Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tìm hiểu tác giả nam cao và truyện ngắn chí phèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.57 KB, 11 trang )

Tìm hiểu tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo (bản full)
15/10/2018 Dương Lê Luyện thi tốt nghiệp 12 0

tim-hieu-tac-gia-nam-cao-va-truyen-ngan-chi-pheo
Tác giả Nam Cao
I. Cuộc đời và con người Nam Cao:

Cuộc đời Nam Cao
Nam Cao (1917-1951), tên là Trần Hữu Tri. nam Cao quê Làng Đại Hoàng, huyện
Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, học
xong bậc thành chung ông bôn ba kiếm sống ở nhiều nơi, làm nhiều nghề nhưng
cuối cùng làm báo, viết văn.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc. Sau
Cách mạng tháng Tám, ông là nhà văn Cách mạng, tận tụy phục vụ Cách mạng và
tham gia kháng chiến. Nam Cao đêm hết sức mình viết để phục vụ cuộc kháng
chiến của dân tộc.

Năm 1951, Nam Cao hi sinh trên đường đi công tác.

Năm 1996 được truy tặng giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.


Con người Nam Cao
Nam Cao có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm vô cùng phong phú.
Ông luôn nghiêm khắc, tự đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm
thường, nhỏ nhen, khao khát vươn tới “những cành sống, những con người thật
đẹp”.

Nam Cao có tấm lòng nhân hậu, gắn bó sâu nặng ân tình với quê hương và những
người nông dân nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt.



II. Sự nghiệp văn học của Nam Cao

1. Quan điềm nghê thuật của nhà văn Nam Cao.
– Nam Cao cho rằng “Nghệ thuật vị nhân sinh” (gắn bó với đời sống, phản ánh sự
thật, nỗi cùng quẫn của nhân dân…) “… nghệ thuật có thể chi là tiếng đau khổ kia
thoát ra từ những kiếp lầm than”.

– Văn chương chân chính phải thấm đẫm tinh thần nhân đạo: “.. .Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình… nó làm cho người gần người hơn”

– Nhà văn muôn viêt cho nhân đạo trước hêt hãy sông cho nhân đạo (sống đã rồi
hãy viết). Nhà văn phải có lương tâm, phải biết tìm tòi, sáng tạo.

2. Các đề tài sáng tác chính:


Trước Cách mạng tháng Tám:
Nam Cao sáng tác ở hai đề tài chính: Người trí thức nghèo và người nông dân
nghèo

Nội dung: Chú ý đến tấn bi kịch tinh thần và tấn bi kịch bị tha hóa của con người,
biểu hiện sự trăn trờ, day dứt đến đau đớn của Nam Cao. Nội dng các tác phẩm
biểu hiện một trái tim luôn dành tình nhân ái cho con người.

Tác phẩm tiêu biểu:

+ Người trí thức nghèo: Sống mòn, Trăng sáng, Đời thừa…

+ Người nông dân nghèo: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Tư cách mõ…


Sau Cách mạng tháng Tám.
Nội dung: Nam Cao viết về người trí thức đi theo Cách mạng cùng nhân dân kháng
chiến.

Tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Chuyện biên giới, Ở rừng.

3. Phong cách nghê thuật của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:


– Trong cách kết cấu tâm lí, Nam Cao luôn hướng tới đời sống tinh thần của con
người, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

-Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh nhưng đặt ra những vấn
đề xã hội lớn lao, nêu những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến
bộ.

– Giọng điệu biến hóa, linh hoạt, lạnh lùng, tỉnh táo mà đằm thắm yêu thương.

– Ngôn từ sống động, tinh tế mà gần gũi giản dị.

III. Kết luận:

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn có tâm huyêt, có tài năng, là nhà nhân đạo chủ
nghĩa. Ông để lại nhiều kiệt tác với những tìm tòi độc đáo, những sáng tạo mới mẻ
về tư tường và nghệ thuật. Ông có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển phong phú
của ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam, góp phần hoàn thiện thể truyện ngắn và tiểu
thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hóa.


Truyện ngắn Chí Phèo
I. Khái quát tác phẩm:


Chí phèo là truyện ngắn xuất sắc cùa Nam Cao, đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu
trong đội ngũ các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.

Tác phẩm thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo, có chiều sâu của Nam Cao về người
nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

Ý nghĩa nhan đề:

– Tác phẩm viết năm 1941 với nhan đề “Cái lò gạch cũ” ( có ý nghĩa thể hiện sự tất
yếu của hiên tượng Chí Phèo trong xã hội cũ)

Khi in thành sách (lần đầu) nhà xuất bản Đời Mới đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”
(hướng tới sự chú ý về mối tình Chí Phèo và Thị Nở). Nhan đề gây sự tò mò, đánh
vào thị hiếu của một lớp công chúng lúc đó.

Năm 1946 khi in lại, Nam Cao đổi tên thành “Chí Phéo”. Nhan đề này gắn với
nhân vật trung tâm của tác phẩm, góp phần gợi mở chủ đề tác phẩm.

Tóm tắt nội dung:

Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được người làng nhặt đem về nuôi. Đên năm 20
tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí
Phèo vào tù.


Sau bảy, tám năm biệt tích, Chí Phèo trở về làng với nhân hình, nhân tính hoàn

toàn biến đổi. Hắn trở nên côn đồ và gớm giếc chớ không còn là anh Chí hiền
lương như trước nữa. Chí Phèo làm tay sai đắc lực cho Bá Kiến, trở thành “con quỷ
dữ của làng Vũ Đại” triền miên say, gây bao tội ác cho dân làng.

Một lần, trong cơn say Chí Phèo gặp Thị Nở – người đàn bà xấu xí, dở hơi, ế
chồng trong xóm. hai người đã ăn nằm với nhau. Chính tình thương và sự chăm
sóc của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện trong Chí Phèo. Hắn khao khát
được trở về cuộc sống bình thường nhưng không được chấp nhận. Uất ức, tuyệt
vọng, Chí Phèo uống rượu, xách dao đến nhà Bá Kiến đòi quyền làm người. Chí
Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

Cuối tác phẩm, dân làng Vũ Đại xôn xao về cái chết của Chí Phèo. Thị nở rất buồn.
Thị sờ lên bụng mình và hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện trong đầu thị.

Chủ đề:

Tác phẩm phản ánh số phận bi thảm của người nông dân nghèo khổ bị xã hội thực
dân phong kiến vùi dập, cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính, đồng thời nhà văn
trân trọng và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của họ ngay cả khi tưởng như
họ đã bị biến thành quỷ dữ.

II. Phân tích nội dung:

1. Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu tác phẩm


Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa. Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cha mẹ, chửi cả làng
Vũ Đại. Tiếng chửi của Chí không bâng quơ vô thức mà là phản ứng của hắn với
cuộc đời. Nam Cao đã phát hiện ra đằng sau bức chân dung kẻ say rượu lảm nhảm
ấy là sự vật vã của linh hồn cô đơn, đớn đau, tuyệt vọng. Đó là tiếng chửi uất hận

chống lại số phận. Tiếng chửi ấy chứng tỏ Chí Phèo còn có một “con người” bên
trong.

=> Cách vào truyện của Nam Cao đôc đáo, gây ấn tượng cho người đọc, vừa giới
thiệu được tính cách độc đáo của Chí Phèo, vừa hé cho người đọc thấy tình trạng bi
đát của hắn, đồng thời thể hiện thái độ cảm thương của nhà văn với nhân vật.

2, Mối quan hê Chí Phèo và Bá Kiến
Bá Kiến là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, là nguyên nhân trực tiếp sâu xa, khiến Chí
Phèo lâm vào những bi kịch đau đớn (Bị tha hóa, bị từ chối quyền làm người).

Mâu thuẫn của Chí Phéo – Bá Kiến là mâu thuẫn giữa người bị áp bức và kẻ bị áp
bức (nông dân – địa chủ). Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát là theo quy luật tâm lí
của kẻ “cố cùng, liều thân”, “tức nước vỡ bờ”. Hành động của Chí Phèo (tuy cô
độc và manh động) là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân đã được thức
tỉnh.

Mâu thuẫn giữa Chí Phèo – Bá Kiến phản ánh xung đột gay gắt, quyết liệt giữa
tầng lớp thống trị và nông dân ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

3. Mối quan hê Chí Phèo – Thi Nở
Tình huống : “Chí Phèo gặp Thị Nở”.


Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ, thơ mộng dưới đêm trăng. Cuộc gặp gỡ thiên định ấy đã
tạo nên một chuyển biến lớn lao trong cuộc đời Chí Phèo.

+ Sau cuộc gặp gỡ, lần đầu tiên tinh rượu “sau một cơn say rất dài”.

+ Chí Phèo đã được khai thông tri giác, thức tỉnh linh hồn. Giờ đây, hắn biết lắng

nghe âm thanh, tiếng gọi của cuộc sống. Hắn biết buồn, nhớ quá khứ lương thiện,
nhận thức hiện tại, nghĩ về tương lai.

+ Sự quan tâm, chăm sóc, đặc biệt là bát cháo hành của Thị Nở – mang hương vị
của tình người – đã làm phục sinh linh hồn của Chí. Chí khao khát được trở lại làm
người lương thiện và dự định tương lai như bao đôi lứa khác.

Ý nghĩa của tình huốn.
– Khẳng định tình yêu thương có sức mạnh khơi dậy lí trí. Một khi đánh thức
lương tri, tình người sẽ thức tính được tính người.

– Khẳng định sức sống bất diệt của bản chất lương thiện trong tâm hồn người nông
dân, kể cả khi họ bị xã hội hủy hoại nhân hình lẫn nhân tính.

Diễn biến tâm trạng và hành động của Chỉ Phèo khi bị Thị Nở từ chối.
Bị xã hội khước từ, bị Thị Nở cự tuyệt, con đường hoàn lương của Chí Phèo bị
chặn đứng. Ngạc nhiên, hụt hẫng nhưng Chí vẫn cố bấu víu lấy Thị Nở và hắn đã
bị gạt bỏ phũ phàng.


Quá đau đớn, tuyệt vọng, Chí Phèo uống rượu nhưng “càng uống càng tỉnh”. Hắn
“ôm mặt khóc rưng rức”. Hương cháo hành đã đẩy bi kịch của Chí Phèo đến cùng
cực.

Hắn vác dao đến nhà bà cô để rửa hận (một cách hành động của kẻ côn đồ) nhưng
bước chân lại lạc vào nhà Bá Kiến. Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát vì ý thức rõ
“Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chi tiết chứng tỏ ý thức nhân phẩm
mạnh hơn cả cái chết.

=> Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của một con người nhưng không được quyền

làm người. Cái chết của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép xã hội vô nhân đạo, là
tiêng kêu cứu cho quyền làm người của con người lương thiện.

4. Ý nghĩa điển hình:
Chí Phèo là một nhân vật đặc sắc, có cá tính độc đáo, trở thành hình tượng nghệ
thuật bất hủ, mang tính điển hình:

+ Điển hình về số phận người cố nông bị lưu manh hóa đến độ bị hủy hoại cả thể
xác và tâm hồn.

+ Điển hình của tình trạng con người nhưng không được quyền làm người.

+ Điển hình về sức sống bất diệt của bản chất lương thiện trong tâm hồn người
nông dân nghèo khố.


5. Giá trị nghệ thuật:
– Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật rất tài tình, đặc sắc.

– Giọng kể chuyện biến hóa, linh hoạt, góp phần thể hiện cá tính nhân vật, tạo hấp
dẫn cho truyện.

– Nghệ thuật điển hình hóa bậc thầy đã tạo được những hình tượng nhân vật vừa có
tính điển hình vừa có cá tính độc đáo (Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến).

– Kết cấu “đầu cuối tương ứng” (kết cấu vòng) qua chi tiết “cái lò gạch cũ”, có tác
dụng tăng cường giá trị tố cáo của tác phẩm.

– Bút pháp nghệ thuật mới mẻ, linh hoạt, mạch tự sự chặt chẽ, tự nhiên, hấp dẫn.


6. Giá trị tác phẩm:
Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc:

+ Mô tả chân thực, cảm động hiện thực cùng quẫn, đen tối của người nông dân
nghèo (tha hóa, lưu manh hóa để tồn tại), đặc biệt là khơi sâu lại bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm ngưởi của họ.

+ Xoáy sâu vào mâu thuẩn cơ bản, quyết liệt giữa người nông dân và bọn thống trị
ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng Tháng Tám.


Tác phẩm có giá trị nhân đạo đáng quý:

+ Cảm thương sâu sắc trước tình cành bi thảm của người nông dân cố cùng. Phát
hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tố cáo xã hội tàn bạo
hủy hoại cuộc sống con người.

+ Tác phẩm đặt ra vấn đề nhân sinh lớn, là lời kêu cứu thống thiết cho những con
người bất hạnh: họ cần phải được sống hạnh phúc, được yêu thương, mà trước hết
là được làm người. Tác phẩm xứng đáng là kiệt tác văn chương Việt Nam hiện đại.



×