Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Báo cáo nghiên cứu dược liệu cây ổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.21 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA Y DƯỢC
- -

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU CÂY
ỔI (Psidium guajava L. )

GVHD: Ths. Thái Thị Cẩm
Họ và tên: Nguyễn Thành Lộc
Lơp: DH14DUO04
MSSV:1421103677

Cần Thơ 6/2018


BC Nghiên cứu dược liệu

Cây ổi

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian làm bài báo cáo này em cũng đã gắp không ít khó khắn nhưng đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè.
Trước hết em xin cảm ơn cô Thái Thị Cẩm, cô đã truyền đạt những kiến thức bổ cũng
như đã tạo cơ hội để em được được thực hiện và hoàn thành bài báo cáo này.
Em cũng xin cảm ơn cô Nguyễn Mỹ Hạnh cùng các anh chị trong khoa Dược – trường
đại học Nam Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đở, hỗ trợ về mặt dụng cụ, hóa chất cũng như
góp ý kiến để em hoàn thiện bài báo cáo này.
Và cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình đã hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh
thần.


Cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 8 tháng 12 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Thành Lộc

Nguyễn Thành Lộc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
CHƯƠNG I................................................................................................................... 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.....................................................................................2
I.

TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC....................................................................2
1. Tên gọi:............................................................................................................... 2
2. Nguồn gốc...........................................................................................................2
3. Phân loại khoa học:.............................................................................................3
4. Đặt điểm hình thái...............................................................................................3
4.1.

Thân.............................................................................................................3

4.2.

Lá.................................................................................................................4

4.3.


Hoa............................................................................................................... 5

4.4.

Quả và hạt....................................................................................................6

5. Sinh học và sinh thái...........................................................................................7
6. Thành phần hóa học............................................................................................7
6.1.

Một số hoạt chất co tác dụng sinh học cao trong cây psidium guajava.........8

II. TÁC DỤNG CỦA LÁ ỔI VÀ PHÂN LOẠI..........................................................9
1. Tác dụng của lá ổi...............................................................................................9
1.1.

Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2.....................................................9

1.2.

Tác dụng chống oxi hóa.............................................................................10

1.3.

Tác dụng chống tiêu chảy...........................................................................10

1.4.

Tác dụng chữa bệnh khác...........................................................................10


1.5.

Tác dụng theo đông y.................................................................................11

2. Bài thuốc Đông Y trị một số bệnh bằng lá ổi.....................................................11
3. Các chế phẩm từ ổi............................................................................................12
4. Các loại ổi được trồng hiện nay ở nước ta.........................................................13

Nguyễn Thành Lộc

1


CHƯƠNG II................................................................................................................ 14
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM......................................................................................14
1. Mô tả thực vật......................................................................................................14
1.1.

Lá và cuống lá................................................................................................14

1.2.

Thân............................................................................................................... 16

2. Đặt điểm vi học....................................................................................................17
2.1.

Vi phẫu lá ổi...................................................................................................17

2.1.1.


Lá............................................................................................................17

2.1.2.

Phiến lá...................................................................................................19

2.1.3.

Cuống lá..................................................................................................20

2.2.

Bóc tách biểu bì lá ổi.....................................................................................21

2.3.

Vi phẫu thân ổi...............................................................................................22

2.4.

Soi bột lá ổi....................................................................................................23

2.5.

Hình vẽ vi phẫu và hình vẽ soi bột.................................................................25

3. Phân tích thành phần hóa thực vật........................................................................28
3.1.


Quy trình chiết xuất dược liệu.......................................................................28

3.2.

Phân tích sơ bộ thành phần hóa học...............................................................29

3.2.1.

Dịch chiết ether.......................................................................................29

3.2.2.

Dịch chiết cồn.........................................................................................30

3.2.3.

Dịch chiết cồn sau khi thủy phân............................................................32

3.2.4.

Dịch chiết nước.......................................................................................33

3.2.5.

Dịch chiết nước sau khí thủy phân..........................................................36

4. Định tính tannin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng..........................................38
4.1.

Quy trình chiết tannin để chấm sắc ký...........................................................38


CHƯƠNG III..............................................................................................................40
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU ỔI...........................................................40
1. Định nghĩa............................................................................................................40
2. Mô tả.................................................................................................................... 40
3. Đặt điểm vi phẫu..................................................................................................40
3.1.

Lá................................................................................................................... 40

3.1.1.

Gân giữa..................................................................................................40

Nguyễn Thành Lộc

2


3.1.2.

Phiến lá...................................................................................................40

3.1.3.

Cuống lá..................................................................................................41

3.2.

Thân............................................................................................................... 41


3.3.

Bóc tách biểu bì.............................................................................................41

4. Đặt điểm bột lá ổi.................................................................................................41
5. Định tính............................................................................................................... 41
6. Định lượng...........................................................................................................42
7. Độ ẩm dược liệu lá ổi...........................................................................................43
8. Tạp chất................................................................................................................ 43
9. Chất chiết được trong dược liệu...........................................................................43
10.

Chế biến............................................................................................................43

11.

Bảo quản...........................................................................................................43

12.

Tính vị, quy kinh...............................................................................................43

13.

Công năng, chủ trị.............................................................................................43

14.

Liều lượng, cách dùng.......................................................................................43


CHƯƠNG IV..............................................................................................................44
NHẬN XÉT................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45

Nguyễn Thành Lộc

3


ĐẶT VẤN ĐỀ

Lịch sữ y học Việt Nam đã trãi dài suốt 4000 năm chiều dài lịch sữ. Từ những
cuộc săn bắn, hái lượm khi xưa dần dần ông cha ta đã đúc kết được rất nhiều
nguồn kinh nghiệm quý báo từ các loại thảo mộc khác nhau. Các kinh nghiêm
ấy cứ liên lục được truyền lại cho thế hệ mai sau. Có những nguồn kinh kiệm
đã được đút kết để đời về sau như : Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, Hãi
Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của Lê Hữu Trác. Thế nhưng trong cuộc sống ngày
nay đễ chạy theo công nghệ hiện đại chúng ta đã dần quên những thứ tốt đẹp
ấy. Và khi su thế hiện tại đang chuyển dẫn sang điều trị không dùng thuốc hay
sữ dụng những dược chất đến từ thiên nhiên thì đã đến lúc chúng ta cần phải kế
thừa cũng như tìm ra những chất mới, những công dụng mới trong dược liệu đó
là điều vô cùng cần thiết. Trong hàng trăm, hàng ngàn cây thuốc ở Việt Nam thì
cây ổi là một trong những cây gần gũi là quen thuộc với chúng ta nhất. Ổi có
thể mọc ở nhiều nơi trên đất nước ta và cũng dể dàng bắt gặp được đời sống
hàng ngày. Ổi (Psidium guajava L. ,Họ sim (Myrtaceae)) hay còn gọi là Phan
thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt… đã được coi như là
dược liệu dễ tìm giúp chữa các bệnh tiêu chảy, kháng khuẩn, chống lão hóa,…
trong dân gian từ xa xưa. Ngoài ra còn làm cây ăn quả, là rau để ăn (lá ổi non).
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước về

thành phần và những công dụng của cây ổi, đều đó đã cho thấy ổi là một dược
liệu có rất nhiều tiềm năng phát triển và có ứng dụng mạnh mẽ trong nền Y
học. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hiện nay là việc xây dựng một tiêu chuẩn
chất lượng chung cho dược liệu ổi vẫn còn chưa được quan tâm nhiều. Hiểu
được vấn đề đó tôi xin góp một phần nhỏ vào việc xây dựng tiêu chuẩn chất
lượng cho dược liệu trên. Trong bài báo cáo này tôi xin chọn dược liệu là lá ổi
để nghiên cứu do trong lá đổi có nhiều thành phần hoạt chất có giá trị cao trong
điều trị.
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu tổng quan về dược liệu, đặt điểm vi
phẩu, thành phần hoạt chất,… để bổ sung vào dược điển Việt Nam IV để góp
phần hoàn thiện cũng như giúp việt kiểm tra đánhg giá dược liệu lá ổi được tốt
hơn.

Nguyễn Thành Lộc

1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I.

TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC

1. Tên gọi:
o Tên khoa học: Psidium guajava L. ,Họ sim (Myrtaceae)
o Phân lớp:Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) » Lớp Ngọc Lan
(Magnoliopsida) » Phân Lớp Hoa Hồng (Rosidae) » Bộ Sim (Myrtales) »
Họ Sim (Myrtaceae) » Chi Psidium L.
o Tên gọi khác: Phan thạch lựu, thu quả, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm

bạt…
o Tên đồng nghĩa:
- Psidum guajava var pyriferum L.
- Psidum guajava var pomiferum L.
o Tên tiếng Anh: Apple guava, Common guava.
o Tên tiếng Pháp: Goyavier.
2. Nguồn gốc
o Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi.
Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới.
o Chi Ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 loài
cây bụi. Trong đó có nhiều loài cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn.
o Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây Ổi thường (Common guava) hay
cây Ổi táo (Apple guava) là loài cây có chất lượng quả ngon nhất trong Chi
Ổi, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh
Caribbean, Trung và Nam Mỹ).
o Cây ổi được giới thiệu đến vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới kể
từ khi Châu Âu chiếm đóng Châu Mỹ.
o Hiện nay cây ổi được trồng nhiều ở các nước thuộc Châu Phi, Nam Á,
Đông Nam Á, vùng Caribbean , cận nhiệt đới của Bắc Mỹ , và Úc.
o Qua quá trình trồng trọt và chọn lọc giống, hiện nay các giống ổi cũng rất
phong phú, đa dạng. Ngoài giống ổi thường (Psidium guajava) phổ biến
khắp thế giới, còn có những giống ổi đặc biệt của địa phương như: ổi trâu,
ổi bo, ổi xá lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi
nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm.
o Ở Việt Nam cây ổi thường (Psidium guajava) được nhập vào trồng từ lúc
nào không rõ và nó được phát triển trên khắp cả nước từ đồng bằng ven
biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.

Nguyễn Thành Lộc


2


o Ngày nay ngoài giống ổi ta bình thường, ở Việt nam còn trồng các giống ổi
mới như ổi Xá lị nhập từ Trung Quốc và ổi không hạt được phổ biến gần
đây nhờ công nghệ chọn giống hiện đại.
3. Phân loại khoa học:

Bộ (ordo):

Sim (Myrtales)

Họ (familia):

Sim (Myrtaceae)

Chi (genus):

Ổi (Psidium)

Loài (species):

P. guajava

o Theo Hệ thống APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) (2003) Bộ Sim
hay Bộ Đào kim nương (Myrtales) chứa 11 họ với 380 chi và trên 11.000
loài.
o Hệ thống APG III công bố tháng 10 năm 2009 công nhận bộ này có 11 họ.
4. Đặt điểm hình thái
4.1. Thân

Thân phân cành nhiều, cao 4-6 m, cao nhất 10 m, đường kính thân tối đa 30
cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn
vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra
từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh.
Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần.

Nguyễn Thành Lộc

3
Hình 1. Thân cây ổi lúc trưởng thành và khi còn non


4.2. Lá
Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu
có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn
mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến
tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14-17 cặp gân
phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên.

Hình 3. Chiều rộng và chiều dài của lá

Nguyễn Thành Lộc

4
Hình 2. Hai mặt của lá và chiều dài của cuốn lá


4.3. Hoa
o Hoa to, lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà
thường ở nách lá. Hoa mẫu 5, lá bắc là lá thường, lá bắc con dạng vẩy dài 3-4

mm, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4-2,6 cm, màu xanh. Đế hoa hình
chén dài 0,8-1,2 cm, màu xanh. Đài hoa dính thành ống nguyên, khi hoa nở
tách ra thành 4-5 thùy không đều, màu xanh ở mặt ngoài, mặt trong màu trắng,
tiền khai van. Cánh hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở,
phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4-1,6 cm, rộng 0,6-0,8 cm, mặt ngoài có
nhiều lông mịn, có 3-5 gân, móng nhỏ cong có lông mịn màu vàng, tiền khai
năm điểm. Bộ nhị: nhiều rời, không đều, đính thành nhiều vòng trên đế hoa; chỉ
nhị dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14 mm, có lông; bao
phấn màu vàng 2 ô, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn rời, nhỏ, hình tam
giác tù ở đầu dài 17-20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá noãn 5, dính, bầu dưới 5
ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Vòi nhụy 1, dạng sợi màu trắng hơi
phình ở gốc, có nhiều lông mịn, dài 1-1,2 cm. Đầu nhụy 1, màu xanh dạng đĩa.
o Hoa thụ phấn chéo dể dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.

Hình 4. Hoa có 5 cánh rời gần đều, đế hình chén

Hình 5. Hoa thức và hoa đồ

Nguyễn Thành Lộc

5


4.4. Quả và hạt
o Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3-10 cm tùy theo giống. Vỏ quả
còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng,
vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Trong ruột quả có nhiều hạt được
bao trong khối thị xốp. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi thơm đặc
trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát. Khi quả chín dể bị chim,
dơi, sóc đến ăn và làm khuyếch tán hạt giống.


Hình 6. Quả có vỏ ngoài màu xanh, thịt màu trắng

Hình 7. Ổi có ruột màu đỏ
o Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả
màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.

Nguyễn Thành Lộc

6


5. Sinh học và sinh thái
o Là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng
đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500m. Cây ưa sáng, sinh trưởng
phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt
độ từ 15-45 oC, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ
23-28 oC; lượng mưa 1000-2000 mm/năm. Ổi ra hoa quả nhiều năm. Cụm hoa
thường xuất hiện trên những cành non mới ra cùng năm. Thụ phấn nhờ gió
hoặc côn trùng. Vòng đời có thể tồn tại 40-60 năm. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa
quả: tháng 8-9.
o Hiện nay các nhà chọn tạo giống đã sản xuất ra giống ổi không hạt bằng
phương pháp nuôi cấy mô.
6. Thành phần hóa học
o Trong lá ổi có chứa 10 phần trăm tanin cùng các thành phần tương tự và 0,3 %
tinh dầu (chủ yếu là caryophyllene, β-bisabolene, ngoài ra có aromadendrene,
β-selinene, nerolidiol, oxit caryophyllene và Sel-11-en-4a-ol và eugenol), và
cũng có thể có tecpen (axit oleanolic, axit ursolic).
o Vỏ cây chứa 25-30% tanin.
o Quả ổi giàu chất xơ , vitamin A và C , axit folic , và các khoáng chất dinh

dưỡng , kali , đồng và mangan . Có ít calo hồ sơ cá nhân của chất dinh dưỡng
cần thiết , quả cây ổi (P. guajava ) chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả
cam.
o Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và
avicularin; lá còn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin
C và các polysaccarit như fructoza, xyloza, glucoza, rhamnoza, galactoza...;
o Rễ có chứa axit arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các axit hữu cơ.
o Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg
canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và
200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn
đáng kể so với trongcam. Quả ổi cũng giàu pectin.
o Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3% lipit, 15
%cacbohydrat, 0,3% axit hữu cơ, 0,5 % tro, 0,03 mg% vitamin B1, 0,03 mg%
vitamin B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 –60 mg% vitamin C. Các loại đường
trong quả ổi gồm 58,9 % fructoza, 35,7 % glucoza, 5,3 % saccaroza. Các axit
hữu cơ chính là axit citric và axit malic.

Nguyễn Thành Lộc

7


6.1. Một số hoạt chất co tác dụng sinh học cao trong cây psidium guajava
 Tanin:

 Flavonoid(nhóm quercetin):

 acid ascorbic (Vitamin C)

Nguyễn Thành Lộc


8


Quả ổi, giống Apple Guava, tính theo 100 g phần ăn được
Năng lượng
36-50 cal
Hàm lượng nước
77-86 g
Xơ tiêu hóa
2,8-5,5 g
Protein
0,9-1,0 g
Chất béo
0,1-0,5 g
Tro
0,43-0,7 g
Carbohydrat
9,5-10 g
Calcium
9,1–17 mg
Phospho
17,8–30 mg
Sắt
0,30-0,70 mg
Carotene (Vitamin A)
200-400 I.U
Axit ascorbic (Vitamin C)
200–400 mg
Thiamin (Vitamin B1)

0,046 mg
Riboflavin (Vitamin B2)
0,03-0.04 mg
Niacin (Vitamin B3)
0,6-1,068 mg
Hình 8. Tóm tắt thành phần dinh dưỡng trong cây
ổi theo Bộ Nông nghiệp hoa kỳ

II.

TÁC DỤNG CỦA LÁ ỔI VÀ PHÂN LOẠI

1. Tác dụng của lá ổi
1.1. Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2
o Nhìn chung trong dịch chiết từ lá ổi có chứa các hợp chất tanin, các
polyphenol, flavonoid, saponin, các steroid, và các terpenoid, triterpenoid
pentacyclic, guiajaverin, quercetin, và các hợp chất hóa học khác có khả năng
hạ đường huyết và hạ huyết áp.
o Một số các hợp chất trên có khả năng làm giảm chỉ số đường huyết thông qua
tác động ức chế enzym alpha-glucosidase. Đây là cơ chế đóng vai trò quan
trọng trong tác dụng chữa trị bệnh của dịch chiết từ ổi. Trước khi carbohydrate
được hấp thụ từ thức ăn, chúng phải được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn
như glucose bởi các enzyme trong ruột non. Vì vậy, alpha-glucosidase là một
enzym làm làm tăng sự hấp thụ carbohydrate từ ruột, dẫn đến lượng glucose
trong máu tăng đặc biệt là ngay sau các bữa ăn. Do dịch chiết từ lá ổi có khả
năng ức chế enzym này, nên carbohydrate từ thức ăn không được thủy phân và
do đó khả năng hấp thụ carbohydrate bị hạn chế

Nguyễn Thành Lộc


9


o Từ kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả [8] ở bảng trên ta thấy cao chiếc từ lá
ổi có tác dụng hạ đường huyết gần tương đương với thuốc hạ đường huyết
Gliclazide.
1.2. Tác dụng chống oxi hóa
Các chất chiết xuất từ lá ổi có tính chất chống oxy hóa bằng cách trung hòa các
gốc tự do. Hầu hết hoạt tính này đều có liên quan đến các polyphenol và
flavonoid, tuy nhiên các chất chiết xuất từ lá ổi cũng chứa một số chất chống
oxy hóa khác như acid ascorbic và carotenoids.
1.3. Tác dụng chống tiêu chảy
o Dịch chiết xuất từ lá ổi chứa quercetin có thể ức chế phóng thích acetylcholine
để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính. Tinh dầu chiết xuất từ lá ổi cũng đã được
thử nghiệm và cho thấy có thể ức chế bệnh tiêu chảy gây ra do vi khuẩn
Staphylococcus aureus, Salmonella spp. và Escherichia coli. [I]
o Quercetin được cho là thành phần tác dụng chống tiêu chảy, nó có thể tăng
cường hoạt động của cơ trơn đường ruột và ức chế nhu động ruột. Ngoài ra, các
flavonoid và triterpene trong lá ổi cũng có tác dụng chống co thắt ruột
1.4. Tác dụng chữa bệnh khác
Theo Đổ Huy Bích (2008), đã có một số ứng dụng lá ổi vào việc điều trị trong
y học dân tộc như:
o Nước sắc lá ổi 1/1 – 2/1 được dùng rửa đắp vết thương phần mềm, làm sạch
mủ, mất mùi hôi
o Cao đặc lá ổi với tỷ lệ 6/1 – 10/1 bôi lên các vết bỏng độ II, III có tác dụng
nhanh chóng tạo màng che phủ, làm se khô vết thương. Thời gian bong
màng thuốc và khỏi cũng tương tự như các thuốc chữa bỏng tạo màng thuốc
thường dùng khác.

Nguyễn Thành Lộc


10


1.5. Tác dụng theo đông y
o Lá ổi có vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết;
quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng;
các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả
(đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc,
thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết...
o Quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường,
chỉ tả, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
o Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác dụng thu
liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở màng ruột.
Tác dụng nầy được dùng rộng rải trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ tả hoặc kiết
lỵ. Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là chống mất
nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của Tỳ Vị.
o Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và
cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm nước cháo gạo
lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút muối vừa bảo đảm yêu cầu
bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp
đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp.
2. Bài thuốc Đông Y trị một số bệnh bằng lá ổi
 Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ,
hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Uống 3 – 5 ngày.
 Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng
tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát,
chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.
 Chữa giời leo: Dùng búp ổi non 100g rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g.

Cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước sạch vào trộn đều. Dùng hỗn hợp
này đắp lên vùng da bị giời leo.
 Trị đau răng: Do có tính chất chống viêm, kháng khuẩn nên ổi có tác dụng
giảm đau răng, chữa bệnh nướu. Lấy vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua,
ngậm nhiều lần trong ngày.
 Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã
nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
 Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch,
giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.
 Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến
khi khỏi.
 Chữa viêm dạ dày – ruột cấp tính: Lá ổi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa bằng
các kích thích enzym tiêu hóa, khảng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn trong lớp
Nguyễn Thành Lộc

11


niêm mạc ruột, dạ dày, ngăn chặn sự phát triển của các enzym độc. Lấy lá ổi
non cắt nhỏ, sao với một nắm gạo, sau đó cho khoảng 0,5 lít nước vào sắc
đến khi còn 2/5 lượng nước ban đầu rồi lọc lấy nước uống. Uống 2 -3 lần
mỗi ngày.
 Trị mụn trứng cá: Lá ổi có hiệu quả trong việc loại bỏ các nốt mụn trên
da. Chúng có chứa một chất khử trùng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn
trứng cá. Lấy la ổi non rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên các nốt mụn. Thực
hiện hàng ngày cho tới khi mụn biến mất.
3. Các chế phẩm từ ổi

Trà Ổi


Mức Ổi

Nguyễn Thành Lộc

Bột lá Ổi

Nước ép Ổi

12


4. Các loại ổi được trồng hiện nay ở nước ta
TT

Tên giống

Mức phổ
biến

Đặc tính ưu điểm

Đặc tính khuyết điểm

Cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ
đậu quả và năng suất cao, quảVỏ quả hơi sần và lõi
1 Ối xá lỵ nghệ Phổ biến hình quả lê ổn định, thịt màuquả có hạt cứng (tỷ lệ
trắng giòn, hương thơm và vịthịt quả < 77%)
ngon

2


Cây sinh trưởng mạnh, tỉ lệ
đậu quả khá cao và năng suất
Lõi quả có hạt cứng (tỷ
Ổi ruột hồng
cao, quả hình quả lê ổn định,
Phổ biến
lệ thịt quả < 69%), vị
da láng
vỏ quả láng, thịt quả màu
quả đôi khi có vị chát.
hồng đỏ, khá giòn, hương
thơm và vị khá ngon

Cây sinh trưởng khá mạnh, tỷ
lệ đậu quả khá cao và năng
Lõi quả có hạt cứng và
Khá phổ suất cao, quả hình cầu ổn định,
3 Ổi Đoài Loan
số hạt/quả trung bình
biến vỏ quả láng, thịt màu trắng,
(tỷ lệ thịt quả < 74%)
giòn, hương thơm và vị rất
ngon.

4

Ổi sẻ

Cây sinh trưởng khá mạnh, tỷ

lệ đậu quả khá cao và năngQuả nhỏ (<100g/quả);
Ít phổ biến suất cao, quả hình cầu – quả lêhạt to, nhiều và cứng, tỷ
ổn định, thịt quả màu đỏ, mùilệ thịt quả thấp.
rất thơm và vị ngọt.

Cây sinh trưởng mạnh, quả
thuôn dài khá ổn định, vỏ quả
khá láng, thịt quả màu trắngTỷ lệ đậu quả biến
Ổi không hạt Khá phổ
5
kem, chắc, giòn, hương thơmđộng. Nếu chăm sóc tốt,
Thái Lan
biến
trung bình, vị chua ngọt và năng suất có thể đạt khá
không hạt (tỷ lệ thịt quả cao >
90%).
Tỷ lệ đậu quả không
Cây sinh trưởng mạnh, thịt
cao và năng suất trung
Ổi không hạt
quả màu trắng, giòn, giòn, vị
6
Ít phổ biến
bình, quả hình cầu hơi
Mã Lai
ngọt hơi chua và không hạt (tỷ
dẹt và lệch tâm, vỏ quả
lệ thịt quả cao > 90%).
sần, quả thơm khá.


Nguyễn Thành Lộc

13


CHƯƠNG II
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Mô tả thực vật
1.1. Lá và cuống lá
Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu
có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn
mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến
tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14-17 cặp gân
phụ. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên.

Hình 9. Lá đơn, mọc đối, khôn có lá kèm

Phiến lá hình bầu
dục

Mặt sau

Mặt trước

Góc thuôn trong

Hình 10. Mặt trước và sau của lá
Nguyễn Thành Lộc

14



14-17 cặp gân phụ

Gân lá hình lông chim, gân
giữa nổi rõ ở mặt dưới

Hình 11. Gân lá nhìn từ mặt sau

Hình 12. Chiều rộng và chiều dài của lá ổi

Hình 13. Chiều dài của cuốn lá

Nguyễn Thành Lộc

15


Hình 14. Lá ổi phơi khô

1.2. Thân
Thân phân cành nhiều, cao 4-6 m, cao nhất 10 m, đường kính thân tối đa 30
cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì
phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng
mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh.

Hình 15. Thân cây ổi trưởng thành và cành non

Tiết diện thân hìn vuông


Hình 16. Hình cắt ngang của thân non

Nguyễn Thành Lộc

16


2. Đặt điểm vi học
2.1. Vi phẫu lá ổi
2.1.1. Lá
Gân giữa: Vi phẫu mặt trên phẳng, mặt dưới lồi nhiều và tròn. Biểu bì 1 lớp tế
bào hình đa giác, kích thước không đều, biểu bì trên nhỏ hơn biểu bì dưới, lớp
cutin khá dày, có nhiều lông che chở đơn bào vách rất dày. Mô dày góc, 5-6 lớp
tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm đạo, nhiều
lớp tế bào hình đa giác hoặc gần tròn, kích thước to. Hệ thống dẫn hình cung có
thể nối với 1-2 cung nhỏ hơn ở mỗi bên. Gỗ ở trên libe ở dưới. Gỗ, tế bào hình
đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác
nhỏ, vách tẩm chất gỗ, vài lớp phía dưới tế bào vách cellulose; libe, tế bào hình
đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn; libe trong, 4-5 lớp tế bào hình đa giác, xếp
thành cung liên tục phía trên gỗ. Mô dày góc 8-9 lớp tế bào hình đa giác góc
tròn, xếp liên tục quanh bó dẫn. Sợi vách dày, xếp rải rác ngoài vòng mô dày.
Túi tiết ly bào ở gần biểu bì của gân giữa và thịt lá. Tinh thể calci oxalat hình
khối và hình cầu gai trong mô mềm và libe.

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

Hình 17. Cấu tạo vi phẫu lá ổi
1. Mô giậu 2. Lông che chở 3. Biểu bì trên 4. Libe trong 5. Gỗ 1
6. Mô mềm đạo 7. Libe 1 8. Mô dày góc 9. Túi tiết 10. Biểu bì dưới

Nguyễn Thành Lộc

17


Hình 18. Lông che chở đơn bào và lớp cutin dày

Hình 19. Mô dày góc và mô mềm đạo

Hình 20. Tinh thể calci oxalat hình trụ và cầu gai

Nguyễn Thành Lộc

18


Libe trong

Gỗ 1

libe 1


Hình 21. Cấu tạo Libe – gỗ lá ổi
2.1.2. Phiến lá
Tế bào biểu bì trên hình chữ nhật, cutin mỏng. Tế bào biểu bì dưới kích thước
gần bằng tế bào biểu bì trên, lỗ khí nhiều và nhô cao hơn biểu bì. Hạ bì 2-3 lớp
tế bào hình chữ nhật, hóa mô dày góc. Mô giậu, 2-3 lớp tế bào thuôn có khoảng
3-4 tế bào dưới mỗi tế bào hạ bì. Mô mềm đạo 3-4 lớp, tế bào hình đa giác hay
chữ nhật, chứa đầy lục lạp. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai có nhiều trong mô
dày và mô mềm.

Lông che chở
Biểu bì trên
Tinh thể calci
oxalat hình cầu gai
Mô mềm đạo
Mô giậu
Hạ bì
Lỗ khí
Hình 22. Cấu tạo phiên lá

Nguyễn Thành Lộc

Biểu bì dưới

19


2.1.3. Cuống lá
Vi phẫu có mặt trên lõm dạng hình chữ V, mặt dưới lồi tròn. Biểu bì tế bào
hình chữ nhật có lớp cutin khá dày, có nhiều lông che chở đơn bào vách rất dày.

Mô dày góc 4-5 lớp xếp lộn xộn, hình dạng thay đổi. Nhiều túi tiết ly bào nằm
gần biểu bì. Mô mềm tế bào hình đa giác, kích thước không đều, có nhiều tinh
thể calci oxalat hình khối và hình cầu gai. Vài tế bào mô cứng hình đa giác
trong mô mềm phía trên cung libe gỗ. Hệ thống dẫn giống gân giữa lá. Mô dày
góc bao quanh cung libe gỗ.

3

4
5
6
1

7

2

8
Hinh 23. Cấu tạo vi phẫu của cuốn lá ổi
1. Libe 1 2. Libe trong 3.Lông che chở 4. Túi tiết 5. Mô cứng 6. Biểu bì trên
7. Gỗ 1 8. Biểu bì dưới

Nguyễn Thành Lộc

20


×