Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Từ truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của nguyễn minh châu anh chị hãy phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.19 KB, 2 trang )

Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu anh chị hãy phát
biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình.
Người đăng: Anh Thư - Ngày: 31/03/2018

Đề bài: Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị hãy phát
biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình.
Bài làm:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng phát biểu: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì
thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái
ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường…” Quan điểm nghệ thuật đó đã
được thể hiện thông qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” , một tác phẩm với giá trị nhân
đạo sâu sắc. Trong đó, vấn đề bạo hành gia đình là một vấn đề nổi cộm trong tác phẩm,
được tái hiện một cách đầy đau xót và nhức nhối.
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” viết về những trải nghiệm của Phùng trong chuyến đi
thực tế ở một vùng biển miền Trung. Ở đây, anh đã ngỡ ngàng nhận ra khoảng cách giữa
nghệ thuật và cuộc sống khi chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng bạo hành và khi lắng
nghe những lời tâm sự của bà về cuộc đời.
Bạo hành gia đình là hành động hành hạ về tinh thần lẫn thể xác giữa những thành
viên trong gia đình. Đó là vấn đề nghiêm trọng từ xưa đến nay, diễn ra dưới nhiều hình
thức khác nhau, nhưng không phải ai cũng có can đảm lên tiếng chống lại nó.
Cảnh tượng bạo hành được tái hiện trong tác phẩm thông qua những hình ảnh khi
người chồng đánh vợ một cách thô bạo: “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người
đàn bà”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” vừa nguyền rủa bằng
cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”
Đứa con thương mẹ đã chạy ra cứu bằng cách đánh trả lại cha. Nó “dướn thẳng người
vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng” của người đàn ông,
nhưng lão đã “dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát”
Người mẹ cam chịu, nhẫn nhịn khi bị chồng đánh, giờ đây lại ứng xử lạ lùng: miệng mếu
máo gọi con rồi “ôm chầm lấy nó, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”, rồi “buông
đứa trẻ thật nhanh, đuổi theo người đàn ông”.


Có thể thấy được rằng, bạo hành gia đình được biểu hiện thông qua hành động đánh đập
vợ con, de dọa, sử dụng những từ ngữ bạo lực nhằm trút hết nỗi căm giận của người đàn
ông. Và cảm xúc, hành động của người mẹ cùng đứa con cũng tiêu biểu cho nhiều gia đình
trong thực tế đời sống, khi mà người con thì sinh ra uất hận với cha, còn người vợ thì cam


chịu, nhẫn nhịn. Tuy vậy, bạo hành gia đình ở cuộc sống ngoài kia lại có nhiều gương mặt,
có nhiều hình hài hơn, và thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Đó không chỉ là tra tấn về thể xác,
mà còn là tra tấn về mặt tinh thần. Những sự lạnh nhạt, lời nói tựa dao găm còn gây tổn
thương hơn nhiều những vết sẹo trên cơ thể. Bạo hành gia đình có thể xảy ra giữa vợ và
chồng, cha mẹ với con cái... Nó diễn ra muôn hình vạn trạng, nhưng đều gây tổn thương
cho nạn nhân.
Vậy, nguyên nhân của bạo lực gia đình đến từ đâu? Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa, người đàn bà đã tâm sự: “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền
rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm
động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm
muối...” Theo bà, tất cả là vì “khổ”, vì nghèo đói. Còn trong cuộc sống, nó bao gồm cả
nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan có thể là vì
người bạo hành được sinh trưởng trong một môi trường có vấn đề, họ chịu nhiều tổn
thương từ thuở bé, dẫn đến tính cách bạo lực. Hoặc cũng có thể là vì hoàn cảnh sống quá
khổ, khiến bạo hành như một cách để họ trút nỗi tức giận sau khi uống rượu, quên đi thực
tại. Nhưng quan trọng hơn cả là ở lý do chủ quan, vì bản thân người bạo hành không thể
làm chủ được mình, họ ích kỷ, họ quên đi cảm nhận của người khác. Họ đổ lỗi, trốn tránh
thực tại, và từ đó họ làm tổn thương cả gia đình.
Bạo hành gia đình dẫn đến nhiều hậu quả tồi tệ, nó khiến cho bao gia đình tan vỡ, khiến
cho những người vợ, những đứa con... bị tổn thương, chịu những vết sẹo trong tâm hồn.
Trong tác phẩm, Phác là đứa con của gia đình người đàn bà hàng chài, cậu bé thương mẹ
mình vô cùng, nhưng không ai có thể biết trước rằng liệu cậu có trở thành một phiên bản
nhỏ của cha mình hay không. Cậu có thể sẽ ám ảnh đến suốt cuộc đời. Nghiên cứu cho
thấy, những vụ tự tử xảy ra đến phần nhiều từ lý do gia đình, khi mà nạn nhân phải gánh

chịu sự bạo hành tinh thần lẫn thể xác từ các thành viên trong gia đình.
Vậy, phải làm thể nào để có thể hạn chế được nạn bạo hành gia đình? Trong tác
phẩm, dù Phùng và Đẩu có thuyết phục thế nào, người đàn bà cũng không chịu li dị. Từ đó,
ta thấy được rằng, nếu muốn cho bất cứ lời khuyên, sự vận động, lời kêu gọi nào, chúng ta
cũng đều phải thấu hiểu nỗi lòng của họ. Trước tiên, cần giáo dục mọi người ngay từ khi
còn ngồi trong nhà trường. Quan trọng hơn cả, là nhà nước cần đưa ra những biện pháp,
nâng cao môi trường sống, chất lượng sống của nhân dân. Cải thiện được cuộc sống của
nhân dân, cũng là ngăn chặn nạn bạo hành gia đình. Đối với cá nhân, mỗi người cần có sự
bình tĩnh, nhìn nhận bản thân, cố gắng không nói những lời tổn thương, gây ra những hành
động tàn bạo đối với các thành viên trong gia đình.
Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và
trách nhiệm của nhà văn. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã đặt ra một vấn đề nghiêm
trọng trong xã hội: nạn bạo hành gia đình. Tác phẩm chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho
mỗi người trong chúng ta, để cùng nhau xóa bỏ nạn bạo hành gia đình.



×