Câu 1.Nước thực dân nào có nhiều thuộc địa nhất ở Châu Phi?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Tây Ban Nha.
D. Đức.
Câu 2. Các nước đế quốc hoàn thành việc châu Phi vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Những năm 70-80 của thế kỉ XIX.
D. Giữa thế kỉ XIX.
Câu 3. Năm 1889, ở Châu Mĩ đã diễn ra sự kiện
A. Tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa Châu Mĩ” được thành lập.
B. Nước Mê-hi- cô giành được độc lập.
C. Tổ chức “Liên minh dân tộc châu Mĩ” được thành lập.
D. Chính thức chấm dứt sự thống trị của các nước phương Tây lên châu Mĩ.
Câu 4. Ý nào sau đây không thuộc chính sách bành trướng của Mĩ đối với các nước
Mĩ latinh từ đầu thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Lập ra các chính quyền độc tài quân sự.
B. Thành lập tổ chức Liên Mĩ.
C. Đề ra học thuyết Mơn-rô.
D. Gây chiến với Tây Ban Nha.
Câu 5. Vào đầu thế kỉ XIX, sau khi giành độc lập nhân dân Mĩ-la- tinh tiếp tục chống
lại chính sách
A. bành trướng của Mĩ.
B. cấm vận của Mĩ.
C. xâm lược của Mĩ.
D. "cái gậy lớn" của Mĩ.
Câu 6. Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây là vì
A. có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí chiến lược quan trọng.
B. là một lục địa rộng lớn với diện tích 30 triệu km2.
C. có nhiều nô lệ da đen.
D. luôn luôn trong tình trạng không ổn định.
Câu 7. Năm 1821, diễn ra các sự kiện lịch sử gì ở Mê-hi-cô?
A. Mê-hi- cô tuyên bố thành lập nền cộng hòa.
B. Cuộc khởi nghĩa của linh mục Mi-sen Hi-đan-gô bùng nổ.
C. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra với quy mô lớn.
D. Cuộc đấu tranh của nông dân Mê-hi-cô giành thắng lợi.
Câu 8. Sự kiện nào đã mở đầu quá trình xâm nhập của các nước thực dân Phương tây
vào khu vực Mĩ la- tinh?
A. Critxtốp- Côlômbo tìm ra châu Mĩ.
B. Người Tây Ban Nha bắt đầu đến sinh sống khu vực này.
C. A-me-ri-gô Vec-pu-xi thám hiểu châu Mĩ.
1
D. Ma-gien-lang phát hiện ra eo nhỏ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 9. Trước chính sách của thực dân Phương Tây, thái độ của nhân dân Châu phi
như thế nào?
A. Vùng dậy đấu tranh giành độc lập.
B. Chấp nhận những chính sách hà khắc của thực dân Phương Tây.
C. Nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
D. Không có phản ứng gì.
Câu 10. Thái độ của nhân dân Mĩ la-tinh trước chính sách của thực dân Phương Tây
như thế nào?
A. Vùng dậy đấu tranh quyết liệt để giải phóng dân tộc.
B. Không có thái độ gì.
C. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.
D. Chấp nhận các chính sách đó.
Câu 11. từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nội dung nào dưới đây không phản ánh
đúng âm mưu của Mĩ đối với khu vực Mĩ la-tinh?
A. Đoàn kết các dân tộc Châu Mĩ.
B. Độc chiếm khu vực này.
C. Gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Khống chế các nước Mĩ la-tinh.
Câu 12. phong trào chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi thất bại bởi
nguyên nhân cơ bản nào?
A. Trình độ tổ chức thấp, so sánh lực lượng chênh lệch.
B. Thực dân châu Âu quá mạnh.
C. Mang tính tự phát, thiếu đường lối đúng đắn.
D. Diễn ra lẻ tẻ, không có tổ chức lãnh đạo.
Câu 13. Đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội và tổ chức chính trị của Nam Phi ở thế kỉ
XIX là:
A. những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở một số nước.
B. chế độ phong kiến là quan hệ xã hội chủ yếu.
C. nhiều địa phương còn tàn tích của chế độ nô lệ và bộ lạc.
D. mầm mống tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở nhiều nước.
Câu 14. Đặc điểm chung của Châu Phi trước khi bị thực dân phương Tây xâm lược là
A. lạc hậu, diễn ra nhiều cuộc xung đột giữa các bộ lạc.
B. kinh tế chậm phát triển.
C. xã hội luôn trong tình trạng không ổn định.
D. xuất hiện sự xung đột giữa người Ả Rập và người da đen.
Câu 15. Ở Châu Phi thường xảy ra các cuộc xung đột giữa các quốc gia và bộ lạc với
nhau vì
A. tính hiếu chiến của các dân tộc.
B. dân số tăng nhanh.
C. tư tưởng bành trướng.
D. biên giới chưa xác định rõ ràng.
2
Câu 16. Thủ đoạn của Pháp trong việc tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của Áp-đe- Ca-đe là
gì?
A. Thương lượng, mua chuộc và đàm phán với Áp- đe- Ca- đe.
B. Tăng cường quân viễn chinh kết hợp với chính sách chia rẽ dân tộc.
C. Liên kết với các nước đế quốc khác.
D. Ám sát Áp- đe- Ca- đe.
Câu 17. Thắng lợi to lớn các nước Mĩ la-tinh đã giành được trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân Châu Âu ở đầu thế kỉ XX là gì?
A. Các quốc gia độc lập ở Mĩ la-tinh lần lượt được hình thành.
B. Tất cả các nước Mĩ la-tinh đã giành được độc lập.
C. Thành lập được “Liên minh cộng hòa các nước Châu Mĩ”.
D. Lật đổ hoàn toàn sự cai trị của chủ nghĩa thực dân trên châu Mĩ.
Câu 18. Nét nổi bật trong tình hình Cam-pu-chia trước khi Pháp xâm lược là?
A. Chịu ảnh hưởng của Xiêm.
B. Chế độ phong kiến bước vào thời kì cực thịnh
C. Chế độ phong kiến bước đầu được xác lập.
D. Bị phụ thuộc vào thực dân Anh về nhiều mặt.
Câu 19. Khu vực nào giành thắng lợi sớm nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc?
A. Mĩ latinh.
B. Đông Bắc Á.
C. Châu Phi.
D. Đông Nam Á.
Câu 20. Nét nổi bật nhất trong cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi chống thực dân
phương Tây là gì?
A. Cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri.
B. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu-đăng.
C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi.
D. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.
Câu 21. Nhận xét nào sau đây đúng nhất về tình hình của các nước Mĩ la-tinh ở đầu
thế kỉ XX?
A. Đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với Mĩ latinh.
B. Mĩ latinh có những bước tiến mới về kinh tế, xã hội.
C. Các quốc gia độc lập lần lượt được hình thành.
D. Khu vực Mĩ latinh trở thành “sân sau”của đế quốc Mĩ.
Câu 22. Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phong dân tộc ở
châu Phi và Mĩ la tinh là
A. diễn ra mạnh mẽ quyết liệt.
B. diễn ra lẻ tẻ, rời rạc
C. phong trào đấu tranh đều thất bại
D. Được sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài
3
Câu 23. Điểm khác nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phong dân tộc của
các nước Mĩ là tinh với các nước châu Phi là
A. Các nước Mĩ la tinh sớm giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân.
B. Phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
C. phong trào đấu tranh nổ ra có sự liên kết chặt chẽ với thế giới.
D. phong trào đấu tranh có đường lối chủ trương rõ ràng hơn.
4