Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.46 KB, 4 trang )

Câu 1. Đế quốc “già” là từ dùng để chỉ các nước
A. Anh, Pháp.
B. Đức, Mỹ.
C. I-ta-li-a, Đức.
D. Nhật Bản, Mỹ.
Câu 2. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức có dự định là
A. đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng.
B. đánh bại Nga.
C. đánh bại Anh.
D. chiếm cả châu Âu.
Câu 3. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung binh lực ở
A. Phía tây châu Âu.
B. phía nam châu Âu.
C. bán đảo Ban Căng.
D. phía đông của châu Âu.
Câu 4. Khi chưa đánh bại quân Pháp, Đức có kế hoạch mới là
A. tập trung binh lực, cùng Áo – Hung tấn công Nga.
B. mở cuộc tấn công để tiêu diệt nước Anh.
C. cầm cự với Pháp trên các mặt trận.
D. chuyển hướng tấn công xuống châu Phi.
Câu 5. Năm 1916, quân Đức chuyển trọng tâm hoạt đông sang mặt trận
A. phía tây.
B. bắc Phi.
C. phía Đông.
D. phía nam.
Câu 6. Tìm cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. “Bên cạnh các Đế quốc “già”
( Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các Đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật Bản)
đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng.......Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc về
vẫn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi”
A. có ít thuộc địa.
B. có hệ thống thuộc địa rộng lớn


C. có sức mạnh về quân sự
D. thái độ hung hãn
Câu 7. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn, các nước đế quốc đã hình thành
những khối quân sự nào?
A. Liên minh, Hiệp Ước.
B. Cấp tiến, Ôn hòa.
C. Đồng minh, Hiệp Ước.
D. Liên minh, Phát xít.
Câu 8. Kết thúc giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất, phe Liên minh
chuyển sang
A. phòng ngự.
1


B. cầm cự
C. phản công.
D. thế giằng co.
Câu 9.Sau hòa ước Bret Litốp (3/3/1918),tình hình nước Nga như thế nào ?
A. Nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc.
B. Nước Nga tiếp tục chiến tranh đế quốc.
C. Nước Nga đầu hàng nước Đức.
D. Nước Nga lâm vào khủng hoảng.
Câu 10. Nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Thái tử Áo- Hung bị ám sát.
B. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa.
C. Sự phát triển không đều của các nước tư bản.
D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập.
Câu 11. Cuộc chiến tranh nổ ra năm 1914 giữa hai phe Liên minh và phe Hiệp ước
nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh thế giới vì
A. chiến tranh lan rộng nhiều nước châu Âu.

B. cuộc chiến tranh đã lôi cuốn khoảng 38 nước trên thế giới tham chiến
C. nhiều loại vũ khí hiện đại trên thế giới lúc bấy giờ đều được sử dụng trong chiến
tranh.
D. tham gia chiến tranh có một số châu Âu và cả nước Mĩ ở phía Tây bán cầu.
Câu 12. Tháng 9/1914, Pháp thoát khỏi nguy cơ bị Đức tiêu diệt vì
A. quân Nga tấn công đông Phổ, Đức phải dồn lực cho phía đông.
B. quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây .
C. nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức.
D. quân Pháp có vũ khí chiến tranh mới.
Câu 13. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản
A. phát triển không đều về kinh tế, chính trị.
B. phát triển đồng đều về kinh tế, chính trị.
C. phát triển không đều về kinh tế, quân sự.
D. phát triển đồng đều về kinh tế, quân sự.
Câu 14. Đặc điểm nổi bật của đế quốc “già” là gì?
A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
B. Phát triển lâu đời.
C. Có tiềm lực kinh tế.
D. Có tiềm lực quân sự.
Câu 15. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh
dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ?
A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
B. Thất bại thuộc về phe liên minh.
C. Chiến thắng Véc- đoong.
D. Mĩ tham chiến.
2


Câu 16. Thái độ của Đức làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ở Châu Âu như thế
nào ?

A. Căng thẳng, đối đầu nhau.
B. Bình thường.
C. Hợp tác cùng phát triển.
D. Hòa hoãn.
Câu 17. Nội dung nào sau đây khôngphải là đặc điểm của đế quốc Đức?
A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
B. Có tiềm lực kinh tế quân sự.
C. Có hệ thống thuộc địa không nhiều
D. Hung hãn nhất.
Câu 18: Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì
A. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.
B. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
C. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
D. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
Câu 19. Nội dung nào sau là nguyên nhân quyết định dẫn đến chiến tranh thế giới thứ
nhất?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
B. Sự phát triển không đều của chủ nhĩa tư bản.
C. Hình thành 2 khối quân sự đối lập.
D. Thái tử Áo-Hung bị ám sát.
Câu 20. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là cuộc chiến tranh
A. phi nghĩa với cả hai bên tham chiến.
B. mang tính chính nghĩa.
C. vừa mang tính chính nghĩa vừa mang tính phi nghĩa.
D. giải phóng dân tộc đối với các nước thuộc địa.
Câu 21. Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914- 1918) là
A. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
B. các nước đế quốc có sự phân chia về quyền lợi.
C. một trật tự thế giới mới được thiết lập.

D. thế giới vẫn giữ nguyên như cũ.
Câu 22. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến tình hình cách
mạng châu Âu?
A. Phong trào công nhân phong trào quần chúng phát triển nhanh chóng.
B. Binh lính nổi dậy đấu tranh ở các nước tham chiến.
C. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.
D. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển.
Câu 23. Điều không mong muốn của các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914- 1918) là
3


A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời.
B. nhiều loại vũ khí,phương tiện chiến tranh mới được sử dụng.
C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
D. chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho nhân loại.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là bài học được rút ra từ chiến tranh thế
giới thứ nhất?
A. Mỗi quốc gia phải tập trung phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quân sự.
B. Giải quyết xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia bằng phương pháp hòa bình.
C. Mỗi quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau
D. Có tư tưởng hòa bình, biết nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau.
Câu 25. Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng như thế nào đến Việt nam?
A. Pháp tăng cường bòn rút bóc lột người và của nhân dân Việt Nam.
B. Chiến tranh lan rộng đến Việt Nam.
C. Việt Nam trở thành trung tâm của chiến tranh.
D. Pháp bắt lính Việt Nam phục vụ chiến tranh.

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×