của ngân hàng và các hoạt động của NHTM Việt Nam được nhận

diện và đo lường như thế nào?
-

Mô hình nghiên cứu về vốn xã hội tác động tới hoạt động của các NHTM Việt

Nam được xây dựng như thế nào?
-

Những gợi ý chính sách nào giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của NHTM

thông qua sử dụng vốn xã hội?
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các
NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng được khảo sát là lãnh đạo (giám
đốc/phó giám đốc chi nhánh) các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được giới hạn đối với các NHTM hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2016.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu và trả lời được những câu hỏi nghiên cứu do
đề tài đặt ra, luận án kết hợp sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng,
sẽ trình bày cụ thể trong chương 3.
1.4 Những đóng góp chính của luận án
Đóng góp về mặt khoa học
- Đóng góp đầu tiên của luận án là đã xây dựng được thang đo vốn xã hội đầy đủ cả
ba khía cạnh của mạng lưới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở lý thuyết
và nghiên cứu định tính cùng với những đặc trưng riêng của ngành ngân hàng Việt Nam.
- Nghiên cứu đã nhận dạng được các nhóm hoạt động cơ bản của NHTM là hoạt động
huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung ứng dịch vụ. Thang đo các hoạt
động của NHTM đã được kiểm định độ tin cậy cho trường hợp các NHTM Việt Nam, đảm
bảo giá trị nội dung và độ tin cậy nên có giá trị kế thừa cho các nghiên cứu liên quan tại Việt
Nam.
- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những tác động trực tiếp và gián tiếp của vốn xã hội
tới các nhóm hoạt động của các NHTM, từ đó có thể khẳng định vốn xã hội là một trong


4

những nguồn lực cần được bổ sung trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của NHTM.
Kết quả kiểm định mô hình vận dụng cho trường hợp đặc thù điển hình là Thành phố Hồ
Chí Minh, đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết cũng như về cơ sở khoa học, góp phần
tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động
trong quá trình kinh doanh không chỉ ở trong ngành ngân hàng mà còn trong các ngành kinh
tế khác.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Xét trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, luận án đã có những đóng góp thực tiễn
cho các NHTM và các cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành ngân hàng của Việt Nam

nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể như sau:
- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội trên cả ba khía cạnh bên
ngoài, bên trong và lãnh đạo ngân hàng, từ đó giúp cho ngân hàng nhận diện được khuôn
khổ tạo lập, sử dụng, duy trì, phát triển và đánh giá vốn xã hội trong ngân hàng. Qua đó,
NHTM xây dựng các chính sách phát triển và sử dụng vốn xã hội để đẩy mạnh các hoạt
động kinh doanh.
- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo các nhóm hoạt động của ngân hàng
thương mại đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động thông qua lý thuyết và kiểm
chứng thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các ngân hàng đánh giá các nhóm
hoạt động toàn diện hơn.
- Luận án cũng chỉ ra các hiệu ứng tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong ngành
ngân hàng. Từ đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp liên quan nhận diện được tầm
quan trọng và sự vận động của nguồn lực này để kịp thời hoạch định các chính sách phát
huy các hình thức liên kết vốn xã hội tích cực đồng thời hạn chế hình thức liên kết vốn xã
hội tiêu cực trong ngành ngân hàng Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hỗ trợ cho hiệp hội Ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh và hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc nhận diện tầm quan trọng của vốn xã
hội cũng như tạo giá trị từ các mạng lưới liên kết phục vụ cho các thành viên của hiệp hội
có thể khai thác lợi ích từ các mạng lưới này phục vụ cho quá trình kinh doanh.
1.5 Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài được trình bày trong 5 chương gồm:


5

Chương 1: Giới thiệu. Chương này sẽ tập trung giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các
hoạt động của NHTM. Chương này trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về vốn xã hội trong

ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng thương mại đồng thời điểm qua các nghiên cứu
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày quy trình nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu để xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kiểm định mô hình nghiên cứu và thảo luận. Chương này sẽ trình bày kết
quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này trình bày tóm tắt các kết quả nghiên
cứu đã đạt được, đề xuất các gợi ý chính sách. Đồng thời nêu những đóng góp mới, những
hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ MỐI LIÊN HỆ
GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VỀ VỐN XÃ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI TRONG NGÂN
HÀNG
2.1.1 Quan niệm vốn xã hội
Quan niệm vốn xã hội được nhắc đến đầu tiên vào năm 1916, bởi Lyda Judson
Hanifan, một nhà giáo dục Mỹ. Ông dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân hữu, sự
thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình. Theo Bourdieu.P
(1986), vốn xã hội là các nguồn lực tồn tại trong các mối liên hệ giữa các cá nhân hoặc tổ
chức (gọi chung là chủ thể), thông qua đó mang lại lợi ích cho các chủ thể như thuận lợi
trong việc huy động các nguồn lực. Tương tự là quan điểm của Nahapiet & Ghosal (1998),
các tác giả cho rằng vốn xã hội là nguồn lực tồn tại bên trong các mạng lưới quan hệ xã hội
của tổ chức hoặc cá nhân (gọi chung là chủ thể), thông qua mạng lưới quan hệ xã hội này
giúp các chủ thể trong xã hội dễ dàng huy động được các nguồn lực hơn. Theo Aslaninan
(2011) vốn xã hội là giá trị được tạo ra khi các cá nhân tham gia cùng nhau trong một nhóm
hoặc mạng, một mạng xã hội, nơi tài nguyên và các thông tin được đầu tư.

Tóm lại, có thể hiểu vốn xã hội là nguồn lực của cá nhân hoặc nhóm hoặc tổ chức
(gọi chung là chủ thể) được hình thành và phát triển trên cơ sở các mạng lưới quan hệ qua
lại với sự tin cậy, tương hỗ lẫn nhau (các mạng lưới quan hệ có chất lượng).
2.1.2 Những nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung đề tài:
Trên thế giới những nghiên cứu về tác động của vốn xã hội đối với hệ thống ngân
hàng vẫn còn khá mới so với những chủ đề tài chính khác.
Xie Wenjing (2013), trong luận án khám phá mối quan hệ giữa vốn xã hội và rủi ro
ngân hàng. Nghiên cứu vốn xã hội ở cấp cộng đồng, sử dụng phương pháp luận của Knack
và Keefer (1997) trích trong Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014), khảo sát
mức vốn xã hội của quốc gia qua các chỉ số tin tưởng và định mức tương tác dân sự. Kết
quả thực nghiệm cho thấy rằng rủi ro ngân hàng thấp hơn ở các quốc gia có vốn xã hội cao
hơn, nghĩa là ở khu vực có vốn xã hội cao, các ngân hàng tránh xa được nguy cơ phá sản.


7

Kết quả cũng cho thấy tác động của vốn xã hội mạnh mẽ hơn khi trình độ học vấn ở đất
nước thấp hơn.
Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014) phân tích về việc đầu tư vốn xã
hội của ngân hàng. Tác giả chỉ ra sau khủng hoảng 2007-2009, các dịch vụ tài chính bị mất
niềm tin mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra lợi
ích từ việc xây dựng và nuôi dưỡng các mạng lưới quan hệ xã hội (hay nguồn vốn xã hội)
là rất quan trọng đối với ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra các ngân hàng cần đầu tư sâu
sắc hơn vào các mối quan hệ và đưa ra kỹ thuật để giúp ngân hàng xây dựng mối quan hệ
với các đối tác.
Trong nghiên cứu của Heru Sulistyo và ctg (2015), đã kiểm tra vai trò của vốn xã hội
đối với lòng trung thành của các khách hàng ngân hàng Hồi giáo ở Trung Java. Kết quả cho
thấy vốn xã hội có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến lòng trung thành của khách hàng đối
với ngân hàng. Tương tự là kết quả nghiên cứu của Jones & Taylor (2012), các tác giả đã
chỉ ra kích thước của vốn xã hội trong hình thức kết cấu, quan hệ và nhận thức ảnh hưởng

đáng kể đến hành vi và sự trung thành về mặt thái độ (lòng trung thành của khách hàng).
Justin Yiqiang & ctg (2017), trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội
và sự ổn định của ngân hàng, các tác giả đã chỉ ra các ngân hàng ở khu vực có vốn xã hội
cao có ít thất bại hơn và gặp ít rắc rối về vấn đề tài chính hơn trong cuộc khủng hoảng 20072010 so với các ngân hàng ở các khu vực vốn xã hội thấp.
Các công trình nghiên cứu hầu hết mang tính định tính và mới chỉ giải quyết một số
khía cạnh về mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, cũng như cho ngành ngân
hàng.
Huỳnh Thanh Điền (2011) trong luận án phân tích đóng góp của vốn xã hội vào các
doanh nghiệp bất động sản Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã xây dựng được
thang đo vốn xã hội hoàn thiện hơn khi đề cập đến cả ba khía cạnh của mạng lưới bên trong,
bên ngoài và lãnh đạo doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những đóng góp trực
tiếp, gián tiếp của vốn xã hội vào các nhóm hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Kết
quả nghiên cứu này sẽ gợi ý cho tác giả nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến lĩnh vực
ngân hàng.


8

2.1.3 Vốn xã hội trong ngân hàng
2.1.3.1 Khái niệm vốn xã hội trong ngân hàng
Vốn xã hội trong ngân hàng là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân, nhóm, hoặc tổ
chức tồn tại trong các mối quan hệ liên kết, chia sẻ, tin cậy lẫn nhau theo những chuẩn mực
xã hội đã được thừa nhận.
2.1.3.2 Ý nghĩa của vốn xã hội đối với ngân hàng
- Vốn xã hội giúp giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch và chi phí giám sát
- Vốn xã hội góp phần làm giảm chi phí tài chính, chi phí tín dụng
- Vốn xã hội giúp giảm tổn thất cho vay
- Vốn xã hội làm tăng nguồn cung tín dụng
- Vốn xã hội khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
2.1.3.2 Tính chất cơ bản của vốn xã hội trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

- Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực)
- Tính sinh lợi
- Tính thay thế/ bổ sung cho các loại vốn khác
- Tính hợp trội
- Tính bắc cầu
- Tính tích lũy theo thời gian
2.1.4 Thành phần cơ bản của vốn xã hội trong ngân hàng
2.1.4.1 Vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
Vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng được đề cập đến như là mạng lưới và chất lượng
các mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng.
Nhóm tác giả Tushman & O’Reilly III (1997), đã chỉ ra thành phần trong mạng lưới
quan hệ của lãnh đạo gồm dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cơ quan báo
chí, quan chức/ nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các câu
lạc bộ.
2.1.4.2 Vốn xã hội bên ngoài ngân hàng
Vốn xã hội bên ngoài ngân hàng được đề cập đến như là mạng lưới và chất lượng các
mối quan hệ bên ngoài của ngân hàng.


9

Nghiên cứu của Kaasa (2007), đã chỉ ra vốn xã hội bên ngoài gồm mối quan hệ với
bạn bè, đồng nghiệp, người thân, hàng xóm.
Các tác giả Landry & các cộng sự (2000); Jansen & các cộng sự (2011) và Yang &
các cộng sự (2011), trong các nghiên cứu của mình đã chỉ ra thành phần trong mạng lưới
quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp theo chiều ngang gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhà
đầu tư, các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, đơn vị tư vấn, các câu lạc bộ, các đối thủ
cạnh tranh trong cùng ngành; và theo chiều dọc gồm các công ty mẹ - con trong cùng tập
đoàn và chính quyền các cấp. Joanna Wyrwa (2014) có đề cập đến vốn xã hội bên ngoài
doanh nghiệp như là chất lượng của các mạng lưới quan hệ bên ngoài doanh nghiệp gắn liền

với các hoạt động (liên quan tới các chủ thể như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh
doanh); môi trường (thể chế, đối thủ cạnh tranh, quan chức Nhà nước, truyền thông); và thị
trường (khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, các câu lạc bộ)
2.1.4.3 Vốn xã hội bên trong ngân hàng
Vốn xã hội bên trong ngân hàng được đề cập đến như là mạng lưới và chất lượng các
mối quan hệ bên trong ngân hàng.
Các tác giả Cheng & các cộng sự (2006), Goyal & Akhilesh (2007), Nisbet (2007) và
Schenkel & Garrison (2009) trong các nghiên cứu của mình đã chỉ ra mạng lưới quan hệ
bên trong của doanh nghiệp theo chiều ngang chính là chất lượng các mối quan hệ giữa các
nhân viên với nhau và các bộ phận chức năng với nhau; và theo chiều dọc là chất lượng các
mối quan hệ giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên
với bộ phận chức năng cấp dưới.
2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Các hoạt động của NHTM gồm: (1) hoạt động nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, vốn huy
động, vốn vay, vốn khác; (2) hoạt động sử dụng vốn: mua sắm tài sản cố định, dự trữ, cấp
tín dụng, đầu tư; (3) hoạt động cung ứng dịch vụ: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, thu
chi hộ, cho thuê két sắt, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới kinh doanh chứng khoán,
bảo hiểm, kinh doanh mua bán ngoại tệ…
Hiểu một cách tổng quát về hoạt động cơ bản của NHTM là thông qua việc thực hiện
các nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ nhằm mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.


10

2.3 KHUNG PHÂN TÍCH CỦA NGHIÊN CỨU
Từ liên hệ lý thuyết, trong chương 2, luận án đã khám phá khung phân tích về mối
liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của NHTM.
Hình 2.1: Khung phân tích mối liên hệ giữa vốn xã hội với các hoạt động của NHTM
Hoạt động của NHTM


Vốn xã hội của ngân hàng

Vốn xã hội
của lãnh đạo

Vốn xã
hội bên
ngoài

Vốn xã hội
của ngân
hàng

Vốn xã
hội bên
trong

Hoạt động
nguồn vốn

Hoạt
động của
NHTM

Hoạt động
cung ứng
dịch vụ

: quan hệ hỗ trợ

: biểu hiện/đề cập
Nguồn: đề xuất của tác giả luận án

Hoạt
động sử
dụng vốn


11

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm với chuyên gia để xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài khảo sát dữ liệu sơ cấp (thông qua bảng
câu hỏi khảo sát). Dữ liệu thu thập được, sau khi kiểm tra, gạn lọc ban đầu, sẽ xử lý bằng
phần mềm SPSS. Đề tài sẽ kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM với sự trợ
giúp của phần mềm SPSS và Amos.
3.2 Phương pháp xây dựng và kiểm định thang đo
3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo
Phương pháp xây dựng thang đo được tổng kết như bảng 3.1
Bảng 3.1: Phương pháp xây dựng thang đo
Mục tiêu
Hình

Cách thức
thành - Thông tin thu thập từ thảo luận tay đôi -> định hình cấu trúc

thang đo của mạng lưới quan hệ của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong ngân

vốn xã hội

hàng.
- Kết hợp với các khái niệm trong cấu trúc và đặc trưng biểu hiện
chất lượng các mối quan hệ -> hình thành thang đo vốn xã hội của
lãnh đạo, bên ngoài và bên trong ngân hàng.

Hình

thành - Từ việc phân loại các nghiệp vụ trong hoạt động của NHTM

thang đo các gồm: nghiệp vụ huy động vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ.
hoạt động của - Kết hợp với sự ghi nhận về mong đợi của lãnh đạo ngân hàng
NHTM

trong các hoạt động này -> hình thành thang đo các hoạt động của
NHTM.
Nguồn : tổng hợp của tác giả luận án

3.2.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo
Việc đánh giá được thực hiện dựa trên dữ liệu nghiên cứu 120 giám đốc, phó giám
đốc các chi nhánh NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và


12

phân tích nhân tố khám phá (EFA) là hai công cụ được sử dụng trong nghiên cứu định lượng
sơ bộ.
3.2.3 Phương pháp kiểm định thang đo cho nghiên cứu điển hình
Hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích

nhân tố khẳng định CFA sẽ được sử dụng để kiểm định thang đo. Sử dụng CFA để có kết
luận cuối cùng về giá trị của bộ thang đo (Hurley & các tác giả 1998, trích trong Nguyễn
Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2008).
3.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Việc xây dựng mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về vốn xã hội tác động tới hoạt
động của NHTM được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ hai.
Trong luận án này, 5 giả thuyết được đặt ra như sau:
H1: Tăng vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt
động nguồn vốn.
H2: Tăng vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt
động sử dụng vốn.
H3: Tăng vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng biến với việc tăng kết quả hoạt
động cung ứng dịch vụ.
H4: Tăng kết quả hoạt động nguồn vốn có tác động đồng biến với việc tăng kết quả
hoạt động sử dụng vốn;
H5: Tăng kết quả hoạt động sử dụng vốn có tác động đồng biến với việc tăng kết quả
hoạt động cung ứng dịch vụ
3.3.2 Phương pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển
hình
Kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng hai phương pháp: (1) phương pháp
định lượng phi tham số dùng để kiểm định các mối quan hệ với các biến quan sát có thể ghi
chép được bằng các chỉ số định lượng, công cụ chủ yếu được sử dụng là thống kê mô tả và
phân tích tương quan; (2) phương pháp định tính với các thủ tục mô tả, phân loại, kết nối để
khám phá các mối quan hệ (Corbin & Strauss 1990; Finch 2002).


13

Để khẳng định sự phù hợp của mô hình lý thuyết, phương pháp phân tích mô hình

cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ được sử dụng để kiểm định. Mô hình được xem là thích hợp
với dữ liệu khi các chỉ tiêu CFI từ 0,9 đến 1 (Hu & Bentler 1999), CMIN/df ≤ 2 (một số
trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines & McIver 1981; Kline 2010)) và RMSEA ≤ 0,08
(Hu & Bentler 1999),(trường hợp RMSEA từ 0,08 ->0,1: mô hình phù hợp ở mức trung bình
(MacCallum, Browne & Sugawana 1996).
3.4 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU
3.4.1 Thiết kế mẫu cho xây dựng và đánh giá thang đo sơ bộ
Phương pháp chọn mẫu theo mục tiêu được sử dụng trong giai đoạn này (Creswell
2009). Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi không còn phát hiện thêm vấn đề mới (Finch
2002, Creswell 2009 & 2011).
Phương pháp lấy mẫu phân tầng phi xác suất (các giám đốc, phó giám đốc các chi
nhánh NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh) được thực hiện với cỡ mẫu là 120 quan sát.
3.4.2 Phương pháp thiết kế mẫu cho kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho
nghiên cứu điển hình
Mô hình nghiên cứu được kiểm định trên mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng
phi xác suất (theo chi nhánh NHTM), đối tượng khảo sát là các giám đốc, phó giám đốc các
chi nhánh NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc chọn mẫu này nhằm mục đích là kiểm
định mô hình cho trường hợp điển hình, không nhằm mục đích kiểm định đại diện cho cả
ngành ngân hàng Việt Nam. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ được sử dụng để kiểm
định mô hình lý thuyết.


14

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
303 phiếu khảo sát được phát ra và số phiếu thu về là 271 phiếu. Sau khi thu hồi, có
28 phiếu không hợp lệ nên bị loại. Trong các phiếu bị loại có 12 phiếu có số lượng ô trống
trên 10% và có 16 phiếu do đối tượng trả lời không phù hợp (không phải là thành viên ban

lãnh đạo ngân hàng). Vậy đề tài sẽ sử dụng 243 mẫu để xử lý
4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬY VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
KHÁM PHÁ
Kết quả cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo tính nhất quán để đo lường các khái
niệm nghiên cứu với hệ số tin cậy lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,35.
Kết quả EFA cho thấy các thang đo vốn xã hội tách ra thành 11 nhân tố, không có biến nào
bị loại với tất cả các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,5, phương sai trích lớn hơn 50%, hệ số
KMO lớn hơn 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05. Các biến quan sát
sẽ tiếp tục đưa vào kiểm định bằng công cụ phân tích nhân tố khẳng định (CFA).
4.3 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)
4.3.1 Kiểm định các thang đo bậc ba của khái niệm vốn xã hội
4.3.1.1 Kiểm định thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường, với
2(42)=109,521 (P=0,000); TLI= 0,918; CFI= 0,948 và RMSEA= 0,080; CMIN/dF=2,608.
Kết quả cũng cho thấy trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất
là 0,510), điều này khẳng định tính đơn nguyên và giá trị hội tụ của các biến quan sát thuộc
các thành phần vốn xã hội của lãnh đạo. Tiếp theo, hệ số tương quan của các thành phần
thuộc khái niệm vốn xã hội lãnh đạo đều nhỏ hơn 1 đơn vị với mức ý nghĩa 1%. Vì vậy, các
thành phần này đạt được giá trị phân biệt trong cùng một khái niệm.


15

Hình 4.1 : Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
L2

L1

L3


0,96

L4
0,65

0,86

0,335

0,88

L5
067

Mạng lưới
bạn bè

0,431

Mạng lưới
đồng nghiệp

0,90

L6

0,275

0,388
0,347


Mạng lưới
quan chức

0,87

L12

0,542

Mạng lưới
đối tác

0,51

L7

0,77

0,78

0,95

0,83

L8
L11

L10


L9

Nguồn: Tính tóan từ dữ liệu điều tra của tác giả luận án
4.3.1.2 Kiểm định thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng
Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường, với
2(80)=165,768 (P=0,000); TLI= 0,938; CFI= 0,952 và RMSEA= 0,067; CMIN/dF=2,072.
Kết quả cũng cho thấy trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất
là 0,573), điều này khẳng định tính đơn nguyên và giá trị hội tụ của các biến quan sát thuộc
các thành phần vốn xã hội bên ngoài ngân hàng. Tiếp theo, hệ số tương quan của các thành
phần thuộc khái niệm vốn xã hội bên ngoài đều nhỏ hơn 1 đơn vị với mức ý nghĩa 1%. Vì
vậy, các thành phần này đạt được giá trị phân biệt trong cùng một khái niệm.


16

Hình 4.2: Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) của thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng
BN14
BN16
BN15

BN13

BN17

0,84
0,82

0,57

0,72

0,538

Mạng lưới
khách

0,81

Mạng lưới
đối tác

0,273

0,85
BN18

0,334

BN30

0,371
0,308

0,84
BN29

Công ty
truyền

0,88


0,385
0,452

0,617
BN28

0,456

0,73
0,487

Mạng lưới
hiệp hội

0,366

Mạng lưới
chính

0,69
BN22

0,85
0,91

0,87

0,72
BN25


BN27

0,67
BN24

BN26

BN23

Nguồn: Tính tóan từ dữ liệu điều tra của tác giả luận án
4.3.1.3 Kiểm định thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng
Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường, với
2(33) = 72,3 (P=0,000); CFI= 0,965 và RMSEA= 0,070; CMIN/DF=2,190. Kết quả cũng
cho thấy trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất là 0,60), điều
này khẳng định tính đơn nguyên và giá trị hội tụ của các thành phần trong thang đo vốn xã
hội bên trong. Tiếp theo, hệ số tương quan giữa hai thành phần của khái niệm vốn xã hội
bên trong nhỏ hơn 1 đơn vị với mức ý nghĩa 1%. Vì vậy, các thành phần này đạt được giá
trị phân biệt trong cùng một khái niệm.


17

Hình 4.3: Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) của thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng
BT37

BT31

BT38

0,76

BT32

0,73
0,70

0,76

Sự hợp tác giữa
các cá nhân

BT33
0,73

Sự hợp tác giữa
các bộ phận
chức năng

0,66

0,79
BT34

0,608

0,60
BT35

0,70
BT39
0,80


0,69
BT36

BT40

BT41

Nguồn: Tính tóan từ dữ liệu điều tra của tác giả luận án
4.3.2 Kiểm định các thang đo bậc hai của khái niệm vốn xã hội
Thang đo bậc hai của vốn xã hội bao gồm vốn xã hội của lãnh đạo, vốn xã hội bên
trong và vốn xã hội bên ngoài. Ba thành phần này đo lường khái niệm vốn xã hội. Kết quả
CFA mô hình sau khi hiệu chỉnh đạt mức độ tương thích với dữ liệu thị trường, với:
2(37)=106,613 (P=0,000); CFI= 0,921, RMSEA= 0,080 và CMIN/df=2,881. Kết quả cũng
cho thấy trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất 0,545), khẳng
định tính đơn nguyên và giá trị hội tụ của các nhân tố trong các thang đo bậc hai của vốn xã
hội. Tiếp theo, hệ số tương quan giữa các thang đo bậc hai đều nhỏ hơn 1 đơn vị với mức ý
nghĩa 1%. Vì vậy, các thành phần này đạt được giá trị phân biệt trong cùng khái niệm vốn
xã hội của ngân hàng.


18

Hình 4.4: Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) của thang đo vốn xã hội trong ngân hàng
Đồng nghiệp
Đối tác

Bạn bè

0,675

0
0,545

Quan chức
0,717

0,672
Vốn xã hội
lãnh đạo

0,747

0,725

0,694

Vốn xã hội
bên trong

Hợp tác giữa
các bộ phận

0,793

Hợp tác giữa
các cá nhân

Khách hàng
0,620


Truyền
thông

0,832

0,54
72

Vốn xã hội bên
ngoài

0,644
0,770
Hiệp hội

0,687
Đối tác kinh doanh
Chính quyền

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra của tác giả luận án
4.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định chung cho các thang đo vốn xã hội, các hoạt động
của NHTM
Kết quả CFA cho thấy mô hình sau khi hiệu chỉnh đạt mức độ tương thích với dữ liệu
thị trường, với: 2(146)=292,73 (P=0,000); CFI= 0,912, RMSEA= 0,079 và CMIN/df =
2,005. (xem mục 2, phụ lục 10.). Kết quả cũng cho thấy trọng số CFA của tất cả các biến
quan sát đều lớn hơn 0,5 (nhỏ nhất 0,56), khẳng định tính đơn nguyên và giá trị hội tụ của
các thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội, các hoạt động của ngân hàng. Tiếp theo,
hệ số tương quan giữa các thang đo đều nhỏ hơn 1 đơn vị với mức ý nghĩa 1%. Vì vậy, các
thang đo vốn xã hội, các hoạt động của ngân hàng đều đạt được giá trị phân biệt.



19

Hình 4.5: Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
CU47: Cung ứng
dịch vụ cho các

CU46: Cung ứng
dịch vụ cho KH cá

CV45: Cho vay các
TCKT

CV44: Cho vay cá
nhân

HD43: Huy động vốn
từ tiền gửi các TCKT

HD42: Huy động vốn
từ tiền gửi cá nhân

0,65

0,70

0,71

0,73


0,70

0,68

Hoạt động
nguồn vốn

Hoạt động
sử dụng
vốn

0,86

Hoạt động
cung ứng
dịch vụ

0,75

0,73
0,61

0,69

0,66
Vốn xã hội của
ngân hàng

0,83
Vốn xã hội của

lãnh đạo

Vốn xã hội bên
trong

0,73

0,65
0,56

0,7
0

Vốn xã hội bên
ngoài

0,57

0,82

0,69

0,63

0,77
0,60

Nguồn: ước lượng từ dữ liệu điều tra của tác giả

Truyền thông


Hiệp hội

Chính quyền

Đối tác kinh doanh

Khách hàng

Hợp tác giữa các cá nhân

Hợp tác giữa các phòng
ban

Quan chức

Đối tác

Đồng nghiệp

Bạn bè

0,6
6

0,79

0,8
1



20

4.4 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.4.1 Ước lượng mô hình nghiên cứu
Kết quả ước lượng SEM với: 2(146)=291,27 (P=0,000); CFI= 0,925, RMSEA= 0,079
và CMIN/df = 1,995. Theo Hu & Bentler (1999), mô hình được xem là thích hợp với dữ
liệu khi các chỉ tiêu CFI từ 0,9 đến 1; RMSEA ≤ 0,08; CMIN/df ≤ 2 (Carmines & McIver
1981; Kline 2010). Dựa vào bảng tiêu chuẩn của các tác giả trên cho thấy mô hình lý thuyết
sau khi hiệu chỉnh đạt mức độ tương thích với dữ liệu thị trường. Kết quả mô hình được
tổng kết ở Hình 4.6
Với hệ số xác định 0,612, các thành phần của khái niệm vốn xã hội của ngân hàng đã
giải thích được 61,2% biến thiên của hoạt động nguồn vốn.
Với hệ số xác định 0,784, các thành phần của khái niệm vốn xã hội của ngân hàng đã
giải thích được 78,4% biến thiên của hoạt động sử dụng vốn.
Với hệ số xác định 0,709, các thành phần của khái niệm vốn xã hội của ngân hàng đã
giải thích được 70,9% biến thiên của hoạt động cung ứng dịch vụ.


21

Hình 4.6: Kết quả SEM mô hình nghiên cứu (đã chuẩn hóa)

Hoạt động
sử dụng vốn
(0,784)

0,518***(H4+)

0,73


0,68

0,65

CU47: Cung ứng dịch
vụ cho các TCKT

Hoạt động
nguồn vốn
(0,612)

CU46: Cung ứng dịch
vụ cho KH cá nhân

0,70

CV45: Cho vay các
TCKT

CV44: Cho vay cá
nhân

HD43: Huy động vốn
từ tiền gửi các TCKT

HD42: Huy động vốn
từ tiền gửi cá nhân
0,71


0,70
Hoạt động
cung ứng
dịch vụ
(0,709)

0,450***(H5+)

0,587***(H2+)
0,396***(H3+)

0,608***(H1+)

Vốn xã hội của
ngân hàng
0,83

0,79

0,8
1

Vốn xã hội của

Vốn xã hội bên

lãnh đạo

Vốn xã hội


trong

bên ngoài

0,65

0,7
0

0,73
0,56

0,69

0,63

Truyền thông

Hiệp hội

Nguồn: Ước lượng từ dữ liệu điều tra của tác giả

0,77
0,60

Chính quyền

Đối tác kinh doanh

Khách hàng


Hợp tác giữa các cá nhân

Hợp tác giữa các phòng

Quan chức

Đối tác

Đồng nghiệp

Bạn bè

0,6
6

0,57

0,82


22

4.4.2 Kiểm định các giả thuyết
Với các kết quả ước lượng (đã chuẩn hóa) của các tham số chính trong mô hình hiệu
chỉnh được trình bày ở Bảng 4.1 và kết quả ước lượng đã chuẩn hóa được biểu diễn ở Hình
4.6 cho thấy giả thuyết đều được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%.
Bảng 4.1: Hệ số hồi quy (đã chuẩn hóa) của các mối quan hệ
Giả
Thuyết

H1

Mối quan hệ giữa các khái niệm
Tăng cường vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng

Hệ

số

hồi

quy
0,608

biến với việc gia tăng kết quả họat động nguồn vốn
H2

Tăng cường vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng

0,587

biến với việc gia tăng kết quả họat động sử dụng vốn
H3

Tăng cường vốn xã hội của ngân hàng tác động đồng

0,396

biến với việc gia tăng kết quả họat động cung ứng
dịch vụ

H4

Tăng kết quả hoạt động nguồn vốn có tác động đồng

0,518

biến với việc tăng kết quả hoạt động sử dụng vốn
H5

Tăng kết quả hoạt động sử dụng vốn có tác động đồng

0,450

biến với việc tăng kết quả hoạt động cung ứng dịch
vụ
Nguồn: Ước lượng từ dữ liệu điều tra của tác giả
4.5

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH
Kết quả tính toán từ mô hình SEM về tác động trực tiếp và gián tiếp của vốn xã hội

của ngân hàng tới hoạt động của các NHTM được trình bày trong bảng 4.2


23

Bảng 4.2: Tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM
Biến phụ thuộc

Tác động


Vốn xã hội Hoạt
của

0,608

vốn

Gián tiếp

-

Tổng

0,608

động

động

sử

ngân nguồn vốn

hàng
Hoạt động nguồn Trực tiếp

động Hoạt

dụng vốn


Hoạt động động Trực tiếp

0,587

0,518

sử dụng vốn

Gián tiếp

0,315

-

Tổng

0,902

0,518

Hoạt động cung Trực tiếp

0,396

-

0,450

ứng dịch vụ


Gián tiếp

0,406

0,233

-

Tổng

0,802

0,233

0,450

Nguồn: Tính toán từ kết quả ước lượng của tác giả
Kết quả mô hình SEM đã chuẩn hóa cho thấy vốn xã hội của ngân hàng tác động trực
tiếp đến hoạt động nguồn vốn của NHTM thể hiện qua việc chấp nhận giả thuyết H1 với hệ
số hồi quy chuẩn hóa là 0,608 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả SEM cũng cho
thấy vốn xã hội tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM thể hiện qua việc
chấp nhận giả thuyết H2 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,587 được chấp nhận ở mức ý
nghĩa 1%. Ngoài tác động trực tiếp, vốn xã hội của ngân hàng còn tác động gián tiếp đến
hoạt động sử dụng vốn thông qua hoạt động nguồn vốn với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,315
Vậy tổng mức tác động của vốn xã hội của ngân hàng đến hoạt động sử dụng vốn với hệ số
hồi quy chuẩn hóa là 0,902 (=0,587+0,315).
Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, kết quả SEM cũng chỉ ra vốn xã hội tác động
trực tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM thể hiện qua việc chấp nhận giả thuyết
H3 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,396 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh

những tác động trực tiếp từ vốn xã hội của ngân hàng đến hoạt động cung ứng dịch vụ của
ngân hàng, còn những tác động gián tiếp thông qua hoạt động sử dụng vốn và cung ứng dịch
vụ với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,406. Như vậy tổng mức tác động (trực tiếp và gián tiếp)


24

của vốn xã hội của ngân hàng đến hoạt động cung ứng dịch vụ với hệ số hồi quy chuẩn là
0,802 (0,396 + 0,406).
Giữa các nhóm hoạt động của NHTM có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Qua
việc chấp nhận giả thuyết H4 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,518, kết quả của luận án đã
chứng minh hoạt động nguồn vốn có tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn của
NHTM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kashyap et al. (2002); Berger & Bouwman
(2009); Ngo & Tripe (2017); Tram, Nguyen et al (2018); Sarah, Delpachitra & Pham, Dai
Van (2015). Bên cạnh đó, hoạt động sử dụng vốn tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng
dịch vụ thông qua việc chấp nhận giả thuyết H5 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,450. (Điều
này có nghĩa việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn có tác động đến việc cung ứng dịch
vụ của ngân hàng). Như vậy, hoạt động nguồn vốn tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng
vốn, mà hoạt động sử dụng vốn lại tác động trực tiếp tới hoạt động cung ứng dịch vụ, nghĩa
là hoạt động nguồn vốn tác động gián tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ thông qua hoạt
động sử dụng vốn với hệ số chuẩn hóa là 0,233 (0,518 x 0,450 = 0,233). Nói tóm lại, vốn xã
hội của ngân hàng có tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến các hoạt động của ngân hàng,
thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hoạt động của ngân hàng.
4.6 HIỆU ỨNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHTM
4.6.1 Hiệu ứng tích cực
- Vốn xã hội có đóng góp tích cực, hỗ trợ hoạt động huy động vốn cho các NHTM
(tạo vốn cho NHTM). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zang & Fung
(2006).
- Đối với các hoạt động của ngân hàng, vốn xã hội có đóng góp tích cực thông qua
việc thúc đẩy sự hợp tác và cắt giảm chi phí giao dịch. Kết quả này phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Fernandez (2011); Ross (2011) trích trong M. Pastor & E. T. Ausina (2008);
Martha & Howard (2011).
- Vốn xã hội giúp ngân hàng tiếp nhận được nguồn thông tin và chuyển giao tri thức
(bên trong và bên ngoài ngân hàng) giúp cho các hoạt động của ngân hàng được thuận lợi
và cập nhật kịp thời các tri thức để phục vụ cho các hoạt động ngân hàng. Kết quả này cũng


×