Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cảm nhận hình tượng bà tú qua bài thơ thương vợ của trần tế xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.79 KB, 3 trang )

Cảm nhận hình tượng bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
11/09/2018 Dương Lê Nghị luận văn học 11 0

Cam-nhan-hinh-tuong-ba-tu-qua-bai-tho-thuong-vo-cua-tran-te-xuong
Hình tượng bà Tú qua bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương
Mở bài:
Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều người đã đặc biệt chú ý đến sự kết hợp
hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc.
Đề tài người vợ trong thơ của Tú Xương cũng rất được quan tâm và đón nhận.
Cuộc đời ông chỉ sống được có 37 năm, nhưng học hành thi cử đến 8 lần mới đỗ
Tú Tài. Mọi việc ở nhà đều là một tay của bà Tú gánh vác. Chính vì vậy, Tú Xương
rất trân trọng vợ mình, ông viết về vợ như một sự tri ân. Bài thơ Thương vợ khắc
họa hình tượng bà Tú tảo tần, cơ cực hết sức cảm động.

Thân bài:
Mở đầu bài thơ, Tú Xương khắc họa đậm nét cái gánh nặng gia đình đè trên đôi vai
bé nhỏ của bà Tú:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.

Hai câu thơ giới thiệu bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn bán, tần tảo “quanh
năm”, buôn bán kiếm sống ở “mom sông”. Cảnh sớm đầu chợ, chiều bến đò, buôn
thúng bán mẹt. Chẳng có cửa hàng cửa hiệu. Vốn liếng chẳng có là bao. Thế mà


vẫn “Nuôi đủ năm con với một chồng?”. Nuôi đủ nghĩa là không thiếu cũng chẳng
thừa. Câu thơ nói lên sự nỗ lực ghê gớm của bà Tú để có thể gánh vác cái gánh
nặng gia đình ấy.

Chồng đậu tú tài, chẳng là quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ăn lương vợ”.


Một gia cảnh “Vợ quen dạ để cách năm đôi”. Các số từ: “năm” (con), “một”
(chồng) quả là đông đúc. Bà Tú vẫn cứ “nuôi đủ”. Nghĩa là ông Tú vẫn cứ yên tâm
mà đèn sách. Trong khi đó, bà Tú vẫn ngày đêm âm thầm làm tròn bổn phận:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Mượn hình ảnh “con cò” trong ca dao, tạo thành “thân cò” . Hình ảnh thơ nói lên
thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi. Còn bà
Tú thì lặn lội… “khi quãng vắng”, nơi “buổi đò đông”. Cảnh lên đò xuống bến,
cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm
manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất sáng tạo. Vần thơ trở nên dân dã,
bình dị hết sức gần gũi. Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một
cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.

Cuộc đời nghèo khó, thi cử lận đận bao năm khiến ông Tú càng thêm thấu nỗi dắng
cay cuocj đời, càng thêm yêu mến người bạn trăm năm, một lòng vì chồng con mà
cam chịu. Bởi thế, nỗi niềm cảm thương của tác giả dành cho người vợ thủy chung,
cam phận và giàu đức hi sinh chứa đựng biết bao xót xa, ray rứt:

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.


Tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười
mưa”. Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một
tiếng thở dài. Có đức hy sinh. Có sự cam chịu số phận. Có cả tấm lòng chịu đựng,
lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình. Tú Xương có tài dùng số từ
tăng cấp (1-2-5-10) để nói lên đức hy sinh thầm lặng cao quý của bà Tú.


Nghĩ về vợ rồi ông lại nghĩa đến mình, nghĩ đến bổn phận làm chồng, làm cha của
mình. Ông tự trách cuộc đời, trách bản thân mình vô dụng, bất tài, hết một cuộc
đời mà chưa thể lo đủ cho vợ, cho con:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm
con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình. Vì quá thương vợ mà
nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành
lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú
nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ
hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không.
Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng
kính.

Kết bài:
Bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp:
tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con.
Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được
hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có
những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.



×