Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đọc truyện tấm cám anh chị suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.26 KB, 3 trang )

Đọc truyện Tấm Cám anh chị suy nghĩ
về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái
ác giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội
xưa và nay?
Người đăng: Hà Hoàng - Ngày: 29/04/2018

Đề bài:Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người
tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

Bài làm
Dù có bất kì ở xã hội nào chế độ nào thì vẫn luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu, thiện và ác. Chính vì thế cuộc
đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vẫn là tâm điểm của mọi sự chú ý. Nếu bạn đã từng đọc truyện Tấm
Cám bạn mới thấy được cuộc đấu tranh ấy khốc liệt thế nào. Và nó cũng góp phần thể hiện những khía
cạnh khác của xã hội xưa và nay.
Câu chuyện Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích đượ xây dựng trên trí tưởng tượng phong phú của tác
giả dân gian và thể hiện mong muốn của họ gửi gắm vào cuộc sống. Câu chuyện xoay quanh nhân vật
Tấm một đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha mẹ từ thưở tấm bé. Tấm phải sống trong sự ghẻ lạnh ganh ghét
của mẹ con dì ghẻ là mẹ con nhà Cám. Họ hết lần này đến lần khác chèn ép và áp bức Tấm. Thân phận
yếu đuối Tấm chỉ biết nhẫn nhịn cam chịu mỗi lần ấm ức khóc Bụt lại hiện lên để giúp đỡ Tấm. Cho đến
khi Tấm được làm hoàng hậu mẹ con nhà Cám vẫn tìm cách giết Tấm hết lần này đến lần khác. Mẹ con
Cám bày mưu để Tấm trèo cau ngày giỗ cha rồi ở dưới chặt cây cau, Tấm chết hóa thành chim Vàng
anh. Cám giết chim vàng anh Tấm hóa thành cây xoan đào Vua mắc cửi hóng mát, Cám chặt cây xoan
đào làm khung cửi. Khung cửi chửi Cám, Cám đem đốt rồi rắc tro quanh gốc thị, kì lạ cây thị chỉ duy nhất
có một quả. Rụng vào bị của bà cụ bán nước bà cụ mang về để ngửi. Ngày ngày Tấm chui từ quả thị ra
nấu cơm, dọn nhà cho bà cụ. Bà cụ nhìn thấy từ đó hai người sống nương tựa vào nhau. Nhà vua đi qua
tình cờ gặp lại Tấm hai vợ chồng về chung sống hạnh phúc. Thấy chị trở về lại xinh đẹp Cám lân la hỏi
chị bí quyết Tấm bày cách cho Cám bằng việc đào một hố sâu rồi nhảy xuống đó. Tấm ở trên đổ nước
sôi xuống giết chết Cám. Cám chết, Tấm lấy đầu lâu làm mắm gửi cho mụ dì ghẻ ăn. Mụ ăn đến cuối
thấy đầu lâu thì lăn đùng ra chết.
Người xưa đã xây dựng nên hai tuyến nhân vật vô cùng điển hình đại diện cho hai thế lực trong xã
hội: Tấm đại diện cho sự thiện lương còn Cám với dì ghẻ đại diện cho cái xấu. Cái thiện là những


hành động suy nghĩ tích cực giúp ích cho xã hội. Còn cái ác đó chính là những điều xấu xa làm hại đến
con người và cần phải loại trừ trong cuộc sống. Mỗi lần bất hạnh Tấm chỉ biết khóc lóc, đau khổ và mỗi
lần như thế Bụt lại hiện lên giúp Tấm giải quyết mọi chuyện. Bụt ở đây chính là đại diện cho cái thiện là
đại diện cho số đông những người yêu cái thiện. Những tình huống hư cấu trong truyện là tác giả dân
gian sáng tạo nhằm xoa dịu đi sự phẫn nộ của người dân và khẳng định quy luật ở hiền gặp lành. Tấm
dù không mạnh mẽ một mình đơn độc nhưng cuối cùng Tấm vẫn chiến thắng những thế lực bạo tàn.
Câu chuyện Tấm Cám phản ánh ước mơ khát vọng bình yên vào cuộc sống. Sự chiến thắng của Tấm
chính là sự chiến thắng tất yếu của chân lí. Hành động cuối cùng của Tấm gây nên nhiều tranh cãi cho
độc giả. Tuy nhiên nếu bạn đặt nó trong hoàn cảnh bấy giờ thì bạn mới thấy nó hợp lí. Mẹ con Cám đã
cố tình bao lần giết chết TẤm một cách tàn nhẫn. Vì thế cái kết cục đó cũng là hoàn toàn dễ hiểu và hợp
lí.


Nhưng trên thực tế, rất nhiều những người hiền lành tử tế thì đều không chiến thắng nổi cái ác. Nhất
là ở xã hội phong kiến lúc bấy giờ nó bắt ai chết đều phải chết. Cũng chẳng có ông Bụt nào có thể xuất
hiện hết lần này đến lần khác được. Câu chuyện chỉ là sự thêu dệt của người dân nhằm nói lên sự khát
vọng của xã hội xưa.
Trong cuộc sống hiện tại cũng vậy, không phải lúc nào cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác cũng dành
phần thắng. Bạn có thể nhận cuộc đấu tranh ấy ở bất kì đâu trong các gia đình đến ngoài xã hôi. Anh
em tranh chấp đất đai tiền bạc cha mẹ để lại….Vậy làm sao để công bằng luôn hiện hữu khắp nơi? Vậy
thì trước hết bản thân mỗi con người phải thiện lương phải nhận biết được cái tốt và cái xấu để mạnh mẽ
lên án và loại trừ nó. Tuyệt đối đừng nên để bản thân mình dính vào những điều sai trái. BÊn cạnh đó
cũng không nên xa lánh những kẻ có lỗi và biết hối lỗi.
Con người sinh ra ai cũng mong những điều tốt đẹp dành cho mình nhưng thực tế cuộc sống không phải
lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Hãy giữ cho mình một tâm hồn lương thiện, thanh cao vì nó sẽ khiến
cuộc sống của bạn trở nên ý nghĩa và xã hội tốt đẹp văn mình hơn.

=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có
dàn ý để các bạn dễ viết bài.
1. Mở bài

Giới thiệu về cái thiện và cái ác trong cuộc sống lúc nào cũng song song tồn tại. Và câu chuyện Tấm
Cám chính là điển hình cho cuộc đấu tranh ấy.
2. Thân bài
a.Tóm tắt nội dung truyện Tấm Cám


Tấm mồ côi sống với dì ghẻ. Chịu cảnh sống tủi nhục vì bị đàn áp bóc lột.



Mỗi lần như thế Tấm chỉ biết khóc vì tủi hờn. Và được Bụt hiện lên giúp đỡ



Tấm làm hoàng hậu. Cám vẫn tìm cách giết hại hết lần này đến lần khác: hóa thành chim vàng
anh, bị giết. Tấm hóa thành cây xoan đào bị đẵn, hóa thành khung cửi bị đốt rồi thành quả thị rơi
vào túi bà lão. Cuối cùng đoàn tụ với chồng và trừng trị mẹ con Cám.

b. Bàn luận


Câu chuyện Tấm Cám là truyện do tác giả dân gian sáng tạo lên nhằm nói về cuộc chiến đấu
trong xã hội. Tâm hiện thân cho cái tốt, Cám hiện thân cho điều xấu xa cần loại trừ.



Những tình tiết hư cấu trong truyện là dân gian sáng tạo nên nhằm thỏa mãn tâm lí của người
đọc.




Ông Bụt chính là hiện thân của cái thiện đại diện cho lương tâm….



Cái ác tồn tại trong xã hội ở rất nhiều nơi: Trong gia đình, xã hội. Tranh giành giữa anh em,….



Nhưng không phải bao giờ cái thiện cũng chiến thắng cái ác.




Muốn xã hội văn minh thì mõi con người trước hết phải là người tốt…

3. Kết bài
Khẳng định cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác không khoan nhượng và không có hồi kết. Mỗi con người
cần thay đổi suy nghĩ hành động của mình…



×