Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bác hồ khuyên có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.47 KB, 3 trang )

Bác hồ khuyên Có tài mà không có đức
là người vô dụng có đức mà không có
tài thì làm việc gì cũng khó
Người đăng: Hà Hoàng - Ngày: 28/03/2018

Đề bài: Trong một buổi nói chuyện với cán bộ, học sinh, sinh viên, Bác Hồ đã ân cần khuyên
dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên dạy trên

Bài làm
Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc, Người luôn sát sao chăm lo đến sự phát triển
toàn diện của thế hệ mầm non tương lai đất nước. Chẳng vì thế mà trong buổi nói chuyện
với học sinh, sinh viên, Bác Hồ đã từng nhận định : “Có tài mà không có đức là người vô
dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Lời dạy của Người thấm đẫm triết lí nhân sinh, nó mang một sức mạnh vĩ đại để vượt
qua mọi không gian và thời gian đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Người đã đưa ra một
quan niệm nhân sinh về tài và đức đầy đúng đắn. Trước hết để hiểu rõ ý câu nói Người
muốn truyền dạy chúng ta nên hiểu thế nào là tài và đức. “Tài” ở đây có thể hiểu đó chính
là nhận thức, năng lực, nghiêng về kiến thức và hiểu biết, sự thông minh nhạy bén của một
con người. Còn “đức” ở đây có thể hiểu chính là đạo đức, nhân cách của một con người,
có biết “mình vì mọi người” hay không, có biết sống vì tập thể và hi sinh vì cái lớn hay
không?
Từ những khái niệm về tài và đức đó người đưa ra một kết luận hết sức đúng đắn “ Có tài
mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”. Thật vậy,


một con người sinh ra và lớn lên không chỉ cần có tài mà còn cần phải có đức. Hai
yếu tố này cần phải song song bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Có một trong hai đều
không thể hoàn thiện được. Hai phẩm chất “đức” và “tài” phải bổ sung cho nhau, tương trợ
nhau giống như bầu trời phải có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc; một năm phải có bốn
mùa: xuân, hạ, thu, đông. Thiếu một phương không phải là trời và thiếu một mùa không


phải là đất.
“Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Thật vậy, nếu bạn sinh ra đã có cho mình một
khả năng thiên bẩm để nhận thức thế giới quan xung quanh, để hiểu biết hơn người thế
nhưng bạn không có “đạo đức”. Bạn sống chỉ để phục vụ mình, đáp ứng những nhu
cầu cá nhân của mình thì bạn không thể trở thành người có ích được. Người có ích
chỉ là khi bạn biết dùng cái trí tuệ đó đi cống hiến cho xã hội mà thôi, còn nếu bạn không
biết vận dụng nó cho mục đích chung thì nó cũng trở thành vô dụng vứt đi. Trong thực tế
cuộc sống cũng thế, một người làm quan phải là một người có tài có hiểu biết hơn người,
học rộng tài cao thế nhưng thay vì dùng nó để cứu đời khỏi cơ cực lầm than để bài trừ cái
xấu ra khỏi xã hội họ lại dùng nó để bóc lột dân nghèo thì thử hỏi tài để làm gì? Tài đó có
đáng để vứt đi hay không?
Vậy còn “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” là thế nào? Bạn có đức, biết hi
sinh bản thân vì cái chung, biết sống hòa mình với xã hội nhưng lại hạn chế về nhận thức,
hạn chế về kiến thức thì làm gì cũng trở nên khó khăn. Thực tế, trong một nhà máy nếu
người giám đốc là người có tâm biết lo lắng cho đời sống người lao động, biết quan tâm
đến lợi ích chung nhưng lại thiếu đi đầu óc quan sát nhạy bén thì sớm muốn công ty đó
cũng sụp đổ vì làm ăn thua lỗ. Một vị Vua mà không có tài chỉ biết thương dân thì sớm
muộn đất nước ấy cũng suy vong. Vì thế mới nói “tài” và “đức” phải là hai khía cạnh
song hành nhau, bổ trợ cho nhau để nâng đỡ con người trở nên hoàn thiện và tốt đẹp
hơn.
Trong đời sống xã hội cũng như trong văn học chúng ta bắt gặp rất nhiều những hình
ảnh những con người đủ đức đủ tài để cống hiến cho xã hội cho đất nước. Đó là hình
ảnh một anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh Hoàng Liên Sơn trong
“Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Một con người đã từ bỏ tất cả mọi niềm
vui của tuổi trẻ để theo đuổi niềm đam mê, theo đuổi công việc của mình với mục đích làm
đẹp cho đời. Đó là hình ảnh anh kĩ thuật nghiên cứu sét, hình ảnh cô kĩ sư mới ra trường
đã từ bỏ mối tình đẹp ở thành phố để lên đường phục vụ tổ quốc. Chao ôi khắp mảnh đất
hình chữ S này còn biết bao nhiêu con người, bao nhiêu tấm gương đã hết mình vì dân vì
nước nữa? ở họ không chỉ có tri thức hơn người mà còn có một tấm lòng cao cả hơn đời.
Hay hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh – vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người chính

là một biểu tượng sống cho một con người có cả tài lẫn đức. Tài năng của Người thì
không cần nói quá nhiều ai cũng biết một con người đã chèo lái cả sự nghiệp cách mạng
của dân tộc Việt Nam cập bến thành công. Còn đức độ của NGười chính là điều mà chúng
ta đời đời noi theo. Cả đời Bác chỉ biết cống hiến hết mình cho sự nghiệp vĩ đại của dân
tộc, là nỗi trăn trở sao cho các cháu được cắp sách đến trường, cho toàn dân có cơm ăn
áo mặc là Miền Nam Miền Bắc sum họp một nhà. Nhà thơ Tố Hữu đã từng có những vần
thơ đầy xúc cảm về Bác:
“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta


Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”.
Cho đến ngày hôm nay những lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với con cháu.
Nó nhắc nhở con người muốn hoàn thiện bản thân không những trau dồi kiến thức mà còn
phải có đạo đức. Làm sao để cống hiến tài năng sức lực của mình cho tổ quốc một cách
trọn vẹn nhất. Chỉ có những con người đủ đức lẫn tài mới khiến xã hội phồn vinh, dân giàu
nước mạnh mà thôi.



×