Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vịnh khoa thi hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.55 KB, 2 trang )

Vịnh khoa thi hương
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 04/07/2017

Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử của Tú Xương. Qua bài thơ này, tác giả vẽ
nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu,
đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước. Tech12h sẽ tóm tắt những kiến
thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham
khảo

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Tú Xương là một người rất lận đận trong chuyện thi cử. Ông thi nhiều lần và đều
hỏng, chỉ đỗ đến tú tài. Ông lại sống và thời buổi “mưa Âu gió Mĩ”, thời kì khủng
hoảng của những qua hệ đạo đức truyền thống. Cay đắng của số phận riêng cùng
với những điều ngang tai trái mắt của cuộc sống thị thành đã khiến Tú Xương trở
thành một nhà thơ trào phúng tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.



Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong
sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh
Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người
trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học. Khoa
thi Hương 1897 ấy được miêu tả với cảm hứng trào phúng. Bài thơ đã thể hiện thái
độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con
đường khoa cử của riêng ông. Qua bài thơ này, tác giả vẽ nên một phần hiện thực
nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên
tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI




Câu 1 (Trang 34 – SGK) Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2 (Trang 34 – SGK) Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai
câu thơ 3 và 4, anh/chị có cảm nghĩ như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3 (Trang 34 – SGK) Phân tích hình ảnh quan sử, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả
kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4 (Trang 34 – SGK) Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường
thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
=> Xem hướng dẫn giải



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×