Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐỀ THI SỬ 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.89 KB, 2 trang )

1. a. Nêu và giải thích tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
- Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới.
- Giải thích: Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo, thu hút đông đảo
quần chúng nhân dân lao động tham gia, nhằm mục đích lật đổ chế độ phong kiến Nga
hoàng, tiến tới thành lập chính phủ mới của công – nông – binh, sau đó tiến lên làm
cách mạng XHCN để xây dựng chủ nghĩa xã hội…
b. Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
Cuộc cách mạng này đã tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
* Kết quả: Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ; Chính quyền Xô viết các cấp được
thành lập
* Ý nghĩa:
- Đối với nước Nga:
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân
lao động…
+ Mở ra kỉ nguyên mới cho nước Nga: Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính
quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội…
- Đối với thế giới: Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới…; Cổ vũ và để lại nhiều bài
học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới…
* Liên hệ Việt Nam: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo Luận cương
những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và tìm ra được con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc. Người quyết định đưa cách mạng Việt Nam theo con đường
đó… Từ đó, Người tích cực hoạt động và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt
Nam đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930…
2. Lập bảng hệ thống kiến thức về Chính sách kinh tế mới của Lênin theo những
nội dung sau: Hoàn cảnh, nội dung chính, tác dụng – ý nghĩa
Tiêu chí

Chính sách kinh tế mới

Hoàn


cảnh

- Năm 1921, nước Nga vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước
trong hoàn cảnh cực kì khó khăn: Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng;
Tình hình chính trị - xã hội không ổn định, bạo loạn xảy ra ở khắp
nơi.
- Trong bối cảnh đó, 3 - 1921, Lê-nin đề ra Chính sách kinh tế mới,
bao gồm các chính sách quan trọng.

ND

- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thu thuế


lương thực…

chính

- Công nghiệp: tư nhân và tư bản nước ngoài được khuyến khích
kinh doanh, đầu tư ở Nga dưới sự kiểm soát của Nhà nước, Nhà
nước chỉ năm các ngành kinh tế chủ chốt…
- Thương mại – tiền tệ: cho phép tự do buôn bán nhằm khôi phục,
đẩy mạnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, phát
hành đồng rúp thay cho những đồng tiền cũ…
- Nga vượt qua khó khăn, nền kinh tế được khôi phục.
- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Nga được cải thiện.

Tác dụng - Là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc
quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, do Nhà nước
– ý nghĩa

kiểm soát.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng
CNXH cho một số nước trên thế giới.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? Dưới tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế, Mĩ đã đề ra biện pháp giải quyết như thế
nào?
* Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, không chú ý đến cải thiện
đời sống của nhân dân nên cung vượt quá cầu dẫn đến khủng hoảng…
* Biện pháp giải quyết khủng hoảng của Mĩ: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng
hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đề ra một hệ thống các chính sách, biện pháp
trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính
sách mới.
- Những điểm cơ bản của Chính sách mới: Nhà nước can thiệp tích cực vào đời
sống kinh tế; Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi phát triển kinh tế thông qua các
đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
- Về đối ngoại:
+ Đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ
La-tinh; Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11-1933).
+ Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực
hiện chính sách trung lập. Điều đó đã góp phần khuyến khích chính sách hiếu
chiến xâm lược của chủ nghĩa phát xít.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×