Tải bản đầy đủ (.pptx) (75 trang)

an toàn sản phẩm chuyển gene ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 75 trang )

Báo cáo sinh học phân tử

Nhóm 5:
Ông Thị Diễm
Bùi Tấn Lâm
Nguyễn Thị Hoài Thương
Ngô Thị Bích Trâm
Hồ Thị Xôi


Đề tài:
Phân tích sự an toàn của sản phẩm chuyển gene


I. Tổng quan
1. Khái niệm sản phẩm chuyển gene
2. Thực vật chuyển gene

-

Khái niệm
Con đường
Thành tựu

3. Động vật chuyển gene

-

Khái niệm
Con đường
Thành tựu



II. Các quan điểm về sản phẩm chuyển gene
1. Sản phẩm chuyển gene an toàn
2. Sản phẩm chuyển gene không an toàn


I. Tổng quan:



1.Khái niệm : Sản phẩm chuyển gen – GMO (Genetically Modified Organism)
là động vật, thực vật, vi sinh vật… mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi
theo ý muốn chủ quan của con người.


2. Thực vật chuyển gen :



2.1 Khái niệm : Thực vật chuyển gen (transgenic plant) là thực vật mang một hoặc nhiều gen
được đưa vào bằng phương thức nhân tạo Những gen được đưa vào (gen chuyển) có thể được
phân lập từ những loài thực vật có quan hệ họ hàng hoặc từ những loài khác biệt hoàn toàn.


2.2 con đường chuyển gene



Trực tiếp vào protoplast :Ðể DNA dễ xâm
nhập được vào tế bào thực vật, phải loại bỏ

vách tế bào,tạo protoplast. Protoplast có thể
được duy trì trong môi trường nuôi cấy như
các tế bào sinh trưởng một cách độc lập
hoặc với một môi trường đặc hiệu, vách tế
bào có thể được tạo thành và toàn bộ các
cây có thể được tái sinh từ các tế bào
này..Ðể nâng cao hiệu quả biến nạp, người
ta đã đã xử lý protoplast với PGE
(polyethylene glycol) hoặc bằng xung điện




Súng bắn gene: là thiết bị sử dụng để đưa thông tin di truyền vào trong
tế bào. Đạn của súng là các hạt kim loại nặng cơ bản được bao bọc DNA.





Ti-plasmid: Agrobacterium tumefaciens là loài vi khuẩn sống trong đất
gây ra bệnh khối u hình chóp (crown gall).





Người ta đã xác định được Ti-plasmid có 4 vùng tương đồng. Kết quả phân tích di truyền cho thấy
vùng T-DNA (transferred DNA) và vùng gây độc (virulence) liên quan đến sự hình thành khối u
trong khi hai vùng khác liên quan đến sự tiếp hợp và sự tái bản của plasmid trong Agrobacterium.







3. Thành tựu:
Gạo vàng giàu vitamin A: Giống lúa vàng được ra đời năm 1999, hạt giàu hàm
lượng beta- carotene (tiền vitamin A) và màu sắc vàng của gạo chính là thể hiện
mức độ giàu vitamin A.




Đu đủ: kháng bệnh đốm vòng




Lúa chịu hạn và lụt: Để tạo ra giống lúa này các nhà khoa học đã tìm ra cặp gen có tên là SNORKEL giúp cho cây
trồng phát triển nhanh khi sống trong môi trường nước nhiều giúp lá phát triển trên mặt nước. Mỗi khi nước dâng cao,
lúa lại tích lũy hormone ethylene hormone này đến lượt nó kích hoạt các gen SNORKEL làm cho thân lúa phát triển
nhanh và cứng cáp hơn.




Cây bông vải: Trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 2002 đến năm 2008, bông vải biến đổi gen đã đem về
cho nông dân Ấn Độ hơn 5,1 tỉ USD nhờ thu nhập từ sản lượng tăng gấp đôi và chi phí dành cho các thuốc
bảo vệ thực vật độc hại được tiết kiệm một nửa.



Ngô chuyển gen giàu dưỡng chất: Ngô được xem là sản phẩm chủ đạo của công nghệ chuyển gen, nó không chỉ cho năng suất cao, chịu
được sâu bệnh mà còn có hàm lượng dưỡng chất hữu ích cho người tiêu dùng. Để tạo được giống ngô GM giàu dưỡng chất, các nhà
khoa học đã cài xen vào ngô 7 gen, tạo ra tới 4 loại vitamin khác nhau.Có hàm lượng vitamin C cao gấp 6 lần và vitamin C, E gấp 3 lần
so với ngô truyền thống. Giống ngô mới này hiện đang được các chuyên gia ở ĐH Lleida của Tây Ban Nha trồng thử nghiệm và dự
kiến sẽ có mặt trên thị trường trong tương lai gần.




Cà chua: Cà chua được biến đổi gen mang các tính trạng như khả năng chịu thuốc
diệt cỏ, kháng vật ký sinh và làm chậm quá trình chín của quả.


Cà chua tím, còn được gọi là "siêu cà chua", có mùi vị hệt như cà chua bình thường, nhưng có thêm hai gene sản xuất
sắc tố màu tối của hoa mõm chó. Những sắc tố này có đặc tính chống oxy hóa nên có thể chống lại nhiều bệnh, bao
gồm ung thư, tiểu đường và tim mạch.






3. ĐỘNG VẬT CHUYỂN GENE:
3.1 Khái niệm: Ðộng vật chuyển gen là động vật có gen ngoại lai (gen chuyển) xen vào trong DNA genome của nó.
Gen ngoại lai này phải được truyền lại cho tất cả mọi tế bào, kể cả các tế bào mầm. Việc chuyển gen ngoại lai
vào động vật chỉ thành công khi các gen này di truyền lại cho thế hệ sau.





3.2. Phương pháp:

-Phương pháp hấp thụ ngẫu nhiên AND: Là sự hấp thụ ngẫu nhiên hỗn hợp cADN (AND vòng) vào
tế bào động vật theo cơ chế hấp thu của hiện tượng thực bào.
-Phương pháp thấm điện:Dùng xung điện thế cao để giúp ADN ngoại lai xâm nhập vào bên trong tế
bào và ghép vào NST của tế bào.


×