Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích, cài đặt module quản lý đề và tổ chức thi trực tuyến trong hệ thống hỗ trợ và thi trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH, CÀI ĐẶT MODULE QUẢN LÝ ĐỀ VÀ TỔ CHỨC
THI TRỰC TUYẾN TRONG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC VÀ THI
TRỰC TUYẾN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Đồng Lưỡng
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Tấn An

Mã số sinh viên:

56131369

Khánh Hoà - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH, CÀI ĐẶT MODULE QUẢN LÝ ĐỀ VÀ TỔ CHỨC
THI TRỰC TUYẾN TRONG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC VÀ THI
TRỰC TUYẾN


GVHD: Ts. Đinh Đồng Lưỡng
SVTH: Nguyễn Tấn An
MSSV: 56131369

Khánh Hoà, tháng 6/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/viện: Khoa Công nghệ Thông tin

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI / KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
(Dùng cho CBHD và nộp cùng báo cáo ĐA/KLTN của sinh viên)
Tên đê tài: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập và thi trực tuyến
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Đinh Đồng Lưỡng
Sinh viên được hướng dẫn: Nguyễn Tấn An MSSV: 56131369
Khóa: Khóa 56
Ngành: Công nghệ thông tin
Lần KT

Ngày

Nội dung

1

31/3/2018

Khảo sát hệ thống


2

28/4/2018

Thiết kế cơ sở dữ liệu

Nhận xét
của GVHD

Kiểm tra giữa tiến
độ của Trưởng BM
Đánh giá công
việc hoàn
Ngày kiểm tra: thành:……%:
……………...……… Được tiếp tục: 
Không tiếp tục: 

Ký tên
……………….…….

Lập trình giao diện và
3
26/5/2018
các chức năng của
chương trình
Hoàn thiện chương trình,
4
23/6/2018
Viết báo cáo tổng kết
Nhận xét chung (sau khi sinh viên hoàn thành ĐA/KL):

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….……
Điểm hình thưc:……/10 Điểm nội dung:......./10
Điểm tổng kết:………/10
Đồng ý cho sinh viên: Được bảo vệ: 
Không được bảo vệ: 
Khánh Hòa, ngày…….tháng…….năm 2018
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nhóm tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Ts. Đinh Đồng Lưỡng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những nội
dung trong phần khảo sát, phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập
từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài
ra, trong đồ án còn tham khảo phần mềm của nhóm tác giả khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung đồ án của mình. Trường Đại học Nha Trang không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Nha Trang, tháng 6 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Tấn An

ii



LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và cả bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất,
em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Nha Trang
đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt trong học kì này, khoa đã
tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh
viên, đó là Đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Đồng Lưỡng đã tận
tình hướng dẫn em qua từng buổi thảo luận về tính tự học và khả năng tự nghiên cứu.
Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài báo cáo này của
em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Đồ án
môn học được thuật hiện trong khoảng thời gian ngắn. Bước đầu đi vào thực thế, tìm
hiểu về công nghệ mới, kiến thức mới và áp dụng kiến thức đã tìm hiểu được vào thực
tế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báo của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em được
hoàn thiện hơn.
Lời cảm ơn thầy Đinh Đồng Lưỡng. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong
khoa Công nghệ Thông tin và ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sử mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức
cho thế hệ mai sau.
Nha Trang, tháng 6 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Tấn An

iii


MỤC LỤC

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI / KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iii
MỤC LỤC

......................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................3
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................3
1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................3
1.3. Xác định các yêu cầu của đề tài .....................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................5
1.6. Cấu trúc bài báo cáo .......................................................................................6
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN (E-LEARNING) VÀ
CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ ...............................................................................................8
2.1. Tổng quan về E-learning ................................................................................8
2.1.1. Định nghĩa: ...........................................................................................8
2.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning ......................................9
2.1.3. Lợi ích và hạn chế của E-learning: .....................................................11
2.2. Phân tích một số hệ thống E-learning ..........................................................13
2.3. Công nghệ hỗ trợ ..........................................................................................15
2.3.1. Công nghệ Meteor ..............................................................................15
2.3.2. Tìm hiểu về MongoDB .......................................................................19
2.3.3. Tìm hiểu về React và mô hình Redux ................................................20

2.3.4. Tìm hiểu về Webpack .........................................................................23
2.3.5. Tìm hiểu về Next.js.............................................................................23
2.3.6. Tìm hiểu về thư viện giao diện Ant Design........................................24
iv


2.3.7. Tìm hiểu về công nghệ AI xử lý ảnh ..................................................24
2.3.8. Cấu hình hệ thống, triển khai hệ thống lên Server .............................26
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ...............................31
3.1. Khảo sát nhu cầu các đối tượng sử dụng .....................................................31
3.1.1. Đối tượng giáo viên ............................................................................31
3.1.2. Đối tượng sinh viên ............................................................................32
3.1.3. Đối tượng phụ huynh ..........................................................................32
3.2. Khảo sát phần mềm TuiElearning ................................................................32
3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu ...................................................................................33
3.3.1. Đặc tả hệ thống ...................................................................................33
3.3.2. Sơ đồ phân rã chức năng.....................................................................34
3.3.3. Sơ đồ lớp của chức năng quản lý đề thi và thi trực tuyến ...................34
CHƯƠNG 4. CÀI ĐẶT HỆ THỐNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................41
4.1. Quản lý bộ đề ...............................................................................................41
4.2. Quản lý kì thi................................................................................................44
4.3. Quản lý thống kê câu hỏi .............................................................................46
4.4. Một số thuật toán chính sử dụng trong chương trình ...................................47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN HỆ THỐNG
.........................................................................................................50
5.1. Kết luận đồ án ..............................................................................................50
5.1.1. Kết quả đạt được .................................................................................50
5.1.2. Hạn chế tồn tại ....................................................................................50
5.2. Hướng phát triển. .........................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................52

PHỤ LỤC A: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ...........................................53

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Thuật ngữ

RDBMS

Relational Database Management System

E-learning

Electronic Learning

CNTT

Công nghệ thông tin

HTTP

HyperText Transfer Protocol

PHP

Hypertext Preprocessor


HTML

HyperText Markup Language

AJAX

Asynchronous JavaScript and XML

DPP

Distributed Data Protocol

JSON

JavaScript Serialized Object Notation

NoSQL

None-Relational Structured Query Language

RDBMS

Relational Database Management System

RAM

Random Access Memory

JS


Javascript

DOM

Document Object Model

MVC

Model-View-Controller

CSS

Cascading Style Sheets

OOP

Object Oriented Programming

API

Application programming interface

SEO

Search Engine Optimization

3rd-party

Third party


AI

Artificial Intelligence

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1 Top 10 trang edTech Việt Nam theo lượng truy cập.....................................11
Hình 2. 2 Lưu trữ bảng ghi trong MongoDB ................................................................19
Hình 2. 3 Mô tả cấu trúc dữ liệu của MongoDB ...........................................................20
Hình 2. 4 Mô tả về Redux .............................................................................................22
Hình 2. 5 Nguyên lý hoạt động của Redux ...................................................................22
Hình 2. 6 Kiến trúc thư viện OpenCV ...........................................................................25
Hình 2. 7 Giao diện khởi động sau khi cài đặt của Nginx trên trình duyệt ...................28
Hình 3. 1 Sơ đồ phân rã chức năng ...............................................................................34
Hình 3. 2 Sơ đồ lớp tổng quát của module quản lý đề và tổ chức thi trực tuyến ..........35
Hình 3. 3 Sơ đồ phân rã từ sơ đồ lớp chức năng tạo câu hỏi.........................................39
Hình 3. 4 Sơ đồ phân rã từ sơ đồ lớp chức năng tạo kì thi ............................................40
Hình 4. 1 Giao diện hiển thị tất cả bộ đề .......................................................................41
Hình 4. 2 Giao diện thêm mới bộ đề .............................................................................42
Hình 4. 3 Giao diện thêm mới câu hỏi cho bộ đề ..........................................................42
Hình 4. 4 Giao diện danh sách các kì thi .......................................................................43
Hình 4. 5 Giao diện thêm mới kì thi - 1 ........................................................................43
Hình 4. 6 Giao diện thêm mới kì thi - 2 ........................................................................44
Hình 4. 7 Giao diện tham gia vào kì thi ........................................................................44
Hình 4. 8 Giao diện trước khi bắt đầu thi ......................................................................45
Hình 4. 9 Giao diện trong quá trình thi .........................................................................45
Hình 4. 10 Giao diện kết quả nhận dạng của mỗi thí sinh trong 1 kì thi.......................46
Hình 4. 11 Giao diện cập nhật ảnh dữ liệu cho hệ thống AI .........................................46

Hình 4. 12 Giao diện thống kê câu hỏi trong một bộ đề thi của một kì thi ...................47

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các định nghĩa trong SQL ánh xạ sang MongoDB .......................................19
Bảng 3. 1 Collection QuestionType ..............................................................................36
Bảng 3. 2 Collection Question.......................................................................................36
Bảng 3. 3 Collection QuestionOverride ........................................................................37
Bảng 3. 4 Collection QuestionBank ..............................................................................37
Bảng 3. 5 Collection QuizQuestionReport ....................................................................37
Bảng 3. 6 Collection Quiz .............................................................................................38
Bảng 3. 7 Collection UserExam ....................................................................................38

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, có thể nhận thấy rằng, Internet là một “huyết mạch” quan trọng không
thể thiếu, đặc biệt còn giữ vai trò rất lớn trong việc tạo sự bứt phá cho nền kinh tế chia
sẻ và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu khắp nơi trên toàn thế giới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch
sử nhân loại, nó sẽ diễn biến rất nhanh, là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực
vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc
đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 mà điển hình là sự bùng nổ ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin đang thay
đổi diện mạo của nền giáo dục không chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn ở các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Do những thay đổi trong nền giáo dục, các nhà cải cách đại học cần xem xét học

tập trực tuyến như một công cụ đào tạo toàn cầu, tăng cường khả năng tiếp cận sinh viên
và thu nhập cho nhà trường.
Giáo dục trực tuyến không thay thế giáo dục truyền thống. Một số trường đại học
đi đầu về đổi mới hiểu rằng học tập trực tuyến bổ sung những gì tích cực và hiện đại để
tạo nên môi trường học tập hoàn hảo nhất cho mọi người. Học trực tuyến làm phong
phú nền giáo dục bằng cách tiếp cận thị trường mới mà giáo dục truyền thống ít chạm
tới, ví dụ nhóm tuổi trên 24. Học trực tuyến đáp ứng nhu cầu của mọi người, ở các lứa
tuổi khác nhau, đang tìm kiếm một loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyên môn của
mình trên con đường sự nghiệp. Nó thực sự là một cách tuyệt vời để mở rộng việc tiếp
cận giáo dục ở mức độ toàn cầu. So với phương pháp học truyền thống, hình thức học
và thi thử trực tuyến có ưu điểm là học sinh, sinh viên có khả năng tìm tòi và tiếp cận
những nguồn dữ liệu khổng lồ, sử dụng thành thạo máy tính, có kỹ thuật tìm hiểu và lấy
thông tin trên internet qua đó hoàn thiện các kỹ năng cần thiết”.
Một trong những lợi thế dễ nhận thấy của giáo dục trực tuyến là thị trường mới
này dễ khai thác. Nhu cầu học tập của những người ở xa vùng trung tâm càng ngày càng
tăng cao chính là cơ hội cho học trực tuyến.
Học tập trực tuyến đang là một chiều hướng phát triển hoàn toàn mới cho giáo
dục đại học. Khi chất lượng giáo dục đại học được nâng cao hơn nữa, nó sẽ tiếp tục kích
thích sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tăng uy tín và tài chính cho các trường. Học
1


tập trực tuyến không thay thế mô hình học tập truyền thống. Nhưng học tập trực tuyến
đang là một trong những cơ hội thú vị nhất cho việc học tập trong vòng vài thế kỷ qua.
Dựa trên những phân tích trên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
giảng dạy và quản lý đào tạo trong môi trường đại học giúp các bạn học sinh, sinh viên
học tập, ôn tập, ôn luyện các bài thi, kiểm tra; giúp giáo viên có thể tạo các bài giảng,
các bài tập ôn luyện cho từng đối tượng học sinh, sinh viên, các bài kiểm tra, dạy và trao
đổi trực tuyến như một mạng xã hội dành cho việc học tập; giúp phụ huynh có thể theo
dõi việc học tập và kết quả thi của con em mình. Đồng thời các thầy cô giảng dạy có thể

quản lý, tổ chức thi trực tuyến, thống kê, đánh giá các đề thi một cách dễ dàng. Hơn thế
nữa, hệ thống cho phép sử dụng để tổ chức các cuộc thi khác như cuộc thi “ Thách thức
tin học” được tổ chức tại khoa Công nghệ Thông tin, hay các cuộc thi tiếng anh cũng có
thể áp dụng hệ thống này…
Với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.Đinh Đồng Lưỡng đã
giúp nhóm hoàn thành bài báo cáo đồ án tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắng để tìm hiểu,
phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm
ơn!

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặt vấn đề

Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua
một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có
lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi, yêu cầu, ra đề cho
học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua
đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (wifi), mạng nội bộ (LAN). Mở
rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (eschool) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo sinh viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như
các trường học khác. Nhưng hình thức dạy học này còn tiềm ẩn một số hạn chế sau:
 Tham gia học tập dựa trên e-Learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm
việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả
năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành
viên khác.
 Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định

hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.
 Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa ra các nội dung quá
trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực
hành mà Công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả.
 Hệ thống e-Learning cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới
việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động.
 Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu
quả, chất lượng dạy học dựa trên e-Learning.
 Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băng thông, chi
phí…) cũng ảnh hưởng đảng kể tới tiến độ, chất lượng học tập.
1.2.

Lý do chọn đề tài

Trường Đại học Nha Trang - trường đại học đa ngành đa lĩnh vực, hiện tại trường
đang đào tạo 8 ngành trình độ tiến sĩ, 15 ngành trình độ thạc sĩ, 33 ngành trình độ đại
học và 10 ngành trình độ cao đẳng. Lưu lượng người học thường xuyên của Trường:
gần 100 nghiên cứu sinh, trên 1.000 sinh viên cao học, hơn 13.000 sinh viên chính quy
tại Nha Trang và trên 10.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học tại 18 cơ sở liên kết trên cả
nước. Trường đã triển khai mô hình dạy học trực tuyến E-learning dựa trên Moodle và
cũng đã đạt được những thành quả đáng kể. Song số giảng viên đăng ký tập huấn và
3


triển khai E-learning chưa nhiều. Một số lý do có thể kể đến là: Server chậm và thường
xảy ra sự cố; khi giảng viên ra bài tập, bài kiểm tra, hệ thống chưa tự động email cho
sinh viên biết; trao đổi trên E-learning không nhanh bằng email, khả năng quản lý và
giám sát thi trực tuyến còn thiếu và chưa phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng em thực hiện xây dựng bộ công cụ
hỗ trợ học tập và thi trực tuyến có các tính năng tương tự như Moodle. Ngoài ra hệ thống

còn được bổ sung thêm một số tính năng cho phù hợp với môi trường thực tế giảng dạy
tại Việt nam nói chung và trường ĐH Nha Trang nói riêng như các tính năng tự động
thông báo của hệ thống tới người học qua email cá nhân tự động email nhắc nhở sinh
viên, hỗ trợ việc giám sát việc thi trực tuyến thông qua hệ camera, giám sát đọc mail của
người học, thống kê và đánh giá hệ thống các câu hỏi, phân loại các mức độ khó dễ của
từng câu hỏi xếp hạng sinh viên và thông báo tự động tới phụ huynh.
Chúng em sử dụng các công nghệ mới nhất hiện tại đang được áp dụng trên thế
giới áp dụng vào việc phân tích và xây dựng bộ công cụ này như: React, mô hình Redux,
Apollo, Mongodb, Node.js, Meteor và Webpack để dễ dàng chia phần mềm ra thành rất
nhiều file khác nhau. Codebase có thể được chia thành các “chunks” có khả năng được
nạp theo thứ tự hay yêu cầu khác nhau. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian khi khởi
chạy vì hệ thống chỉ nạp một tập tin mã khi cần thiết. Một tính năng tuyệt vời khác đó
là khả năng tự thêm (webpack plugin) vào trong quá trình dịch/chạy, điều này cho phép
bạn thoải mái tùy chỉnh theo nhu cầu cũng như đóng góp xây dựng các plugin như mã
nguồn mở (open source). Được sử dụng phía máy khách (client) để tăng tốc độ chạy,
khắc phục hạn chế chạy chậm của Meteor.
1.3.

Xác định các yêu cầu của đề tài

 Xác định yêu cầu nội dung:
Trong tổng thể toàn bộ nội dung đề tài yêu cầu cần tìm hiểu các công nghệ mới:
React, Redux, Apollo, hệ quản trị MongoDB, Node.Js, Meteor, Webpack, NextJS thực
hiện việc khảo sát hiện trạng, xác định yêu cầu đề tài, phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu.
Hệ thống chia thành 2 module chính mô tả công việc của từng thành viên:
 Mô-đun 1: Thực hiện chức năng phân tích, cài đặt phần quản trị hệ thống, cài đặt
phần quản lý giáo viên, sinh viên và phụ huynh trong hệ thống hỗ trợ cho việc học
và thi trực tuyến, chi tiết gồm: (Sinh viên thực hiện: Trần Tất Thắng)
-


Cài đặt phần phân quyền người dùng (cho phép thiết lập quyền đối với từng người
dùng cụ thể) và quản trị hệ thống (nhận và phản hồi đánh giá người dùng).

4


-

Cài đặt phần quản lý giáo viên gồm tạo môn học, khóa học, lớp học, lập lịch bài
giảng, tạo diễn đàn trao đổi học tập, quản lý sinh viên, quản lý việc làm bài tập
của sinh viên, quản trị lớp học).

-

Cài đặt phần quả lý sinh viên gồm xem danh sách và yêu cầu tham gia các khóa học,
lớp học, môn học; lập thời khóa biểu học tập cho bản thân, tạo diễn đàn học tập).

-

Cài đặt phần hỗ trợ phụ huynh gồm xem kết quả học tập, thời khóa biểu của sinh viên.

 Mô-đun 2: Thực hiện việc phân tích, cài đặt phần quản lý đề và tổ chức thi trực tuyến
trong hệ thống hỗ trợ học và thi trực tuyến, chi tiết gồm: (Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Tấn An)
-

Cài đặt phần quản lý tạo đề gồm tạo đề thi trực tiếp, đề thi dạng luyện tập ôn thi có
gợi ý, đề thi dạng trắc nghiệm, quản lý việc ôn tập của sinh viên, quản lý bộ đề.

-


Thiết kế nhiều loại câu hỏi trong một đề thi, hỗ trợ tự động chấm bài thi, tổ chức
thi online, sử dụng AI xử lý ảnh thu được để chống gian lận trong quá trình thi

-

Đánh giá thống kê kết quả thi, gửi mail kết quả thi về cho giáo viên và phụ huynh,
tổ chức thi online.

 Đối tượng hướng đến
-

Người dạy có hoặc không hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin, muốn thử nghiệm
các phương pháp giảng dạy mới.

-

Sinh viên đào tạo từ xa, sinh viên tại chức, sinh viên đào tạo tại các cơ sở liên kết kể
cả các sinh viên đang học tại cơ sở chính.

-

Hỗ trợ theo dõi và quản lý của phụ huynh sinh viên.

1.4.
-

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết công nghệ mới về React, Mongodb, Note.js,

Meteor, Webpack, NextJS phục vụ đề tài.

-

Thu thập nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.

-

Kế thừa những ưu điểm từ những đề tài trước, khắc phục các sự cố còn tồn tại, phát
triển thêm các chức năng, tối ưu lại hệ thống để vận hành ổn định.

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Việc ứng dụng giáo dục trực tuyến trong dạy học giúp giáo viên nâng cao tính
sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Ngoài ra, ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn giúp giáo viên có thể chia sẻ bài giảng của
mình với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng giáo án của mình.
5


Việc ứng dụng giáo dục trực tuyến trong dạy học, học sinh, sinh viên được tiếp
cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy và trò được cải
thiện đáng kể, học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như
chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ giúp họ ngày thêm tự tin mà còn là cơ
hội cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học
trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.
Kết quả nghiên cứu giúp giáo viên có thể quản lý lớp học từ xa, không cần phải
điểm danh từng giờ lên lớp mà qua đó giám sát việc làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm

trực tiếp ngay trên hệ thống website, hệ thống hỗ trợ giáo viên việc thống kê các kết quả
học tập cũng như thống kê mức độ của bộ đề để sau đó giáo viên có thể cân nhắc đến
việc ra đề thi và kiểm tra đối với từng môn học khác nhau, việc thống kê bộ đề theo tỷ
lệ làm bài của sinh viên hiện nay và đa số chưa có ở các hệ thống dạy học trực tuyến tại
các trường khác. Đồng thời hệ thống còn có những giải pháp hỗ trợ việc chống gian lận
trong tổ chức thi trực tuyến. Đây là hạn chế chính của các hệ thống elearning hiện có.
Kết quả nghiên cứu giúp giáo viên chủ nhiệm liên tục kết nối với phụ huynh học
sinh trong suốt khóa học. Mọi thông tin về kết quả học tập của sinh viên được thông báo
hàng tới phụ huynh, giúp các bậc cha mẹ có thể theo dõi sát sao quá trình học của con
em mình. Ngoài ra hệ thống có thể hỗ trợ việc tổ chức các chương trình game show liên
quan đến vấn đề học thuật, tìm hiểu kiến thức xã hội.
1.6.

Cấu trúc bài báo cáo
Cấu trúc bài báo cáo gồm 5 chương:

Chương 1. Tổng quan về đề tài.
Chương 2. Hệ thống giảng dạy trực tuyến (E-Learning) và công nghệ hỗ trợ
2.1 Tổng quan về E-learning.
Định nghĩa về E-learning, tình hình phát triển và ứng dụng
2.2 Giải quyết vấn đề còn gặp phải
Các vấn đề còn gặp phải tại các hệ thống E-Learning của trường, hệ thống
được kế thừa và trên cả nước.
2.3 Các công nghệ hỗ trợ
Giới thiệu cơ sở lý thuyết sử dụng các mô hình công nghệ mới.
Chương 3. Khảo sát và phân tích hệ thống.
3.1 Khảo sát các đối tượng trong hệ thống
Khảo sát các đối tượng tham gia vào hệ thống.
3.2 Khảo sát phần mềm TuiElearning
6



Khảo sát điểm mạnh, hạn chế của ứng dụng web hỗ trợ học và thi trực tuyến
TuiElearning đã được phát triển.
3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Thiết kế cơ sở dữ liệu tổng quát cho các module quản lý.
Chương 4: Cài đặt hệ thống và kết quả đạt được.
Các kết quả của việc cài đặt các module.
Chương 5: Kết luận và hướng phát triển toàn hệ thống.
Tổng kết, kết quả đã thực hiện được và hướng phát triển của đề tài.

7


CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN (ELEARNING) VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ
2.1.

Tổng quan về E-learning

2.1.1. Định nghĩa:
E-Learning là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập,
lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên. E-Learning
là sự ứng dụng công nghệ tin học, internet vào dạy và học nhằm làm cho công việc giáo
dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn. E-learning phù hợp với mọi đối tượng,
lứa tuổi.
E-learning là tập hợp đa dạng các phương tiện, công nghệ kỹ thuật cho giáo dục
như văn bản, âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, trò chơi, phim, thư điện tử, các diễn đàn
thảo luận, phòng hội thảo ảo… Để tạo ra các khoá học thật gần gũi với phương pháp
dạy học truyền thống, các nhà cung cấp E-learning thường đưa ra các khoá học kết hợp
các tính năng trên với các chức năng như: làm bài tập, lớp học có giáo viên, các khoá

học tương tác…
E-Learning giúp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên toàn trường hoàn toàn có thể
học tập bất cứ thời gian nào, tại bất cứ đâu. Với sinh viên, nó mở ra một môi trường học
tập mới, dễ dàng, linh hoạt và chủ động hơn nhiều. Với giảng viên hệ thống cho phép
gửi bài giảng điện tử cho sinh viên qua email hoặc website của Trường trước khi lên
lớp; tại lớp, giảng viên chỉ tập trung hướng dẫn sinh viên lĩnh hội những kiến thức quan
trọng hoặc thảo luận thay vì thuyết trình toàn bộ nội dung bài giảng và đọc chép.
E-Learning giúp việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn,
đặc biệt là đối với các môn học khó và dễ nhàm chán nhờ các slide, hình ảnh, video và
audio minh họa một cách sinh động.
Cán bộ, giảng viên và sinh viên cần giao tiếp, cộng tác và chia xẻ kiến thức thì
E-learning có thể giúp chúng ta thu được những kết quả chắc chắn và lâu dài, không chỉ
thông qua nội dung mà đồng thời bằng cả cộng đồng mạng trực tuyến, hỗ trợ “học tập
thông qua nhận xét và thảo luận”.
E-Learning cho phép sinh viên tự quản lí được tiến trình học tập của mình theo
cách phù hợp nhất. Chúng ta có nhiều cách học khác nhau như đọc, xem, khám phá,
nghiên cứu, tương tác, thực hành, giao tiếp, thảo luận, chia xẻ kiến thức. Với E-Learning
sinh viên có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho học tập. Như vậy,
mỗi người đều có quyền chọn lựa hình thức học tập phù hợp nhất với khả năng và điều
kiện của mình.
8


Với E-Learning chúng ta trở nên năng động hơn. Cán bộ của trường có thể dùng
quỹ thời gian của mình để làm việc ngoài văn phòng (tại nhà, tại cơ sở đào tạo ở xa, quán
cafe hay một địa điểm nào đó có kết nối internet). E-Learning đóng một vai trò rất quan
trọng trong giảm thiểu lượng thời gian dành cho đào tạo cán bộ, giảng viên, sinh viên.
E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, ELearning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới. Rất nhiều
tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning đã ra đời.
2.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning

Trên thế giới:
E-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-Learning
phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu, E-Learning cũng rất có triển vọng,
trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn. Tại Mỹ, dạy và học
điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của chính phủ ngay từ cuối
những năm 90, có khoảng 80% trường Đại học sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến,
với khoảng 35% các chứng chỉ trực tuyến được chính thức công nhận. E-Learning không
chỉ được triển khai ở các trường Đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển
khai E-Learning cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có nhiều công ty thực hiện việc triển khai
E-Learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và mang lại hiệu quả cao. Do thị
trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-Learning nên hàng loạt công ty đã chuyển
sang hướng nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-Learning như: Click2Learn,
Global Learning Systems, Smart Force… Năm 2002, thị trường này đã đạt 13,5 tỷ USD.
Năm 2006, đào tạo trực tuyến đạt tới 100 tỷ USD. Theo ước tính của các chuyên gia,
đến năm 2010 đào tạo trực tuyến trên toàn cầu sẽ đạt 500 tỷ USD. Ở các nước công
nghiệp phát triển (điển hình là Mỹ), đào tạo trực tuyến đang phát triển nhanh với doanh
số đạt 10,3 tỷ USD vào năm 2002 và đạt 83,1 tỷ USD vào năm 2006.
Tại châu Á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành
công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào
tạo truyền thống của văn hoá châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng
nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là rào cản
tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này đang trở nên ngày càng cao không thể đáp
ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần
phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi được mà E-Learning mang lại. Đào tạo trực
tuyến đang phát triển nhanh chóng, với doanh thu tăng trưởng 25% mỗi năm. Tại
Singapore, khoảng 87% trường Đại học sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến. Tại
Hàn Quốc, đến nay đã có 9 trường Đại học trực tuyến trên mạng. hính phủ xem đây như
một công cụ để giảm tải chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, qua đó góp phần
9



bình đẳng trong giáo dục. Cùng với đó, kênh truyền hình học đường được mở ra cùng
với website cung cấp các bài giảng ôn thi đại học miễn phí, thu hút một số lượng rất lớn
học sinh tham gia. Một số giáo viên, giảng viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng e-learning
mang lại cơ hội và sự công bằng hơn cho giáo dục bởi những học sinh nghèo có thể
tham gia vào khóa luyện thi của những thầy giỏi với mức học phí rất ít so với lớp luyện
thi thông thường. Nhật Bản là nước có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với các nước
khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng E-Learning chủ yếu là trong các công ty lớn,
các hãng sản xuất, các doanh nghiệp… và dùng để đào tạo nhân viên.
Tại Việt Nam:
Trong năm 2013, năm thị trường tự học trực tuyến (Self-paced E-Learning) lớn
nhất châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ và Úc (Ambient Insight 2014).Về
tốc độ tăng trưởng, Myanmar là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 50,2% /
năm giai đoạn 2013-2018.Việt Nam đứng thứ tư về tốc độ tăng trưởng, khoảng 40%/năm
giai đoạn 2013-2018.
Tại Việt Nam, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được
hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm
tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi
cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong
tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên
thông tin. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp triển khai ELearning và thi trực tuyến. Chẳng hạn như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử ELearning” năm học 2009-2010; hay cuộc thi giải toán qua mạng tại
website Violympic.vn, hay cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) trên mạng xã hội
Go – ioe.go.vn.
Những năm trước đây, số lượng website E-Learning ở Việt Nam rất ít và chưa
thực sự phải là những giải pháp E-Learning tổng thể cũng như chưa tuân theo các chuẩn
cho E-Learning trên thế giới. Từ năm 2006, việc triển khai ứng dụng E-Learning đã có
nhiều khởi sắc, một phần là được sự quan tâm của chính phủ, một phần là sự nỗ lực của
các doanh nghiệp CNTT nghiên cứu, triển khai E-Learning.
Một số website E-Learning ở Việt Nam:
 2007: Trung tâm Học Mãi ra mắt website luyện thi đại học, bồi dưỡng văn hóa trực

tuyến Hocmai.vn.
 8-2012: Website E-Learning dành cho tiểu học đầu tiên ra mắt: Chamhoc.vn.
 Cuối năm 2012: VNG ra mắt website E-Learning Zuni.vn, cung cấp bài học và luyện
thi các cấp, ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm.
10


 5-2013: Viettel ra mắt trang E-Learning viettelstudy.vn, cung cấp các bài học ngoại
ngữ, luyện thi các cấp và kỹ năng mềm.
 6-2014: Báo Tuổi Trẻ cùng IIG ra mắt website E-Learning.tuoitre.vn, cung cấp các
bài học ngoại ngữ.
 6-2014: MobiFone ra mắt website mStudy.vn, cung cấp các bài học luyện thi các cấp
và ngoại ngữ.
Như vậy về mặt Mobile Learning thì các nhà mạng lớn ở Việt Nam cung cấp sản
phẩm này có Viettel với sản phẩm viettelstudy.vn và MobiFone với sản
phẩm mStudy.vn

Hình 2. 1 Top 10 trang edTech Việt Nam theo lượng truy cập

Theo khảo sát hơn 30 website E-Learning tiêu biểu của Công ty More
(www.idgvv.com.vn) cho thấy, bốn nhóm dịch vụ giáo dục trực tuyến phổ biến hiện nay
là cung cấp khóa học ngoại ngữ, các chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ thông
(cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng. Tương ứng với bốn nhóm dịch vụ là các nhóm người
dùng.
2.1.3. Lợi ích và hạn chế của E-learning:
 Lợi ích:

Hỗ trợ các “đối tượng học” theo yêu cầu cá nhân hoá việc học. Nội dung học tập
đã được phân chia thành các đối tượng tri thức riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành nghề
rõ ràng. Điều này tạo ra tính mềm dẻo cao hơn, giúp cho sinh viên có thể lựa chọn những

khoá học phù hợp với nhu cầu học tập của mình. Sinh viên có thể truy cập những đối
tượng này qua các đường dẫn đã được xác định trước, sau đó sẽ tự tạo cho mình các kế
hoạch học tập, thực hành hay sử dụng các phương tiện tìm kiếm để tìm ra các chủ đề
theo yêu cầu.
11


Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng. Với nhịp độ
phát triển nhanh chóng của trình độ kỹ thuật công nghệ, các chương trình đào tạo cần
được thay đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thông tin, kiến thức của từng giai
đoạn phát triển của thời đại. Với phương thức đào tạo truyền thống và những phương
thức đào tạo khác, muốn thay đổi nội dung bài học thì các tài liệu phải được sao chép
lại và phân bố lại cho tất cả các sinh viên. Đối với hệ thống E-Learning, việc đó hoàn
toàn đơn giản vì để cập nhật nội dung môn học chỉ cần sao chép các tập tin được cập
nhật từ một máy tính địa phương (hoặc các phương tiện khác) tới máy chủ. Tất cả sinh
viên sẽ có được phiên bản mới nhất trong máy tính trong lần truy cập sau.
Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng. Với nhịp độ
phát triển nhanh chóng của trình độ kỹ thuật công nghệ, các chương trình đào tạo cần
được thay đổi, cập nhật thường xuyên để phù hợp với thông tin, kiến thức của từng giai
đoạn phát triển của thời đại. Với phương thức đào tạo truyền thống và những phương
thức đào tạo khác, muốn thay đổi nội dung bài học thì các tài liệu phải được sao chép
lại và phân bố lại cho tất cả các sinh viên. Đối với hệ thống E-Learning, việc đó hoàn
toàn đơn giản vì để cập nhật nội dung môn học chỉ cần sao chép các tập tin được cập
nhật từ một máy tính địa phương (hoặc các phương tiện khác) tới máy chủ. Tất cả sinh
viên sẽ có được phiên bản mới nhất trong máy tính trong lần truy cập sau.
Giáo viên có thể theo dõi sinh viên dễ dàng. E-Learning cho phép dữ liệu được
tự động lưu trên máy chủ, thông tin này có thể được thay thế từ phía người truy cập vào
khoá học. Giáo viên có thể đánh giá các sinh viên thông qua cách trả lời các câu hỏi
kiểm tra và thời gian trả lời các câu hỏi đó. Điều này cũng giúp đánh giá một cách công
bằng học lực của các sinh viên.

E-Learning giúp giảm chi phí học tập. Bằng việc sử dụng các giải pháp học tập
qua mạng, các tổ chức bao gồm cả trường học có thể giảm được các chi phí tiền học nhờ
tiền lương phải trả cho giáo viên, tiền thuê phòng học, chi phí đi lại và ăn ở của sinh
viên. Đối với những người thuộc các tổ chức này, học tập qua mạng giúp họ không mất
nhiều thời gian, công sức tiền bạc trong khi di chuyển, đi lại, tổ chức lớp học,… góp
phần tăng hiệu quả công việc. Thêm vào đó, giá cả các thiết bị công nghệ thông tin hiện
nay cũng tương đối thấp, việc trang bị cho mình những chiếc máy tính có thể truy cập
vào Internet và các phần mềm trình duyệt miễn phí để thực hiện việc học tập qua mạng
là hết sức dễ dàng. E-Learning còn giúp làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học.
Theo thống kê trung bình, lượng thời gian cần thiết cho việc học giảm từ 40-60%.
Hỗ trợ triển khai đào tạo từ xa. Giáo viên và sinh viên có thể truy cập vào khoá
học ở bất cứ chỗ nào, trong bất cứ thời điểm nào mà không nhất thiết phải trùng nhau,
chỉ cần có máy tính có thể kết nối Internet.
12


 Hạn chế:

Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học,
do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học phải có thầy (không thầy
đố mày làm nên), nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học E-Learning
chưa trở thành động lực học tập. Nhiều sinh viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa,
chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet dẫn
đến gia đình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế E-Learning.
Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây dựng
Website trường học và Website E-Learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng
hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí.
2.2.

Phân tích một số hệ thống E-learning


Hiện nay, E-learning đang là một xu hướng giáo dục mới của thế giới. Theo
Cyber Universities, gần 90% trường Đại học tại Singapore sử dụng phương pháp đào
tạo trực tuyến và ở Mỹ con số này là hơn 80%. Một số công cụ phục vụ cho việc giảng
dạy E-learning mã nguồn mở cũng như mã nguồn đóng đang có trên thị trường như
Moodle, Blackboard, Edmodo, Dokeos.
Moodle là hệ thống quản lý các khóa học trực tuyến mã nguồn mở được phát
triển trên ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL. Hiện nay Moodle
được phát triển tương thích với hầu hết các hệ cơ sở dữ liệu như SQLite, MS
SQL, PostgreSQL, và cả ông lớn Oracle. Theo thống kê gần đây nhất (28/12/2012) hiện
trên thế giới có 72.094 site moodle đang hoạt động trên 223 quốc gia. Tại Việt Nam hiện
nay có 406 tổ chức, cá nhân sử dụng Moodle (chưa kể những website không đăng ký sử
dụng với nhà cung cấp nguồn mở Moodle) trong đó phần lớn là các trường đại học và
công ty có nhu cầu training thường xuyên cho nhân viên. Với những ưu điểm như cách
sử dụng đơn giản, hiệu quả, dễ dùng, dễ cài đặt và cấu hình, hỗ trợ nhiều tập tin, bảo
mật, phân quyền, quản trị hệ thống có thể tùy chỉnh vai trò của người dùng.Với những
ưu điểm này, Moodle được xem là một trong những hệ thống E-learning được hoàn thiện
và phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó Moodle cũng còn tồn tại một số hạn chế như: Tương
tác giữa giáo viên và sinh viên còn kém (Việc giao tiếp giữa sinh viên và giáo viên chưa
được truyền tải một cách kịp thời). Việc theo dõi quá trình học tập của sinh viên thông
qua diễn đàn, bài kiểm tra,… còn nhiều thiếu xót dẫn đến việc đánh giá khả năng học
tập của sinh viên nhiều khi không khách quan và thiếu chính xác. Sinh viên mới tham
gia vào học phải thông thạo các kỹ năng để sử dụng.
Blackboard là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System)
được sử dụng rộng rãi. Blackboard là một sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp và
các nhà giáo dục khả năng tiếp cận và dạy cho nhân viên hoặc những người học của họ
13


thông qua một môi trường ảo. Phần mềm cung cấp một hệ thống quản lý khóa học, kiến

trúc mở tùy chỉnh, và thiết kế khả năng mở rộng giúp người dùng hợp nhất các hệ thống
với hệ thống thông tin học sinh và quá trình xác thực. Tuy nhiên hạn chế của Blackboard
chính là chi phí rất đắt để triển khai và hệ thống Blackboard phát triển trên nền tảng
tương đối lạc hậu.
Edmodo là một nền tảng kiến thức xã hội cho sinh viên, học sinh, giáo viên trong
các trường học. Edmodo, giáo viên có thể tiếp tục thảo luận lớp học trực tuyến, cung
cấp các cuộc thăm dò để đánh giá sự hiểu biết của sinh viên và giải thưởng phù hiệu cho
học sinh dựa trên các hoạt động của học sinh. Edmodo kết nối tất cả các giáo viên, phụ
huynh, học sinh, và các quản trị viên trong trường hay học khu của bạn với nhau để cải
thiện mạng lưới học tập chuyên nghiệp, được hỗ trợ bởi một cộng đồng toàn cầu của các
nhà giáo dục. Tuy nhiên Edmodo vẫn còn khá hạn chế về chức năng nếu so với Moodle,
không cho phép người dùng tùy biến và chuyển đổi vai trò. Mỗi nhóm học chỉ cho phép
giáo viên dạy một môn học, gây khó khăn cho người dùng.
Dokeos là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System-LMS
hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE-Virtual Learning
Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho
phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến. Dokeos
rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen
và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Dokeos. o thiết kế dựa
trên module nên Dokeos cho phép bạn chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme
có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. Dokeos phù hợp với nhiều cấp
học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ
chức/công ty. Dokeos phát triển dựa trên có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các
trường đại học lớn trên 50 000 sinh. Có thể dùng Dokeos với các database mã nguồn mở
như MySQL hoặc PostgreSQL. Đặc biệt Dokeos không chiếm nhiều tài nguyên hệ
thống. Dokeos còn tồn tại một số nhược điểm: Nhược điểm Dokeos là phần mềm mã
nguồn mở được tách ra từ Croline nên nó tương đối mới với cộng đồng mã nguồn mở.
Cộng đồng phát triển của Dokeos cũng không mạnh khó về hỗ trợ kĩ thuật. Thư viện hỗ
trợ cho Dokeos cũng không nhiều và phong phú.
Qua đó cho thấy một số hạn chế còn tồn tại ở các hệ thống E-Learning hiện nay:

-

Chi phí cho việc xây dựng hệ thống cao.

-

Sử dụng hệ thống giao diện tùy chỉnh, thân thiện phải trả phí cao.

-

Công nghệ được sử dụng khá cũ, lạc hậu.

14


-

Việc đưa hệ thống vào sử dụng cần có sự hỗ trợ nhiều để tập huấn sử dụng cho các
đối tượng không am hiểu nhiều về E-Learning.

-

Chưa nổi bật được vấn đề chống gian lận trong thi cử.

 Hướng nghiên cứu và phát triển:
-

Hạ thấp chi phí tối đa cho việc xây dựng hệ thống.

-


Xây dựng hệ thống giao diện thân thiện, người dùng không cần phải tập huấn sử
dụng cũng có thể sử dụng một cách thành thạo.

-

Sử dụng các công nghệ hiện đại đang là giải pháp của nhiều công ty phần mềm trong
và ngoài nước.

-

Xây dựng hệ thống hướng đến người dùng là chủ yếu, tăng cường việc trao đổi thông
tin giữa các đối tượng với nhau.

-

Chú trọng vấn đề gian lận trong thi cử và đưa ra giải pháp thích hợp.

-

Xây dựng hệ thống tracking mail tự động cho biết người nhận được mail đã kiểm tra
và nhận được mail của hệ thống hay chưa.

-

Phân tích mức độ của bộ đề thông qua việc làm bài của sinh viên giúp giáo viên nắm
rõ tình hình lớp học từ đó có thể đưa ra bộ đề hợp lý.

2.3.


Công nghệ hỗ trợ

2.3.1. Công nghệ Meteor
2.3.1.1. Ưu và nhược điểm của Meteor
 Ưu điểm:

 Không cần quá nhiều kiến thức lập trình, chỉ cần HTML, CSS, javascript, chút kiến
thức về OOP và database là được. Mọi thao tác tới database đều thông qua các API
của Meteor, viết bằng Javascript.
 Meteor hướng tới các đối tượng không giỏi lập trình. Do đó, Meteor rất dễ học dễ
làm, tài liệu về Meteor cũng rất phong phú và dễ tìm.
 Nhanh chóng tạo ra sản phẩm, được các công ty start-up, các doanh nghiệp nhỏ ưu.
 Có vô số module đã viết sẵn, chỉ cần gắn vào và sử dụng. Ví dụ việc đăng nhập, phân
quyền khá phức tạp trong C#, Java, … trong Meteor chỉ cần gắn module vào, chỉnh
sửa một chút là được.
 Tích hợp nhiều công nghệ như: Node.js, Express, MongoDB, WebSocket, Phonegap
và realtime.
15


×