Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo Cáo đề xuất chủ trương Hội trường 300 chỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.9 KB, 12 trang )

UBND HUYỆN VÕ NHAI
BQL CÁC DỰ ÁN ĐT&XD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
DỰ ÁN: HỘI TRƯƠNG HUYỆN VÕ NHAI

Võ Nhai, năm 2017


UBND HUYỆN VÕ NHAI
BQL CÁC DỰ ÁN ĐT&XD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Võ Nhai, ngày 07 tháng 9 năm 2017

BÁO CÁO
ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN:
HỘI TRƯỜNG HUYỆN VÕ NHAI
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.
- Tên dự án: Hội trường huyện Võ Nhai.
- Chủ đầu tư: UBND huyện Võ Nhai. Đơn vị thực hiện: Ban quản lý các dự
án Đầu tư và Xây dựng.
- Địa điểm dự án: Thị trấn Đình Cả - Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Tổng mức đầu tư: 11.986.043.517 đồng ( Làm tròn: 12.000.000.000đ)


Thời gian thực hiện dự án và dự kiến vốn cho từng năm: Dự kiến thực hiện
từ năm 2017 -2019. Trong đó
- Năm 2017: Chuẩn bị đầu tư: 1.000.000.000 đồng
- Năm 2018: Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án: 4.000.000.000 đồng
- Năm 2019: Thực hiện dự án: 5.000.000.000 đồng
- Năm 2020: Thực hiện và hoàn thành dự án: 2.000.000.000 đồng
II. NỘI DUNG BÁO CÁO:

1. Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về
sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư:
1.1. Sự cần thiết đầu tư:
Huyện Võ Nhai là một huyện trung du miền núi phía Đông Bắc của tỉnh
Thái Nguyên, cách tỉnhThái Nguyên 50km, phía Bắc giáp huyện Chợ Mới, Na
Rì và Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp
huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang và phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn. Diện tích tự
nhiên toàn huyện là 84.010,44 ha, dân số hiện tại là 64.495 người. Địa hình Võ
Nhai mang đặc điểm của huyện miền núi và trung du, những kiến tạo địa chất
phức tạp đã hình thành trên đất Võ Nhai những hang động và những dòng suối
rất đặc trưng và có giá trị cao về mặt du lịch như hang Phượng Hoàng, suối Mỏ
Gà….. cùng với những cánh rừng bạt ngàn và nguồn đất đai màu mỡ, tạo tiền đề
để huyện Võ Nhai có điều kiện phát triển kinh tế theo hướng toàn diện và bền
vững trên cơ sở phát huy những tiềm năng sẵn có.

2


Huyện Võ Nhai gồm 15 đơn vị hành chính cấp xã phường gồm 1 thị trấn và
14 xã. Trung tâm hành chính kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai là thị trấn Đình
Cả. Đình Cả là một thị trấn miền núi với dân số khoảng trên 3699 người, diện
tích tự nhiên toàn thị trấn là 846,95ha trong đó diện tích đất ở 19,26ha, đất nông

nghiệp 164,23ha, đất chuyên dùng 45,52ha. Thị trấn Đình Cả còn là đầu mối của
các tuyến giao thông tới các xã trong huyện và là điểm trung gian trên tuyến
QL1B nối giữa hai tỉnh Lạng Sơn - Thái Nguyên. Đặc biệt quanh thị trấn là các
xã, những đô thị vệ tinh với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, rất thuận lợi
cho việc sản xuất các sản vật từ thiên nhiên vùng núi đá như hoa quả, cây thuốc
lá, gạo nếp….Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi trong việc phát triển kinh
tế.
Những năm gần đây trước nhu cầu xây dựng mở rộng phát triển của đô thị,
là quá trình đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị và các chức năng dịch vụ
đô thị.
Hội trường huyện Võ Nhai là một địa điểm có quy mô và diện tích lớn. Là
nơi tổ chức các buổi hội họp, tổ chức các loại hình sự kiện lớn và cũng là nơi tổ
chức giao lưu văn nghệ của cơ quan trong các dịp lễ, hội lớn. Đồng thời do tính
chất của hội trường đó là tổ chức các sự kiện lớn và thời gian mà khán giả tham
dự là khá lâu nên việc thiết kế nội thất hội trường sao cho phù hợp là khá quan
trọng.
Các khối cơ quan HĐND - UBDN và các ban ngành liên quan đã có cơ sở
vật chất tương đối đầy đủ. Nhưng Hội trường huyện Võ Nhai chưa có. Cùng với
sự phát triển của xã hội, nhu cầu về nơi hội họp của cơ quan UBND huyện Võ
Nhai là rất cần thiết. Do vậy, việc đầu tư xây dựng Hội trường là cần thiết để
nâng cao hiệu quả trong công việc và các hoạt động xã hội khác, hoàn thiện cơ
sở vật chất.
1.2 Các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch đầu tư:
1.2.1 Các điều kiện đê thực hiện đầu tư:
* Các căn cứ:
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13;
- Luật đầu tư công số: 49/2014/QH13;
- Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 / 3 / 2015 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 59/2015/NĐ- CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

3


- Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 /9/2015 của Chính phủ về kế
hoạch đầu tư trung hạn và ngắn hạn.
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12 /2015 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
công bố theo Quyết định số 79/QĐ- BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng.
- Thông báo kết luận số 545-TB/Utngày 26/7/2017 của thường trực huyện
ủy Võ Nhai về việc điều chỉnh quy mô dự án,
- Quyết định giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án:
Hội trường huyện Võ Nhai.
- Hệ thống các văn bản liên quan của nhà nước hiện hành.
1.2.2 Sự phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư:
Căn cứ Quy hoạch chung thị trấn Đình Cả do UBND huyện Võ Nhai phê
duyệt. Việc đầu tư xây dựng Hội trường huyện Võ Nhai là phù hợp với quy
hoạch và kế hoạch phát triển khu đô thị thị trấn Đình Cả.
2. Các điều kiện hiện trạng:
2.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Thị trấn Đình Cả là trung tâm chính trị văn hóa, xã hội của huyện Võ Nhai.

Thị trấn Đình Cả được thành lập từ năm 1990, thị trấn được tách ra từ xã phú
Thượng theo Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 08/01/1991của UBND huyện
Võ Nhai về việc thành lập UBND lâm thời thị trấn Đình Cả. Trụ sở UBND thị
trấn Đình Cả tại phố Thái Long, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai.
Vị trí thị trấn Đình Cả nằm về phia bắc của huyện Võ Nhai phía đông bắc
giáp xã Phú Thượng, phía đông nam giáp xã Tràng Xá, phía tây giáp xã Lâu
Thượng. Tổng diện tích tự nhiên toàn thị trấn là 846,95 ha trong đó diện tịch đất
ở 19,26 ha, đất nông nghiệp 164,23 ha, đất chuyên dùng 45,52 ha, toàn thị trấn
có 7 xóm, phố.
Thị trấn Đình Cả có chợ Đình Cả là trung tâm giao lưu kinh tế, xã hội của
huyện Võ Nhai. Thị trấn nằm tại vị trí giao lưu của 02 trục đường: Quốc lộ 1B
có chiều dài khoảng 1 km. trục đường tỉnh lộ 265 trên 1 km. Có vị trí giao
thông, giao lưu thương mại thuận tiện, trên địa bàn thị trấn có 02 đập giữ nước,
hệ thống kênh mương nội đồng được xây kiên cố thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm, địa hình địa mạo.
Khu vực dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi những
thung lũng chạy dọc theo Quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn.
2.1.3. Các yếu tố khí hậu:

4


Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình
hằng năm 22,9oC. Từ Thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng
có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, tháng 7, khoảng 27,9 o C. Nhiệt độ cao
tuyệt đối khoảng 3905 C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 30C (tháng 1). Vào mùa lạnh
(từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ
ngày và đêm trung bình là 70C, lớn nhất vào tháng 10, khoảng 802 C. Chế độ

nhiệt này tạo cho Võ Nhai có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây trồng
nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là các loại cây ăn quả.
Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ, mùa ma ở Võ Nhai thường
diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5 mm và phân bổ không đều, chủ yếu
tập trung vào các tháng mùa ma, khoảng 1.765 mm (chiếm 91% tổng lượng mưa
cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng
372,2 mm.
2.1.4. Thuỷ văn:
- Thuỷ văn: Nguồn nước trên địa bàn huyện Võ Nhai khá phong phú,
nhưng phân bố không đều. Ngoài nguồn nước mặt từ sông, suối, còn có các
mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi.
2.1.5. Địa chất:
- Phần lớn diện tích khu vực là ruộng trồng hoa màu trên nền đất nguyên
thổ. Tuy nhiên khi đầu tư xây dựng các công trình trong khu vực nghiên cứu quy
hoạch cần phải khoan thăm dò địa chất
Nhận xét chung: Khu vực dự án Hội trường huyện Võ Nhai có địa hình
đất đai, vị trí thuận lợi, cảnh quan đẹp thích hợp cho việc đầu tư xây dựng dự án.
3. Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư:
3.1.Mục tiêu đầu tư:
Hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện làm việc, hội họp cho cán bộ
cũng như nhân dân huyện Võ Nhai.
3.2. Quy mô đầu tư:
- Nhà hội trường 300 chỗ, công trình dân dụng cấp III.
- Công trình được thiết kế theo hình chữ nhật, với tổng diện tích xây dựng
là 1251.6m
- Hành lang 2,5m, bước gian 4.2; 3.5m; 3.0m
- Khẩu độ: 18,0m; 5,5m.
- Chiều cao tầng:10,25m; 7,05m
- Kết cấu chịu lực móng cọc BTCT đài thấp, khung, dầm, sàn BTCT chịu

lực.

5


- Toàn bộ nhà xây bằng gạch không nung, vữa XM mác 75
- Kết cấu mái BTCT đổ tại chỗ kết hợp vì kèo thép, mái lợp tôn chống
nóng, trần thạch cao, xà gồ thép U80x40x3,5
- Cửa đi, cửa sổ sử dụng nhựa lõi thép pano kính, sen hoa sắt hộp.
4. Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân
đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác
để thực hiện dự án:
4.1. Dự kiến tổng mức đầu tư: 11.986.043.517 đồng (Làm tròn:
12.000.000.000đ)
(Bằng chữ: Mười hai tỷ đồng chẵn)
Trong đó:
TT

Khoản mục chi phí

Giá trị sau thuế GTGT

1

Chi phí xây lắp

9.118.340.000 đ

2


Chi phí thiết bị

470.624.000 đ

3

Chi phí quản lý dự án

314.709.798 đ

4

Chi phí tư vấn

860.865.169 đ

5

Chi phí khác

139.975.391 đ

6

Chi phí dự phòng

1.090.451.436 đ

Tổng


11.994.965.795 đ

Làm tròn:

12.000.000.000 đ
(Chi tiết xem phụ lục tính toán kèm theo)

4.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh cân đối phần huyện quản lý, ngân sách huyện
cân đối (điều chỉnh từ nguồn xây dựng Nhà làm việc khối các cơ quan thuộc
UBND huyện Võ Nhai).
4.3. Tiến độ triển khai thực hiện:
- Lập thẩm định và phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
- Lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật.
- Giải phóng mặt bằng
- Thi công xây dựng công trình
4.4 Tiến độ và phân kỳ thực hiện dự án:
- Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Quý III, IV năm
2017.
- Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án: 2018

6


- Thực hiện dự án: 2019
- Thực hiện và hoàn thành dự án: 2020.
5. Chi phí dự án:
- Chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 1.000 triệu đồng
- Chi phí trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án: 4.000 triệu
đồng

- Chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án: 5.000 triệu đồng
- Chí phí trong giai đoạn hoàn thành dự án: 2.000 triệu đồng
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN:
1. Hiệu quả kinh tế xã hội:
1.1. Giải quyết vấn đề việc làm và gia tăng lao động.
Tại khu vực dự án, Người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp trồng lúa và trồng hoa màu và lao động tự do. Việc thực hiện dự án xây
dựng ở khu vực này sẽ chiếm hết đất canh tác vốn là nguồn sống của người dân
ở đây. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của người dân địa
phương sang các nghành nghề khác là một việc làm cấp bách để ổn định việc
làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân lao động và góp phần xây dựng kinh tế
địa phương phát triển vững mạnh.Chính vì thế dự án đã có phương án giải quyết
cho vấn đề này như:
+ Hỗ trợ các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp một khoản kinh phí để đào
tạo chuyển nghề theo qui định.
+ Khi dự án tiến hành thi công một số công việc thủ công không đòi hỏi kỹ
thuật cao sẽ được Chủ đầu tư và nhà thầu thi công nhận làm việc . Khi dự án đã
hoàn thành đưa vào khai thác, người dân đến ở và sinh hoạt tại khu đô thị thì sẽ
cần nhiều việc làm. Ban quản lý dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi tạo việc làm
cho người dân trong vùng. Các công việc cụ thể bao gồm thực hiện quản lý, vận
hành, duy tu bảo dưỡng các thiết bị công cộng khác như máy bơm nước, bình
cứu hoả, máy phát điện dự phòng, bơm nước hàng ngày, thu gom rác thải vận
chuyển đến nơi qui định, tạo nơi bán những mặt hàng thiết yếu hàng ngày, chăm
sóc, tưới cây xanh xung quanh, bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự bên trong công
trình...
Như vậy có thể thấy rằng một số lượng lớn lao động đã được sử dụng
giải quyết phần nào lượng lao động dư thừa trong xã hội. Đồng thời cũng
thực hiện việc tạo công ăn việc làm cho người dân khu vực bị thu hồi đất và
chuyển dịch cơ cấu lao động của khu vực từ lao động nông nghiệp sang sản
xuất dịch vụ, một trong những nhiệm vụ trong quá trình công nghiệp hoá đất

nước.

7


1.2. Nâng cao mức sống của người dân.
1.2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng.
Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội văn minh hiện đại thì một cơ sở hạ tầng
hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân là điều không thể
thiếu. Khi có dự án được thực hiện thì nhiều mặt được cải thiện rã rệt.
+ Vấn đề về giao thông.
* Sau khi thực hiện dự án: Mạng lưới giao thông được thiết kế tuân thủ
theo dự án chung chi tiết được duyệt. Cao độ và tọa độ các nút giao thông khớp
nối với các tuyến đường hiện trạng, phù hợp với dự án chi tiết được duyệt, cụ
thể như sau:
Mạng lưới đường bao gồm các loại đường trục chính, đường phân khu,
đường liên khu vực, đường nội bộ mặt đường cấp cao, có vỉa hè, cây xanh, hệ
thống thoát nước mặt
+ Vấn đề cấp thoát nước.
* Hiện trạng của khu vực trước khi thực hiện dự án:
Hiện tại phần đông cư cư dân trong khu vực đều đang sử dụng nước mưa,
nước giếng khoan hoặc giếng khơi phục vụ cho sinh hoạt, chất lượng nước chưa
đảm bảo vệ sinh.
Việc thoát nước cũng chủ yếu là thải trực tiếp ra đồng ruộng, không có một
hệ thống thoát nước đồng bộ, vì vậy thường xuyên có tình trạng ứ đọng nước
thải thành vũng, gây mất vệ sinh.
* Sau khi thực hiện dự án:
Tất cả cư dân trong vùng dự án đều được sử dụng nước sạch, trong khu dự
án còn có nước để PCCC, tưới cây xanh theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.
* Thoát nước:

Theo thiết kế hệ thống thoát nước sẽ được xây dựng đồng bộ có thể phục
vụ cho cả việc thoát nước mưa lẫn thoát nước bẩn.
Thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt có hệ thống thoát riêng, với chế độ
thủy lực tự chảy.
+ Vấn đề vệ sinh môi trường.
Môi trường thiên nhiên có tác động rất lớn tới cuộc sống con người. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ từ đó ảnh hưởng đến sức lao động, sản xuất của
người dân. Những năm gần đây chất lượng môi trường là một vấn đề luôn gây
nhiều búc xúc đối với các nhà quản lý. Việc tạo ra một môi trường xanh, sạch
đẹp là rất quan trọng.
* Hiện trạng môi trường-vệ sinh của khu vực:
- Môi trường: Hầu hết nước thải của khu vực không được xử lý hoặc chỉ
được xử lý sơ bộ nên khi xả ra mương bên ngoài không đảm bảo vệ sinh môi
8


trường. Nước thải xả ra các mương thoát nước phần lớn được tiêu ngay ra cánh
đồng nên vào mùa khô trong các mương đầu nguồn thường có màu sẫm.
* Tuy là có những tác động tạm thời đến môi trường trong thời gian thi
công thực hiện dự án nhưng sau khi thực hiện dự án xong và đưa vào hoạt động
thì nó sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về môi trường đang tồn tại trước khi
xây dựng dự án đã nêu trên như: tình trạng nước bẩn ngập úng, cây xanh sẽ
được trồng thêm.
1.2.2. Làm tăng thu nhập và điều kiện sống của người dân.
Tạo được cơ sở hạ tầng tốt hiện đại nhưng nếu người dân vẫn còn nghèo
thu nhập vẫn còn thấp thì chưa thể đạt được mục tiêu nâng cao mức sống người
dân được. Chính vì vậy khi xem xét về mặt hiệu quả xã hội của dự án ta phải xét
yếu tố làm tăng thu nhập và điều kiện sống cho người dân.
Một lí do làm tăng nguồn thu cho người dân ở khu vực dự án đó chính là
việc những hộ dân và địa phương này được đền bù thiệt hại từ việc thu hồi đất

để xây dựng.
Phần lớn diện tích khu đô thị mới là đất nông nghiệp, phần còn lại là nhà ở
cải tạo chỉnh trang. Diện tích đất cần thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, chỉ có
một số ít là đất ở. Người có đất nông nghiệp nằm trong phạm vi dự án bị thu hồi
có đầy đủ các điều kiện theo quy định được đền bù thiệt hại. Ngoài ra, người bị
thu hồi đất còn được đền bù các thiệt hại về hoa màu, cây cối, vật kiến trúc trên
đất và các loại hỗ trợ, thưởng theo quy định.
Lý do thứ hai góp phần cải thiện đời sống nâng cao thu nhập của người dân
đó là sau khi dự án hoàn thành thì đây sẽ là một khu đô thị và có dân cư tập
trung với mật độ cao. Theo tính toán của dự án thì nơi đây sẽ có dân số là
khoảng 1000 dân. Với một số lượng dân lớn như vậy thì nhu cầu về các dịch vụ
như: vệ sinh, y tế, thực phẩm, giải trí, các nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày…
là rất lớn. Do đó ngành dịch vụ ở đây sẽ rất phát triển và với việc tái ổn định
việc làm cho người dân như đã trình bày sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể
hàng ngày cho người dân hơn hẳn thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp. Và
không chỉ vậy mà tại khu dân cư xung quanh nhiều công việc, ngành nghề mới
sẽ xuất hiện cùng với khu đô thị mới để phục vụ nhu cầu của người dân trong
khu đô thị.
Dự án hình thành sẽ làm chuyển biến lối sống của người dân ở đây từ lối
sống nông nghiệp ở một vùng ngoại ô còn nghèo nàn lạc hậu sang lối sống thành
thị văn minh hiện đại. Trong quá trình tái định cư, một phần dân cư có đất bị thu
hồi phục vụ cho việc xây dựng sẽ được tái định cư vào khu đô thị.
1.3. Đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào các tính toán về thu chi của dự án thì dự án sẽ đóng góp cho
ngân sách Nhà nước một khoản đáng kể như thuế VAT, thuế trước bạ, thuế thu
nhập. Số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước sẽ được dùng để phân phối lại thu
nhập, tạo ra các phúc lợi xã hội, đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân. Việc

9



Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai công khai và minh bạch hóa các vùng quy
hoạch, các dự án và sản phẩm về BĐS, đồng thời làm tăng thêm sự quản lý chặt
chẽ và có sự điều tiết của Nhà nước, giúp UBND tỉnh kiểm soát được nguồn thu
từ hoạt động . Sau khi được xây dựng toàn bộ các hạng mục công trình và đưa
vào vận hành, khai thác sử dụng Hồ điều hòa - công viên cây xanh sẽ trở thành
một điểm nhấn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho thị trấn Đình Cả nói riêng
và huyện Võ Nhai nói chung
Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án Hồ điều hòa- công
viên cây xanh thị trấn Đình Cả, qua đó chúng ta có thể thấy đây là một dự án đạt
hiệu quả về kinh tế xã hội. Nó góp phần hiện thực hóa các chỉ tiêu kinh tế xã hội
đã được Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai, UBND tỉnh Thái Nguyên đặt ra.
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án:
Do tính chất, đặc điểm của dự án là công trình phục vụ lợi ích công cộng,
không có nguồn thu nên đối với dự án này không xét đến hiệu quả kinh tế.
3. Các tác động đến môi trường:
Việc đầu tư dự án sẽ tạo ra một số tác động tiêu cực tới môi trường cả trong
giai đoạn thi công cũng như giai đoạn vận hành, tuy nhiên so với mặt tích cực
mà dự án mang lại thì những tác động này là không đáng kể. Tác động môi
trường từ các hoạt động thi công dự án trên phạm vi không lớn và ở mức độ
thấp. Khu vực dự án không có thảm thực vật hay nguồn nước nhạy cảm cần
được bảo vệ. Bên cạnh đó, không có khu di tích lịch sử, văn hóa nào trong khu
vực hạng mục thành phần xây dựng bị ảnh hưởng. Các hoạt động thi công ảnh
hưởng chủ yếu tới môi trường trong khu vực ranh giới của dự án. Các tác động
môi trường chủ yếu trong quá trình thi công và vận hành gồm: tiếng ồn, bụi và
chất thải rắn, ảnh hưởng tới khu dân cư cũng như khu canh tác dọc tuyến đường,
vấn đề an toàn cho công nhân cũng như dân cư trong khu vực,...
Giai đoạn thi công:
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn
giao thông và kết cấu nhà dân, hệ thống cột điện, đặc biệt trong mùa mưa. Bên

cạnh đó, ý thức tham gia giao thông của người dân không cao cùng với hệ thống
báo hiệu giao thông không đầy đủ và ô tô vận chuyển vật liệu thi công không
được đảm bảo an toàn sẽ gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông dọc tuyến
đường;
- Các rủi ro khác như nguy cơ tai nạn lao động trong công trường khi thi
công mùa mưa, lũ, sạt trượt đất và mất an toàn trong khi sử dụng điện và các
thiết bị lao động khác;
- Khói, bụi, tiếng ồn chủ yếu do các phương tiện vận tải vật liệu thi công và
các bệnh truyền nhiễm do quá trình tiếp xúc, sinh hoạt của công nhân từ nơi
khác đến và dân cư địa phương, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công
nhân và người dân địa phương;

10


Do đó, nhà thầu cần xây dựng các biện pháp giảm thiểu cho hạng mục
thành phần, trong đó có một số hoạt động chủ yếu sau:
+ Tránh vận chuyển nguyên vật liệu trong mùa mưa, lũ lớn hoặc mưa kéo
dài ảnh hưởng đến độ ổn định mái dốc sườn núi ven đường;
+ Hạn chế tốc độ xe máy khi qua khu vực dân cư;
+ Nhà thầu cần thông tin về thời gian thi công để người dân và những rủi ro
mất an toàn giao thông có thể xảy ra để người dân địa phương hiểu và tự ý thức
về an toàn giao thông;
+ Cung cấp thiết bị an toàn cho công nhân như khẩu trang, găng tay, dây
đai an toàn, v.v.. và đào tạo cho họ cách sử dụng những thiết bị này;
+ Đảm bảo an toàn cho các khu thi công và hạn chế sự tiếp cận khu vực của
cộng đồng địa phương bằng cách dựng biển báo, hàng rào ngăn cách; Thông báo
qua cán bộ xã và các cuộc họp về những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình
thi công;
4. Các giải pháp tổ chức thực hiện:

- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý.
- Phương thức tổ chức thực hiện đầu tư: theo quy định hiện hành.
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện: Tiến độ thực hiện dự án đầu tư phải
phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự
ưu tiên nhằm đảm bảo đầu tư tập trung, có hiệu quả. Thời gian thực hiện dự
kiến: 2017 - 2019.
5. Kết luận kiến nghị:
Ban quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng huyện đề nghị UBND huyện
Võ Nhai xem xét, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương
đầu tư dự án để đơn vị có cơ sở sớm triển khai thực hiện các bước tiếp theo./.
GIÁM ĐỐC

Lao Văn Thắng

11


PHỤ LỤC CÁC VĂN BẢN KÈM THEO:
1. PHỤ LỤC TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
2. CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ SƠ BỘ

12



×