Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hạnh phúc của một tang gia, ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.5 KB, 13 trang )

TIẾT 43,44:
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích tiểu thuyết “Số Đỏ” – Vũ Trọng Phung)
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những
năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy
tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản,
vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong
phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.
2.Kỹ năng
– Đọc – hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng.
3.Thái độ
– Giáo dục phong cách sống, thái độ sống, cách ứng xử lành mạnh, văn minh,
có đạo lý.
4.Năng lực :
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực phân tích
B.Phương tiện dạy học
1.Giáo viên : SGK,giáo án
2.Học sinh :SGK,vở soạn
C.Tiến Trình bài giảng
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
*Hoạt động khởi động : Cho bài ca dao sau đây ;
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,




Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.
Sau khi đọc bài ca dao này em hãy nhận xét nội dung bài ca dao đề cập đến
vấn đề gì?
=>Hướng đến vấn đề hủ tục trong ma chay và cái chết đáng thương của người
này sẽ là cơ hội cho người khác trục lợi.
Từ bài ca dao trên ta thấy ngoài hủ tục lạc hậu của ma chay thơi xưa, cái chết
đáng thương của con cò còn là cơ hội cho kẻ bất nhân khác trục lợi. Trong văn
học hiện đại có một tác phầm cũng đề cập đến vấn đề này, đó là tác phẩm Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trích đoạn
“Hạnh phúc của một tang gia”.Ban đầu là niềm hạnh phúc của gia đình sau đó
lan ra cả xã hội

Hoạt động của HS và GV
Hoạt động hình thành kiến thức
+Bước 1 :GV huyển giao nhiệm vu
̣.Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
– Trình bày vài nét về tác giả Vũ
Trọng Phụng?
+Bước 2 :HS nhận nhiệm vụ
+Bước 3 :HS trả lời,GV chốt đáp án

Nội dung cần đạt
Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
a. Cuộc đời
* Gia đình
– Vũ Trọng Phụng (), xuất thân

trong một gia đình bình dân,
“nghèo gia truyền” (Ngô Tất
Tố), bị giày vò bởi miếng cơm
manh áo hàng ngày. Cha mất
khi ông mới 7 tuổi.
* Bản thân
– Tính cách: bình dị, khuôn
phép, nền nếp (Lưu Trọng Lư),
căm ghét XHTD nửa PK.
– Ông là người chăm học và
có sức sáng tạo dồi dào.
* Thời đại
– Thực dân Pháp thực thi
những chính sách khuyến
khích lối sống ăn chơi sa đọa
trụy lạc hóa thanh niên Việt
Nam. Ở thành thi, những tiệm


hút, nhà chứa, sòng bạc mọc
lên như nấm. Phong trào Âu
hóa, “vui vẻ trẻ trung” như
một nạn dịch lan tràn…
* Quá trình trưởng thành
– Chỉ được học hết tiểu học,
phải đi làm kiếm sống nhưng
chẳng bao lâu thì mất việc;
sống chật vật, bấp bênh bằng
nghề viết báo, viết văn.
– Ông mất năm 27 tuổi vì mắc

bệnh hiểm nghèo nhưng
không có điều kiện chạy chữa.
– Thường xuyên tiếp xúc thân
tình, bỗ bã trước các tầng lớp
dưới đáy xã hội và bằng
những học hỏi không mặc
cảm, Vũ Trọng Phụng có được
vốn sống phong phú và sự
hiểu biết kỹ càng những người
nghèo khổ nơi thành thị,
những hạng cùng đinh mạt
hạng, lưu manh… đồng thời
với đó là sự thông thuộc cả
tầng lớp trên như dân biểu,
viên chức…
=> Tất cả những hiện thực
bát nháo, lố lăng, trụy lạc, tha
hóa, đầy rẫy bất công, cách
biệt sang hèn, tiếng khóc
chen lẫn tiếng cười đủ các
giọng điệu in đậm và hiện rõ
nét trên những trang viết của
ông, tạo thành bức tranh xã
hội phồn tạp, gây ấn tượng
sâu sắc và nóng hổi hơi thở
của cuộc sống đương thời với
đủ chân dung.
b. Sự nghiệp



– Sự nghiệp văn chương: khối
lượng tác phẩm đồ sộ
+ Phóng sự: Cạm bẫy người,
Kỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy
cơm cô -> “Ông vua p/s của
Bắc kỳ”
+ Tiểu thuyết: Giông tố, Số
đỏ, Vỡ đê, Lấy nhau vì tình…
– Quan điểm sáng tác:“ Các
ông cho tiểu thuyết cứ là tiểu
thuyết. Tôi và những người
cùng chí hướng với tôi cho
tiểu thuyết là sự thực ở đời”
(VTP).
– Vị trí: Nhà văn hiện thực
xuất sắc của VHVN giai đoạn
1936- 1939.

–Em có Suy nghĩ gì về nhan đề đoạn
trích: Hạnh phúc của một tang gia?
Yếu tố nào được nhà văn miêu tả kỹ
lưỡng đến trần trụi?

2. Giới thiệu Tác phẩm
a.Tiểu thuyết Số đỏ
+ Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1936,
năm đầu của Mặt trận dân chủ ĐÔng
Dương, không khí đấu tranh dân chủ
sôi nỏi, chế độ kiểm duyệt sách báo
khắt khe của chính quyền thực dân

tạm thời bãi bỏ. Bối cảnh đó tạo điều
kiện cho các nhà văn công khai, mạnh
mẽ vạch trần giả dối, thối nát, bịp
bợm của các phong trào “Âu hóa”,
“vui vẻ trẻ trung” mà bọn thống trị
khuyến khích, lợi dụng nhằm ru ngủ
lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh
của nhân dân ta.
+ Nội dung tư tưởng :
Lên án gay gắt ,đả kích sâu cay xã hội
tư sản thành thị đang chạy theo lối
sống nhố nhăng,đồi bại,chà đạp lên
đạo đức truyền thống của dân tộc
– Được coi là tác phẩm xuất


sắc nhất của văn học Việt
Nam, có thể “ làm vinh dự
cho mọi nền văn học”(Nguyễn
Khải)
– Đăng báo Hà Nội từ số 40
ngày 7-10-1936, in thành
sách năm 1938
b. Đoạn trích.
– Thuộc chương 15 của tiểu
thuyết Số đỏ.
– Nhan đề : Do nhà biên soạn
sách đặt.
II. Đọc hiểu văn bản.
1.Tìm hiểu nhan đề

– Tiêu đề đầy đủ do tác giả đặt
là: “Hạnh phúc của một tang gia –
Văn Minh nữa cũng nói vào – một
đám ma gương mẫu”
=>Phản ánh tình huống trào phúng
– Hai yếu tố ngôn ngữ đối lập nhau
về nghĩa:
Mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái
bên trong:
Hạnh phúc –
Tang gia – Bên
Bên trong
ngoài
Là trạng thái
Nhà có tang, nhà
sung sướng vì
có người mất là
cảm thấy hoàn
điều bất hạnh,
toàn đạt được ý mang đến sự đau
nguyện.
đớn, tiếc thương.
Là điều may
mắn, tốt đẹp, ai
cũng mong đợi.

Là sự mất mát,
ngoài mong
muốn.


Vì sao cái chết của cụ Tổ lại là niềm
Cái khác thường Cái thông
vui chu ng cho cả gia đình.Vậy Từ cái
thường
chết của cụ Tổ và đống gia tài kếch
xù ấy nó sẽ nảy sinh ra điều gì ?
-> Sự kết hợp từ lạ lùng đã hé mở
mâu thuẫn trào phúng, bộ lộ tiếng
cười mỉa mai, châm biếm. Đối với cụ


cố Hồng, cái chết của “ông cụ già”, là
ông, là bố, đem lại cho mọi thành
viên trong gia đình cảm giác sung
sướng vì hoàn toàn đạt được ý
nguyện.
-> Tang gia chỉ là cái vỏ bọc bên
ngoài để che đậy niềm hạnh phúc
quái đản của bầy con cháu bất hiếu.
-> Nhan đề hay, giàu ý nghĩa, làm nổi
bật mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất
hạnh; trang nghiêm, thành kính và
nhố nhăng. Không chỉ gói trọn tư
tưởng chủ đề của đoạn trích mà còn
bộc lộ khả năng trào phúng, châm
biếm sâu cay của tác giả.
-> Tình huống trào phúng.
2. Hạnh phúc của tang gia
và những người ngoài gia
quyến

a. Niềm vui chung cho cả
gia đình
- Nguyên nhân :“cụ cố tổ chết
cái chúc thư kia sẽ đi vào thời
kì thực hành chứ không còn lí
thuyết viễn vông nữa”
-Vì cụ có một gia tài kếch xù mà cụ
+Bước 1 :GV giao nhiệm vụ :
lại ghi vào di chúc “gia tài chia sau
-Nhóm 1 :Thái độ của các thành viên khi cụ chết” thành thử ra con cháu ai
trong gia đình cụ cố Hồng khi cụ Tổ
nấy đều sốt ruột mong đợi cái chết
mất ?Qua thái độ của các nhân vật em
của cụ.
có nhận xét gì về tu cách của những
=>Cái chết của cụ cố Tổ vì vậy sẽ nảy
nhân vật này ?
- Nhóm 2 : Khi cụ Tổ mất thái độ của sinh sự kiện tang gia nhưng đồng thời
đem lại niềm hạnh phúc cho mọi
những người ngoài gia đình ra sao ?
người.
Tại sao họ lại có thái độ như vậy?
– Không khí gia đình:
+ Bước 2 :HS nhận nhiệm vụ
+Bước 3 :Đại diện HS các nhóm trình + Trước khi phát tang: Nhốn
bày.Dưới lớp nhận xét,bổ sung
nháo, nóng ruột đem chôn
+Bước 4 :GV chốt đáp án
cho chóng cái xác chết của cụ
Tác giả muốn nói gì với bạn đọc

tổ.


=> cái chết này được con
thông qua cách miêu tả thái độ của
các thành viên trong và ngoài gia đình cháu mong ngóng từ rất lâu
cụ cố Hồng?
+ Khi phát tang: “ai cũng vui
vẻ cả”, “ bối rối”
=>Giọng điệu mỉa mai châm
biếm, thủ pháp đối lập(ngôn
ngữ)
=>Mỗi người trong gia đình cụ cố
Hồng đều có những hạnh phúc riêng
trước cái chết của cụ Tổ.
=> Lên án, tố cáo những con người
trong xã hội tư sản thượng lưu giàu
có, nhưng mất hết tình người. Đó quả
là đám con cháu đại bất hiếu.
-> Chân dung trào phúng
b. Niềm vui của những
thành viên trong gia đình
– Phán mọc sừng (cháu rể-quý hóa):
là người đầu tiên được lợi từ cái chết
của cụ cố Tổ là thằng cháu rể bị mọc
sừng. Ngay sau cái chết của cụ Tổ
hắn đã được bố vợ (cố Hồng) ghé vào
tai hứa sẽ chia thêm cho mấy nghìn
bạc vì có công trong việc làm cho cụ
cố chết bằng chính sự việc bị mọc

sừng.
Có được cái lợi ấy, hắn sung sướng hả
hê tự hào vì không ngờ rằng đôi sừng
trên đầu hắn lại có giá trị to thế.
+Trong đám tang ông vợ :hắn mặc áo
trắng lòe xòe,cái khăn to tướng và
khóc mãi không thôi
=>Phán mọc sừng hiện lên đúng lá
một quái thai, hắn cúi mình trước
đồng tiền một cách đê tiện nên sẵn


sàng đánh đổi hạnh phúc vợ chồng,
danh dự của một thằng đàn ông lấy
vinh quang của đôi sừng vô hình trên
đầu hắn mà không cảm thấy nhục
nhã.
– Cố Hồng (con trai cả):
cố Hồng lẽ ra là người phải lưu tâm
nhiều nhất có trách nhiệm với cái chết
của cụ cố Tổ
+ Cố Hồng vẫn dửng dưng như không
nằm bẹp hút thuốc phiện một cách
bình tĩnh, lập lại như một cái máy
1872 câu “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”
mà thực chất chả biết cái gì?
Thâm chí hắn chỉ mơ tưởng tới hình
ảnh mình “mặc áo xô gai, chống gậy
vừa ho lụ khụ vừa mếu máo, sung
sướng được thiên hạ chỉ chỏ khen: “ái

chà, con giai nhớn của cụ già đến thế
kia à?”
+ Khoe đám ma =>Khoe của,
khoe chữ hiếu
+ Khoe già => gia đình có
phúc, có lộc
=>Cố Hồng là 1 “trưởng giả”, hiếu
danh, hủ lậu, hợm hĩnh một cách vô
nghĩa lí, vô tình, vô trách nhiệm.
+ Bà cố Hồng: là dâu trưởng bà bấn
lên không phải vì tang gia bối rối mà
vì bây giờ bà mới nhận thấy hết giá trị
của ông Đốc tờ Xuân, cụ lo bây giờ
Xuân sẽ hối hôn với cô Tuyết cô con
gái hư hỏng một cách có lý luận của
bà.
Rốt cuộc bà cũng gặt được hạnh
phúc, sự sung sướng khi được cậu Tú
Tân thông báo có xe, kiệu, lọng, vòng
hoa và cả Xuân Tóc Đỏ đến đưa đám.
Bà cảm động hết sức vì “ấy giá không
có cái món ấy thì là thiếu, chưa được


– Đám tang cụ Tổ được miêu tả như
thế nào?
– Nhận xét thái độ của mọi người
trong đám tang
– Nhận


xét tiếng khóc của ông Phán
mọc sừng? về hình ảnh: Đám cứ đi?

– Đặc sắc nghệ thuật

to, may mà ông Xuân đã nghĩa
– Ông Văn Minh (cháu đích
tôn –chí hiếu ): Băn khoăn,
nóng lòng mời luật sư đến để
chứng kiến cái chết ông nội
=> vẻ mặt, thái độ vô tình lại
“hợp thời trang”
→ Giả dối, bất nhân
– Bà Văn Minh (cháu dâu):
Lăng xê các mốt y phục.
– Cô Tuyết: cô gái “hư hỏng
một nửa’’- thiếu nữ tieu biểu
trong xã hội ‘tân thời ngày
ấy’’mang vẻ mặt“ Buồn lãng
mạn” “đúng mốt một nhà có
đám”.
+ Buồn vì không được gặp
“bạn giai’’
=>Đám tang mang đến niềm
hạnh phúc cho cô :Cô được
mặc bộ “ngây thơ” =>làm
cho các ông tai to mặt lớn bạn
cụ cố cảm động thực sự
→ Thực dụng, thiếu tình
người, biến đám tang thành

sân diễn thời trang
– Cậu Tú Tân: Sướng điên vì
được dùng máy ảnh mới mua>Ông chết là dịp cậu trổ tài
đạo diễn,chụp ảnh
+ Cậu và các bạn diễn nhảy
lên những ngôi mộ khác nhau
để chụp những khoảnh khắc
khác nhau
+ Cậu đạo diễn mọi người gục
đầu,la khóc…cho đúng không
khí đám tang
=>Vô tâm ,đáng lên án.
=>Giọng văn mỉa mai, phô


bày sự lố bịch, thiếu văn hóa,
vô đạo đức.
c. Niềm vui của những
người ngoài gia đình
– Hai vị cảnh sát Min Đơ và
Min Toa “ sung sướng cực
điểm” =>Thích thú khi được
giữ trật tự cho đám tang
– Bạn bè cụ cố Hồng: Khoe đủ
thứ huân chương, các kiểu râu
ria => phô trương không
đúng lúc, đúng chỗ.
– Sư cụ tăng phú: Sung sướng
và vênh váo.
– Xuân tóc đỏ: Tận dụng thể

hiện uy tín và danh vọng.
– Hàng phố: Được xem đám
ma to,cơ hội tán tỉnh, ve vãn
Nhận xét
– Tất cả đều sung sướng và hạnh
phúc không kém gì những người
trong tang gia.
– Sự xuống cấp trong giá trị đạo đức
của con người khi cái chết của người
này lại trở thành hạnh phúc của người
kia. Và giây phút đau thương ấy đã
trở thành một ngày hội tưng bừng.
=> Chân dung trào phúng
=> Đó chính là sự suy đồi về
đạo đức, sự tha hoá về nhân
cách con người.Đó là lời tố
cáo của tác giả đối với xã hội
âu hoá rởm.

3. Cảnh đám ma
gương mẫu
– Bề ngoài thật long trọng
“ gương mẫu” => đám rước
nhố nhăng
+ Bề ngoài : đám tang


+ Bên trong : đám hội
-Không khí : nhốn nháo ,ầm ĩ
-Âm thanh : tiếng kèn pha tạp

,lẫn lộn cả kèn ta ,kèn tây hay
tiếng chêu trọc,cười đùa thô
lỗ.Có tiếng khóc “ Hứt!
Hứt!..’’nhưng chủ yếu là để
gây chú ý
– Người đi đưa: Đủ mọi thành
phần, được núp dưới vẻ mặt
buồn rầu,số lượng lên tới 300
vòng hoa và 300 câu đối =>
Sự ảnh hưởng lớn của gia đình
=>Đám tang là cuộc trình
diễn mốt để quảng cáo sản
phẩm của tiệm may Âu Hóa (y
phục tang lễ cách tân)
+ Hàng phố “nhốn nháo…to”,
thỏ mãn sự hiếu kì, thích cái
lạ đời,dị thường.
=>Sự giả tạo, đóng kịch của
giới tri thức rởm, đạo đức suy
đồi của nền văn minh Âu hoá
rởm.
* Cảnh hạ huyệt:
– Cậu Tú Tân yêu cầu mọi
người tạo dáng để chụp ảnh,
con cháu tự nguyện trở thành
những diễn viên đại tài:
– Cụ Cố Hồng ho khạc, mếu
máo và ngất đi.
– Đặc biệt là “màn kịch siêu
hạng” của ông Phán mọc

sừng cứ oặt người đi khóc to
“Hứt!…Hứt!…Hứt!…” và
dúi vào tay Xuân một cái giấy
bạc năm đồng gấp tư”
+Trong đám đông ấy ta chẳng tìm
thấy được 1 người thật sự đang mang


bộ mặt đưa đám thực sự.Tất cả đàn
ông ,đàn bà,già trẻ tuy đang giữ bộ
mặt nghiêm chỉnh nhưng đang làm
một điều gì đó,nghĩ một điều gì đó
không hề liên quan tới người chết và
cả đám ma
=>Đám tang diễn ra như một
tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất
cả sự lố lăng vô đạo đức của
cái xã hội thượng lưu ngày
trước. Cái xã hội mà tác giả
gọi là Chó đểu, khốn nạn.
=>Những sự việc xảy ra
không phải hư cấu .Trong xã
hội bây giờ ta đang sống ta
cũng không hiếm thấy những
hình ảnh như vậy.không hoàn
toàn bó hẹp trong xã hội
thượng lưu.
=>Đằng sau lời nói như đùa
của bản thân đã làm rộ lên 2
điều : sự tàn nhẫn và sự dối

trá
III. Tổng kết
1.Chủ đề
Đoạn trích “ Hạnh phúc của
một tang gia” là một bi hài
kịch, phơi bày bản chất nhố
nhăng, đồi bại của một gia
đình đồng thời phản ánh bộ
mặt thật của xã hội thượng
lưu thành thị trước Cách mạng
tháng Tám.
2. Đặc sắc nghệ thuật.
– Nghệ thuật tạo tình huống
cơ bản rồi mở ra những tình
huống khác.
– Phát hiện những chi tiết đối


lập gây gắt cùng tồn tại trong
một con người, sự vật, sự
việc.
– Thủ pháp cường điệu, nói
ngược, được sử dụng một
cách linh hoạt.
– Miêu tả biến hóa, linh hoạt
và sắc sảo đến từng chi tiết,
nói trúng nét riêng của từng
nhân vật.
*Hoạt động luyện tập
Bài 1 : Điền thông tin còn thiếu vào bảng sau

Nhân vật
Trong gia
đình
Ngoài gia
đình

Tang gia –thông thường
Đau đớn,…..

Hạnh phúc –khác
thường
Vui vẻ ,….

Bài 2 : Đặt trong xã hội ngày nay ,vấn đề Vũ Trọng Phụng đặt ra về cách ứng xử
của con cái trước cái chết của người thân như thế nào ?
*Hoạt động vận dụng :
Hãy hóa thân là người thân trong gia đình cụ cố Hồng để kể lại diễn biến của
đám tang
*Hoạt động tìm tòi,mở rộng :
Trình bày suy nghĩ của em về sự suy đồi đạo dức trong đời sống hiện nay
IV.Củng cố
1.Hoc bài và chuẩn bị bài mới
2.Làm BTVN



×