Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn kim lân từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn với con người và thực trạng xã hội đương thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.77 KB, 3 trang )

Phân tích giá trị độc đáo của tình huống
truyện Vợ Nhặt trong tác phẩm cùng tên
của nhà văn Kim Lân Từ đó nhận xét về
thái độ của nhà văn với con người và
thực trạng xã hội đương thời.
Người đăng: Anh Thư - Ngày: 01/04/2018

Đề bài: Phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện Vợ Nhặt trong tác phẩm cùng tên
của nhà văn Kim Lân. Từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn với con người và thực trạng
xã hội đương thời.
Bài làm:
Sự thăng hoa của tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến
việc sáng tạo ra tình huống truyện độc đáo. Kim Lân là một nhà văn nông thôn chuyên viết
về những chuyện nông thôn như: Làng, Vợ nhặt, Con chó xấu xí, Chuyện ông già trên núi
Côi Kê….Trong đó, “Vợ nhặt” là tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi nhà văn Kim Lân với
những nghệ thuật sáng tạo độc đáo: đó là tình huống truyện.
Tình huống truyện được hiểu là tình thế xảy ra truyện, là “cái khoảnh khắc mà trong đó sự
sống hiện ra rất đậm đặc”, là “cái khoảnh khắc chứa đựng cả đời người” (Nguyễn Minh
Châu). Qua tình huống truyện, chúng ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa nhân vật với nhân
vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh, góp phần nổi bật tư tưởng của tác phẩm. Tình huống
truyện “Vợ nhặt” vừa là một tình huống lạ, độc đáo lại vừa là một tình huống oái oăm, trớ
trêu.
Tình huống truyện trong “Vợ nhặt” vô cùng độc đáo: Đó là việc anh Tràng lấy được vợ
trong nạn đói lịch sử, trong những ngày mà người chết đầy đường, đoàn người dắt díu
nhau đi tìm cái ăn, xóm ngụ cư đêm dêm vang lên trong tiếng hờ khóc người chết.
Tình huống ấy trước hết được coi là tình huống lạ, độc đáo. Ta thấy hành động lấy được vợ
của Tràng vô cùng khác thường mà phải gọi là “nhặt vợ” thì đúng hơn. Dưới mắt những
người dân xóm ngụ cư, người như Tràng lấy được vợ là chuyện không tưởng. Quan niệm
dân gian trước giờ luôn xem nhẹ việc lấy chồng ngụ cư – vốn là tầng lớp dưới đáy thường
bị xã hội xem thường, rẻ khinh. Hơn nữa, Tràng lại là một người xấu xí, nghèo khổ. Giữa
thời buổi ấy, nuôi được thân mình đã khó mà lại còn đèo bòng chuyện vợ con. Nhưng đáng


thương hơn cả là hành động nhặt vợ ấy. Vợ - đáng lẽ hải được cưới hỏi tử tế, đàng hoàng,
phải đầy đủ mâm cỗ rước về nhưng nay lại rẻ rúng bằng một câu nói bông đùa và bốn bát
bánh đúc. Tràng nhặt được vợ trong một tình huống vừa kì quặc, vừa oái oăm, vừa vui
mừng, vừa bi thảm. Mặc dù lạ nhưng việc Tràng lấy được vợ là điều vô cùng hợp lí. Người
đọc toàn hoàn bằng lòng với việc xảy ra. Anh Tràng lấy vợ lúc này là đúng bởi vì nếu không


phải năm đói thì chắc chẳng có người đàn bà nào chịu lấy anh. Hơn nữa, hành động nhặt
vợ kia còn thể hiện được sự cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của những con người năm đói.
Bên cạnh đó, tình huống truyện còn thể được sự éo le, oái oăm, trớ trêu. Nếu trong
hoàn cảnh bình thường thì anh Tràng lấy vợ là niềm vui cho bà mẹ và xóm ngụ cư. Vậy mà
éo le thay, việc anh Tràng lấy vợ không biết là nên vui hay nên buồn. Chính Tràng ban đầu
cũng không ngờ được việc mình lấy được vợ. Chỉ bốn bát bánh đúc và một câu bông đùa –
hôn nhân chưa bao giờ tưởng có thể đơn giản được như thế. Dưới con mắt của người dân
xóm ngụ cư, anh Tràng lấy vợ khiến người ta tò mò, ngạc nhiên, lo sợ cho anh. Tình hình
hiện tại biết bao u ám “cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào” thế nhưng Tràng vẫn đèo
bòng chuyện vợ con. Với bà cụ Tứ, bà còn nghĩ đến những điều tệ hại hơn: “biết rằng
chúng nó lấy nhau liệu có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không?”. Với Tràng, anh đã
từng cảm thấy hơi chợn khi nghĩ về niềm hạnh phúc bé nhỏ vừa tìm được “thóc gạo này
đến thân mình chẳng biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng?” Với thị - người vợ vừa
được nhặt về, nỗi tủi hổ dường như lấn át cả niềm vui. Nói trắng ra, thị lấy Tràng cũng vì
muốn sống sót qua cơn đói, muốn tìm một chiếc phao cứu sinh. Sự éo le ấy còn lan tỏa ra
khung cảnh xung quanh. Đêm tân hôn của hai người khốn khổ diễn ra trong cái gió lồng
lộng từ bờ sông thổi vào, ngọn đèn dầu vàng đục và tiếng hờ khóc của người chết vang lên
trong xóm ngụ cư.
Từ những điều đã phân tích trên, ta thấy tình Tràng lấy được vợ mang lại giá trị hiện thực
sâu sắc. Trước nhất, nó phơi bày số phận của người nông dân trước cách mạng tháng
tám. Vì nghèo khổ nên Tràng không thể nào lấy được vợ, phải chờ đến cơ hội “trời cho”.
Càng mỉa mai hơn khi cơ hội ấy chính là nạn đói lịch sử, là thảm cảnh đau thương của biết
bao con người chết đói khiến cho người đàn bà tự nguyện vứt bỏ nhân phẩm, vứt bỏ giá trị

theo không anh về làm vợ. Con người hiện lên như cái rơm, cái rác bị vứt ngoài lề cuộc
sống. Trong khung cảnh đói khát ấy, anh lấy vợ mà chẳng ai mừng cho, bữa cơm đầu tiên
sau ngày cưới thật thảm hại, lấy vợ trong nỗi xót xa, cay đắng khôn cùng.
Giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ nhặt” cũng là điều khiến người đọc phải suy
nghĩ trước sau.Kim Lân đã gợi lên trong lòng người đọc niềm xót xa khôn nguôi, qua đó
gợi cho người đọc sự cảm thông về số phận người dân nghèo. Đồng thời, góp phần phát
hiện phẩm chất đáng quí của người nông dân ngay giữa hoàn cảnh đói khát. Trong cái đói,
mẹ con anh đã biết cưu mang một người xa lạ. Việc Tràng cưới vợ trước xuất phát từ bản
chất xót thương, muốn cứu vớt thị. Lời mời “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng
về” có vẻ như đùa nhưng thực ra là cơ hội dễ dẫn thị từ bên bờ vực của cái đói, cái chết về
đến hạnh phúc gia đình. Tràng lo lắng, quan tâm, trân trọng từng hạnh phúc bình dị, đơn
sơ: đưa chị vào hàng ăn một bữa cơm thật no, sắm cho chị một cái thúng con đựng vài thứ
lặt vặt, mua dầu thắp đèn cho sáng đêm tân hôn… Tràng còn âm thầm theo dõi thái độ của
thị và cảm thấy lo lắng trước sự lặng lẽ: “quái sao nó lại buồn thế nhỉ”? Tràng giới thiệu thị
với mẹ một cách đàng hoàng để thị vơi bớt tủi hổ: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u
ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau”. Đặc biệt, Kim Lân qua việc khắc họa nhân vật
còn thể hiện niềm tin vào sự đổi đời. Đây là nét nhân đạo mới mẻ ở ông. Nghe vợ kể
chuyện nông dân Thái Nguyên, Bắc Giang phá kho thóc chia cho dân nghèo khiến Tràng
chợt nhớ đến cảnh đoàn người với cờ đỏ sao vàng trên đê Sộp. Phải chăng anh thấy tiếc
vì không tham gia đoàn biểu tình ấy? Ở những con người năm đói là sự vươn lên mạnh
mẽ. Cái đói không những không đánh gục ngã được họ mà làm cho họ tìm thấy niềm tin ở
tương lai.


Tóm lại, tính huống Tràng lấy vợ thực sự mang lại cái nhìn tin tưởng của người đọc về sự
thay đổi của số phận người nông dân. Chính vì vậy, qua “Vợ nhặt”, chúng ta càng hiểu hơn
về tư tưởng của Kim Lân: “Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của
con người trước nó (…) Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người dù đói
thế nào đi chăng nữa vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn, vẫn tin tưởng một cách
mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ”.

Xem toàn bộ: Soạn văn bài: Vợ nhặt - Ngữ văn 12 tập 2



×