Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thành phần rào đón trong một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.72 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN CƯỜNG

THÀNH PHẦN RÀO ĐÓN
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI

Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8.22.90.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM HIỂN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học về “Thành phần
rào đón trong một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài” là công trình nghiên

cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Phạm Hiển. Những
kết quả và số liệu trong báo cáo này chưa ai công bố dưới bất kì hình thức
nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự can đoan này.
Tác giả luận văn

Lê Văn Cường



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI.................................................................................................................. 12
1.1 Lí thuyết giao tiếp ................................................................................. 12
1.2 Lí thuyết hội thoại .................................................................................. 22
1.3 Thành phần rào đón ............................................................................... 24
1.4. Giới thiệu về Tô Hoài và một số tác phẩm của Tô Hoài ...................... 26
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA YẾU TỐ RÀO ĐÓN
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI ...................................... 30
2.1 Yếu tố rào đón do từ đảm nhiệm ........................................................... 30
2.2. Yếu tố rào đón do cụm từ đảm nhiệm................................................... 32
2.3. Yếu tố rào đón do một kết cấu C - V đảm nhiệm ................................. 36
2.4. Yếu tố rào đón do kết hợp các dạng ..................................................... 37
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG-NGỮ NGHĨA CỦA YẾU TỐ
RÀO ĐÓN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI .................. 43
3.1 Đặc điểm chức năng của yếu tố rào đón trong một số tác phẩm của Tô

Hoài .............................................................................................................. 43
3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố rào đón trong một số tác phẩm của Tô

Hoài .............................................................................................................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Biểu thức rào đón về hình thức trong tác phẩm của Tô Hoài ........ 41
Bảng 3.1 Biểu thức rào đón theo phương châm về lượng .............................. 49

Bảng 3.2 Biểu thức rào đón theo phương châm về chất ................................. 56
Bảng 3.3 Biểu thức rào đón về phương châm quan hệ ................................... 60
Bảng 3.4 Biểu thức rào đón về phương châm cách thức ................................ 62
BẢNG 3.5. Biểu thức rào đón về phương châm lịch sự.................................64


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngôn ngữ, rào đón tuy là một thành phần phụ thuộc (không đòi
hỏi sự hồi đáp từ phía người nghe) nhưng không thể phủ nhận bản chất hành
động ở lời của chúng, bởi khi rào đón - hành vi ngôn ngữ có tính chất để ngừa
trước sự hiểu nhầm hay phản ứng về điều mình sắp nói - tức là người nói
đang thực hiện chính hành vi rào đón. Hầu hết các hành vi ngôn ngữ đều tiềm
ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện của người khác, do đó, thành phần rào
đón (TPRĐ) có thể được tìm thấy đi kèm với rất nhiều hành vi ngôn ngữ như:

rào đón khi đưa ra yêu cầu, khi phê bình, khi từ chối lời cầu khiến, khi lôi
kéo, khi xin phép, khi nhờ, v.v. Lời rào đón được sử dụng để ngăn ngừa trước
sự hiểu lầm hoặc những phản ứng không hay về lời nói của chủ ngôn, làm
tăng tính lịch sự trong giao tiếp. Yếu tố rào đón khiến cho cuộc thoại trở nên

uyển chuyển hơn, liên tục hơn, góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả của quá
trình giao tiếp. Rào đón là một hiện tượng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn tâm lí,
bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt. Nghiên cứu yếu tố rào đón là cần
thiết đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
Trong mỗi tác phẩm văn học, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng, tác
động qua lại lẫn nhau và gây nên ở nhau những thay đổi về hành động, trạng

thái tâm lí, tình cảm... Cho nên, khi tham gia hội thoại, ngoài việc đưa ra một
nội dung thông tin nào đó, người ta còn phải cân nhắc nên thực hiện hành vi

ngôn ngữ nào, thực hiện theo cách thức nào...Và trong nhiều trường hợp, để
đạt được hiệu quả giao tiếp người ta cần đến những yếu tố phụ trợ đi kèm với

các hành vi ngôn ngữ để làm tăng hay giảm hiệu lực ở lời của những phát
ngôn do hành vi đó tạo ra. Một trong những yếu tố này là lời rào đón

(Hedges).

1


Tác giả Tô Hoài là nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại
Việt Nam. Ông được xem là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa
dạng, sử dụng nhiều thể loại văn xuôi trong khi viết. Đặc biệt, ông được đánh
giá có vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc phong phú và năng lực
quan sát và miêu tả rất sắc bén. Sáng tác của Tô Hoài phong phú đa dạng về
thể loại, gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, truyện thiếu nhi... Ở thể loại nào
ông cũng để lại những thành công và tạo được dấu ấn riêng, đậm nét trong
lòng độc giả. Giáo sư Phong Lê trong bài “Tô Hoài, sáu mươi năm viết”

(1999) đã đánh giá chặng đường sáng tác của Tô Hoài trước và sau cách mạng
: “55 năm viết, với trên dưới 150 đầu sách được ấn hành, có thể nói đó là một

khối lượng lao động đồ sộ, hiếm có ai trong các nhà văn Việt Nam hiện đại so
sánh được” và đồng thời khẳng định vẫn “chưa nói hết được những điều

muốn nói” về Tô Hoài. Trong hội thảo về nhà văn Tô Hoài nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội đã phác họa hình ảnh của
nhà văn Tô Hoài: “Tô Hoài là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại
sống bằng văn, sống viết văn, với đủ các thể loại, trải nhiều đề tài. Ông viết

đều đặn, bền bỉ, viết như một lẽ sống, viết như là sống, không phải kiểu nhà
văn tài tử, chỉ nương nhờ theo cảm hứng. Văn Tô Hoài là văn về những cảnh
đời lam lũ, những phận người vất vả, nhất là những người dân quê ven đô, nơi

ông sinh ra và lớn lên” [59]. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn cũng đã nhận xét:
“So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ là nhà văn giàu chất chuyên

nghiệp bậc nhất. Sống đến đâu viết đến đấy. Việc viết lách đối với ông là một
thứ lao động hàng ngày”. Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng “Tô Hoài là một
cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng” là “một ngòi bút tươi mới không bao giờ
cũ với thời gian” [21]

Trong một số công trình nghiên cứu về dụng học ở nước ngoài, yếu tố
rào đón đã được đề cập đến. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được đề cập

2


đến trong một số bài viết hoặc công trình nghiên cứu và gần đây có một số

luận văn, luận án, nên hầu như vẫn còn để ngỏ. Đáng chú ý, hiện chưa có
công trình nào nghiên cứu yếu tố rào đón trong các tác phẩm của Tô Hoài.
Một điểm nữa cần lưu ý là hiện một số tác phẩm của Tô Hoài được giảng dạy
và học tập nghiên cứu trong nhà trường, tiêu biểu như Dế mèn phiêu lưu kí,
Vợ chồng A Phủ. Việc tìm hiểu về yếu tố rào đón trong một số tác phẩm của
Tô Hoài góp phần giúp cho các thế hệ độc giả có cái nhìn đa diện hơn về các
sáng tác của nhà văn, phục vụ đắc lực cho công tác học tập và giảng dạy ngữ
văn trong nhà trường.

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Thành phần rào đón trong một số tác

phẩm của nhà văn Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu kí, Truyện Tây Bắc, Chiều
chiều, Cát bụi chân ai) để tìm hiểu một cách toàn diện, có hệ thống và sâu sắc
hơn về thành phần rào đón trong giao tiếp của các nhân vật trong một số tác

phẩm của Tô Hoài.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Rào đón là một hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Nghiên cứu về yếu tố rào đón trong một số tác phẩm của nhà văn
Tô Hoài là một vấn đề hấp dẫn đối với Ngôn ngữ học.
Việc nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón trong các
tác phẩm văn chương chưa được Việt ngữ học quan tâm. Trong ngữ pháp học,
các yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón thường được gộp chung vào thành
phần tình thái của phát ngôn - thành phần thể hiện thái độ, sự đánh giá của
người nói đối với nội dung thông báo của phát ngôn, hoặc đối với hoàn cảnh

phát ngôn hay với hiện thực.
Theo Hoàng Tuệ: “Các từ thường gọi là trạng từ hay phó từ và ngữ
tương đương với phó từ, trạng từ như có lẽ, hình như, chắc chắn, theo tôi
được xem là phương tiện từ vựng biểu thị thành phần tình thái nhưng không

3


gắn với vị ngữ mà ở ngoài cấu trúc của vị ngữ” [70,tr. 1-5]. Cao Xuân Hạo
cho rằng “Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng khởi ngữ (ngữ đoạn mở
đầu câu) như có lẽ, tất nhiên...” [22].

Nguyễn Quang [62] nêu ra các dấu hiệu tình thái sau đây:
- Uyển thanh: Diễn đạt sự không chắc chắn (có lẽ, có thể, có khả
năng…)


- Hạ ngôn: Yếu tố làm giảm mức độ (một chút, một tí, một lát, một
thoáng...)
- Chủ quan hoá: Yếu tố biểu thị thái độ người nói
- Cam kết: Gồm các yếu tố từ vựng (chắc là, chắc chắn...)
- Thỉnh đồng: Yếu tố dùng để gợi sự phản hồi từ phía người nghe (chứ
nhỉ, đấy, phải không nào...)
- Nhã hiệu: Yếu tố dùng để tôn vinh người nghe làm giảm sự đe doạ thể
diện (dạ, thưa, ạ...)
- Tăng cường: (Vô cùng, thực sự, thật là...).
Đỗ Hữu Châu đã nhận xét: Ngữ pháp học Việt ngữ chưa quan tâm đến

việc nghiên cứu các rào đón. Việc gộp chung các yếu tố rào đón vào phạm trù
“tình thái” đã xoá mờ mất ranh giới và những chức năng cực kì thú vị của

chúng, những chức năng mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc riêng của từng
ngôn ngữ. [9,tr. 273]
Gần đây, dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, thành phần rào đón đã được
một số tác giả đề cập đến. Trong cuốn “Dụng học Việt ngữ”, Nguyễn Thiện
Giáp có dành một mục để nói về “Những lời rào đón trong giao tiếp”
[18,tr.131-135]. Theo tác giả, sức mạnh điều chỉnh của nguyên tắc hợp tác
mạnh đến mức khi người nói cảm thấy có thể vi phạm nguyên tắc nào đó thì
họ dùng lời rào đón để chỉ ra sự vi phạm có thể có. Những lời rào đón này
giống như những bằng chứng cho phép người nói vi phạm một nguyên tắc

4


nào đó và chúng cũng là tín hiệu đối với người nghe để người nghe có thể hạn


chế cách giải thích của mình. Những lời rào đón còn thể hiện rằng người nói
quan tâm đến việc người nghe đánh giá họ là có hợp tác hội thoại hay không.

Nguyễn Thiện Giáp đã nêu một số ví dụ về sự rào đón các phương châm hội
thoại trong tiếng Việt: để rào đón phương châm về chất có một số cách nói:
Nếu tôi không nhầm thì, tôi nhớ không rõ nhưng, theo như tôi biết, tôi không
dám chắc, nghe đồn, hình như, có lẽ...; Rào đón phương châm về lượng: Tôi
không được phép tiết lộ, thiên cơ bất khả lộ, như anh đã biết, tôi không muốn

làm phiền anh với những chi tiết vụn vặt...; Rào đón phương châm quan yếu:
Tôi không biết điều này có quan trọng không, tôi muốn nói thêm là...; Rào
đón về phương châm cách thức: Tôi xin mở ngoặc đơn là... Trong giao tiếp,

ngoài nguyên tắc cộng tác còn có nguyên tắc lịch sự. Người ta cũng dùng
những lời rào đón để tránh đe doạ thể diện của người nghe: Nói khí vô phép,
nói chị bỏ ngoài tai, tôi hỏi thật...
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, khi nói về tình thái của phát ngôn,
Diệp Quang Ban đã chỉ ra rằng trong việc phân tích mặt dụng học của
phát ngôn, các biểu thức tình thái chỉ độ tin cậy và tình thái chỉ ý kiến được
xếp vào các yếu tố rào đón. Tình thái chỉ độ tin cậy nêu lên mức độ nào đó
trong niềm tin của người nói vào cái được nói đến trong câu (Ví dụ: Chẳng
lẽ, hình như, chắc là...). Tình thái chỉ ý kiến - diễn đạt ý kiến của người nói
đối với điều được nói đến trong câu (đối với nghĩa miêu tả của câu) như: Nói

trộm bóng, nói của đáng tội, theo chỗ tôi biết... [2,tr. 204]
Yếu tố rào đón tiếp tục được Diệp Quang Ban bàn tới trong bài “Ứng
dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu
phát ngôn”. Theo tác giả, trong tiếng Việt có những yếu tố “lang thang”
thường có tính chất những quán ngữ loại như anh còn lạ gì, nói khí vô phép...


5


Chúng không thuộc cấu trúc cú pháp của câu và cũng không dễ dàng
gia nhập thành phần biệt lập vì chúng có phần khác với các thành phần đó. Từ
khái niệm công cụ là các phương châm hội thoại của Grice, tác giả viết:
“Trong dụng học, những yếu tố trong phát ngôn có quan hệ đến việc người

nói ghi nhận việc sử dụng các phương châm nêu trên thì được xếp vào số
những lời rào đón” [1, tr.17]. Diệp Quang Ban đã xếp những yếu tố ngôn ngữ
"lang thang" nói trên vào số những lời rào đón. Để giải thích các yếu tố này,
tác giả gắn chúng với bốn phương châm hội thoại của Grice: Những yếu tố
ngôn ngữ gắn với phương châm chỉ lượng, những yếu tố ngôn ngữ gắn với
phương châm chỉ chất, những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm quan hệ,

những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm cách thức.
Đỗ Hữu Châu (2001) đã xếp yếu tố rào đón vào chiến lược lịch sự âm
tính để né tránh những hành vi đe doạ thể diện (FTA) hoặc bù đắp, giảm nhẹ

hiệu lực của các FTA khi không thể không dùng chúng. [10,tr.273]
Cũng xếp rào đón vào các chiến lược lịch sự âm tính, Nguyễn Quang
(2004) đã nghiên cứu rào đón theo hướng xét dấu hiệu rào đón theo lực ngôn

trung và theo các nguyên tắc của Grice. Xét theo lực ngôn trung, các dấu hiệu
rào đón này sẽ được phân loại thành: Các dấu hiệu rào đón được mã hoá trong

tiểu từ, các dấu hiệu rào đón trạng ngữ - mệnh đề. Xét theo các nguyên tắc hội
thoại của Grice, các dấu hiệu rào đón được phân chia theo 4 tiêu chí: Chất
(Quality) - Chân: Các dấu hiệu rào đón là: hình như là, có vẻ là, tôi đoán là,
người ta đồn là... Lượng (Quatity) - Túc: Các dấu hiệu rào đón là: khoảng,


khoảng độ, áng chừng, ở một mức độ nào đó... Hệ (Relevance/Relation) Trực: Các dấu hiệu rào đón là: à, tiện đây, nhân đây, rủi quá, tôi rất tiếc phải
nói rằng... Thức (Manner) - Minh: Các dấu hiệu rào đón là: Đơn giản là, nó là
thế này, nói thực ra thì, nói cách khác thì...[63, tr.108]

6


Rào đón cũng được một số tác giả khác đề cập tới như một yếu tố của

phép lịch sự. Chẳng hạn, Nguyễn Thị Hoàng Yến trong bài viết “Thành phần
mở rộng và các yếu tố lịch sự trong phát ngôn chê” [75 tr.14], Chử Thị Bích
trong bài “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong

hành vi cho, tặng.” [5,tr.52]
Lời rào đón cũng đã được đề cập tới trong các nghiên cứu về chiến
lược thực hiện những hành vi ngôn ngữ cụ thể như: xin phép, nhờ, từ chối,

phản bác... Chẳng hạn, Đào Nguyên Phúc trong bài Biểu thức rào đón trong
hành vi ngôn ngữ xin phép tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết về phương châm hội
thoại của P. Grice [61,tr 24-29]. Tác giả cho rằng đối với hành vi ngôn ngữ
xin phép, các biểu thức rào đón có vai trò khá quan trọng. Vì hành vi xin phép
có đặc trưng là lợi ích chủ yếu thuộc về chính bản thân người nói nên việc sử

dụng các biểu thức rào đón sẽ giúp cho hành vi xin phép được thực hiện dễ
dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Trần Chi Mai trong bài Cách bi ểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến
bằng các phát ngôn lảng tránh (Trên các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt )
[11,tr. 41] đã chỉ ra một cách lảng tránh bằng hình thức rào đón. Theo tác giả,

từ chối bằng rào đón là một hình thức tự vệ nhằm bảo đảm cho phát ngôn từ
chối có độ an toàn cao, bảo đảm cho người có phát ngôn từ chối không phải
chịu bất kì trách nhiệm gì trước hậu quả có thể xảy ra. Lảng tránh bằng rào
đón nhằm tránh sự hiểu lầm về lời từ chối sẽ được người nói đưa ra Nguyễn

Quang Ngoạn trong bài “Một số chiến lược phản bác thường dùng trong
tiếng Việt” cho rằng rào đón là chiến lược được sử dụng để giảm bớt mức độ
đe doạ thể diện đối với người nghe khi phản bác họ bằng cách tỏ ra lịch sự
hơn qua việc sử dụng các tiểu từ tình thái: kiểu như, đại loại là, nói chung thì,

có lẽ, thật ra, thật sự, hoàn toàn, không nhất thiết, nên chăng...; để ngụ ý rằng

7


ý kiến của người nói không mang tính áp đặt, hoặc chỉ có tính chất ướm thử
hay giãi bày. Do đó mà sự phản bác dễ được chấp nhận hơn. [57tr. 39]

Trong luận án Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giao tiếp bằng
tiếng Việt (2007) Dương Tuyết Hạnh đã dành một phần để nói về rào đón
trong sự kiện lời nói nhờ. Theo tác giả, khi nhờ một việc dù nhỏ hay lớn, đơn
giản hay phức tạp thì đã ít nhiều gây phiền toái cho người nghe. Vì vậy để
giảm thiểu tổn thất cho người nghe, để duy trì sự cộng tác, người nói phải
dùng một số lời rào đón. Rào đón trong sự kiện lời nói nhờ bao gồm: các biểu
thức rào đón xét theo phương châm hội thoại của Grice, biểu thức rào đón về
hành vi ở lời, biểu thức rào đón nhằm đảm bảo phép lịch sự [25]
Gần đây nhất, luận án “Thành phần rào đón ở hành vi hỏi và hồi đáp
trong giao tiếp tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)” của Trần Thị Phương Thu
[72]


đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm của thành phần rào đón ở hành vi hỏi

trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt, khảo sát trường hợp: Việc sử dụng
thành phần hỏi và thành phần đáp của sinh viên đại học Thăng Long.
Tóm lại, trong nghiên cứu dụng học ở Việt Nam, hành vi rào đón đã
được đề cập đến ở những khía cạnh và mức độ khác nhau khi nghiên cứu

hành vi ngôn ngữ cụ thể nào đó hay khi nghiên cứu về phép lịch sự…mà chưa
có công trình nào mang tính chuyên khảo để nghiên cứu riêng về hiện tượng
ngôn ngữ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thành phần rào đón trong một tác phẩm của nhà
văn Tô Hoài, luận văn làm rõ các đặc điểm về hình thức và chức năng ngữ
nghĩa của thành phần rào đón trong một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài;
qua đó khẳng định được vị trí quan trọng của thành phần rào đón trong giao

8


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×