Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 1 MÔN: HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.43 KB, 5 trang )

TÔI YÊU HÓA HỌC | 108s.org

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 1
MÔN: HÓA HỌC

(Đề thi có 4 trang)

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm: 50 câu trắc nghiệm)
Mã đề 148

Họ, tên thí sinh:.............................................................................
Số báo danh: .................................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;K = 39; Ca =
40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba =
137; Pb = 207.
(Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn)
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam
hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch Y, sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,40.
B. 5,76.
C. 3,20.
D. 3,84.
Câu 2: Cho các chất sau : CO2, NO2, CO, CrO3, Cr2O3, P2O5, Al2O3. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch
NaOH loãng ở nhiệt độ thường?
A. 6.
B. 4.
C. 7.


D. 5.
Câu 3: Ba dung dịch riêng biệt chứa một trong các chất A, B, C thoả mãn điều kiện sau:
A + B → (có kết tủa xuất hiện).
B + C → (có kết tủa xuất hiện).
A + C → (có kết tủa xuất hiện đồng thời có khí thoát ra).
A, B, C lần lượt là chất nào trong các dãy chất sau?
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3.
B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
Câu 4: Một oxit của Fe khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A làm mất màu thuốc tím và
có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là?
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO2.
D. FeO.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp Xgồm anđehit acrylic, metyl axetat, anđehit axetic và etylen glicolthu
được 1,15 mol CO2 và 23,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp Xtrên tác dụng hết với dung dịch AgNO3
trong NH3thì thu được tối đa m gam Ag. Giá trị gần nhấtcủa m là
A. 43,5.
B. 53,9.
C. 64,8.
D. 81,9.
Câu 6: Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4(loãng, vừa đủ), thu được
dung dịch (A). Cho m gam Mg vào (A), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch (B). Thêm KOH dư vào (B),
thu được kết tủa (D). Nung (D) trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn (E). Giá trị của
m là?
A. 5,4 hoặc 14,4.
B. 9,0 hoặc 5,4.
C. 7,2 hoặc 5,4.

D. 7,2 hoặc 9,0.
Câu 7: Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là?
A. metyl acrylat.
B. etyl axetat.
C. propyl fomat.

D. metyl axetat.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau:
Cl2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?

A. 2

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Trang 1/5 - Mã đề thi 148


Câu 9: Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,12M kết thúc phản ứng thu được
m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 4,925.
B. 2,550.
C. 1,970.
D. 3,940.
Câu 10: Cho dãy các chất: CH3COOH3 CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). Chất không làm đổi màu quỳ tím là
A. NH3.

B. C6H5NH2.
C. CH3NH2.
D. C2H5NH2.
Câu 11: Hòa tan hết m gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 bằng dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp sản phẩm khử chỉ gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 17,4 và
dung dịch Y chỉ chứa hai chất tan. Giá trị của m là?
A. 2,08.
B. 11,52.
C. 4,64.
D. 4,16.
Câu 12: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau:

Phát biểu nào sai ?
A. Khí Y là O2.
C. X là KMnO4.

B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2.
D. X là CaCO3.

Câu 13: Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày, trong đó nguyên nhân phổ biến là dư axit trong dạ dày. Để
làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, người ta thường dùng thuốc chứa chất nào sau đây:
A. NaHCO3.
B. Ca(HCO3)2.
C. HCl.
D. NaCl.
Câu 14: Cho 3 hiđrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch kali pemanganat thì được kết quả: X chỉ làm mất
màu dung dịch khi đun nóng, Y làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường, Z không phản ứng. Dãy các chất X, Y, Z phù
hợp là
A. stiren, toluen, benzen.
B. etilen, axitilen, metan.

C. toluen, stiren, benzen.
D. axetilen, etilen, metan.
Câu 15: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2
(cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?
A. Ca
B. Li
C. K
D. Na
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 47,6 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại
hoá trị (II) trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao
nhiêu gam muối khan?
A. 60 gam.
B. 104 gam.
C. 52 gam.
D. 30 gam.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Urê có công thức là (NH2)2CO
B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2
C. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4
D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.
Câu 18: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. HCl, O2.
B. HF, Cl2.
C. H2O, HF.
D. H2O, N2.
Câu 19: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Tơ nilon-6.
B. Cao su lưu hóa.
C. Xenlulozơ.


D. Amilopectin.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
B. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
C. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
D. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.
Câu 21: Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có
khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2
gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là ?
Trang 2/5 - Mã đề thi 148


A. 10,6.

B. 14,6.

C. 16,2.
o

D. 11,6.
o

Câu 22: Cho triolein lần lượt tác dụng với: Na, H2 (Ni, t ), dung dịch NaOH (t ), Cu(OH)2. Số trường hợp có phản
ứng xảy ra là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 23: Một nguyên tố hóa học X ở chu kì 3, nhóm VA. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của

nguyên tử X là
A. 1s2 2s2 2p3 3s2 3p3 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
Câu 24: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino
axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp
gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam
kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là ?
A. 29,55.
B. 23,64.
C. 17,73.
D. 11,82.
Câu 25: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước uống, khử mùi.
C. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn.

B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
D. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.

Câu 26: Bằng một phương trình hóa học, từ chất hữu cơ X có thể điều chế chất hữu cơ Y có phân tử khối bằng 60.
Chất X không thể là
A. HCOOCH3.
B. CH3OH.
C. C2H5OH.
D. CH3CHO.
Câu 27: Khi lên men m kg ngô chứa 65% tinh bột với hiệu suất toàn quá trình là 80% thì thu được 5 lít rượu etylic 200
và V m3 khí CO2 ở điều kiện chuẩn. Cho khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 gam/ml.
Giá trị của m và V lần lượt là
A. 2,8 và 0,39.
B. 28 và 0,39.
C. 2,7 và 0,41.
D. 2,7 và 0,39.

Câu 28: Một peptit có công thức phân tử
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH2CONHCH2COOH
Khi thủy phân peptit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp các amino axit, dipeptit, tripeptit và tetrapeptit .
Khối lượng phân tử nào dưới đây không ứng với bất kì sản phẩm nào ở trên?
A. 188
B. 146
C. 231
D. 189
Câu 29: Để điều chế metyl axetat từ CH4 (các chất vô cơ,xúc tác cần thiết và phương tiện có đủ) cần ít nhất bao nhiêu
phản ứng ?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 30: Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a g X sinh ra 0,38 mol CO2
và 0,29 mol H2O. Mặt khác, a g X phản ứng vừa đủ với dd NaOH thu được 0,01 mol ancol và m g muối. Giá trị của m

A. 25,00.
B. 11,75.
C. 12,02
D. 12,16.
Câu 31: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,15 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng
điện không đổi) trong thời gian t giây thu được 2,24 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tông
thể tích khí thu được ở 2 điện cực là 4,76 lít (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 100% và các khí sinh ra
không tan trong dung dịch. Giá trị của a là:
A. 0,20.
B. 0,15.
C. 0,25.
D. 0,30.
Câu 32: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu
B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+
Câu 33: Thêm từ từ từng giọt của 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl
1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch X thì thu được
bao nhiêu gam kết tủa.
A. 8 g
B. 10 g
C. 12 g
D. 6 g
Câu 34: Cho các nhận xét sau:
1. Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt.
2. Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục.
3. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ ở nhiệt độ thường thì xuất hiện dung dịch màu xanh.
4. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt.
5. Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và đun nóng.
Số nhận xét đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 35: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
Trang 3/5 - Mã đề thi 148


A. Ba

B. Fe


C. Na

D. K

Câu 36: Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của nó có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 4s1.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 37: Este C2H5COOCH3 có tên là
A. metyl propionat.
B. metyletyl este.

C. etylmetyl este.

D. etyl propionat.

Câu 38: Số đồng phân amin bậc 3 có công thức phân tử C5H13N là:
A. 6.
B. 4.
C. 5.

D. 3.

Câu 39: Có các kết luận sau về các kim loại kiềm:
(1) Có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(3) Tất cả đều nổ khi tiếp xúc với axit.
Số kết luận đúng là:
A. 1.

B. 4.

D. 2.

(2) Có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt.
(4) Tất cả đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
C. 3.

Câu 40: Hiđrat hóa propen thu được sản phẩm hữu cơ X. Cho toluen tác dụng với Br2 trong điều kiện có bột Fe thu
được sản phẩm hữu cơ Y. X và Y cùng là phẩm chính, X và Y theo thứ tự là
A. Propan-1-ol và 2-bromtoluen.
B. Propan-2-ol và 2-bromtoluen.
C. Propan-1-ol và 3-bromtoluen.
D. Propan-2-ol và 3-bromtoluen.
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,04 mol một ancol không no, có
một liên kết đôi, mạch hở, thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,40.
B. 8,40.
C. 2,34.
D. 2,70.
Câu 42: Trong số các chất: etyl clorua, anđehit axetic, axit axetic, phenol, ancol etylic. Có bao nhiêu chất tác
dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường ?
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 43: Cho 0,1 mol axit axetic vào cốc chứa 30 ml dung dịch MOH 20% (D=1,2 g/ml, M là kim loại kiềm).
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 9,54 gam
M2CO3 và hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí này qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng dung
dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

A. Giảm 2,74 gam.
B. Tăng 5,70 gam.
C. Giảm 5,70 gam.
D. Tăng 2,74 gam.
Câu 44: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do
A. sự đông tụ của lipit.
B. phản ứng màu của protein.
C. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
D. phản ứng thủy phân của protein.
Câu 45: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. khử kim loại.
C. khử ion kim loại.

B. oxi hoá ion kim loại.
D. oxi hoá kim loại.

Câu 46: Hỗn hợp X gồm các chất CuO, Fe3O4, Al có số mol bằng nhau. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 33,9 gam X
trong môi trường khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư
thu được hỗn hợp sản phẩm khử Z chỉ gồm NO2, NO có tổng thể tích là 4,48 lít (ở đktc). Tỉ khối của Z so với heli là
A. 19,0.
B. 10,5.
C. 21,0.
D. 9,5.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm: axit axetic, etyl axetat, metyl axetat rồi cho toàn bộ sản phẩm
cháy vào bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư; bình (2) đựng Ba(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy bình (1)
tăng thêm m gam, bình (2) thu được 10,835 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,08.
B. 0,99.
C. 0,81.
D. 0,90.

Câu 48: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?
A. Saccarozơ.
B. Fructozơ.
C. Axit fomic.

D. Anđehit axetic.

Câu 49: Trong các chất: m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, (CH3NH3)2CO3, CH2(Cl)COOC2H5,
HOOCCH2CH(NH2)COOH, ClH3NCH(CH3)COOH.
Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa với 2 mol NaOH?
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 49: Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt (II)?
A. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư.
B. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
C. Cho Fe tác dụng với Cl2, nung nóng.
D. Cho Fe tác dụng với bột S, nung nóng.
----------- HẾT ---------(Giám thị không giải thích gì thêm)

Trang 4/5 - Mã đề thi 148


Các em lưu ý:
 Đề được tổng hợp từ các đề khác nhau như đề thi thử của TP Hồ Chí Minh, ĐH Vinh... nên các em có thể sẽ
thấy nhiều câu “quen”. Nhưng các em đừng chủ quan nhé!
 Đề mức độ hơi khó nhưng để kiểm tra kiến thức nên các em dành thời gian làm đề một cách nghiêm túc đó!
 Thắc mắc về đề bài các em có thể cmt ở dưới post đề, inbox trực tiếp fanpage hoặc truy cập nhóm: Hỏi – Đáp
tại Tôi Yêu Hóa Học để có thể nhận được sự giải thích từ admin.

 Đề được biên soạn theo cấu trúc đề thi minh họa, tuy nhiên cũng không tránh được các sai sót. Nếu có sai sót
mong các em thông cảm!

Trang 5/5 - Mã đề thi 148



×