Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 16 trang )

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
Thành viên nhóm:

 Nguyễn Quỳnh Anh
 Đặng Tuấn Huy
 Nguyễn Hà Quỳnh Hoa
 Cao Minh Nghĩa
 Nguyễn Sơn Tùng


I.Giới thiệu chung về chính sách

I.1.Tên chính sách:
Chính sách dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
I.2. Nội dung cốt yếu của chính sách
- Căn cứ của chính sách:
+ Căn cứ pháp lý: Quyết định số 2013 /QĐ–TTg ,Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày
14/11/2011
+ Căn cứ thực tiến:

Chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người tuy có cải thiện nhưng vẫn ở
mức thấp

Sức khỏe sinh sản bà mẹ còn nhiều thách thức
Cơ cấu dân số đang trong trạng thái vàng, tuy nhiên khi chúng ta còn chưa khai thác hết
lợi ích của cơ cấu dân số vàng thì cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già đi.



- Mục tiêu chung của chính sách


+ Ổn định cơ cấu dân số Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
+ Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì
mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và
phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
- Chủ thế và đối tượng của chính sách
+ Chủ thế của chính sách bao gồm:

Quốc hội, Chính phủ
Các bộ và cơ quan ngang bộ (Bộ Tài Chính, Bộ LĐ và TBXH, Bộ Y tế,
UBND các cấp , Tổng cục dân số KHHGĐ…)

Các tổ chức khác ủng hộ tham gia thực hiện chính sách
( Quỹ dân số LHQ, Unicef,…)
+ Đối tượng thụ hưởng chính sách

Người dân, trẻ em
Các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.


Các nguyên tắc thực hiện mục tiêu chính sách

Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng
cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi
thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và
kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.

Kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông
chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công
bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá

nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn
giới tính thai nhi.

Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho
phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi
trường.

Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn
viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân.

Ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và
hải đảo


Các dự án thành phần
- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Dự án Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Dự án Nâng cao chất lượng giống nòi.
- Dự án Nâng cao năng lực quản lý chương trình dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
- Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số.
- Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển đến năm 2020 (đã
được phê duyệt tại Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản.
- Dự án Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
- Dự án Phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản.
- Dự án Hỗ trợ sinh sản.

- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho người chưa thành niên và thanh niên.
- Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho nhóm dân số đặc thù.


II.Cây vấn đề


III.Phân tích các bên liên quan
1.Bên hưởng lợi
Đối tượng: Người dân, trẻ em
Vấn đề của đối tượng: Việc gia tăng dân số có thể khiến cuộc sống của họ bị
thiệt thòi
Điểm mạnh: đa số có nhận thức tốt về các vấn đề kinh tế xã hội, dân số…
Mục tiêu đặt ra của đối tượng
+ Có cuộc sống chất lượng hơn cả về vật chất và tinh thần
+ Được tiếp xúc với tri thức, khoa học công nghệ, có cơ hội phát triển
Giải pháp tác động tới đối tượng
+ Có các chính sách hỗ trợ như: chính sách dân số,chính sách xóa mù chữ…


III.Phân tích các bên liên quan
2.Người ra quyết định
Đối tượng: Quốc hội, chính phủ
Vấn đề của đối tượng:
+Vấn đề dân số là vấn đề nhạy cảm, cần các giải pháp khôn khéo
Điểm mạnh
+ Là cơ quan nhà nước, có thẩm quyền lớn
+ Tập trung nhiều người tài, có óc suy luận, kỹ năng giải quyết vấn đề
Mục tiêu đặt ra của đối tượng
+ Đưa ra những chính sách dân số phù hợp, vừa đạt được mục tiêu dài hạn vừa

đảm bảo quyền con người
Giải pháp tác động tới đối tượng
+ Tổ chức nhiều buổi hội thảo về hiện trạng dân số và hoạch định đường lối cho
tương lai xa.
+ Đưa ra nhiều bản dự thảo về vấn đề dân số để lấy ý kiến đóng góp của đông
đảo nhân dân


III.Phân tích các bên liên quan

3. Các cơ quan thực hiện
Đối tượng: Các bộ ban ngành : Bộ LĐ và TBXH, Bộ Y tế, UBND các cấp
Vấn đề của đối tượng:
+ Các bộ ban ngành còn chồng chéo trong quản lý
Điểm mạnh
+ Là các cơ quan quản lý chuyên môn, có bộ máy quản lý trải dài từ TW đến
địa phương (Bộ, sở, phòng)
+ Nắm vững tình hình dân số, kinh tế và văn hóa của từng địa phương
Mục tiêu đặt ra của đối tượng
+ Tham mưu cho các cơ quan ra quyết định về các vấn đề dân số
+ Thực hiện chức năng quản lý đối với những nhiệm vụ, vùng, chức năng
mà mình được giao
Giải pháp tác động tới đối tượng
+ Có các bước chỉ đạo rõ ràng từ cấp lãnh đạo
+ Xây dựng kênh phản hồi ý kiến từ cơ quan thực hiện đến cơ quan lãnh đạo
+ Phối hợp thực hiện giữa các bộ ban ngành bằng các chính sách thích hợp


III.Phân tích các bên liên quan


4. Những người bị tác động tiêu cực
Đối tượng: Những người muốn sinh con thứ 3, thứ 4…
Vấn đề của đối tượng:
+ Là những người có tư tưởng trọng nam khinh nữ
+ Là những người không ý thức được ảnh hưởng xấu của việc đẻ
nhiều con đến gia đình và XH
+ Dân số đông, chất lượng NNL kém, tình trạng thất nghiệp cao
Điểm mạnh
+ Luật pháp có kẽ hở, dễ dàng lách luật
Mục tiêu đặt ra của đối tượng
+ Giáo dục cho họ thay đổi về tư tưởng, nếp nghĩ
+ Nâng cao chất lượng NNL, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Giải pháp tác động tới đối tượng
+ Tổ chức tuyên truyền vận động nhằm thay đổi nếp nghĩ. (Đây là
công việc làm thường xuyên liên tục theo kiểu mưa dầm thấm lâu)


III.Phân tích các bên liên quan

5. Những nhóm ủng hộ
Đối tượng : Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài
Vấn đề của đối tượng:
+ Là các tổ chức cá nhân muốn mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng nhưng thường
thiếu về nguồn lực
+ Không thể đưa ra các biện pháp mạnh, kịp thời
Điểm mạnh
+ Là các tổ chức quan tâm đến vấn đề dân số, sức khỏe, đời sống của nhân dân nói
chung và các hộ khó khăn nói riêng
+ Các tổ chức này thường có các hoạt động tình nguyện hướng đến người dân miền
sâu, miền xa, vùng khó khăn

+ Họ tự túc kinh phí cho hoạt động tình nguyện
+ Nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía
Mục tiêu đặt ra của đối tượng
+ Giúp cho đời sống của những người yếu thế được tốt hơn
+ Nâng cao dân trí vùng sâu vùng khó khăn
Giải pháp tác động tới đối tượng
+ Có các chính sách hỗ trợ việc làm của họ. Định hướng công việc của họ sát với
nhóm thực hiện chính sách.


IV.MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020

Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức
hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh
và bền vững đất nước.
Mục tiêu cụ thể:
- Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc
+ tốc độ tăng dân số bình quân : 1%/năm
+ tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 1,9
con vào năm 2015 và 1,8 con vào năm 2020; quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào
năm 2015 và 98 triệu người vào năm 2020.
- Ổn định chất lượng dân số:
+ Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm 2015 và 16‰ vào năm 2020;
+Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàn lọc trước sinh đạt 15% năm 2015 và 50% vào năm 2020; + tỷ lệ
trẻ sơ sinh được sàn lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
+ Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015
và xuống dưới 52/100.000 vào năm 2020.
-Ổn định cơ cấu dân số:Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh: tỷ số giới tính khi sinh
dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015 và dưới mức 115/100 vào năm

2020 và tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức 105 – 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái khoảng
năm 2025.


- Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
+Tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS cho các nhóm dân số đặc thù (người
di cư, người khuyết tật, người nhiễm HIV, người dân tộc thiểu số có nguy cơ suy
thoái về chất lượng giống nòi) lên 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020
+ Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi lên 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; tăng tỷ
lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc dựa vào cộng đồng lên 20%
vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ dân số, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với
những cán bộ dân số vùng sâu vùng xa.
- Nâng cao ý thức người dân
+ Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên và thanh niên
+ Tăng cường truyền thông, tư vấn về vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức
khỏe sinh sản tới đồng bào vùng sâu vùng xa, các gia đình còn khó khăn.
+ Cảnh tỉnh người dân về những quan niệm cổ hủ như phải sinh con trai, kết hôn
cận huyết,…
-Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia
- Hoàn thiện các văn bản chính sách dân số: tăng cường lồng ghép các yếu tố dân
số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp, các ngành.


Cây mục tiêu


Cám ơn cô và các bạn đã chú ý lắng

nghe.



×