Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Suy nghĩ về ứng xử lịch sự của con người trong đời sống ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.26 KB, 6 trang )

Suy nghĩ về ứng xử lịch sự của con người trong đời sống ngày nay
11/09/2018 Dương Lê Nghị luận xã hội 9 0

suy-nghi-ve-ung-xu-lich-su-trong-doi-song-ngay-nay
Ứng xử lịch sự thể hiện một lối sống hiền hòa, tôn trọng người khác
Mở bài:
Người xưa từng dạy rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nghĩa là trước hết cần cho
dạy con người biết lễ nghi để sống đúng đạo lí. Sau mới dạy văn chương để hiểu
biết xã hội. Lời dạy ấy đến nay còn nguyên giá trị. Xã hội càng văn minh thì con
người cần phải lịch sự hơn. Thế nhưng, văn hóa ứng xử trong xã hội ngày nay
không còn lịch sự, mẫu mực như xưa nữa. Điều đó thật đáng đau lòng.

Thân bài:
Ứng xử lịch sự là gì?
Ứng xử lịch sự là cách cư xử lịch thiệp, nhã nhặn và biết tuân theo lề lối chuẩn
mực xã hội trong giao tiếp. Mục đích của phép lịch sự là làm thỏa mãn và hài lòng
các bên,giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong xã hội.

Người lịch sự là người như thế nào?
Người lịch sự là người luôn có tác phong, đạo đức mẫu mực. Lúc nào họ cũng tỏ ra
khoan dung, điềm đạm, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Người lịch sự
luôn ăn mặc gọn gàng, nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn. Trong giao tiếp, họ biết lắng nghe
người khác nói, không cướp lời, ngắt lời hay chiêm lời. Khi nói, họ nói một cách
thận trọng và luôn gợi ý cho người khác góp lời. Người lịch sự biết cảm ơn khi
nhận từ người khác một giá trị nào đó và chân thành xin lỗi, nhận lỗi và sửa chữ,


khắc phục khi phạm phải lỗi lầm. Nhìn chung, người lịch sự luôn nghiêm khắc
tuân thủ các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định.

Tại sao sống phải biết ứng xử lịch sự?


Con người luôn tồn tại trong những mối liên hệ xã hội vô cùng phức tạp. Không ai
có thể một mình mà làm mọi công việc, sáng tạo ra mọi thứ và càng không thể tách
mình ra khỏi xã hội. Nghĩa là, nếu muốn sống và làm việc thành công, con người
phải biết tôn trọng lẫn nhau. Sự tôn trọng lẫn nhau thể hiện rõ ràng nhất là lối ứng
xử một cách lịch sự.

Có người nói lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa
tâm hồn. Lịch sự trong giao tiếp giúp gắn kết con người lại với nhau. Nhờ lối ứng
xử lịch sự của bản thân và của người khác, con người tin tưởng lẫn nhau hơn, sẵn
sàng bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình và hợp tác với người khác trong công
việc, cùng nhau hướng đến một mục đích tốt đẹp. Bởi thế, trong công việc hàng
ngày và trong kinh doanh, tính lịch sự là tiêu chuẩn hàng đầu của con người.

Tính lịch sự thể hiện vẻ đẹp nhân cách con người. Người ta đòi hỏi gì ở một bông
hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải
là phép lịch sự. Ứng xử lịch sự thể hiện một nhân cách cao đẹp, một tính cách hiền
hòa, thân thiện. Chính tính lịch sự làm toát lên ở con người vẻ đẹp của phẩm chất.
Có thể ví tính lịch sự là cánh cửa rộng mở, nơi đi ra của những đức tính và nơi trở
về của lòng kính trọng.

Tính lịch sự, tế nhị trong giao tiếp luôn là chuẩn mực trong truyền thống văn hóa
của dân tộc, là phẩm chất cần có của con người Việt Nam ta từ nghìn đời nay. Dân
tộc ta vốn điềm đạm nhưng cởi mở, cẩn trọng nhưng phóng khoáng, vô tư nhưng


hết sức lịch sự, tinh tế. Trong giao tiếp, lại tỏ ra vô cùng nhã nhặn. Điều đó thể
hiện sâu sắc trong ca dao dân ca với những câu hò câu hát kín đáo mà chân tình,
sâu sắc.

Người lịch sự thường có bản lĩnh hơn người. Bởi họ biết kiềm chế bản thân và

hướng đến tôn trọng người khác. Họ nhận rõ điều lợi, điều hại, không hơn thua, so
bì. Chính vì luôn lịch sự trong giao tiếp, họ thường ít mắc si lầm, trở nên tự tin,
sáng suốt và hành dộng quyết đoná, mạnh mẽ. Bởi vậy, họ luôn được người khác
tin tưởng, yêu mến và kính trọng. Trong công việc, họ dễ chiếm lĩnh lòng tin cậy
và giao phó trọng trách. Họ chính là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người. Những
người lịch sự bởi thế mà dễ thành công trong cuộc sống.

Làm thế nào để hình thành và rèn luyện lối ứng xử lịch sự?
Trong việc giáo dục và rèn luyện con người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và
căn bản nhất. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những
người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến
tới thành công.

Muốn trở nên lịch sự, tinh tế và nhã nhặn trước hết phải là người có hiểu biết, có
phẩm chất tốt đẹp và tôn trọng người khác. Có hiểu biết mới phân biệt được lẽ
đúng sai, phải trái, biết tôn trọng lẽ phải và hành động theo những chuẩn mực, quy
định của xã hội. Nghĩa là, cái đẹp của nhân cách toát len thành tính lịch sự ở hình
thức giao tiếp của con người. Hãy sống chân thật, đừng để vẻ lịch sự bên ngoài là
chiếc áo giả dối che đậy những cái thấp hèn ở bên trong.

Luôn biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử và hướng đến hiệu quả
trong giao tiếp. Cuộc sống luôn có những khó khăn. Điều đó dễ khiến con người
bất bình mà trở nên thô lỗ. Với người thô lỗ, thiếu kiềm chế, không vì thế mà ta
cũng trở nên thô lỗ như họ. Hãy lịch sự theo cách của mình, không bị cuốn hút
theo thái độ của họ. Hãy sáng suốt và bản lĩnh trong những tình huống giao tiếp


như thế. mục đích cuối cùng của giao tiếp là mối cá nhân đều đạt được mong muốn
chứ không phải là xung đột.


Luôn điều chỉnh suy nghĩ, việc làm của mình phù hợp với chuẩn mực, quy định
của xã hôi. Không nên lấy chuẩn mực của bản thân áp đặt lên người khác và trong
công việc chung. Luôn biết lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông trong giao tiếp và lời
nói. Thái độ giao tiếp ôn hòa, điềm tĩnh, nhỏ nhẹ, hướng đến tôn trọng người khác
và vấn đề đang giao tiếp.

Hãy bắt đầu rèn luyện tính lịch sự từ những việc làm đơn giản nhất như: ăn nói nhỏ
nhẹ, lắng nghe ý khiến, lễ phép với người khác, biết nói lời cảm ơn và lời xin lỗi,
làm việc có trách nhiệm, giúp đỡ người khác trong khó khăn hoạn nạn, không nói
dối hay lừa dối, không tham lam hay ích kỉ, không lợi dụng lòng tin và không nhận
lấy những gì không phải là của mình.

Lịch sự là một phẩm chất khó rèn luyện. Phải thường xuyên nhắc nhở mình phải
rèn luyện lấy nó và duy trì phẩm chất ấy suốt đời.

Phê phán những người sống không lịch sự, tế nhị:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tính lịch sự. Họ thường tỏ ra
thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác. Họ thường cười nói vô tư, không quan tâm đến
những điều tế nhị và càng không có lễ nghi, văn hóa trong giao tiếp. Khi bị nhắc
nhở, khuyên bảo, họ tỏ ra giận dỗi, oán trách. Bởi thế, họ thường bị mọi người
khinh ghét. xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:


Ứng xử lịch xự tạo nên vẻ đẹp đầu tiên và rực rỡ nhất ở con người. Nó chính là sợi
dây kì diệu gắn kết con người lại với nhau trong một nhiệm vụ và trong những
thành công lớn. Đây là phẩm chất cần có ở mỗi con người để tiến lên xay dựng một
xã hội văn minh, tiến bộ.


Kết bài:
Hãy đối xử với ai cũng lịch sự, thậm chí kể cả trước người thô lỗ với chúng ta.
Không phải bởi vì họ tử tế, mà bởi vì bạn là người tử tế. Cái cao cả lúc nào cũng sẽ
chiến thắng. Hãy tin tưởng điều đó mà kiên trì thực hiện lối ứng xử lịch sự mọi lúc,
mọi nơi và suốt đời.

Câu nói hay về tính lịch sự:
– Cho dù bạn là ai, và bạn đang ở đâu, bạn luôn luôn là người sai nếu bạn tỏ ra thô
lỗ (Maurice Baring)

– Một trong những thắng lợi to lớn nhất bạn có thể đạt được trước ai đó là đánh bại
anh ta về tính lịch sự (Josh Billings)

– Người tử tế với bạn, nhưng thô lỗ với người bồi bàn, thì không phải là người tử
tế (Dave Barry)

– Sự lịch sự đối với bản tính con người cũng như hơi ấm đối với sáp (Arthur
Schopenhauer)

– Sẽ sáng suốt khi tỏ ra lịch sự; vì vậy, thật ngu ngốc khi thô lỗ. Việc tạo ra kẻ thù
bằng sự bất lịch sự không cần thiết và cố ý cũng điên rồ như tự châm lửa đốt nhà


mình. Vì sự lịch sự giống như thẻ đánh bạc – một loại tiền giả công khai, và thật
ngớ ngẩn nếu keo kiệt giữ nó (Arthur Schopenhauer).



×