Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tràng giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.7 KB, 4 trang )

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ
Tràng giang
Người đăng: Anh Thư - Ngày: 18/05/2018

Đề bài: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang.
Bài làm:
Nhà phê bình Hoài Thanh từng phát biểu: “Buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến
“Lửa thiêng” như bản ngậm ngùi dài. Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau
đời.” Trong đó, người đọc biết đến Huy Cận nhiều nhất qua bài “Tràng giang” trích trong tập
thơ này. “Tràng giang” đã khắc họa thành công cái lăng kính sầu vạn cổ cùng hiện thực
giàu sắc thái. Chính vì lẽ đó, bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận đã khắc họa thành công
hai vẻ đẹp: cổ điển và hiện đại.
Trước hết, ta thấy vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được hiện lên qua hoàn cảnh sáng tác
và nhan đề bài thơ. Theo tác giả, đây là bài thơ được cảnh sông nước mênh mông của
sông Hồng gợi tứ. Huy Cận đã có lần tâm sự: “Một chiều mùa thu năm 1939, tôi đi dạo trên
bờ sông Cái bằng xe đạp, có đọn dắt xe đi bộ thấy buổi chiều trên đê và sông đẹp quá:
nắng chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xe và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa như gần
gũi, nửa xa vời, quạnh hiu”. Vì vậy, bức tranh thiên nhiên được khắc họa trong bài thơ này
gần như đã trở thành cổ điển mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu, mênh mang, cô
đơn bao trùm. Qua mỗi khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn, gợi thêm một tâm sự
đáu . Tất cả những điều ấy cứ trở đi trở lại như sóng nước, vẫn là bát ngát mênh mang
nhưng phủ trùm bởi hoang vắng và tàn tạ, lụi tắt, bơ vơ, nổi trôi, chia lìa, phiêu bạt, bềnh
bồng.... Đây là nỗi buồn cô đơn đến rợn ngợp của con người cá nhân bé nhỏ trước không
gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khát khao hoà hợp, cảm thông giữa người và người
trong tình cảnh đất nước và tình thương yêu nhân loại. Thiên nhiên trước giờ là đề tài
chung của thi nhân, là cảm hứng dạt dào bất tử. Nhưng rõ ràng, sự xuất hiện của con
người, bóng dáng của cái tôi cá nhân là một nét mới – hoàn toàn đứt lìa với “cái ta” cổ kính
trung đại để dấn thân vào khám phá những chiều kích nội tâm. Là nhà thơ nổi tiếng của
phong trào thơ mới, Huy Cận đã để lại những dấu ấn khó phai trên thi đàn, vừa tiếp nối, gìn
giữ những nét cổ điển trong thơ xưa vừa thực hiện cuộc khai phá ngoạn mục trong hành
trình thơ mới. Nhan đề “Tràng giang” xuất phát từ sự biến đổi lại từ “trường giang”, hai âm


Hán - Việt và vần “ang” đi liền với nhau làm cho con sông trong thơ bỗng trở nên dài rộng
hơn, mệnh mang, rợn ngợp hơn trong tâm tưởng người đọc. Cùng với đó là lời đề từ:
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Lời đề từ này được xem như cảm xúc chủ đạo của
bài thơ, là nơi để người đọc đi vào và phân tích những giá trị của bài thơ.
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ còn được gợi từ đề tài, cảm hứng sáng tác và
chất liệu thi ca. Tràng giang đượm một nỗi sầu vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn
trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng. Bài thơ chỉ vỏn vẹn bốn khổ và được mở đầu
bằng màu sắc chia lìa:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô, lạc mấy dòng”
Ta thấy, nhà thơ sử dụng hàng loạt những thi liệu trong thơ Đường như sóng, thuyền,
nước… Sự xuất hiện của củi khô ở câu thơ cuối cùng chính là một hình ảnh mới lạ, độc
đáo, một nét đẹp đơn sơ và bình thường của văn học hiện đại. Tuy nhiên, bức tranh đẹp
như thủy mặc ấy lại đượm nét buồn tái tê “chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi
buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên”. Những từ láy “điệp điệp”, “song song”
như xoáy sâu đặc tả nổi buồn ấy. Cùng với đó là sự chia lìa, vĩnh quyết “thuyền về nước
lại”, “lạc mấy dòng”. Trong những khổ thơ tiếp theo, nỗi buồn sầu chất ngất ấy càng phát ra
âm thanh đìu hiu não nuột hơn nữa:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Thậm chí, chính tác giả cũng hai lần phủ định sự giao hòa, kết nối giữa con người và thiên
nhiên, con người và con người, phủ định tín hiệu của sự sống để gợi nên cái tôi cô đơn rờn
rợn bốn bề:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Cảm hứng đơn độc bao trùm cả bài thơ. Tạo vật cứ chảy trôi như nó vốn dĩ, cứ chia li như
nó đã từng. Để rồi trong sự mênh mông ấy, con người lọt thỏm và nhỏ bé đến đáng
thương. Con người như người lữ hành cô độc giữa không gian, thời gian vô thủy vô chung.
Cất lên tiếng nói tâm tư chính là bộc bạch nỗi lòng sâu kín của thi nhân về tình yêu quê
hương xứ sở:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Đối lập với cảnh tượng hùng vĩ của mây cao, núi bạc là hình ảnh cánh chim nhỏ bé chìm
vào sự vô cùng vô tận của vũ trụ. Và lúc này đây, điểm nhìn thi nhân có sự thay đổi, nhà
thơ không nhìn ngắm ngoại cảnh bao la rộng lớn nữa mà quay ngược hướng về lòng mình


“lòng quê”. Hai chữ “dợn dợn” chính là sáng tác riêng của Huy Cận, là tâm trạng nôn nao,
day dứt triền miên của một người đứng trên quê hương mà lại cảm thấy thiếu quê hương
như các nhà thơ cùng thời. Ta từng bắt gặp nỗi nhớ quê da diết ấy trong tâm hồn của Thôi
Hiệu:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
Thể loại và bút pháp cũng là một điểm đặc biệt Huy Cận đã vận dụng để thể hiện vẻ
đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ. “Tràng giang” mang đậm phong vị cổ điển với cách
ngắt nhịp, gieo vần, bút pháp đối lập, bút pháp tả cảnh ngụ tình, mang tính chất gợi hơn là
tả qua những từ Hán việt cổ kính (tràng giang, cô liêu...). Bên cạnh đó, “Tràng giang” lại
cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi cá nhân” qua vận dụng thể thơ bảy
chữ (buồn diệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà...), qua những từ
ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn
dợn…). Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại vô cùng hài hòa chớ không hề gượng ép.
Chẳng hạn, với câu “củi một cành khô lạc mấy dòng” ta thấy, “một” đi với “mấy”, cứng (khô)

đối với mềm (dòng sông) là quá quen thuộc, là cũ nhưng chất liệu “củi một cành khô” thì
không còn cổ điển nữa! Bằng những cách như vậy, Huy Cận đã lặng lẽ góp phần biến đổi
bộ mặt thơ xưa mà mượn cách nói của Hoài Thanh, ta thấy, Huy Cận vừa bước vào làng
thơ đã nhanh chóng có một chỗ ngồi ổn định.
Tóm lại, bài thơ “Tràng giang” là kết tinh, là thành công tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa
giữa nét cổ điển và lãng mạn. Qua đó, ta thấy được bức tranh không gian rộng lớn vô cùng
vô tận cùng nỗi sầu “cảnh có vui đâu” khi “người buồn” tự muôn thuở:
“Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển
Suốt một đời như núi đứng riêng tây”
=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình
thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.
1. Mở bài
Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận đã khắc họa thành công hai vẻ đẹp: cổ điển và hiện đại.
2. Thân bài
- Trước hết, ta thấy vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được hiện lên qua hoàn cảnh sáng tác và
nhan đề bài thơ.


Linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu, mênh mang, cô đơn bao trùm.



Nhan đề “Tràng giang” xuất phát từ sự biến đổi lại từ “trường giang”, hai âm Hán Việt và vần “ang” đi liền với nhau làm cho con sông trong thơ bỗng trở nên dài rộng
hơn, mệnh mang, rợn ngợp hơn trong tâm tưởng người đọc.




Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.


- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ còn được gợi từ đề tài, cảm hứng sáng tác và chất
liệu thi ca.
- Thể loại và bút pháp cũng là một điểm đặc biệt Huy Cận đã vận dụng để thể hiện vẻ đẹp
cổ điển và hiện đại của bài thơ.


“Tràng giang” mang đậm phong vị cổ điển với cách ngắt nhịp, gieo vần, bút pháp đối
lập, bút pháp tả cảnh ngụ tình, mang tính chất gợi hơn là tả.



“Tràng giang” lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi cá nhân” qua
vận dụng thể thơ bảy chữ (buồn diệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn
cũng nhớ nhà...), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của
tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn…).

3. Kết bài
Khẳng định bài thơ “Tràng giang” là kết tinh, là thành công tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa
giữa nét cổ điển và lãng mạn.



×