Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận Sinh lý Đề tài:CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CÁC HORMONE SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.18 KB, 42 trang )

ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CÁC HORMONE SINH SẢN Ở ĐỘNG
VẬT VÀ ỨNG DỤNG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Sinh sản là chức năng quan trọng để bảo tồn nòi giống, là đặc điểm chung của
cơ thể sống. Sinh sản là quá trình sinh lý - sinh hóa vô cùng phức tạp diễn ra trong
cơ thể động vật, được bắt đầu từ quá trình tạo ra tế bào sinh dục, quá trình thụ tinh,
quá trình hình thành và phát triển cơ thể mới.
Như chúng ta đã biết quá trình thành thục về tính và sự rụng trứng chủ yếu do
sự điều khiển của các hormone sinh sản như FSH, LH, Oestrogene, Progesterone…
do vậy việc các loài động vật chậm thành thục về tính, hay chậm động dục lại sau
khi đẻ chủ yếu là do rối loạn các hormone này. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về
cơ chế tác dụng ở động vật chưa nhiều, chưa có các bài báo công bố cụ thể về vấn
đề này và ứng dụng vào quá trình chăn nuôi.
Việc sử dụng hormone sinh dục (kích thích) trong chăn nuôi được xem là biện
pháp hữu hiệu làm gia tăng năng suất sinh sản gia súc cái, gia tăng lợi nhuận cho
người chăn nuôi. Thời gian qua, những hóc -môn sinh dục dưới đây được dùng phổ
biến tại nhiều trang trại, đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong phòng trị bệnh và nâng
cao năng suất sinh sản cho nhiều loài gia súc.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng của các hormone sinh dục ở động
vật và để ứng dụng vào quá trình chăn nuôi em đã chọn đề tài: “Tác dụng của các
hormone sinh sản ở động vật và ứng dụng” để cung cấp cho đọc giả kiến thức về
tác dụng của các hormone sinh dục ở động vật và ứng dụng vào quá trình chăn
nuôi giúp nâng cao chất lượng sinh sản từ đó cải thiện nền kinh tế của các hộ gia
đình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu về hormone, các loại hormone sinh sản ở động vật
- Tìm hiểu cơ chế tác dụng của các loại hormone sinh sản ở động vật
- Phân tích các ứng dụng của các hormone sinh sản trong chăn nuôi
3. Phương Pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu


4. Giới thiệu chung về hormone
4.1. Khái niệm hormone


Hormone là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết
bài tiết vào máu rồi được đưa máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể
và gây ra các tác dụng sinh lí ở đó.

4.2.

Phân loại hormone

Dựa vào nơi bài tiết và nơi tác dụng, người ta phân các hormone thành hai
loại hormone tại chỗ và hormone của các tuyến nội tiết.
Hormone tại chỗ: Hormone tại chổ là những hormone do một nhóm tế bào
bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào khác ở gần nơi bài tiết để gây ra
các tác dụng sinh lý.
Ví dụ: secretin, cholecystokinin, histamine, prostaglandin…
Hormone của các tuyến nội tiết: khác với các hormone tại chỗ, các hormone
của các tuyến nội tiết thường được máu đưa đến các mô, các cơ quan ở xa nơi bài
tiết và gây ra các tác dụng sinh lí ở đó. Các hormone do các tuyến nội tiết bài tiêt
lại được phân thành hai loại khác nhau.
+ Một số hormone có tác dụng lên hầu hết các mô ở trong cơ thể như hormone
GH của tuyến yên, T3, T4 của tuyến giáp, cortisol của vỏ thượng thận, insulin của
tuyến tụy nội tiết…
+ Một số hormone chỉ có tác dụng đặc hiệu lên một mô hoặc một cơ quan nào
đó như hormone ACTH, TSH, FSH, LH… của tuyến yên. Các mô hoặc cơ quan
chịu tác dụng đặc hiệu của những hormone này được gọi là mô hoặc cơ quan đích.
4.3.


Bản chất hóa học của hormone

Các hormone thường có bản chất hóa học thuộc một trong ba loại sau đây:
+ Steroid: là những hormone có cấu trúc hóa học giống cholesterol và hầu hết
được tổng hợp từ cholesterol như hormone của vỏ thượng thận, từ tuyến sinh dục.
+ Dẫn xuất của acid amin tyrosin: Hai nhóm hormone được tổng hợp từ
tyrosin đó là hormone của tuyến tụy thượng thận và hormone của tuyến giáp.
+ Protein và peptid: Hầu như tất cả các hormone còn lại của cơ thể là protein,
peptid, hormone tuyến cận giáp, hormone tuyến tụy nội tiết và hầu hết các
hormone tại chỗ.


4.4.

Chất tiếp nhận hormone tại tế bào đích

Khi đến tế bào đích, các hormone thường không tác dụng trực tiếp vào các
cấu trúc trong tế bào để điều hòa các phản ứng hóa học ở bên trong tế bào mà
chúng thường gắn với các chất tiếp nhận-các receptor ở trên bề mặt hoặc ở trong tế
bào đích. Phức hợp hormone-receptor sau đó sẽ phát động một chuỗi các phản ứng
hóa học ở trong tế bào. Tất cả hoặc hầu như tất cả receptor đều là những phân tử
protein có trọng lượng phân tử lớn. mỗi tế bào đích thường có khoảng 2.000100.000 receptor.
Mỗi receptor thường đặc hiệu với một hormone, chính điều này quyết định
tác dụng đặc hiệu của hormone lên mô đích. Mô đích chịu tác dụng của hormone
chính là mô có chứa các receptor đặc hiệu tiếp nhận hormone đó. Các receptor tiếp
nhận các loại hormone khác nhau có thể nằm trên màng tế bào, trong bào tương
hoặc trong nhân tế bào.
4.5. Tác dụng của hormone
- Đặc tính chung
Đặc tính sinh học của các hormone trong cơ thể cũng giống như các enzyme

và vitamin, được tạo thành rất ít vì chúng chỉ tác dụng với liều rất nhỏ, nhưng có
hoạt tính sinh học cao và đặc hiệu.
Các hormone do quá trình tổng hợp tạo ra. Tuy nhiên hiện nay người ta cũng
đã tổng hợp được một số hormone, nhất là nhờ kĩ thuật gen và công nghệ sinh học
trong thời gian gần đây. Ví dụ: Insulin đã được tổng hợp rất sớm và được sản xuất
hàng loạt bằng con đường công nghệ sinh học.
Các hormone sinh ra, đổ trực tiếp vào máu, nhưng chỉ có tác dụng đặc hiệu
với một cơ quan, một chức năng hay một quá trình sinh học nhất định trong cơ thể.
Ví dụ: Hormone kích noãn tố (FSH) của tuyến yên chỉ có tác dụng kích thích quá
trình phát triển và chin của bao noãn trong buồng trứng, Parathormone của tuyến
cận giáp chỉ có tác dụng với quá trình trao đổi calci và phosphor. Cơ quan tiếp
nhận tác dụng của hormone được gọi là cơ quan đích hay cơ quan mục tiêu.
Các hormone tác dụng thông qua hệ enzyme như một chất xúc tác của phản
ứng sinh học nhưng không tham gia trực tiếp vào các phản ứng đó.
Hầu hết các hormone không có tính chất đặc trưng cho loài, nghĩa là hormone
của loài này cũng có tác dụng với loài khác và cho người, chẳng hạn hormone


insulin của tuyến tụy có thể dung chung cho nhiều loài. Một vài hormone có tác
dụng riêng cho loài, ví dụ hormone sinh trưởng.
- Tác dụng sinh lí của hormone
Có thể tóm tắt những tác dụng chính như sau:
+ Hormone tham gia điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Về tác dụng này phải kể đến các hormone kích thích sự phát triển (STH), hormone
kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên và hormone thyroxin của tuyết giáp. Sự
phát triển bình thường, nhất là về hình dạng kích thước của cơ thể phụ thuộc vào
các hormone này.
+ Hormone tham gia vào điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng. Quá
trình chuyển hóa, dự trữ, huy động và biến đổi của vật chất và năng lượng trong cơ
thể phụ thuộc rất nhiều vào các hormone như hormone như hormone kích thích sự

phát triển (STH) của tuyến yên, thyroxin của tuyến giáp, glucocorticoid của phần
vỏ tuyến trên thận, insulin và glucagon của tuyến tụy, parathormone của tuyến cận
giáp. Chúng tạo ra sự cân bằng hài hòa của hai quá trình đồng hóa và dị hóa.
+ Hormone tham gia điều tiết sự cân bằng nội môi của các dịch thể. Ví dụ như
hormone vasopressin (ADH), kích tố tuyến trên thận (ACTH) của tuyến yên, các
hormone aldosterone, cortisol của phần vỏ tuyến trên thận, calcitonin của tuyến
giáp, parathormone của tuyến cận giáp, có vai trò rất quan trọng trong quá trình
trao đổi nước, muối khoáng và các thành phần khác giữ cân bằng nội môi, ổn định
áp suất thẩm thấu, duy trì độ pH…
+ Hormone tham gia điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường. Chẳng
hạn, hormone thyroxin của tuyến giáp tham gia vào điều tiết thân nhiệt, hormone
adrenalin, noradrenalin của phần tủy tuyến trên thận giúp cơ thể chống lại các yếu
tố gây stress của môi trường.
+ Hormone tham gia điều tiết quá trình sinh sản ở động vật. Sinh sản nhất là
sinh sản hữu tính ở động vật và người là quá trình phức tạp đòi hỏi sự có mặt của
các hormone sinh dục đực và cái như nhóm androgen và estrogen, đảm bảo sự phát
triển duy trì giới tính, sự phát sinh giao tử, sự thụ tinh, thai nghén, đẻ và nuôi con.
4.6.

Cơ chế tác dụng của hormone

Cơ chế tác dụng của các hormone đối với quá trình sinh học trong cơ thể rất
phức tạp. Các hormone được tiết ra từ các tế bào tuyến nội tiết theo máu tác dụng
lên tế bào đích. Ở tế bào đích thường có 3 giai đoạn kế tiếp nhau xảy ra như sau:


- Hormone được nhận biết bởi một thụ cảm thể đặc hiệu trên màng hoặc
nhân của tế bào đích.
- Phức hợp hormone-thụ cảm thể vừa hình thành được kết hợp với một cơ
chế sinh tín hiệu.

- Tính hiêu sinh ra gây tác dụng với các quá trình nội bào như thay đổi hoạt
tính, nồng độ các enzyme, thay đổi tính thấm của màng để làm tăng cường
hấp thu hay đào thải các chất, gây tiết các hormone ở các tuyến đích khác,
gây co hoặc giãn cơ, tăng cường tổng hợp protein…
4.6.1. Các hormone tác dụng thông qua “các chất truyền tin thứ hai”
Những hormone không có bản chất steroid, chúng có bản chất protein, peptid
hay acid amin tác dụng theo cơ chế này.
Các hormone được gọi là “chất truyền tin thứ nhất” theo máu mang thông tin
đến tế bào. Khi tiếp xúc với màng chúng được gắn với các thụ cảm thể đặc hiệu có
sẵn trên màng.
Phức hợp hormone-thụ cảm thể mới hình thành thông qua các “phân tử kết
hợp” là G-protein trên màng sẽ phản ứng với 3 hệ thống đáp ứng khác nhau của
màng là: hệ thống adenylat cyclase-AMP vòng, hệ thống calci – calmodulin và hệ
thống phospholipase-phospholipid.
- Hệ thống adenyl-AMP
G-protein là chất trung gian và sỡ dĩ được gọi là G-protein vì protein có khả
năng kết hợp với guanylnucleotid, hoặc ở dạng GDP hoặc ở dạng GTP. Chỉ có GTP
mới có tác dụng hoạt hóa adenylate cyclase, một enzyme gắn trên màng nguyên
sinh chất, còn GDP không có tác dụng này. Chính phức hợp hormone-thụ cảm thể
đặc hiệu mới hình thành có tác dụng xúc tác chuyển GDP thành GTP khi thụ cảm
thể còn ở dạng tự do, chưa kết hợp với hormone không có tác dụng này.
Enzyme adenylate cyclase được hoạt hóa sẽ xúc tác cho quá trình hình thành
AMPv từ adenosintriphosphat với sự có mặt của ion Mg 2+ như là một đồng yếu tố.
AMPv được gọi là “chất truyền tin thứ hai”. AMP v kích thích hoạt động của
enzyme protein kinase, chuyển chúng sang dạng hoạt động. Chính enzyme protein
kinase hoạt động này hoạt hóa một loạt các enzyme trong con đường chuyển hóa ở
nội bào bằng cách phosphoryl hóa các kinase của chúng. Kết quả cuối cùng làm
thay đổi quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào và làm cho các quá trình này
diễn ra thuận lợi (Hình 1).



Hình 1: Sơ đồ cơ chế tác dụng của hormone thông qua hệ thống andenylat cyclaseAMPv
(Nguồn internet)
- Hệ thống calci-câlmodium
Khi hormone kết hợp với thụ cảm thể trên màng, thông qua một G-protein đặc
hiệu, làm hoạt hóa các kênh calci trên màng làm cho calci từ dịch ngoại bào
chuyển vào trong nội bào (hình 2). Lượng calci dự trữ ở các túi tại lưới nội nguyên
sinh và ti thể cũng được huy động và giải phóng ra. Lượng calci nội bào tăng lên
đáng kể, kết hợp với các loại protein đặc hiệu ở trong bào tương là calmodulin.
Phức hợp calci-calmodulin với những tỉ lệ khác nhau sẽ làm tang hoặc giảm hoạt
tính của các loại enzyme phụ thuộc calci trong nội bào. Kết quả là nồng độ của các
chất chuyển hóa trong tế bào cũng biến đổi theo.


Hình 2: Sơ đồ cơ chế tác dụng của hormone thông qua hệ thống calci-calmodulin
(Nguồn internet)
- Hệ thống phospholipase-phospholipid
Phức hợp hormone-thụ cảm thể mới được hình thành thông qua một G-protein
đặc hiệu hoạt hóa phospholipase ở màng (hình 3). Enzyme này phân giải một dạng
phospholip là phosphatidylinositol tạo thành diacylgycerol và inositol triphosphate.
Các diacylgcerol là chất hoạt hóa protein kinase – C, còn các inositol triphosphate
có tác dụng huy động ion ca2+ từ lưới nội nguyên sinh chất. Các protein kinase – C
hoạt hóa đến lượt mình lại hoạt hóa hoặc ức chế các enzyme khác ở nội bào. Quá
trình thủy phân các diacylglycerol còn tạo ra acid arachidonic làm nguyên liệu tổng
hợp prostaglandin. Chất này tham gia điều chỉnh các phản ứng của tế bào.


Hình 3: Cơ chế tác dụng của hormone thông qua hệ thống
phospholipase-phospholipid
(Nguồn internet)

4.6.2. Các hormone tác dụng thông qua hoạt hóa gen
Các hormone có bản chất steroid đi qua màng vào trong nội bào, rồi vào
trong nhân kết hợp với các thụ cảm thể của nhân (Hình 4). Phức hợp hormone-thụ
cảm thể của nhân mới hình thành sẽ tương tác với các phân tử AND ở trong nhân
để tạo ra tín hiệu.


Hình 4: Sơ đồ cơ chế tác dụng của hormone thông qua hệ thống hoạt hóa gen
(Nguồn internet)
4.7.

Cơ chế điều hòa bài tiết hormone

Các hormone được bài tiết theo cơ chế điều khiển từ tuyến chỉ huy đến tuyến
đích và theo cơ chế điều hòa ngược từ tuyến đích và theo cơ chế điều hòa ngược từ
tuyến đích đến tuyến chỉ huy. Đây là cơ chế điều hòa chủ yếu để duy trì nồng độ
hormone luôn hằng định, thích ứng được với hoạt động của cơ thể và sự thay đổi
của môi trường, phần lớn các hormone luôn hằng định, thích ứng được với hoạt
động của cơ thể và sự thay đổi của môi trường, phần lớn các hormone được bài tiết
theo cơ chế điều khiển ngược. Ngoài ra, sự bài tiết hormone còn được điều hòa
theo nhịp sinh học và qua một số chất truyền đạt thần kinh. Tuy nhiên cơ chế điều
hòa ngược vẫn là cơ chế chủ yếu, nhanh và nhạy để duy trì nồng độ hormone luôn
hằng định và thích ứng được với hoạt động của cơ thể khi sống trong môi trường
luôn thay đổi.
4.7.1. Điều hòa ngược âm tính
Điều hòa ngược âm tính là kiểu điều hòa mà khi nồng độ hormone tuyến đích
giảm, nó sẽ kích thích tuyến chỉ huy bài tiết nhiều hormone để rồi hormone tuyến
chỉ huy lại kích thích tuyến đích nhằm đưa nồng độ tuyến đích tăng trở lại mức



bình thường. Ngược lại, khi nồng độ hormone tuyến đích tăng lại có tác dụng ức
chế tuyến chỉ huy làm giảm bài tiết hormone tuyến chỉ huy.
Cơ chế điều hòa ngược được thực hiện bằng 3 con đường:
- Ngược dòng dài: từ tuyến đích theo đường máu trở về tuyến yên và vùng
dưới đồi
- Ngược dòng ngắn: từ tuyến yên ngược trở lại vùng dưới đồi
- Ngược dòng cực ngắn: điều hòa trong nội bộ vùng dưới đồi và ức chế bài
tiết hormone tương ứng ở tuyến yên
Ví dụ: Nồng độ hormone T3, T4 giảm thì ngay lập tức nó sẽ kích thích vùng dưới
đồi tuyến yên tăng bài tiết TRH và TSH. Chính hai hormone này quay trở lại kích
thích tuyến giáp tăng bài tiết đưa nồng độ T3, T4 trở về mức bình thường. Rối loạn
cơ chế điều hào ngược âm tính sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ thống nội tiết,
nếu không lưu ý đến đặc điểm này thì có thể dẫn từ rối loạn này sang rối loạn khác.

Hình 5: Sơ đồ điều hòa ngược âm tính
(Nguồn internet)


4.7.2. Điều hòa ngược dương tính
Khác với kiểu điều hòa ngược âm tính, trong một số trường hợp người ta thấy
nồng độ hormone tuyến đích tăng lại có tác dụng kích thích tuyến chỉ huy và càng
làm tăng hormone tuyến chỉ huy.
Ví dụ: khi cơ thể bị tress, định lượng nồng độ hormone thấy nồng độ cortisol tăng
cao đồng thời nồng độ ACTH cũng tăng cao (Hình 6).
Như vậy, kiểu điều hòa ngược dương tính không những không làm ổn định
nồng độ hormone mà ngược lại còn làm tăng them sự mất ổn định. Tuy nhiên, sự
mất ổn định này là cần thiết nhằm bảo vệ cơ thể trong trường hợp này.
Mặc dù kiểu điều hòa ngược dương tính trong điều hòa hoạt động hệ nội tiết
ít gặp nhưng lại rất cần thiết bởi vì nó thường liên quan đến những hiện tượng
mang tính sống còn của cơ thể như để chống stress, chống lạnh hoặc gây phóng

noãn.
Tuy vậy, kiểu điều hòa này thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó lại
trở lại kiểu điều hòa ngược âm tính thông thường. Nếu kéo dài tình trạng này chắc
chắn sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lí.


Hình 6: Sơ đồ điều hòa ngược dương tính trong tình trạng stres

NỘI DUNG
I.

Giới thiệu chung về hormone sinh sản
1. Khái niệm hormone sinh sản

Hormone sinh sản là một nhóm các hợp chất dẫn xuất của steroid do cơ
quan sinh sản tiết ra hoặc tuyến thượng thận, có tác dụng lên sự hình thành và phát
triển các đặc điểm giới tính.
2. Cơ chế chung của hormone sinh sản
Các hormone có bản chất là steroid tác động theo cách thứ nhất-ảnh hưởng
đến quá trình biểu hiện gen, trung tâm đầu tiên bị tác động là nhân tế bào.
Các cơ chế dẫn truyền giữa các tế bào:
- Dẫn truyền kế cận (Paracrine communication): Do sự khuyếch tán tại
chỗ giữa 2 tế bào kế cận nhau.
- Tự dẫn truyền (autocrine communication): Sự dẫn truyền xảy ra bên
trong tế bào, do tế bào tiết ra, tác động trở lại lên thụ thể trên bề mặt hay bên trong
chính tế bào đó.
- Theo bản chất tế bào chia làm 3 nhóm:
+ Hormone có cấu trúc Peptid và Glycoprotein ( GnRH, LH, FSH ... ).
+ Hormone có cấu trúc Steroid ( hormone tuyến sinh dục, hoàng thể, vỏ
thượng thận ).

+ Hormone có cấu trúc Tyrozin và các dẫn xuất của nó ( Dopamin ).
Hormone sinh sản thuộc nhóm hormone có cấu trúc Steroid bao gồm Estrogen,
Progesterone và các Androgens.
Các ảnh hưởng sinh học của hormone phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như số phân tử, sự phân bố của hormone và các chất chuyển hóa của nó trong tế
bào, sự tương tác với các thụ thể, sự hoạt hóa các thụ thể, nồng độ hormone trong
một cơ quan phụ thuộc vào sự sinh tổng hợp, chuyển hóa và bài tiết.
Các hormone có bản chất steroid đi qua màng vào trong nội bào, rồi vào
trong nhân kết hợp với các thụ cảm thể của nhân. Phức hợp hormone – thụ cảm thể
của nhân mới hình thành sẽ tương tác với các phân tử AND ở trong nhân để tạo ra
tín hiệu. Cụ thể là phức hợp hormone – thụ cảm thể kết hợp với ADN sẽ tương tác
với yếu tố điều hòa hormone steroid ở các phân tử ADN đích. Các ARN –


Polymerase tổng hợp ARN thông tin cho quá trình phiên mã. Tiếp theo sau là quá
trình dịch mã. Như vậy tác dụng của hormone thông qua phức hợp với thụ cảm thể
ở nhân sẽ đưa đến kết quả cuối cùng là làm tăng cường hay ức chế sự tổng hợp
protein. Hormone thực sự là những tính hiệu nội bào. Quá trình này diễn ra lâu hơn
từ vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày mới thấy rõ tác dụng. kiểu tác dụng này
thường xuất hiện chậm sau vài phút đến vài giờ, thaanmj chí vài ngày nhưng tác
dụng kéo dài, điều này thường trái ngược với tác dụng xảy ra tức khắc của các
hormone tác dụng thông qua AMP vòng.
3. Cấu trúc, các loại hormone sinh sản
a) Cấu trúc
Cấu trúc cơ bản của hormone gần giống như nhau với cấu trúc nền tảng là
phân tử Perhydrocyclopentanephenanthrene được cấu tạo gồm 3 vòng 6C và một
vòng 5C. Cấu trúc các hormone khác nhau rất ít ở các cấu trúc hóa học dẫn tới sự
khác nhau trong tác động sinh học. Hormone được chia làm 3 nhóm chính dựa vào
số nguyên tử cacbon có trong phân tử đó.
+ Chuỗi 21C: Nhân cơ bản là Pregnane gồm có Corticoid và Progestins.

+ Chuỗi 19C: Nhân cơ bản là Androstane gồm có các Androgens.
+ Chuỗi 18C: Nhân cơ bản là Estrane, gồm có Estrogens.


Hình 5: Cấu trúc hormone sinh dục
(Nguồn internet)
b) Các loại hormone sinh sản
Cá loại hormone sinh sản ở động vật gồm có:
+ Hormone Estrogen
+ Hormone Progesterone
+ Hormone Testosterone
+ Hormone Oxytocin
+ Hormone PRL – kích thích bài tiết sữa
+ Hormone HCG

II.
Cơ chế tác dụng của các hormone sinh sản
1. Hormone Estrogen
a) Nguồn gốc, bản chất hóa học và sinh tổng hợp
- Là một loại hormone do cơ quan sinh dục cái tiết ra
- Ở buồng trứng, estrogen do các tế bào vỏ trong và các tế bào hạt của nang
trứng bài tiết trong nửa đầu chu kì kinh nguyệt ở người và nữa sau do thể
hoàng tiết ra
- Ở rau thai, estrogen do các tế bào lá nuôi bài tiết, nồng độ tăng dần, vào
cuối thời gian có thai nồng độ có thể tăng đến 30 lần so với bình thường.
Hầu hết là estron, được tổng hợp từ androgen tuyến thượng thận của mẹ
và rau thai. Tế bào lá nuôi chỉ là bước chuyển hóa trung gian androgen
thành estrogen.



Hình 7: Sơ đồ cấu tạo estrogen từ nang trứng
(Nguồn internet)
- Có 3 loại estrogen có mặt với một lượng đáng kể trong huyết tương đó là:
17 beta-estradiol, estron và estriol, trong đó chủ yếu là 17 beta-estradiol
được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Tác dụng của
17 beta-estradiol mạnh gấp 12 lần estron và 80 lần estriol. Vì vậy estriol
được xem là estrogen yếu nhât. Cả 3 loại đều có bản chất hoá học là
steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và cũng có thể từ
acety coenzyme A.
- Công thức hóa học của 3 loại estrogen như sau:


Hình 8: Công thức hóa học của 3 loại estrogen
(Nguồn internet)
b) Vận chuyển và thoái hóa
- Trong máu estrogen gắn lỏng lẻo chủ yếu với albumin của huyết tương và
globulin gắn đặc hiệu với estrogen. Máu sẽ vận chuyển và giải phóng
estrogen cho mô đích trong khoảng thời gian 30 phút
- Tại gan, estrogen sẽ kết hợp với glucuronid và sunfat thành những hợp
chất bài tiết theo đường mật và theo đường nước tiểu. Gan cũng có tác
dụng chuyển dạng estrogen mạnh là estradiol và estron thành dạng estriol
yếu.
c) Tác dụng của estrogen
- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục cái bao gồm các cơ quan sinh
dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại, vai hẹp,
hông nở đối với con người và ở các loài động vật cũng có nhiều thay đổi
đáng kể như: cơ thể lớn hơn…
- Tác dụng lên tử cung: Dưới tác dụng của estrogen làm tăng kích thước cổ
tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai. Kích thích phân chia lớp nền – lớp tái
tạo ra lớp chức năng trong nữa đầu của chu kì kinh nguyệt. Tăng tạo các

mạch máu mới ở lớp chức năng làm cho các mạch máu này trở thành các
động mạch xoắn cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng. Tăng lưu
lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng. Kích thích sự phát triển của các


tuyến niêm mạc. Tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài
tiết. tăng khối lượng tử cung, tăng hàm lượng actin và myosin trong cơ
đặc biệt trong thời kì có thai. Tăng co bóp tử cung. Tăng tính nhạy cảm
của cơ tử cung với oxytocin.
- Tác dụng lên cổ tử cung: Dưới tác dụng của estrogen, các tế bào biểu mô
của niêm mạc cổ tử cung bài tiết 1 lớp dịch nhày loãng, mỏng. dịch này có
thể kéo thành sợi dài khi được phết vào lam kính, khi để khô trên lam
kính, dịch cổ tử cung có hiện tượng tinh thể hóa và soi lam kính hiển vi
thấy hình ảnh “dương xỉ”.
- Tác dụng lên vòi tử cung: làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc vòi tử
cung, làm tăng sinh các tế bào biểu mô long rung, làm tăng hoạt động của
các tế bào biểu mô long rung theo một chiều, hướng về phía tử cung. Tất
cả các tác dụng của estrogen lên vòi tử cung đều nhằm giúp trứng đã thụ
tinh di truyển dễ dàng vào tử cung.
- Tác dụng lên âm đạo: biến đôỉ biểu mô âm đạo từ dạng khối thành dạng
biểu mô tầng, lớp biểu mô tầng này vững chắc hơn do vậy tăng khả năng
chống đỡ với các sang chấn và nhiễm khuẩn. Kích thích các tuyến của âm
đạo bài tiết dịch có độ pH acid.
- Tác dụng lên tuyến vú: phát triển hệ thống ống tuyến và mô đệm, tăng
lắng động mỡ.
- Tác dụng lên chuyển hóa: làm tăng tổng hợp protein ở các mô đích như tử
cung, tuyến vú, xương. Làm tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp protein của
toàn cơ thể. Tăng lắng động mỡ ở dưới da đặc biệt là ở ngực, mông, đùi…
tăng nhẹ tốc độ chuyển hóa, tác dụng này chỉ bằng 1/3 tác dụng của
testosterone.

- Tác dụng lên xương: tăng hoạt động của tế bào tạo xương. Vì vậy, vào
tuổi dậy thì ở người tốc đọ phát triển cơ thể tăng nhanh. Kích thích gắn
đầu xương vào thân xương. Tác dụng này của estrogen mạnh hơn nhiều so
với testosterone
- Tác dụng lên chuyển hóa muối nước: do cấu tạo của estrogen giống
aldosterone nên với nồng độ cao có thể tăng tích muối và tích nước.
d) Điều hòa bài tiết
- Nồng độ β-estradiol trong huyết tương của phụ nữ bình thường là 158,74
– 268,73pmol/l ở nữa đầu của chu kì kinh nguyệt, 236,1 – 325,69pmol/l ở
nữa sau chu kì kinh nguyệt và nồng độ cao nhất vào giữa chu kì kinh
nguyệt là 725,18 – 925,28pmol/l.
- Estrogen bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ LH của tuyến yên.
Nồng độ LH tăng sẽ kích thích các tế bào của lớp áo trong nang noãn bài


tiết estrogen, ngược lại nồng độ LH giảm thì estrogen cũng được bài tiết
ít.
e) Cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng của estrogen: Tác động của estrogen được xác định bởi các yếu
tố cấu trúc phân tử estrogen, cấu hình receptor, đặc tính của các promoter cho
các gene đích, sự cân bằng giữa các yếu tốc kích thích hay yếu tố hợp đồng
(coactivators) va các yếu tố ức chế (coepressors).
-

Kết hợp estrogen-estrogen receptor Estrogen receptor kết hợp lỏng lẻo
với protein liên kết receptor nằm trong tế bào chất. Các protein này đóng
vai trò như những chaperon (giữa ổn định receptor và tạo điều kiện để
protein receptor định hình cấu trúc xoắn nhưng không ảnh hưởng đến cấu
trúc của receptor) đồng thời có tác dụng "che" vị trí kết hợp với DNA
(DNA binding domain) của receptor. Những protein liên kết receptor khác

có khả năng tác dụng đến các cơ chế truyền tín hiệu. Vị trí cụ thể của các
estrogen receptor cũng như của các steroid hormone receptor vẫn
chưađược biết rõ hoàn toàn. Các receptor có thể được phân bố đều trong
tế bào chất. Estrogen tự do sau khi xâm nhập vào tế bào sẽ kết hợp với vị
trí kết hợp cơ chất trên receptor làm cho receptor tách khỏi chaperone
protein. Phức hợp estrogen-receptor di chuyển vào nhân tế bào. Tại nhân,
phức hợp này kết hợp với chuỗi DNA đặc hiệu được gọi là yếu tố đáp ứng
estrogen (estrogen- respond elements) đồng thời kết hợp với các yếu tố
hoạt hóa (coactivator) hoặc yếu tố ức chế (repressor). Cơ chế giúp cho
phức hợp estrogen-receptor đến và kết hợp được với DNA trong nhân vẫn
chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người ta đã biết rằng protein trong tế bào
chất có tên caveolin-1 có tác dụng kích thích quá trình di chuyển thông
qua tác động trực tiếp đến receptor. Estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến
các quá trình dịch mã của các gene không mang yếu tố đáp ứng estrogen
bằng cách tác động thông qua các yếu tố dịch mã khác. Estrogen receptor
còn có khả năng tương tác với yếu tố nhân kappaB.

-

Estrogen receptor alpha và beta Estrogen receptor là thành viên của liên
nhóm cơ quan thụ cảm nhân và có một số cấu trúc chức năng. Vị trí kết
hợp DNA (DNA- binding domain) mang hai ngón tay kẽm (zinc finger)
tham gia vào quá trình kết hợp của receptor. Vị trí kết hợp cơ chất (ligandbinding domain) chứa nhiều bộ amino acid khác nhau có tác dụng kết hợp
với các cơ chất khác nhau và có khả năng tương tác với các protein điều
hòa. N-tereminal domain thay đổi ở mức độ cao tương tác trực tiếp với
các yếu tố trong bộ máy dịch mã. C-terminal domain có tác dụng trong


quá trình biến đổi của receptor. Hai estrogen receptor và một số dạng biến
đổi của chúng đã được xác định. Estrogen receptor alpha (hay receptor cổ

điển) được nghiên cứu từ năm 1986 còn dạng kia, receptor beta, mới được
phát hiện gần đây. Hai receptor này khác nhau về cấu trúc và vị trí các
gene mã hóa cho chúng. Ở người, gene mã hóa của receptor alpha nằm
trên NST số 6 còn gene mã hóa receptor beta nằm trên NST 14. Hai
receptor có DNA-binding domain tương tự nhau nhưng nhìn chung có
tính tương đồng thấp. Sự khác nhau được thể hiện rõ ở vị trí kết hợp cơ
chất (ligand-binding domain), chỉ có 57% số amino acid trong phần cấu
trúc này giống nhau. Từ đặc điểm khác nhau này ta có thể dễ dàng nhận
thấy mỗi loại receptor có ái lực (hay khả năng kết hợp) khác nhau đối với
những cơ chất khác nhau. Ví dụ, 17 alpha estradiol và estrone có ái lực
cao với receptor alpha trong khi hai phytoestrogen là genistein và
coumestrol lại có ái lực cao hơn với receptor beta. Hai receptor còn khác
nhau ở sự phân bố. Các tế bào hạt trong noãn bao và các tế bào sinh dục
đang phát triển mang chủ yếu receptor beta. Ở các cơ quan không phải là
cơ quan đích "truyền thống" của estrogen như thận, niêm mạc ruột, phổi,
tủy xương, tế bào nội mạc huyết quản, tuyến tiền liệt, receptor beta cũng
chiếm da số. Ngược lại, tế bào biểu mô tử cung, tế bào ung thư vú... lại
mang chủ yếu receptor alpha. Đàn ông thiếu hụt estrogen receptor giảm
khả năng sinh sản và bị loãng xương trầm trọng. Chuột nhắt đực và cái bất
hoạt gene mã hóa receptor alpha đều không có khả năng sinh sản, mật độ
xương đùi giảm. Chuột nhắt cái bất hoạt gene mã hóa receptor beta cũng
không có khả năng sinh sản. Chuột đực bất hoạt gene này bị phì đại tuyến
tiền liệt, không tích mỡ bụng. Nếu hai gene mã hóa cho hai receptor trên
đều bất hoạt, cơ thể sẽ có biểu hiện giống trường hợp gene của receptor
alpha bất hoạt (vô sinh, buồng trứng có cấu trúc ống tương tự ống sinh
tinh trong dịch hoàn ...)
- Các cơ chất tác động chọn lọc Các cơ chất tác dụng chọn lọc (selective
receptor modulators) là thuật ngữ dùng để chỉ các cơ chất không phải là
steroid. Chúng có thể là các chế phẩm trị liệu, các hợp chất trong thực
phẩm... Đối với phụ nữ mãn kinh sử dụng với các bệnh phụ thuộc

estrogen, sự thay thế (bổ sung estrogen) có thể làm phát sinh hoặc gây
trầm trọng thêm một số bệnh như ung thư vú, ung thư tử cung, bệnh tim
mạch nhưng lại hạn chế được loãng xương, đảm bảo một số cơ chế trong
hoạt động của não bộ...Ví dụ: tamoxifen (chất dùng trong điều trị ung thư
vú) có hoạt tính kháng estrogen tại mô vú nhưng có khả năng bắt chước
estrogen ở tử cung nên lại là chất nguy cơ cho ung thư tử cung. Raloxifen
có tác dụng giống estrogen làm tăng mật độ xương, ảnh hưởng đến mỡ


huyết nhưng không phát huy tác dụng với tuyến vú và tử cung... Chính vì
thế việc chọn các loại dược phẩm/chế phẩm có tác động chọn lọc theo cơ
quan, theo tỷ lệ tác động đến các cơ quan, theo thời kỳ tác động, theo thời
gian tác động rất có ý nghĩa trong điều trị các bệnh phụ thuộc estrogen.
Một trong những tiêu chuẩn để "duyệt" các chế phẩm tác động chọn lọc là
rêcptor đích của nó (estrogen receptor alpha hay beta hay cả hai...).
- Các yếu tố tác dụng hiệp đồng Các receptor tương tác với nhiều protein
điều hòa trong khoảng trung gian giữa receptor đã được hoạt hóa và bộ
máy sao mã. Sự lắp ráp của các yếu tố khác nhau như protein kết hợp với
hộp TATA (TATA-box-binding protein) và các yếu tố liên quan khác là
bước cần thiết cho hoạt động của RNA polymerase II. Ngược lại, các
protein điều hòa receptor tương tác với phân tử receptor để tạo khả năng
sao mã. Tóm lại, để estrogen phát huy tác dụng cần các thành phần:
Receptor, yếu tố hiệp đồng tác động, yếu tố ức chế, yếu tố sao mã. Trong
các yếu tố trên, potein tác dụng hiệp đồng với receptor có kích thước 160
kD (160-kD steroid- receptor coactivator protein) và protein kết hợp với
yếu tố đáp ứng AMP vòng (p300-cyclic AMP response-element-binding
protein) đóng vai trò quan trọng. Các protein kết hợp/tác động đến các
chất khác (có cấu trúc/tác dụng) của estrogen hay ngược với estrogen sẽ
quyết định hay ít nhất là có ảnh hưởng đến tác động chọn lọc (đã nói ở
mục trên) của các chất này


-

-

2. Hormone progesterone
a) Sinh tổng hợp và bản chất hóa học
Ở phụ nữ không có thai, nữa đầu của chu kì kinh nguyệt nang trứng và
tuyến vỏ thượng thận chỉ bài tiết 1 lượng nhỏ progesterone, nữa sau chu kì
kinh nguyệt progesterone được bài tiết chủ yếu ở thể vàng
Ở phụ nữ có thai rau thai tiết một lượng đáng kể progesterone cho tới cuối
thời kì của thai
Cũng như estrogen thì progesterone cũng có bản chất hóa học là hợp chất
steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl – coenzyme A.
Công thức hóa học của progesterone như sau:


Hình 9: Cấu tạo hóa học của progesterone
(Nguồn internet)

-

-

-

b) Vận chuyển và thoái hóa
Progesteron trong máu được vận chuyển dưới dạng gắn chủ yếu với
albumin huyết tương và globulin gắn dặc hiệu với progesterone
Vài phút sau khi được bài tiết, progesterone được thoái hóa thành các

steroid khác không có tác dụng của progesterone. Gan là một cơ quan đặc
biệt tham gia vào sự chuyển hóa này.
Sản phẩm cuối cùng là pregnanediol được bài tiết theo nước tiểu. Do vậy
người ta đánh giá mức độ tạo progesteron trong cơ thể thông qua mức bài
xuất progesterone qua đường nước tiểu.
c) Tác dụng của progesterone
Tác dụng lên tử cung: tác dụng quan trọng nhất của progesterone là kích
thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kì kinh nguyệt.
Các tuyến của niêm mạc tử cung dưới tác dụng của progesterone dài ra,
cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen. Tác dụng này có ý nghĩa quan
trọng là chuẩn bị niêm mạc tử cung ở trạng thái sẵn sang đón trứng đã thụ
tinh vào làm tổ. Làm giảm co bóp cơ tử cung do đó ngăn cản việc đẩy
trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát
triển.


- Tác dụng lên cổ tử cung: kích thích các tế bào tuyến niêm mạc tử cung bài
tiết một lớp dịch nhày quánh, dày. Tính chất quánh đặc của dịch tử cung
cùng với sự vắng mặt của hình ảnh “dương xỉ” là những bằng chứng cho
biết hiện tượng phóng noãn và giai đoạn hoàng thể đã xảy ra.
- Tác dụng lên vòi tử cung: Progesteron kích thích niêm mạc vòi tử cung
bài tiết dịch chứa chất dinh dưỡng để nuôi trứng đã được thụ tinh thực
hiện quá trình phân chia trong khi di chuyển vào buồng tử cung.
- Tác dụng lên tuyến vú: làm phát triển thùy tuyến. Kích thích các tế bào
bọc tuyến vú tăng sinh, to lên và trở nên có khả năng bài tiết.
- Tác dụng lên thân nhiệt: làm tăng nhiệt độ của cơ thể do vậy ở nữa sau
chu kì kinh nguyệt, thân nhiệt của phụ nữ thường cao hơn nữa đầu khoảng
0,3- 0,50C.
d) Điều hòa bài tiết progesterone
- Ở nữa đầu chu kì kinh nguyệt, nồng độ progesterone trong huyết tương rất

thấp, chỉ vào khoảng 2,228 – 2,720nmol/l, nữa sau chu kì kinh nguyệt
khoảng 7,89 – 13,27nmol/l.
- Sự bài tiết progesterone chịu ảnh hưởng điều khiển trực tiếp của hormone
LH do tuyến yên bài tiết. Nếu nồng độ LH tăng trong máu, hoàng thể sẽ
được nuôi dưỡng và sẽ bài tiết nhiều progesterone sẽ được bài tiết ít.
e) Rối loạn bài tiết hormone buồng trứng
- Nhược năng: Rối loạn bài tiết hormone có thể do thiếu buồng trứng, hoặc
buồng trứng không bình thường từ lúc bẩm sinh dẫn tới các đặc tính sinh
dục thứ phát không xuất hiện, các cơ quan sinh dục vẫn mang đặc tính trẻ
con. Một đặc điểm quan trọng của trường hợp này sẽ kéo dài thời gian
phát triển của ở các xương dài vì đầu xương không gắn vào thân xương
đúng tuổi như những đứa trẻ vị thành niên bình thường. Do vậy, đứa trẻ
gái này sẽ có cùng chiều cao hoặc cao hơn trẻ trai cùng tuổi. Rối loạn bài
tiết hormone do buồng trứng bị cắt bỏ ở phụ nữ: ở người phụ nữ bị cát bỏ
hai buồng trứng, các cơ quan sinh dục hầu như bị nhỏ lại giống trẻ con.
Âm đạo hẹp hơn, biểu mô âm đạo trở nên mỏng và ít tiết dịch hơn do đó
dễ bị chấn thương và nhiễm khuẩn. Ngực teo nhẽo, lông mu thưa. Ngoài
những rối loạn này còn có những rối loạn khác giống phụ nữ ở tuổi mãn
kinh.
- Ưu năng: Tăng bài tiết hormone sinh dục trên lâm sàng chỉ gặp trong
trường hợp u buồng trứng. Tuy nhiên, u tế bào hạt lại ít khi xảy ra, nếu có
thì thường xuất hiện ở phụ nữ mãn kinh hơn. Khi có khối u ở tế bào hạt,
một lượng lớn estrogen được bài tiết vào máu gây tăng sinh nội mạc tử


cung. Do vậy trên thực tế lâm sàng, chảy máu là hiện tượng đầu tiên và
duy nhất để chẩn đoán khối u buồng trứng.
f) Cơ chế tác dụng
Progesteron có phân tử nhỏ, không ưa nước, được vận chuyển trong máu dưới
dạng kết hợp với glugobin huyết thanh. Ở các tế bào đích là các tế bào có sự thay

đổi biểu hiện gen khi hormone tác dụng, chúng gắn với các receptor khu trú ở tế
bào chất trong nhân tế bào. Phức hợp hormone – receptor vào nhân tế bào và gắn
với một đoạn đặc hiệu của ADN gọi là đoạn đáp ứng progesterone. Đoạn đáp ứng
hormone nằm ở gen tiền khởi động. Phức hợp hormone – receptor đóng vai trò là
yếu tố sao chép và khởi động quá trình sao chép gen. Sự biểu gen trong tế bào sẽ
gây ra các hiệu ứng sinh học.
Progesteron có bản chất là steroid nên có cơ ché tác dụng thông qua hoạt hóa gen.
3. Hormone testosterone
a) Nguồn gốc và bản chất hóa học
Testosteron do tế bào Leydig bài tiết, testosterone là một hợp chất steroid có
19c được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl-coA. Nồng độ testosterone
bình thường ở nam giới trưởng thành là 19,1 ± 5,5mU/l và ở nữ giới là 1,23
± 1mU/l.

b) Tác dụng của testosterone
Trong thời kì bào thai, khoảng tuần thứ 7, tế bào Leyding của tinh hoàn thai nhi bài
tiết một lượng đáng kể testosterone. Tác dụng của testosterone trong thời kì bào
thai là:
- Kích thích ống Wolf phát triển thành đường sinh dục trong của nam giới
như mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, ống phóng tinh
- Kích thích đưa tin hoàn từ bụng xuống bìu vào 2-3 tháng cuối thời kì có
thai. Nếu không đủ lượng testosterone, tinh hoàn và vẫn nằm ở ổ bụng sẽ
khó sản sinh tinh trùng.
- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát kể từ tuổi dậy thì
bao gồm phát triển dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh,
mọc lông mu, lông nách, mọc râu, gây hói đầu, giọng nói trầm do thanh
quản mở rộng, da dày, thô, mọc trứng cá.


- Kích thích sản sinh tinh trùng do kích thích sự hình thành tinh nguyên

bào, kích thích sự phân chia giảm nhiễm thứ hai, kích thích sự tổng hợp
protein và bài tiết dịch từ tế bào Sertoli
Tác dụng của testosterone lên chuyển hóa protein và cơ:
- Dưới tác dụng của testosterone, khối cơ có thể tăng hơn 50% so với nữ
giới. ngoài cơ, ở những vị trí khác của cơ thể cũng có hiện tượng tăng
lượng protein. Ví dụ như tăng lắng động protein ở da làm cho da dày hơn,
phì đại niêm mạc thanh quản, phì đại dây thanh âm làm giọng nói trầm
hơn nữ. tất cả những hiện tượng này đều liên quan đến tác dụng đồng hóa
protein của testosterone.
- Chính do tác dụng đồng hóa protein đặc biệt ở cơ nên testosterone đã
được một số vận động viên sử dụng để làm phát triển khối cơ bắp nhằm
tăng thành tích thi đấu. theo luật thi đấu hiện nay, việc sử dụng
testosterone hoặc các androgen tổng hợp được coi là sử dụng chất kích
thích, vi phạm luật thi đấu.
Testosteron cũng được sử dụng cho người già như một hormone “cải lão hoàn
đồng” để làm tăng sức mạnh của cơ.
Tác dụng lên xương: làm tăng tổng hợp khung protein của xương, phát triển và
cốt hóa sụn liên hợp ở đầu xương dài, làm dày xương, tăng lắng đọng muối calci
phosphate ở xương do đó làm tăng sức mạnh của xương.
Đối với xương chậu testosterone có tác dụng đặc biệt dó là: Làm hẹp đường
kính khung chậu, tăng chiều dài của khung chậu làm cho khung chậu có hình ống
khác với khung chậu mở rộng của nữ, làm tăng sức mạnh của khung chậu
Do tác dụng làm tăng kích thước và sức mạnh của xương nên testosterone
được dùng để điều trị loãng xương ở người đàn ông lớn tuổi
Tác dụng lên chuyển hóa cơ sở: với lượng testosterone được bài tiết hằng ngày
ở tuổi thiếu niên và thanh niên, chuyển hóa cơ sở tăng từ 5 – 10 % so với khi
không có tác dụng của testosterone
Các tác dụng khác của testosterone:
- Testosteron làm tăng số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu khoảng 20%. Vì
lí do này nên số lượng hồng cầu của nam thường cao hơn nữ khoảng

700.000 tế bào/mm3.
- Testosteron làm tăng số lượng nhẹ sự tái hấp thu ion natri ở ống lượn xa


c) Cơ chế tác dụng của testosterone:
- Sau khi được đưa đến cơ quan đích, testosterone tác dụng theo hai cơ chế:
+ Testosteron có thể tác động trực tiếp lên các tế bào ở cơ quan đích
+Dưới tác động của men 5-areductase, testosterone chuyển thành
Dihydrotestosterone, là một androgen mạnh, rồi cả testosterone lẫn
Dihydrotestosteron mới gắn lên thụ thể androgen ở cơ quan đích và phát huy tác
dụng. Mặc dù testosterone và dihydrotestosterone đều gắn với các thụ thể giống
nhau, nhưng chức năng sinh lý của hai androgen này lại khác nhau. Phức hợp
testosterone-thụ thể có chức năng điều hòa bài tiết các hormone hướng sinh dục,
thúc đẩy sự phát triển các ống wolff trong giai đoạn biệt hóa sinh dục đông thời
kích thích quá trình sinh tinh. Phức hợp Dihydrotestosteron-thụ thể lại có chức
năng nam tính hóa thể hình trong giai đoạn phôi thai, thúc đẩy hoạt động các
androgen lúc trưởng thành sinh dục, duy trì quá trình sinh sản tinh trùng.
d) Điều hòa bài tiết
Mỗi ngày có khoảng 5mg testosteron được đưa vào dòng máu và cũng có
khoảng 5mg testosteron bị phân hủy ở gan nhằm đảm bảo cho lượng testosterone
luôn được cân bằng trong máu
- Thời kì bào thai: bài tiết ít dưới tác dụng của hormone HCG do rau thai
bài tiết
- Thời kì trưởng thành: bài tiết dưới tác dụng của LH do tuyến yên bài tiết
- Sự bài tiết hormone thay đổi theo thời gian trong ngày, trong năm và suốt
cuộc đời
- Được bài tiết kể từ tuổi dậy thì và kéo dài suốt đời
- Điều hòa sản xuất testosterone theo cơ chế điều hòa ngược âm tính. Nghĩa
là sau khi được sản xuất ra, chính testosterone lại quay trở lại để tham gia
điều hòa quá trình sản xuất nó

- Cụ thể, khi nồng độ testosterone trong máu tăng lên trên mức sinh lý, nó
được vận chuyển theo dòng máu đến vùng dưới đồi làm giảm bài tiết
hormone GnRH, đồng thời nó cũng được đưa đến vùng tuyến yên làm
giảm sự nhạy cảm của các tế bào hướng sinh dục của vùng này đối với
hormone GnRH, cả hai yếu tố này làm cho sự bài tiết LH của tuyến yên
giảm đi, từ đó kéo theo sự bài tiết testosterone cuat tinh hoàn giảm theo,
làm giảm nồng độ testosterone trong máu.
- Ngược lại khi nồng độ testesteron trong máu giảm dưới mức sinh lý khi
nó kích thích vùng dưới đồi tăng cường sản xuất GnRH, đồng thời làm


×