Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐL6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.75 KB, 9 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất:
Câu 1: Nội lực là:
a) Những lực sinh ra trong lòng đất.
b) Những lực sinh ra trong lòng đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn
nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy lên khỏi mặt đất làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ
ghề.
c) Những lực sinh ra trong lòng đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn
nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy lên khỏi mặt đất.
d) Những lực sinh ra trong lòng đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn
nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy lên khỏi mặt đất và nó có xu hướng san bằng, hạ thấp địa hình
bề mặt Trái Đất.
Câu 2: Ngoại lực là:
a) Những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
b) Những lực sinh ra trong lòng đất.
c) Những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là quá trình phong hoá, xâm
thực san bằng những gồ ghề của địa hình.
d) Những lực sinh ra trong lòng đất, chủ yếu là quá trình phong hoá, xâm thực làm cho bề mặt
Trái Đất thêm gồ ghề.
Câu 3: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, vì:
a) Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong, còn ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài,
ngay trên bề mặt Trái Đất.
b) Hai lực này xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
c) Tác động của nội lực thường làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động
của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 4: Tác động của nội lực là:
a) Sinh ra đồi núi, hẻm vực.
b) Sinh ra động đất và núi lửa.
c) Làm cho mặt đất nâng lên, hạ xuống.
d) Tất cả các ý trên.


Câu 5: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là:
a) Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...).
b) Hoạt động của các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...).
c) Tác động của các sinh vật và hoạt động của con người.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 6: Quá trình phong hoá các loại đá là do:
a) Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ.
b) Nước thấm và hoà tan làm cho đá vụn bở.
c) Nước chảy cắt xẻ các lớp đá.
d) Thực vật, động vật cùng tác động.
e) Tất cả các ý trên.
Câu 7: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Tác động của ngoại lực chủ yếu là xâm thực (mài mòn) để
hạ thấp những nơi cao và bồi đắp cho những nơi thấp.
a) Đúng.
b) Sai.
Câu 8: Núi lửa hoạt động là:
a) Núi lửa mới tắt gần đây.
b) Núi lửa đang phun hoặc mới phun.
c) Núi lửa đã ngừng phun thời gian gần đây.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 9: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Núi lửa tắt là núi lửa gần đây đã ngừng phun
a) Đúng.
b) Sai.
Câu 10: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất: Quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống vì:
a) Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đỏ phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp.
b) Núi lửa không đe doạ đến tính mạng của con người.
c) Núi lửa không tàn phá làng mạc, thành phố, ruộng nương.
d) Với điều kiện và phương tiện kỹ thuật hiện đại, con người đã ngăn chặn được dòng dung
nham núi lửa tàn phá làng mạc, thành phố.

Câu 11: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất: Những biện pháp để hạn chế bớt thiệt hại do động đất gây
ra là:
a) Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
b) Tìm cách xây nhà chịu được các chấn động lớn.
c) Di chuyển dân cư ra khỏi những vùng hay xẩy ra động đất.
d) Phối hợp tất cả các biện pháp trên.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất:
Câu 1: Núi là:
a) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất.
b) Dạng địa hình gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
c) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên 500m so với
mực nước biển.
d) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên 500m so với
mực nước biển, gồm ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
Câu 2: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Độ cao các ngọn núi được ghi trên bản đồ là độ cao tương
đối.
a) Đúng.
b) Sai.
Câu 3: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất: Độ cao tuyệt đối là:
a) Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với một điểm khác ở dưới
thấp.
b) Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước biển trung
bình.
c) Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước biển thấp
nhất.
d) Khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước biển cao
nhất.
Câu 4: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Độ cao tương đối là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng
từ một điểm ở trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp.

a) Đúng.
b) Sai.
Câu 5: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Núi có đặc điểm là: độ cao trên 500m, đỉnh nhọn, sườn dốc,
thung lũng rộng.
a) Đúng.
b) Sai.
Câu 6: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Chỉ cần dựa vào hình dạng của đỉnh núi, sườn núi, thung
lũng là người ta có thể biết đó là núi trẻ hay núi già
a) Đúng.
b) Sai.
Câu 7: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất: Núi già là:
a) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
b) Núi hình thành cách đây khoảng mấy chục triệu năm.
c) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Núi thường thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung
lũng rộng.
d) Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Núi thường cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung
lũng hẹp và sâu.
Câu 8: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất: Đặc điểm của địa hình núi đá vôi là:
a) Đỉnh nhọn, sắc hoặc lởm chởm.
b) Sườn dốc đứng.
c) Nhiều hang động ngầm trong lòng núi.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 9: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất: Sự xuất hiện và phát triển địa hình cácxtơ phụ thuộc vào các
quá trình sau:
a) Quá trình ăn mòn, là sự hoà tan gây ra do nước và các dioxit cacbon có trong nước.
b) Quá trình xâm thực, là sự phá huỷ bằng con đường cơ giới của nước.
c) Quá trình phong hoá sinh hoá học là sự phá huỷ đá bằng những axit hữu cơ liên quan với các
hoạt động sinh sống của các sinh vật.
d) Tất cả các ý trên.
Câu 10: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất: Địa hình cácxtơ rất hấp dẫn khách du lịch, vì:

a) Có nhiều hang động đẹp với những khối thạch nhũ đủ hình dạng và màu sắc.
b) Có nhiều hang động.
c) Có nhiều hang động rộng và dài.
d) Có nhiều cảnh đẹp nhân tạo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất:
Câu 1: Bình nguyên là dạng địa hình có:
a) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đôi khi
gần 500m.
b) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đôi khi
trên 500m.
c) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường xấp xỉ 500m, đôi khi
dưới 200m.
d) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đôi khi
dưới 500m, có sườn dốc.
Câu 2: Châu thổ là:
a) Đồng bằng do phù sa của biển bồi tụ.
b) Đồng bằng do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ.
c) Đồng bằng do phù sa của các sông lớn bồi tụ ở cửa sông.
d) Đồng bằng được hình thành do tác dụng bào mòn của băng hà.
Câu 3: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các đáp án sau để nêu được sự khác nhau căn bản giữa
địa hình núi và địa hình bình nguyên.
a) Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, còn bình nguyên là dạng địa hình thấp.
b) Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m.
Còn bình nguyên là dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m.
c) Theo thời gian hình thành có: núi già và núi trẻ.
d) Bình nguyên được phân ra làm hai loại: bình nguyên bị băng hà bào mòn và bình nguyên do
phù sa của sông, biển bồi đắp.
Câu 4: Các bình nguyên do phù sa bồi tụ thường là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông
đúc, vì:

a) Bình nguyên có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
b) Bình nguyên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
c) Bình nguyên là nơi rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và gieo trồng các loại cây lương thực,
thực phẩm.
d) Địa hình bình nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc
lớn.
Câu 5: Cao nguyên là dạng địa hình có:
a) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường trên 500m.
b) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 500m.
c) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng nhưng có sườn dốc, độ cao tuyệt đối thường
trên 500m.
d) Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng nhưng có sườn dốc, độ cao tuyệt đối thường
dưới 500m.
Câu 6: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các đáp án sau để nêu được sự khác nhau căn bản giữa
địa hình bình nguyên và địa hình cao nguyên.
a) Bình nguyên là dạng địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Còn cao
nguyên cũng là dạng địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng nhưng có sườn dốc.
b) Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, còn độ cao tuyệt đối của cao nguyên
thường trên 500m.
c) Địa hình bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, còn địa
hình cao nguyên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
d) a + b
Câu 7: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì cao
nguyên có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên, nghĩa là đã thuộc vào độ cao của miền núi.
a) Đúng.
b) Sai.
Câu 8: Đồi là:
a) Dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối thường không quá 200m.
b) Dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối thường trên 200m.
c) Dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tuyệt đối thường không quá 200m.

d) Dạng địa hình nhô cao, có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao tương đối thường không quá 200m.
Câu 9: Hãy cho biết câu sau đúng hay sai: Đồi là một dạng địa hình núi già
a) Đúng.
b) Sai.
Câu 10: Cao nguyên và đồi là nơi rất thuận lợi cho việc:
a) Trồng cây lương thực và thực phẩm.
b) Phát triển giao thông.
c) Phát triển hệ thống thuỷ lợi.
d) Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×